Xu Hướng 9/2023 # Vải Tuyết Mưa (Vitex) Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải # Top 11 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vải Tuyết Mưa (Vitex) Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vải Tuyết Mưa (Vitex) Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đã bao giờ bạn nghe đến cái tên mỹ miều – vải tuyết mưa (Vitex) chưa? Đây là chất liệu vải đã quá quen thuộc và được sử dụng rất rộng rãi trong ngành thời trang may mặc. Lượng tiêu thụ của chúng ngày càng tăng lên đáng kể theo thời gian, đáp ứng được sự lựa chọn của những tín đồ thời trang “khó tính nhất”.

Vải tuyết mưa (Vitex) là vải gì?

Vải tuyết mưa (Vitex) còn được gọi là vải thun Ponte di Roma (Vì xuất xứ và được đan nhiều ở Roma, Ý và cấu trúc đan giống mái vòm của chiếc cầu Roma) là loại vải được dệt trên 1 chiếc máy có 2 kim, gọi là đan đôi. Hai mặt vải giống nhau, mình vải dày dặn, chắc chắn. Chúng nổi bật bởi sự bền màu, không quá dày, cũng không quá mỏng.

Hình ảnh vải tuyết mưa (Vitex)

Tính chất chung của vải tuyết mưa (Vitex)

Kết cấu của vải tuyết mưa (Vitex) rất chặt chẽ, độ dày nằm ở phân khúc tầm trung, độ bền kéo dọc của vải thường lớn hơn độ bề ngang và nếu nhìn ngang khổ vải thì ta sẽ thấy được những đường gân nhỏ nổi lên trên mặt vải.

Do được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau như rayon, polyester, viscose và spandex. Do đó tính chất của vải tuyết mưa sẽ phụ thuộc vào các loại sợi thành phần:

Nếu có thành phần của vải Spandex, ngay khi kéo dãn vải nhẹ nhàng chúng ta đều có thể nhận thấy vải có tính đàn hồi rất tốt, có giãn cao, không quá mỏng cũng không quá dày cùng với độ bền màu cao.

Nếu có thành phần của Viscose thì vải sẽ mềm hơn và có độ thấm hút cao

Nếu có thành phần của Polyester thì vải sẽ có cấu trúc bền và chắc chắn hơn

Đặc biệt, ở những loại vải tuyết mưa cao cấp. Người ta còn dùng cả sợi len để dệt

Thành phần spandex giúp vải có tính đàn hồi rất tốt, có giãn cao

Ưu và nhược điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Ưu điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Vải độ co giãn khá tốt

An toàn với làn da, dù là da nhạy cảm

Không quá dày, cũng không quá mỏng

Khi mặc lên thì không tạo nhiều vết nhăn, không bám lông, bám bụi và bền màu

Tạo cảm giác rất thoải mái và dễ chịu. Mặc vào mùa mưa lạnh và ẩm hay mùa hè nóng bức vẫn thích hợp

Dù mặc trong một khoảng thời gian khá dài nhưng chất liệu vẫn gần như mới. Không bị sờn mốc hay xù lông như các loại vải khác.

Vải tuyết mưa (Vitex) có vô số những ưu điểm tốt

Nhược điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng loại vải mỹ miều này cũng có những nhược điểm nhất định. Đó chính là chất liệu vải này có rất ít họa tiết, điều này bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra. Bởi những trang phục được làm từ chất liệu vải này đều được thiết kế với form trơn, đơn giản, ít màu sắc. Vì thế, khi set độ của mình trở nên sinh động hơn bạn nên phối chúng với những phụ kiện khác như: Balo, túi xách thời trang để tạo điểm nhấn.

Giá thành tương đối cao

Ứng dụng của vải tuyết mưa (Vitex) trong đời sống

Là chất vải mát, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí, xu hướng sử dụng của vải tuyết mưa chính là vào mùa hè nóng bức. Đồng thời, loại vải này cũng được đánh giá là độ thoáng mát trông giống với vải thun nhưng lại đủ dày để may những bộ trang phục công sở.

Với thành phần Rayon nên vải được trang bị cho mình tính chất thấm hút như sợi cotton thường dùng. Rất nhiều nhà may cũng nhận xét rằng đây là một trong những loại vải luôn có độ đứng và ít vào nếp, gây nhăn nhúm. Chính vì vậy, khi mặc lên những trang phục từ chất liệu vải tuyết mưa (Vitex) dáng người mặc được tôn lên triệt để.

Với những đặc tính nổi bật, đầy lợi thế mà không phải chất vải nào cũng có được. Vải được ứng dụng các nhà thời trang may tạo ra các kiểu dáng, mẫu mã váy đầm, quần áo… Đặc biệt là vải tuyết mưa may vest vô cùng phù hợp và chất lượng.

Vải tuyết mưa (Vitex) rất phù hợp để may các dạng váy đầm sang trọng

Đánh giá vải tuyết mưa (Vitex)

Xét về mọi vấn đề có thể nói rằng vải tuyết mưa (Vitex) rất tốt khi sử dụng, an toàn cho đối tượng và phù hợp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vải có thật sự tốt hay không cũng tùy vào mỗi loại. Vì trên thị trường, vải tuyết mưa có rất nhiều loại, nếu không cẩn thận lựa chọn bạn có thể mua nhầm vải kém chất lượng. Bạn nên chọn mua vải tuyết mưa cao cấp tại các cửa hàng kinh doanh uy tín để đảm bảo chất lượng của vải.

