Xu Hướng 9/2023 # Truyện Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Tác Giả Pu # Top 16 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Truyện Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Tác Giả Pu # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Truyện Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Tác Giả Pu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Advertisement

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh tài liệu tham khảo về tác giả Pu-skin và truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Nghe đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng:

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.

Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ nhì kéo lưới chỉ chỉ thấy cây rong biển[1]; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.

Con cá cất tiếng kêu vang:

– Ông lão ơi! Ông sinh phúc tha tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được.

Ông lão ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển và bảo:

– Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.

Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe. Mụ vợ mắng:

– Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà đã gần vỡ rồi!

Thế là ông lão đi ra biển. Biển gợn sóng êm ả. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hỏi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Ông lão chào con cá và bảo:

– Cá ơi! Giúp tôi với! Mụ vợ tôi nó mắng tôi và càu nhàu mãi làm tôi không ở yên được. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới. Máng nhà tôi đã sứt mẻ rồi.

Con cá vàng trả lời:

– Ông lão ơi! Đừng băn khoăn nữa. Cứ về đi. Tôi sẽ giúp ông. Ông sẽ có một cái máng mới.

Ông lão về đến nhà thì mụ vợ đã có một cái máng mới thật. Nhưng mụ lại quát to hơn:

– Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.

Thế là ông lão lại đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hỏi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Ông lão chào con cá và nói:

– Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi nó mắng nhiều hơn và không để tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.

Con cá vàng lại trả lời ông:

– Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được cái nhà rộng và đẹp.

Ông lão trở về túp lều của mình, chẳng thấy lều đâu mà chỉ thấy trước mặt một ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xoá, và mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ. Mụ thấy ông lão về lại mắng như tát nước vào mặt:

– Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

Ông lão lại lóc cóc ra biển. Biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hỏi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Ông lão chào con cá và trả lời:

– Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muốn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Con cá vàng lại trả lời:

– Ông lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông.

Ông lão lại trở về. Lão ngạc nhiên thấy trước mặt một toà lâu đài lớn, mụ vợ đang đứng trên thềm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiều hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Xung quanh mụ kẻ hầu người hạ tấp nập, còn mụ thì luôn mồm quở mắng. Ông lão bảo mụ:

– Kính chào phu nhân, chắc bây giờ bà đã thoả nguyện rồi chứ?

Mụ vợ mắng lão một thôi và bắt lão xuống quét dọn chuồng ngựa.

Được ít tuần lễ, mụ lại giận dữ, bắt ông lão đi tìm con cá:

– Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia.

Ông lão hoảng sợ kêu xin:

– Mụ nói gì vậy? Mụ có lẫn không? Mụ đi chẳng biết đường đi, nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng? Thiên hạ họ biết, họ sẽ cười cho.

Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:

– Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.

Ông lão đành lủi thủi ra biển. Biển nổi sóng mù mịt. Ông lão gọi cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Ông lão chào con cá và nói:

– Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

Ông lão trở về và thấy trước mặt cung điện nguy nga, mụ vợ lão đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quý của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh[9] gươm giáo chỉnh tề đứng đầu. Ông lão trông thấy, hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ vợ và nói:

– Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

Mụ vợ không thèm nhìn, ra lệnh đuổi đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm doạ chém. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu ông lão và bảo: “Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra, bận sau đừng thấy người sang bắt quàng làm họ nữa!”.

Được ít tuần, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ. Mụ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ bảo:

– Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

– Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

– Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về.

Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất; trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

I. Đôi nét về tác giả

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp).

Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.

Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.

Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 – 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)…

II. Giới thiệu về Ông lão đánh cá và con cá vàng 1. Bố cục

Phần 1. Từ đầu đến “ta cũng chẳng cần gì”: Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

Phần 2. Tiếp theo đến “và làm theo ý muốn của tao”: Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ.

Phần 3. Còn lại: Sự trừng phạt của cá vàng với lòng tham của mụ vợ.