Một số cách bảo quản vải tuyết mưa (Vitex)

Khi làm sạch vải không nên ngâm quá lâu và giặt quá lâu

Không phơi áo dưới ánh nắng quá gay gắt mà thay vào đó là nơi thông thoáng, mát mẻ

Tránh dùng các chất hóa học như thuốc tẩy

Ủi vải ở nhiệt độ trung bình, tốt nhất nên sử dụng các loại bàn ủi hơi nước

Khi làm sạch vải không nên ngâm quá lâu và giặt quá lâu

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải tuyết mưa (Vitex) một cách chính xác nhất.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Poly Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng

Chất liệu Cotton Poly là chất liệu vải đang được ưa chuộng hiện nay bởi các tính năng vượt trội và bảo đảm sự thoải mái khi mặc cho người sử dụng. Sợi vải đem lại cho quần áo phom dáng đẹp, độ bền cao, vải đanh không xù nhưng lại vô cùng dễ mặc, thoáng mát và thấm hút mồ hôi, thích hợp mặc trong mọi tình huống, hoàn cảnh trong cuộc sống thường ngày.

1. Cotton poly là gì? 1.1. Chất liệu Cotton Poly là gì?

Cotton Poly là chất liệu vải được cấu tạo từ sợi tổng hợp, được tạo ra bởi quá trình pha trộn những sợi bông sẵn có từ tự nhiên và những nguyên liệu sợi nhân tạo khác. Nhờ đó nó có những tính năng vượt trội so với vải 100% cotton tự nhiên.

Bên cạnh việc sử dụng sợi bông tự nhiên, thành phần chính trong loại vải này đó là sợi Ethylene có trong vải Polyester. Sợi này có xuất xứ từ dầu mỏ. Và nó giúp tạo ra những ưu điểm mới cho dòng chất liệu này. Đó là: chất lượng quần áo tốt hơn, trọng lượng quần áo nhẹ hơn, độ bền, chắc của vải cao, giá thành rẻ so với thị trường.

Vải cotton poly là gì?

1.2. Kiến tạo cấu trúc sợi vải

Cấu trúc sợi của Cotton Poly có cấu tạo khác nhau, do tỉ lệ pha trộn giữa cotton và polyester của từng nhà sản xuất là khác nhau, để phù hợp với sản phẩm mà họ cần đưa ra thị trường. Trong đó, các thành phần được phối kết hợp theo một sô tỉ lệ tuy chênh nhau không nhiều nhưng tạo ra các chất vải hoàn toàn khác nhau. Đó là : 20% – 80%, 25% – 75%, 35% – 65% (Cotton – Polyester),…

Bề mặt vải cotton poly

1.3. Chất lượng vải cotton poly có tốt không?   

Chất liệu này ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nên có chất liệu tốt, cực kỳ bền, tạo cảm giác thông thoáng cho người mặc.

1.4. Quần áo có sợi vải cotton poly có nóng không?

Dòng vải cotton poly ứng dụng công nghệ pha sợi nên tuy sợi vải dai nhưng không bị nóng, bí.

1.5. Vải cotton poly có mát không?

Vải vô cùng mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

2. Ưu điểm 2.1. Độ bền cao

Ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, vải cotton poly có chất liệu vô cùng đặc biệt: chắc chắn, độ đàn hồi nhẹ, thích hợp cho việc sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc,…. Vải có độ bền cao, chất liệu tuy mềm nhưng đanh, dai, không bị bai xù hay chảy nhão sau một thời gian sử dụng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sở hữu một chiếc áo với chất liệu này và sử dụng hàng ngày.

2.2. Giá thành rẻ

Sở hữu ưu điểm vượt trội song giá thành của chất liệu này lại vô cùng rẻ, thích hợp với túi tiền của tất cả mọi người. Ai cũng có thể mặc và mua sắm cho bản thân những bộ quần áo với nó. Quần áo được định nghĩa “ Ngon – bổ – rẻ”, thế nên sợi vải này vô cùng được ưu ái trong sản xuất may mặc, chăn ga gối đệm….giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho người tiêu dung khi đi mua đồ. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất khiến chất liệu này có thể tiếp cận nhanh nhất đến tay người sở hữu.

2.3. Chống nhăn – chống bụi bẩn tốt

Khách hàng khi mua quần áo luôn hướng đến không chỉ sự thoải mái khi mặc mà còn là sự tiện lợi của một bộ đồ. Với cấu tạo của loại vải này, chiếc áo của người dùng sẽ được đảm bảo chống nhăn, chống bụi bẩn tốt khi sử dụng xong. Nhờ vậy áo khi giặt sẽ mau khô hơn, khó bị hư hỏng, nhăn xù và sử dụng được rất lâu dài.

2.4. Thân thiện với người dùng

Hiện nay vấn đề môi trường đang rất được quan tâm, và ngành thời trang cũng không nằm ngoại lệ. Chính vì vậy, thời trang “Xanh” đang là xu hướng mà tất cả các hãng lớn đều hướng đến. Việc sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường là một cách thể hiện bản thân quan tâm đến những vấn đề nóng của thế giới hiện nay. Ngành công nghiệp thời trang cũng không ngừng đưa ra nhiều mẫu mã, chất liệu phù hợp nhưng giá thành vẫn còn cao, chưa tiếp cận được thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng. Trong vô vàn sự lựa chọn đó, vải cotton poly đặc biệt trở thành xu thế của ngành thời trang nói chung nhờ công nghệ hiện đại và cấu tạo vô cùng đặc biệt. Nguyên liệu vải  vô cùng an toàn, thân thiện với môi trường, loại bỏ hết những chất gây hại và khó chịu cho người sử dụng. Cotton poly phù hợp với mọi loại da kể cả làn da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố hoá học có trong sợi vải.