2. Tóm tắt

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh lão đánh cá nghèo sống với nhau trong một túp lều rách nát. Hằng ngày, người chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, ông lão ra biển đánh cá. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai thì thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão thả cá vàng nhưng không yêu cầu bất cứ điều gì. Về đến nhà, ông lão kể cho mụ vợ, bị mụ mắng té tát và quay lại. Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng cho lợn ăn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ muốn làm một nữ hoàng. Tất cả mong muốn đều được cá vàng đáp ứng. Nhưng chẳng được bao lâu, mụ vợ lại bắt ông lão xin cá vàng cho mụ trở thành Long Vương để có thể ngự trị biển khơi và bắt cá vàng làm mọi thứ mụ yêu cầu. Cá vàng không nói gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

3. Nội dung

Qua câu chuyện về ông lão đánh cá, tác giả muốn nhắc nhở mỗi người cần phải sống nhân hậu, biết ơn; đồng thời tránh xa lối sống tham lam, ích kỷ và vô ơn.

4. Nghệ thuật

Cốt truyện hấp dẫn, vẫn giữ được nét chất phát, dung dị của nghệ thuật dân gian; các yếu tố tưởng tượng, hoang đường…

Cá Rô Và Cá Rô Phi Giống Nhau Không? Cách Phân Biệt Cá Rô Và Cá Rô Phi

Thông tin về cá rô và cá rô phi

Cá rô là một trong loài cá thuộc bộ Cá vược, trong đó có nhiều loài thuộc về Chi Cá rô. Ở Việt Nam, cá rô thường được gọi là cá rô đồng, thường xuất hiện trong những bữa ăn hằng ngày.

Cá rô phi thuộc loài cá nước ngọt, nhưng một số loài cũng có thể sống trong các môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng sống chủ yếu tại sông suối, kênh rạch, ao hồ. Cá rô phi thuộc giống cá thuộc họ Cichlidae, có nguồn gốc từ châu Phi và Trung Đông. Cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và trở nên phổ biến

Cách phân biệt cá rô và cá rô phi Đặc điểm ngoại hình

Cá rô phi có thân màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Cá rô phi có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg, có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con.

Cá rô có màu vàng đến xám nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn

Giá trị dinh dưỡng

Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu và cung cấp nguồn protein cho sức khỏe và gần đây có được tiêu thụ nhiều ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu chất khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể

Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ.

Giá của cá rô với cá rô phi

Cá rô dao động với giá 120.000/kg còn cá rô phi dao động từ 50 – 55.000/kg. Để mua hai loại cá này thì bạn có thể đến các sạp bán cá, cửa hàng, chợ hải sản, siêu thị

Bí quyết chọn cá tươi ngon Xem mắt cá

Cách để chọn cá tươi ngon là nhìn vào mắt cá, nếu mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút. Là cá vẫn còn tươi.

Da cá

Cá tươi ngon là cá phải có vảy màu tươi sáng, không được xỉn màu, xếp lớp chặt chẽ. Không mua bất kỳ con cá nào thiếu các vảy vì có thể chúng chết đã lâu và không còn tươi nữa. Nếu cá là loại cá không có vẩy, hãy chắc chắn rằng da phải sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn.

Thịt cá phải chắc

Cá tươi là thịt cá phải săn chắc. Nếu cầm lên thấy thịt mềm hoặc nhợt nhạt thì cá đã bị ươn. Cá tươi sẽ có da có độ đàn hồi, ấn vào không bị lõm,

Advertisement

Mùi hương

Mùi hương là một trong giúp xác định cá tươi hay không. Nếu bạn cầm lên và ngửi thử thấy cá một con cá có mùi tanh thì có nghĩa là nó đã bắt đầu ươn. Hoặc nếu cá có khí amoniac, thì chắc chắn rằng cá đã không còn tươi khá lâu rồi.

Cá Chình Biển Là Cá Gì Và Lợi Ích Của Cá Chình Với Sức Khỏe

Giới thiệu về cá chình Đặc điểm nhận dạng

Cá chình là loài cá đặc sản từ biển. Cá chình chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực châu Á và bờ Đông Bắc Mỹ. Cá chình thuộc họ cá da trơn với lớp da dày và nhớt, thân tròn lẳng và dài chừng 40-50 cm, đuôi dẹt, đầu nhọn, bụng màu xám hoặc trắng nhạt. Thoạt nhìn sẽ trông giống con lươn hoặc rắn biển.

Vì thế, ngư dân còn thường gọi chúng với tên dân gian là lươn biển hay rắn biển. Cá chình thường có màu đen, xám, nâu xanh đến vàng. Chúng ăn côn trùng thủy sinh, động vật giáp xác và côn trùng nhỏ.

Phân loại cá chình

Dựa trên tập tính sinh sống, người ta thường phân loại cá chình thành hai nhóm chính là cá chình biển và cá chình sông hay suối. Phần lớn các loài cá chình thường sinh sống ở các vùng nước nông và sâu, ẩn mình dưới đáy biển.

Chỉ có một họ cá chình duy nhất Anguilla rostrata có tập tính sinh trưởng tại vùng nước ngọt rồi lại quay ngược về biển để sinh sản, mà chúng ta thường biết đến chúng với tên gọi cá chình suối hay cá chình sông.

Chình biển, hay còn có tên hoa lệ khác là Mạn Lệ Ngư, nặng trung bình từ 4-5 kg đến hơn chục kg. Cá chình biển có 3 loại thường gặp là: Chình hoa hay chình bông, chình nghệ, và chình dừa, trong đó phổ biến nhất là chình bông. Chình biển có vây rộng, bơi lội uyển chuyển, cực kỳ khỏe, sống dai lại sở hữu hàm răng sắc nhọn với những cú đớp rất mạnh.

Phân bố tại Việt Nam

Theo Trần Thị Hồng Hoa và Nguyễn Hữu Phụng với nghiên cứu “Điều tra về cá chình miền Trung” vào năm 2003, cá chình biển ngoài đánh bắt từ biển thì người dân có thể canh vào mùa cá chình giao phối tại các vùng nước thượng nguồn để vây bắt.

Nơi thượng nguồn sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt thường mới có cá chình. Các cửa sông Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Sung, Lạch Bạng mùa nước mới đổ về cũng xuất hiện cá chình.

Riêng loài cá chình bông thường phân bố ở Bình Định (Đầm Châu Trúc), Hà Tĩnh (Sông Ngàn Phố), Thừa Thiên Huế (Sông Hương), Gia Lai (Sông Ba), Quảng Ngãi (Sông Trà Khúc), các khu vực khác ở phía Bắc thì rất hiếm.

Sản lượng cá chình tại Việt Nam

Theo tạp chí Thủy sản Việt Nam vào năm 2023, sản lượng cá chình thương phẩm của nước ta chỉ khoảng vài nghìn tấn một năm. Sản lượng cá chình đa số đều là từ đánh bắt tự nhiên, ngành nuôi cá chình ở Việt Nam còn khá khiêm tốn và chỉ mới bắt đầu từ những thập niên 90.

Có nhiều thương lái từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam mua cá thương phẩm, nhưng nhiều hợp đồng vẫn còn bỏ ngỏ do không thể đạt được sản lượng nuôi. Thậm chí, nước ta còn phải nhập cá chình đường tiểu ngạch để phục vụ nhu cầu tăng cao.

Cá chình tự nhiên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Việc đánh bắt các loại cá đặc sản này ngày càng gặp khó khăn, nhất là cá chình có trọng lượng lớn. Hầu hết cá chình được đánh bắt tại các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ đều đưa về tiêu thụ tại các nhà hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh.

Đặc điểm thịt cá chình

Thịt chình có màu trắng, săn chắc, béo và dai ngọt, đặc biệt phần da cá rất béo ngậy. Thịt cá chình mang chế biến thành các món cá chình nướng riềng mẻ, nướng muối ớt, lẩu chua, om măng chua thì ngon hết sẩy.

Một đặc trưng của cá chình biển là có xương dăm. Thông thường người chế biến sẽ dùng dao lạng hết phần xương dăm chỉ dùng nguyên thịt khi nấu. Ngoài ra do giống da trơn nên chình có mùi tanh, lúc làm phải rửa thật kỹ bằng nước muối cho sạch nhớt, sau đó có thể dùng nước nóng trụng sơ lại.