3. Nhược điểm

Chính vì vải được cấu tạo bởi những sợi tổng hợp, cho nên tùy vào tỉ lệ sợi được pha trộn trong vải mà sẽ cho ra những kết cấu vải khác nhau. Kết cấu sợi cotton trong vải càng lớn thì vải càng có phom, độ thấm hút mồ hôi và độ thông thoáng tốt hơn. Ngược lại, tỉ lệ sợi cotton càng ít thì vải sẽ càng dày, bí và dễ bị xù, nhăn nhiều hơn.

4. Phân loại vải Cotton Poly 4.1. Vải cotton 65/35 TVC

Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, chất lượng không cao, khá co dãn, giá thành rẻ nhưng không hút ẩm, mặc bị bí, nóng nhanh xù lông sau vài lần sử dụng.

4.2. Cotton 35/63 Tixi:

Tương đối mềm mại nhưng vẫn thô ,giá thành thấp, không thông thoáng tạo cảm giác mát mẻ.

4.3. 25% Cotton – 75% Polyester:

Chất liệu bền, dai, nhưng hơi bí, thấm hút mồ hôi kém

4.4. 20% Cotton – 80% Polyester:

Vải bền, dai, đẹp song bị bí, cứng, không thông thoáng

4.5. 80% Cotton – 20% Polyester:

Chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt, song không được bền, dễ bị xù, dão vải sau vài lần sử dụng.

4.6. 60% Cotton – 40% Polyester:

Vải bền, dai nhưng không bị bí, nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

5. Ứng dụng 5.1. May quần áo

Vải thường được dùng trong ngành công nghiệp may mặc vì tính tiện dụng cũng như độ nhẹ, thoáng, bền của chất vải. Quần áo được may bằng chất liệu này có tính ứng dụng cao, mặc đi mặc lại nhiều lần mà vẫn giữ được phom dáng, đơn giản, dễ mặc dễ dùng, thích hợp với nhiều mẫu mã quần áo và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Sản phẩm thời trang chúng mình

5.2. Chăn ga gối nệm

Ngoài lĩnh vực quần áo, cotton poly rất được ưa chuộng trong sản xuất chăn ga gối đệm. Một bộ chăn ga tốt có thể bảo đảm chất lượng cho giấc ngủ ngon. Chính vì thế, với đặc tính mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không bị bí, hấp hơi thì loại vải này chính là giải pháp tuyệt vời trong lĩnh vực sản xuất này.

Vải cotton poly được dùng cho chăn ga

6. Cách sử dụng và bảo quản

Giặt bằng tay và giặt riêng để tránh bị phai màu sản phẩm.

Không giặt sản phẩm với nước quá nóng, các chất tẩy mạnh hay ngâm sản phẩm quá lâu trong nước.

Sản phẩm nên được bảo quản trong điều kiện thời tiết mát mẻ, không ẩm ướt tránh tình trạng vải ẩm mốc.

Phơi áo ở nơi cao, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

Đăng bởi: Trương Thị Dư Huỳnh

Từ khoá: Vải Cotton Poly là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng

Vải Polyspun Là Gì? Ứng Dụng Vải Sợi Siêu Phẳng Trong May Mặc

Spun là gì? Ứng dụng vải polyspun trong đời sống hiên nay

Polyspun là gì?

Polyspun là sự kết hợp giữa 65% polyester và 35% cotton giúp sản phẩm mềm mại chống nhăn. Đây là loại vải được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang may mặc, với ưu điểm vượt trội như: không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn, dễ nhuộm màu.

Ngoài ra, vải spun có đặc tính chống lại sự xâm nhập của nắm mốc là nguồn nguyên liệu an toàn cho da, không gây dị ứng hay mẩn ngứa.

Cấu tạo chất liệu spun polyester là gì?

Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill. Trong đó, sợi polyspun có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi polyester thông thường là có thể thấm hút mồ hôi gần như cotton, tạo cảm giác thoáng mát.

Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng, chống bụi và chống nhiệt cao. Khả năng hấp thụ thấp của Poly spun giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải poly spun không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc.

Ứng dụng spun polyester trong lĩnh vực thời trang

Sử dụng vải sợi spun để may áo sơ mi với sự thoáng mát và bề mặt tiếp xúc mềm mại mang đến cho người mặc cảm giác dễ chịu. Mặt vải luôn bóng mịn, không nhăn giúp bạn không phải tốn thời gian và công sức để là ủi trang phục và đặc biệt màu vải luôn bền đẹp, tự nhiên dù trải qua nhiều lần giặt.

Chất liệu spun polyester được ưa chương lĩnh vực thời trang áo sơ mi

Các dòng sản phẩm sơ mi spun của Biluxury thiết kế đơn giản, kiểu dáng thời trang cùng các họa tiết pha phối phù hợp. Thêm vào đó sự tinh tế, tỉ mỉ về màu sắc và đường may trang nhã, thanh lịch mang đến người mặc sự lịch lãm, trẻ trung và cuốn hút.