Lợi ích của cá chình đối với sức khỏe

Không chỉ là một món ăn ngon, thịt cá chình biển còn rất lợi cho sức khỏe chúng ta. Thịt cá chình chứa hàm lượng protein cao hơn cả thịt bò, thịt lợn và trứng gà, nhiều chất béo và đặc biệt là rất giàu các loại vitamin.

Cụ thể trong 100 gram thịt cá chình đã nấu chín cung cấp khoảng 236 calo; 23,65 gram protein; 14,9 gram chất béo, cũng như một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12, lysine, omega-3, kẽm, sắt, kali, phốt-pho.

Cá chình còn là một bài thuốc đông y. Theo y học cổ truyền, thịt cá chình có vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, giúp máu huyết lưu thông tốt, bổ gân, xương khớp, trừ được phong thấp, trị trẻ em cam tích, phụ nữ băng lậu, trị trĩ và ngứa lở ngoài da. Rượu có pha mật cá chình có tác dụng chữa bệnh đường ruột.

Trong nghiên cứu tây y tổng hợp từ trang web nổi tiếng về thông tin sức khỏe Health benefits time, thịt cá chình ngoài các lợi ích đã kể trên còn giúp tăng cường sự phát triển của não bộ, thị lực tốt và các chức năng của hệ thần kinh. Cụ thể hơn như sau:

Làm đẹp da

Thành phần giàu vitamin A và nhiều nước có trong thịt cá chình giúp loại bỏ độc tố và các gốc tự do có thể gây hại cho da, giúp làn da mềm mại và dẻo dai, ngăn ngừa khô và các tình trạng da như bệnh vẩy nến.

Sự hình thành ADN

Thành phần vitamin B12 (cobalamin) có trong cá chình là một chất rất cần thiết cho sự hình thành ADN trong cơ thể, hỗ trợ quá trình phân chia tế bào. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Tái tạo tế bào và mô

Cá chình có hàm lượng protein cực cao, góp phần tái tạo tế bào, nuôi dưỡng tóc, móng và da.

Ngăn ngừa các bệnh xương khớp

Cá chình có chứa nhiều phốt pho là khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và duy trì răng và xương, thúc đẩy sức khỏe nướu cũng như men răng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Vitamin B trong cá chình hỗ trợ chức năng của hệ thống tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ trị các chứng biếng ăn.

Tăng cường hoạt động não bộ

Cá chình cung cấp kẽm có tác dụng tích cực đối với sức khỏe não bộ; vitamin B6 giúp kích thích chức năng dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Điều trị bệnh Alzheimer

Cá chình cung cấp thiamine và vitamin B1 làm chậm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Cá chình cung cấp kali giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đến não và kích thích hoạt động thần kinh, ngăn ngừa đột quỵ xảy ra trong não, ngăn ngừa đông máu.

Táo bón

Cá chình chứa magie làm nhuận tràng để thư giãn cơ ruột, phòng táo bón.

Cá chình biển làm món gì ngon? Cá chình om măng chua

Cá chình nướng

Lẩu cá chình

Cá chình xé phay

Cá chình um chuối

Bà Bầu Ăn Nhiều Cá Giúp Con Thông Minh

Từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển não. Nhưng phải đến 3 tháng cuối thai kỳ, thì sự phát triển não của thai nhi mới đạt tốc độ tối đa, có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người lớn.

Trong chế độ ăn của mẹ bầu, nên chú ý bổ sung các dưỡng chất tốt cho trí não của bé, từ tuần thứ 2 của thai kỳ.

Mẹ cần phải ăn đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, đường và chất béo, ngoài ra cũng nên bổ sung thêm các loại Vitamin và khoáng chất: Axit folic, Canxi, Sắt… mới giúp bé phát triển toàn diện trí não và sức khỏe.

Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm chất béo từ tháng thứ 7 trở đi. Vì chất béo là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào thần kinh, chiếm tỷ lệ cao trong thành phần chất xám cũng như võng mạc. Ngoài ra, trong khi mang thai, việc bổ sung đủ lượng chất béo có thể giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

Các loại cá biển rất giàu chất béo Omega-3, I-ốt, Selen và Vitamin B, D rất tốt cho thai nhi. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các loại dưỡng chất có trong cá biển đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú.

Nhưng mẹ nên lưu ý tránh ăn các loại cá biển như: Cá kình, cá mập, cá kiếm, cá thu… vì có thể bị phơi nhiễm thủy ngân.

Ngoài cá biển thì cá nước ngọt hay cá da trơn cũng có tác dụng giúp bé thông minh. Ăn cá nước ngọt rất dễ tiêu hóa và hấp thụ, đặc biệt là nhiều Protein hơn cá biển, nhưng thường có xương nhỏ nên mẹ cần chú ý khi ăn.

Mẹ bầu nên ăn khoảng 350g cá và các loại thủy hải sản mỗi tuần, nhưng không nên ăn các món nấu chưa chín kỹ hay các món gỏi vì những món này rất dễ có vi khuẩn và virus.

Cá chép

Dân gian vẫn hay nói, mẹ bầu ăn cháo cá chép thì sau này con sẽ thông minh, da trắng và môi đỏ. Ngoài ra, cá chép được coi là bài thuốc khí giúp an thai, rất tốt đối với những mẹ bầu bị động thai.

Đồng thời, các món ăn từ cá chép vừa tăng khả năng thông sữa, lợi tiểu, lở loét, bổ tỳ vị, chữa ho cho mẹ. Giúp thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh tốt hơn.

500g cá chép/tuần sẽ giúp mẹ an thai, trẻ nhỏ phát triển não bộ toàn diện.

Tham khảo: Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu an thai, tẩm bổ tại nhà

Advertisement

Cá cơm

Trong một muỗng canh cá cơm cung cấp hơn 400mg Axit béo Omega-3, và còn các khoáng chất khác như: Đạm, Sodium, Niacin, sắt, Vitamin B12, Canxi… Ngoài ra, cá cơm chứa rất ít thủy ngân nên thích hợp cho mẹ bầu bổ sung mỗi tuần.

Cá cơm có thể sử dụng làm nước mắm, hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Cá cơm kho tiêu, cá cơm lăn bột chiên, cá cơm khô rang chua ngọt, mắm cá cơm, cá cơm chiên giòn…

250g cá cơm/tuần là đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Cá hồi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì cá hồi là sự lựa chọn tối ưu cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Vì cá hồi có chứa lượng Omega-3 rất cao và còn cung cấp lượng lớn DHA.

Mỗi tuần mẹ nên ăn khoảng 360g cá hồi.

Cá basa

Cá basa có chứa DHA, giúp kích thích trí não thai nhi và trẻ nhỏ một cách tối đa. Cá basa còn là nguồn cung cấp chất béo tốt cho mẹ và bé.

Đồng thời còn giúp mẹ bầu tránh được các tình trạng thường gặp như: Tim đập loạn nhịp, giảm tỷ lệ bị tiền sản giật khi mang thai, thiếu máu.

Mẹ nên bổ sung cá basa thường xuyên vào khẩu phần ăn từ tháng thứ 7 trở đi, dùng khoảng 350g/tuần.

Cá trích

Thịt cá trích ăn rất lành, ít tanh và ít mỡ, giúp tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ và bảo vệ tim mạch cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Hàm lượng Axit béo không no, Collagen có trong cá trích là thành phần quan trọng da, gân, xương, dây chằng, móng tay/chân, tóc… giúp thai nhi phát triển toàn diện. Đồng thời tái tạo sức sống làn da cho mẹ.

Mẹ có thể dùng cá trích từ những tuần đầu của thai kỳ, 200g – 300g/tuần là đủ cho cả mẹ và bé.