Sản phẩm áo sơ mi spun tại Biluxury tạo cảm giác thanh lịch, sang trọng

Với mức giá phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng, giao động từ 369.000đ. Có thể nói, sơ mi spun của Biluxury là sản phẩm mỗi người đàn ông Việt cần có để thể hiện đẳng cấp và phong cách khác biệt của mình.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết spun là gì và ứng dụng spun polyester trong đời sống và lĩnh vực thời trang hiện nay. Hy vọng nội dung trên giúp bạn hiểu rõ về chất liệu vải này để lựa chọn trang phục phù hợp bản thân mình.

Những FAQ hay thường gặp

1. Vì sao vải polyspun lại giữ phom dáng tốt?

Trong quy trình tạo thành polyester có các dạng sợi như xơ, sơi thô, cotton….. Trong đó, spun chiếm nhiều ưu thế hơn khi đem ra so sánh với polyester thông thường. Đó chính là đặc tính giữ phom dáng tốt, thấm hút mồ hôi ưu việt và cho cảm giác thông thoáng.

2. Những ưu điểm vượt trội của vải polyspun so với các loại vải khác?

Bên cạnh những ưu điểm được thừa hưởng từ polyester như bền màu, chống nhăn, bụi bẩn thì polyspun còn có những ưu điểm vượt trội như: Tính co giãn cao, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, vải mềm mịn…Vì những lẽ đó, polyspun được chọn là loại vải hàng đầu cho phái mạnh trong những trang phục công sở. Hơn nữa là chúng không nhăn nhàu, màu vải bền đẹp và luôn giữ gam màu tự nhiên nhất.

3. Nên cất giữ vải polyspun ở đâu trong tủ để giữ độ bền lâu?

Những tính năng lợi thế của nó mà bạn có thể dễ dàng trong cách bảo quản. Để chúng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ trông tủ quần áo. Khi giặt nên dùng những loại nước xả dịu nhẹ tránh dùng chất tẩy mạnh nếu không cần tẩy vết bận cứng đầu. Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt và lúc nào cũng nên lộn trái áo để tránh bạc màu.

Đăng bởi: Trương Thị Ngọc Hoa

Từ khoá: Vải polyspun là gì? Ứng dụng vải sợi siêu phẳng trong may mặc

Diềm Mái Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Thực Tế Của Diềm Mái

Diềm mái là gì?

Diềm mái là gì?

Đây là khái niệm dùng để nói tới một mặt phẳng thiết kế bên dưới mái. Tác dụng của diềm mái là dùng để chắn mưa, chống nắng, giảm dòng chảy nước,… Ngoài ra, bộ phận này còn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho mái nhà và toàn bộ ngôi nhà. Nhờ có bộ phận này mà ngôi nhà được bảo vệ an toàn, kéo dài tuổi thọ.

Bạn đang xem: Diềm mái là gì

Hiện nay, có rất nhiều loại diềm mái với mẫu mã và kiểu dáng đa dạng. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn tùy vào sở thích và nhu cầu của mình.

Diềm mái được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu, trong đó phổ biến nhất là làm từ gỗ, sắt thép, bê tông xi măng. Mỗi một loại sẽ tạo nên những ưu điểm riêng cho sản phẩm và phù hợp với từng công trình khác nhau.

Ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng diềm mái ngói

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất đó là chi phí thi công và lắp đặt thấp mà hiệu quả mang lại rất lớn. Vì thế hiện nay có rất nhiều loại diềm mái ra đời được sản xuất từ những chất liệu cải tiến với giá cả phải chăng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, diềm mái làm từ vật liệu giả gỗ rất giống gỗ thật mà độ bền lại cao hơn. Đồng thời còn chống lại các tác động xấu từ thời tiết. Mặc dù tiếp xúc với điều kiện xấu nhưng chúng vẫn đảm bảo được kết cấu mái ngói ở trạng thái tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: “giường sắt 1m8”

Diềm mái được cấu thành từ những nguyên liệu an toàn và thân thiện với môi trường. Việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ nguyên liệu an toàn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó sẽ đem lại bầu không khí trong lành mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế.

Diềm mái có nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm hạn chế

Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội thì diềm mái vẫn còn một số hạn chế. Đó là khi gặp phải điều kiện thời tiết xấu như bão lớn, gió mạnh thì khả năng chống chịu là chưa thực sự tốt. Diềm mái chỉ có khả năng chống tạt nước cho các trận mưa vừa và nhỏ.

Mặc dù chi phí thi công và lắp đặt diềm mái khá thấp và phù hợp với tài chính của nhiều gia đình. Thế nhưng cùng với việc lợp ngói chống nóng bạn cần lựa chọn được loại diềm tương thích với kết cấu của mái ngói. Nếu chọn sai thì chất lượng sẽ bị giảm nhanh chóng sau khi dùng một thời gian. Lúc này, chi phí thay thế và sửa chữa sẽ rất tốn kém.