Cách Phân Biệt Dây Lưng Cá Sấu Thật Giả Nhanh Chóng Chính Xác 100%

Nếu bạn là một tín đồ thời trang da, thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với những chiếc thắt lưng da cá sấu. Thắt lưng nam da cá sấu là phụ kiện cao cấp được quý ông thành đạt lựa chọn để thể hiện đẳng cấp và gu thời trang của mình. Để tránh mua phải hàng giả hàng nhái kém chất lượng thì việc trang bị cho mình những kiến thức kiểm tra hàng chính hãng là rất cần thiết.

Khái niệm thắt lưng da cá sấu cao cấp thật? 

Thắt lưng được nam từ da cá sấu thật là loại thắt lưng được làm hoàn toàn từ da nguyên con cá sấu được lột sạch ra; sau đó trải qua các quá trình xử lý hóa chất và thuộc da tạo nên những tấm da bền đẹp và nhiều màu sắc với tuổi thọ cao để tạo nên các thắt lưng da cá sấu cao cấp.

Bên cạnh đó với nhu cầu sử dụng đồ da ngày càng cao, công nghệ làm hàng giả hàng nhái ngày càng tinh vi để kiếm lời. Phổ biến nhất là 2 chất liệu da giả là da công nghiệp (PU) và da giả được làm từ PVC (Simili).

Da công nghiệp PU là loại da được làm các vụn da của động vật, được xử lý qua quá trình polyester, tạo vân, nhuộm màu…để làm thành các tấm da giả đặc biệt là dây lưng da cá sấu giả.

Đây là chất liệu da giả cao cấp, mềm mịn rất giống với dây lưng da cá sấu thật; dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhưng da PU là dạng tổng hợp các chất nhân tạo vì vậy rất dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng và ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

Da Simili là chất liệu được làm từ tấm vòi lót được dệt kim bằng polyester và nhuộm bởi một lớp nhựa PVC nhằm tạo sự liên kết. Sau đó là được xử lý bằng các công đoạn tiếp theo như tạo vân, nhuộm màu…

Những loại thắt lưng da cá sấu 

Trên thị trường hiện nay có  4 phần da cá sấu được sử dụng nhiều nhất đó là:

1. Thắt lưng chế tạo từ da cá sấu phần bụng

Phần da này có bề mặt trơn bóng, mềm mại, vân da rất bắt mắt, thế nhưng lại bị làm giả rất nhiều chiếm đến hơn 90% trên thị trường.

2. Thắt lưng chế tạo từ da cá sấu phần lưng (nằm ở giữ phần đầu và đuôi)

Loại da này có gai nhô lên khá đều nhau và được phân bố thành 2 hay 3 hàng dọc chạy từ phần đầu xuống đuôi, vân da độc đáo chỉ phần da này mới có. Và phần da này cũng là da ít bị làm giả nhất bởi khó có thể làm trông tự nhiên như da thật được.

3. Thắt lưng chế tạo từ da cá sấu nam phần gai hông (đuôi cá sấu)

Phần gai hông là phần da có những vây mỏng nằm thẳng đứng chạy dọc trên đuôi cá sấu. Phần da này sau quá trình xử lý và thuộc da thì những vây này đã được ép gập sát xuống để tạo thành một tấm da mềm mại dễ dàng chế tạo nên sản phẩm. Thắt lưng da cá sấu phần gai hông dễ dàng kiểm tra bằng cách bẻ ngược lại chiếc vây xem có đúng là hàng thật hay không. Chính vì vậy loại da này khó làm nên hầu như không có hàng giả.

4. Thắt lưng chế tạo từ da cá sấu phần đầu (gù da cá sấu)

Đây là phần da khó có thể làm nhái được nhất bởi phần gù da cá sấu này có 6 gù gai và chỉ có da thật mới có, vân da rất lạ mắt và cao cấp. Vậy nên khi mua sản phẩm được làm từ phần da này bạn hoàn toàn có thể yên tâm

Bên cạnh đó để tạo ra được những sản phẩm thắt lưng da cá sấu độc đáo thì những nhà chế tạo còn kết hợp thêm giữa phần lưng da và da đuôi trên cùng 1 chiếc thắt lưng mang đến sự mới lạ và độc nhất chỉ có ở da cá sấu.