Ứng dụng thực tế của diềm mái trong các công trình xây dựng

Trên thực tế, diềm mái được ứng dụng trong rất nhiều công trình xây dựng. Một số công trình thường xuyên sử dụng như:

Công trình nhà ở

Các công trình nhà ở, ki ốt, quán nhỏ,… thường xuyên sử dụng diềm mái ngói. Diềm mái có tác dụng chống hắt nước mưa cho đồng còn mang tới giá trị thẩm mỹ cổ xưa cho mái ngói đình, nhà thờ họ,…

Khi nhà không thiết kế diềm, nước mưa sẽ hắt vào gây tác động xấu tới kết cấu tường, mái. Một quán ăn không dùng diềm mái sẽ bị hắt nước mưa vào khách hàng chắc chắn sẽ làm họ tức giận và không bao giờ quay lại nữa. Do đó việc ứng dụng diềm mái cho căn nhà là hết sức quan trọng.

Ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở

Công trình nhà xưởng, nhà kho

Nhà xưởng hay nhà kho thường trang bị hệ thống trang thiết bị đắt tiền. Vì vậy nếu dột hoặc hắt nước mưa gây hỏng hóc sẽ thiệt hại nặng nề. Dùng diềm mái ngói giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất mà không lo vấn đề hư hại máy móc trong điều kiện thời tiết xấu.

Công trình công cộng

Với những công trình công cộng thì việc ứng dụng diềm mái lại càng cấp thiết. Bởi những công trình này xây dựng với mục đích sử dụng lâu dài. Vì vậy, việc bảo vệ kết cấu của mái, trần, tường là vô cùng cần thiết.

Hơn nữa, các cơ quan này thường có đông người và lưu trữ giấy tờ, tài liệu quan trọng nên càng cần sức chống chịu tốt. Nhờ có diềm ngói mà công trình công cộng luôn đảm bảo chất lượng và thời gian sử dụng lâu dài nhất.

Ứng dụng cho những công trình công cộng

Qua đây bạn đã hiểu được diềm mái là gì và ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của nó. Không chỉ cần thiết để đảm bảo an toàn, chống thấm dột, hắt nước mưa hiệu quả mà còn làm tăng tính thẩm mỹ và tính hiện đại cho công trình.

Để mua được các sản phẩm chất lượng cao với mức giá phải chăng bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0852852386 /0975.756.017. Đội ngũ chuyên viên tại Vietroof luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng lựa chọn thi công mái ngói với nhiều mẫu ngói khác nhau.

Vải Lụa Là Gì? Đặc Tính Của Chất Liệu Vải Này!

Vải lụa là vải gì?

Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu là được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.

[Products:4099,4098,4738,4736,3281,3280]

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Đó là cột mốc lịch sử thể hiện vải lụa có xuất xứ từ Trung Quốc, còn đối với thị trường Việt Nam thì trong lịch sử ghi chép vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6. Bởi ở thời gian này, tại huyện Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện. Với bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển nghề dệt lụa, cho tới nay các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa

Chăn tằm

Trong 1 năm, thời điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu, có khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất.Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.

Nhả kén

Ươm tơ

Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.

Dệt lụa

Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.

Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu…

Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng…

Đặc tính của vải lụa

Đặc tính cơ học

Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.

Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa thông qua các góc cạnh khác nhau.

Đặc tính hóa học

Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.

Phân biệt các loại vải lụa

Vải lụa tơ tằm

Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng. Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn một số làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.

Vải lụa satin

Vải lụa cotton

Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt

Vải lụa Twill

Một số loại vải lụa khác đó là lụa Twist Silk, lụa gấm Jacquard, Damask Silk…

Ứng dụng của vải lụa

Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như:

Trang phục bằng vải lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được yêu thích trong những ngày nắng nóng, khó chịu vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.

Không thể phủ nhận về tính thẩm mỹ mà vải lụa mang lại, nên nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn, hoặc rèm cửa.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Đũi Vải không dệt Vải thô Vải Nỉ Vải Spandex Vải ren Vải Voan Vải Jean Vải gấm Vải Chiffon Vải Kaki Vải Kate Vải Satin Vải Viscose Vải Jacquard Vải Polyester Vải Tencel Vải nylon Vải Acrylic Vải Modal Vải Cotton Vải lanh Vải Thun Foam Vải Denim Vải Len Vải Bamboo Vải Microfiber

Phương Pháp Repetition Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Bạn Có Nên Áp Dụng Không?

Phương pháp Repetition là gì?

Phương pháp Repetition là cách tập luyện mà bạn sẽ thực hiện lặp đi lặp lại một động tác trong nhiều lần để tạo ra phản ứng phì đại trong cơ. Bằng cách thực hiện các lần lặp liên tục đến khi thất bại hoặc gần thất bại bạn sẽ giúp cơ bắp to lớn hơn. Đối với người tập Powerliting thì bên cạnh 2 phương pháp chính là Dynamic Effort và Max Effort thì Repetition cũng là phương pháp phổ biến.

Phương pháp Repetition được sử dụng như thế nào?

Phương pháp Repetition (hay còn có tên gọi khác là Repeated Effort) được áp dụng để giúp xây dựng sức bền và phì đại của cơ bắp. Tuy nhiên, không phải vì nó đơn giản mà nó kém quan trọng hơn 2 phương pháp Dynamic Effort (DE) và Max Effort (ME).

Phương pháp DE và ME áp dụng khi bạn đã có cơ bắp và muốn khỏe hơn, nhanh hơn. còn phương pháp RE thì sẽ giúp bạn liên tục xây dựng cơ bắp mới ngày này qua tháng nọ, bạn sẽ có nhiều cơ bắp hơn để luyện tập trở nên mạnh mẽ hơn.

Các hiệp tập DE và ME không đủ khối lượng để kích hoạt sự phát triển cơ bắp vì vậy phương pháp Repetition sẽ lấp đầy khoảng tróng đó cho bạn.

Nhiều người có sự hiểu nhầm khi kết hơp RE vào chương trình tập của họ. Khi nói về các giai đoạn tập luyện, chắc chắn giai đoạn đầu của chương trình tập sẽ dành cho số lần lặp và số hiệp cao hơn để xây dựng cơ bắp. Nhưng đó không phải là giai đoạn duy nhất áp dụng RE.

Sai lầm khác nữa là họ nghĩ rằng RE phải tập riêng mình nó. Mặc dù điều đó không sai nhưng RE vẫn có thể áp dụng trong các ngày tập DE hoặc ME.

Phương pháp Repetition luôn được đưa vào chương trình cân bằng của Powerlifting. Như bạn sẽ thấy trong chương trình tập mẫu ở cuối bài viết

Thực tế thì thời điểm không áp dụng phương pháp Repetition nữa là thời gian chuẩn bị cho thi đấu, lúc này bạn sẽ tập trung vào phương pháp DE và ME hơn.

Mặt khác nếu người tập tập trung quá nhiều vào phương pháp RE mà không tập kèm với DE hoặc ME thì sẽ không đạt được sức mạnh cần thiết.

5 lợi ích của việc thực hiện phương pháp Repetition 1. Xây dựng cơ bắp

Đối với những người tập Powerlifting tập trung vào việc nâng nhiều tạ nhất có thể, thì việc có nhiều cơ bắp để di chuyển trọng lượng đó là điều tối quan trọng.

Bằng cách đưa hoạt động RE một cách hợp lý vào chương trình của bạn (cùng với việc ăn đủ calo mỗi ngày), bạn có thể giữ cho cơ thể của mình luôn xây dựng cơ bắp mới khi bạn tiến hành luyện tập sức mạnh của mình.

2. Tăng sức bền

3 bài nâng tạ lớn (squat, bench press và deadlift) rất thú vị, nhưng chúng chỉ kéo dài vài giây mỗi lần và số lần thực hiện tốc độ với DE thậm chí còn ngắn hơn (tất nhiên).

Tập với phương pháp Repetition là một cơ hội tuyệt vời để giữ cho cơ bắp của bạn làm quen với mức tạ mà không giết chết thần kinh trung ương của bạn và không có nguy cơ bị chấn thương như cách bạn cố gắng thực hiện với một mức tạ nặng.

Bằng cách thực hiện một bài tập lặp đi lặp lại, bạn có thể giữ cho cơ bắp đó ở trạng thái căng thẳng, cũng như rèn luyện tâm trí của bạn để tiếp tục đẩy vượt qua cơn đau cơ cấp tính.

Một người tập có sức bền cao hơn (cả cơ bắp và tinh thần) sẽ có thể tập luyện hiệu quả hơn, và một người tập luyện có khả năng tập luyện hiệu quả hơn sẽ thi đấu hiệu quả hơn.

3. Có nhiều biến thể để thực hiện

Phương thức Repetition giữ cho mọi thứ luôn mới mẻ trong chương trình tập luyện của bạn.

Mặc dù trong môn Powerlifting có thể hơi nhàm chán khi chỉ xoay quanh ba bài nâng tạ, nhưng phương pháp Repetition cho phép người tập tiếp tục hướng tới mục tiêu của họ theo một cách khác.

Nếu bạn cảm thấy như bị kiệt sức với squat, bench press hoặc deadlift, bạn luôn có thể thực hiện thêm các bài Repetition để thay đổi mọi thứ mà không cần nghỉ tập hoàn toàn.

4. Đốt cháy nhiều calo

Áp dụng các bài tập dùng phương pháp Repetition là một cách tuyệt vời để tiếp tục tập thể dục theo thể thức mà bạn yêu thích trong khi đốt cháy thêm calo để đạt được mục tiêu giảm cân của bạn.

Nếu bạn là một người tập thể hình như tôi, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng khi tập luyện các bài tập tim mạch (như chạy bộ). Nhưng khi chúng ta đang cuttingđể đi thi đấu hoặc chỉ cố gắng giảm cân, thì bạn cần phải tập nhiều hơn hoặc ăn ít đi để giảm lượng calo nạp vào giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Kích thích mà bạn gửi cho các cơ bắp khi nâng tạ sẽ bảo cơ thể bạn đốt cháy lượng calo nhiều hơn. Đó là một kết quả đôi bên cùng có lợi và tốt cho tất cả.

5. Xử lý điểm yếu

Phương pháp Repetition cho phép người tập tập trung vào các cơ yếu đang giữ lực nâng lớn của họ trở lại.

Hãy nghĩ về bài Bench Press bạn thực hiện không thành công ở vị trí đỉnh. Cơ và vai của bạn rất khỏe và thực hiện rất tốt việc đẩy thanh tạ ra khỏi ngực và gần như lên hết mức, nhưng cơ tam đầu của bạn không đủ mạnh để khóa nó ở vị trí đỉnh.

Thay vì tự kết liễu bản thân bằng một loạt các lần lặp bench press khắc (hoặc làm như vậy và hết năng lượng), Phương pháp Repetition cho phép bạn chuyển qua máy kéo cáp và thực hiện động tác rope pull-downs, hoặc nhấc một quả tạ đơn lên và thực hiện động tác tricep kickbacks.