Cách phân biệt dây lưng da cá sấu thật giả nhanh chóng chính xác 1. Cách phân biệt thắt lưng da cá sấu thật giả thông qua mùi

Việc nhận biết thắt lưng da cá sấu thông qua mùi da có tính chính xác khá cao.

Bởi thắt lưng cá sấu thật dù trải qua các quá trình thuộc da, chế tác phức tạp thế nào đi chăng nữa; chúng vẫn để lại những việc đặc trưng chỉ da cá sấu mới có. Đó có thể là mùi béo của động vật hơi hăng hăng hoặc mùi tanh hoặc mùi hơi giống mùi hôi, thối của động vật bò sát như thằn lằn, rắn hoặc các loại cá dưới nước.

Còn những loại thắt lưng cá sấu giả thường có mùi nhựa tổng hợp đặc trưng. Bởi chúng được tạo thành bằng nhựa PVC như simili, PU. Mùi nhựa công nghiệp tổng hợp bạn chỉ cần ngửi cái là nhận ra luôn..

Để đảm bảo tính chính xác cao hơn bạn hãy cầm thắt lưng lên và từ từ ngửi từng bộ phận với nhiều lần và nên cách thời gian để được rõ ràng hơn.

2. Phân biệt da cá sấu chính xác bằng mắt thường

Đầu tiên để có thể phân biệt giữa dây lưng da cá sấu thật giả bạn hãy quan sát đến độ bóng và màu sắc của dây da

Những chiếc thắt lưng da ca sấu  thật có độ sáng bóng tự nhiên hoặc có thể hơi mờ giả; màu sắc không đều, hơi tối và đậm. Trong khi đó dây lưng da cá sấu giả có độ bóng bẩy trông như được ép nhựa và thường tươi sáng và được phủ màu đều. Vậy nên khi mua hàng bạn hãy quan sát thật kỹ và có thể mang thắt lưng ra ngoài ánh sáng trực tiếp thì sẽ thấy khác biệt rõ ràng giữa dây lưng cá sấu thật giả.

Tiếp theo, bạn hãy quan sát qua hệ thống vân da

Hệ thống vân da trên mỗi con cá sấu là riêng biệt không thể trùng lặp được với nhau; vân da vùng bụng 1 kiểu, phần thắt lưng 1 kiểu, dọc sống lưng một kiểu; đây cũng chính là điểm khác biệt tạo nên “giá trị vàng” mà thắt lưng da cá sấu sở hữu.

Nó không phải là những vân da ô vuông đồng dạng, đồng kích thước. Trong khi đó thắt lưng da cá sấu giả thì các vân da gần trùng lặp nhau lên tới 80% thậm chí 90%. Bởi các vân da này được dập theo kiểu nhân tạo nên không tạo nên được những sự khác biệt về hệ thống vân da thật.

Vậy nên khi mua thắt lưng bạn hãy lấy nhiều sản phẩm ra để cùng so sánh, nếu thấy sự khác biệt giữa các mẫu thì có thể yên tâm được rồi. Phương pháp  này cũng khá chính xác đấy.

Cuối cùng, nếu quan sát kỹ hơn bạn hãy để ý:

Thứ nhất, một lớp cắt của thắt lưng da cá sấu thật sẽ thấy có các sợi không đều nhau còn với dây lưng da cá sấu giả thì kết cấu khá tương đồng.

Cuối cùng, bạn hãy chú ý vào những vết trầy xước hay lồi lõm khi các cá sấu cào cấu lên nhau khi còn sống. Mặc dù được trải qua các công đoạn xử lý và thuộc da cẩn thận nhưng nếu quan sát qua kính lúp vẫn có thể nhận ra. Đây cũng là đặc thù tạo nên sự khác biệt của thắt lưng da cá sấu mà hàng giả hàng nhái không thể có được.