Bạn có thể tiếp tục tập luyện cơ bắp yêu và cần phát triển để cơ có khả năng hoạt động tốt hơn trong vài tuần và vài tháng tới khi bạn tiếp tục luyện tập với bench press.

Bạn có thể làm tương tự cho tất cả nhóm cơ khác bị yếu của mình theo cách trên để loại bỏ tất cả điểm yếu của mình.

3 nhược điểm khi tập theo phương pháp Repetition 1. Hạn chế tăng sức mạnh

Đây là sai lầm phổ biến nhất của những người tập khi cố gắng trở nên mạnh mẽ hơn là họ chỉ dựa vào phương pháp Repetition.

Ngày qua ngày, tuần này qua tuần khác, họ đến phòng tập và thực hiện 10 lần mỗi lần nâng trong một vài hiệp. Có thể họ thay đổi nó thành 5-12 lần lặp mỗi hiệp và thấy một số kết quả lúc đầu. Nhưng cuối cùng, phương pháp này sẽ đạt đến giới hạn về sức mạnh mà nó tạo ra cho người tập.

Nếu bạn chỉ tập trung vào phương pháp Repetition hoặc tập trung vào nó quá nhiều, bạn sẽ không thấy được sức mạnh tăng lên mà nhiều người tập Powerlifting sở hữu.

Nếu kích thước cơ và ngoại hình là tất cả những gì bạn quan tâm. Phương pháp Repetition sẽ là phương pháo chính trong quá trình luyện tập của bạn, cũng như đối với những người theo trường phái Bodybuilding.

Nếu sức mạnh là mục tiêu của bạn, nó phải được kết hợp với DE và ME.

2. Cần tập chuẩn kỹ thuật

Nếu kỹ thuật tập luyện của bạn kém thì phương pháp Repetition sẽ không mang lại hiệu quả. Phạm vi chuyển động không đủ, sức căng không đủ, sức ép không đủ…đều làm cho bạn không thể tiến bộ được.

Bạn cần phải nắm rõ kỹ thuật tập của từng bài tập nếu muốn đạt được kết quả tốt từ phương pháp Repetition.

3. Sai lầm về số lần lặp/mức tạ

Chọn sai phạm vi số lần lặp hoặc mức tạ sẽ hạn chế kết quả của bạn khi dùng phương pháp Repetition.

Không có gì kỳ diệu về khoảng số lần lặp nếu nó không kích thích cơ bắp của bạn.

Ý tôi muốn nói là không phải người khác tập với số lần lặp đó hoặc mức tạ đó có hiệu quả thì có nghĩa là nó sẽ hiệu quả với bạn nếu bạn thực hiện giống họ.

Nếu bạn không cân bằng mức tạ phù hợp cho phạm vi lần lặp, bạn sẽ không đạt được hiệu quả. Cơ bắp của bạn phản ứng với mức độ mệt mỏi và căng thẳng mà chúng phải chịu chứ không phải với số lần lặp lại.

Thúc đẩy bản thân và đảm bảo rằng các lần lặp đó hơi khó hoàn thành để đạt được kết quả như mong đợi.

6 mẹp giúp bạn áp dụng phương pháp Repetition hiệu quả 1. Đừng bỏ bê nó

Hãy thực hiện tập luyện phương pháp Repetition nghiêm túc như bạn thực hiện với phương pháp DE hay ME.

Mặc dù sức mạnh tuyệt đối của bạn thực sự phát triển thông qua DE và ME nhưng những người bỏ bê phương pháp Repetition sẽ nhận nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chúng ta không thể nói đủ tầm quan trọng đối với sự phát triển liên tục của người tập luyện để duy trì hoạt động của các cơ nhỏ, tiếp tục giải quyết các khu vực yếu cụ thể, để tiếp tục thúc đẩy cơ của bạn thích nghi với căng thẳng mới. Repetition trong chương trình của bạn được thiết kế để thực hiện tất cả những điều này.

2. Lựa chọn các bài tập kỹ càng

Hãy chọn các bài tập có thể giúp bạn cải thiện khả năng Squat, Bench Press và Deadlift của mình.

Có rất nhiều bài tập bạn có thể thực hiện, nhưng với tư cách là một người tập Powerlifting, bạn nên tập trung vào các bài tập giúp bạn cải thiện khả năng nâng 3 bài tập Squat, Deadlift và Bench Press tốt nhất.

Một cách tốt để chọn các bài tập là xem phạm vi chuyển động mà bạn yếu nhất trong các động tác nâng tạ, sau đó trực tiếp huấn luyện các cơ đó bằng cách tập cô lập (Isolation).

Dù bạn chọn gì, hãy thông minh về những bài tập bạn chọn để thực hiện Repetition hiệu quả và biết lý do tại sao chương trình của bạn phải thực hiện nó.

Tôi đã viết một bài báo khác về 10 bài tập đặc biệt để tăng cường chuyển động nâng cao sức mạnh của bạn. Kiểm tra nó ra để có thêm ý tưởng.

3. Kết hợp thường xuyên

Bạn nên thường xuyên thực hiện một số yếu tố của phương pháp Repetition, ngay cả khi nó không phải là ưu tiên chính trong chu trình đào tạo.

Có những giai đoạn trong khối luyện tập của bạn mà sự phì đại (tăng cơ) cần thiết hơn và có những giai đoạn ngay trước khi đạt đến mức tối đa mà bạn hầu như không làm được gì. Tuy nhiên, Repetition nên được thực hiện 95% thời gian trong suốt các mùa huấn luyện của bạn.

Giữ nó nhất quán và bạn sẽ nhận được kết quả tốt nhất.

4. Hành động như một Bodybuilder

Hãy xem phương pháp Repetition quan trọng như là những gì mà người tập Bodybuilder thực hiện.

Ví dụ khi bạn thực hiện các bài tập cho nhóm cơ nhỏ thì hãy đảm bảo là tư thế tập của bạn luôn chính xác và không bị các nhóm cơ khác tham gia vào.

Thời gian cơ chịu áp lực (time under tension), các lần lặp, superset,…đều nên thực hiện đúng cách như những người tập Bodybuider làm để giúp tối đa hóa hiệu quả của phương pháp Repetition.

5. Quy mô cường độ tập của bạn

Điều chỉnh cường độ tập theo giai đoạn của chương trình. Bạn luôn cần chú ý thời điểm và lý do để điều chỉnh nó cho phù hợp. Trong khi mới bắt đầu bạn hoàn toàn nên tập trung vào phì đại cơ, hãy thực hiện thêm vài hiệp bổ sung và bài tập bổ sung vì đó là điểm nhấn của bạn vào lúc này.

Khi bạn gần đạt tới mức tối đa hoặc thi đấu có thể có một hoặc hai bài tập với Repetition với mức tạ nhẹ để cooldown sau khi tập. Không cần lãng phí nhiều sức lực khi sắp tới ngày thi đấu.

Người tập Powerlifting có nên sử dụng phương pháp Repetition không?

Có, những người tập Powerlifting hoàn toàn nên kết hợp Repetition vào chương trình của họ. Nó có thể đã là một phần trong chương trình tập của bạn nếu bạn đang luyện tập bất kỳ loại chương trình sức mạnh nào!

Có một lý do khiến bài tập Repetition rất phổ biến và là điểm khởi đầu cho tất cả những ai bắt đầu nâng tạ – bởi đó là nền tảng của sức mạnh.

Sau khi bạn xây dựng nền tảng đó vững chắc và có thể tiến tới xây dựng sức mạnh ở các cơ đó và cải thiện lực phát sinh, điều quan trọng là phải giữ cho nền tảng đó phát triển để duy trì tất cả sức mạnh mà chúng ta đang thúc đẩy với công việc của DE và ME.

Chỉ vì đó là điểm khởi đầu không có nghĩa là không có giá trị tiếp tục sau khi bạn đã bắt đầu và hoạt động trong sự nghiệp sức mạnh của mình.

Chương trình mẫu với phương pháp Repetition

Ví dụ 1, RE kết hợp ME

Khởi động

Block Pull Deadlift – 5 hiệp, 1 lần lặp ở 90% 1RM

Good Mornings – 3 hiệp, 3-5 lần lặp ở 85% 1RM

Bent over barbell rows – 3 hiệp, 5 lần lặp

Seated Cable Rows – 4 hiệp, 10 lần lặp

Single Arm DB Row – 4 hiệp, 10 lần lặp

* 3 bài cuối là RE

Ví dụ 2: RE kết hợp với DE

Khởi động

Squat with chains – 10 hiệp 2 lần lặp tại 60% 1RM kèm 15% dây xích

Deadlift against bands – 10 hiệp 1 lần lặp tại 60% 1RM với dây miniband

Box Jumps – 4 hiệp 10 lần lặp

Leg Press – 4 hiệp 10-12 lần lặp

Seated Leg Extension – 4 hiệp 10 lần lặp

* 3 bài cuối là RE

Ví dụ 3: Thuần RE

Barbell Curls – 4 hiệp 10 lần lặp

DB Hammer Curl – 4 hiệp 12 lần lặp

Negative Tempo DB Curl – 3 hiệp 6 lần lặp, 5-giây negative tempo

Barbell Upright Rows – 4 hiệp 10 lần lặp

Seated DB Military Press – 4 hiệp 10 lần lặp

Seated DB Lateral Raises – 3 hiệp 6 lần lặp, 5-giây negative tempo

Skull Crushers – 4 hiệp 12 lần lặp

Rope Pull Down – 4 hiệp 12 lần lặp

Lời kết

Phương pháp Repetition là phương pháp đơn giản nhất trong 3 phương pháp và nó cũng là phương pháp nền tảng nhất mà các Powerlifter cần phải học.

Khác với phương pháp Max Effort và Dynamic Effort chỉ áp dụng vài lần mỗi tuần thì phương pháp Repetition có thể áp dụng cả tuần.

Mặc dù ứng dụng vào tập luyện rất đơn giản cũng như không có nhiều nguyên tắc phức tạp, nhưng tác động của nó đến sự tiến bộ của người tập là không nhỏ.

Kết hợp hoàn hảo 3 phương pháp này trong tập luyện Powerlifting sẽ giúp người tập đạt được sức mạnh tối đa cũng như là khả năng phục hồi tối ưu.

Đăng bởi: Nhật Ngô

Từ khoá: Phương pháp Repetition là gì? Ưu nhược điểm và bạn có nên áp dụng không?

Cập nhật thông tin chi tiết về Vải Tuyết Mưa (Vitex) Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!