3. Nhận biết dây lưng da cá sấu thật giả bằng xúc giác

Một cách nữa bạn có thể dùng để phân biệt dây lưng cá sấu thật đó là sử dụng xúc giác.  Hãy dùng tay sờ lên thắt lưng rồi thoa nhẹ nhàng. Nếu là thắt lưng da cá sấu thật bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mịn, đồ lì đáng kể làm tay di chuyển chậm và không đều. Ngược lại với da ca sấu giả khi thoa sẽ cảm thấy trơn láng và dễ di chuyển vì độ cứng và  nhẵn trơn của lớp nhựa dùng để làm sáng bóng sản phẩm.

4. Phân biệt thắt lưng da cá sấu thật qua tính co giãn và độ đàn hồi

Da cá sấu thật có hệ thống sợi collagen bên dưới giúp nâng cao sự đàn hồi của lớp da. Khi bạn kiểm tra bằng cách dùng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt da; Da cá sấu thật sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay và khi bỏ tay ra vết lõm sẽ hết về nguyên trạng thái ban đầu. Ngược lại với da cá sấu giả được làm từ chất liệu tổng hợp thường không có độ đàn hồi mà là độ cứng; nên khi bạn  ấn vào vết lõm có thể bị hằn và rất lâu mới có thể trở về lúc ban đầu.

Và chính vì có độ đàn hồi rất cao và tính co giãn tự nhiên vậy nên thắt lưng làm từ da cá sấu thật không dễ bị rạn nứt hay có nếp gấp khi bị uốn cong. Còn da giả thì sau một thời gian sử dụng thì mất dần độ đàn hồi; gây ra những vết rạn nứt hay khi bị tác động từ bên ngoài có thể thấy ngay vết gập

5. Nhỏ nước lên dây lưng da cá sấu để nhận biết da thật giả

Một cách nữa bạn có thể dùng để phân biệt da thật giả đó là nhỏ vài giọt nước lên bề mặt da;  Nếu là thắt lưng da cá sấu cao cấp thật thì sau một thời gian ngắn sẽ từ từ thấm nước và lan sang các vùng xung quanh còn với da cá sấu giả thì sẽ trơn tuột ngay.

6. Nhận biết dây lưng da cá sấu thật giả thông qua giá  Mua thắt lưng da cá sấu thật ở đâu chất lượng tốt?

chúng mình chuyên cung cấp các phụ kiện thời trang từ da thật cho nam với kinh nghiệm hơn 15 năm sản xuất đồ da thật uy tín trên thị trường. chúng mình tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp các sản phẩm từ da cá sấu thật đặc biệt là thắt lưng da cá sấu.

– Các sản phẩm của chúng mình cam kết được làm từ chất liệu da thật 100%, mẫu sản phẩm đẹp, tinh tế và giá cả hợp lý.

– chúng mình luôn là nơi cập nhật những xu hướng phụ kiện thời trang mới, đã và đang khẳng định vị trí của mình với phái mạnh bởi phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng không thiếu sự năng động và cá tính.

– Chế độ bảo hành phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự an tâm về chất lượng và dịch vụ. Đền gấp 10 giá trị đơn hàng, nếu quý khách phát hiện sản phẩm không phải da thật.

– Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, luôn hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và gợi ý tư vấn khách hàng có thể tìm được những sản phẩm phù hợp với ngân sách và nhu cầu.

Tổng kết

Đăng bởi: Đức Nguyễn

Từ khoá: Cách phân biệt dây lưng cá sấu thật giả nhanh chóng chính xác 100%

Cá Chốt Sông Là Cá Gì? Các Món Ăn Ngon Đơn Giản Từ Cá Chốt Sông

Cá chốt hay còn có cái tên là cá ngạnh, có tên tiếng anh là Naked catfishes, đây là loài cá da trơn, thuộc họ cá Lăng, thường sống ở các khu vực nước ngọt hoặc nước lợ, được tìm thấy ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia,… Còn ở nước ta, cá chốt thường tìm thấy nhiều nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là ở Bạc Liêu.

Loài cá này có thân hình dài và dẹp, có ánh màu vàng nghệ, đầu nhỏ, miệng có 4 chiếc râu như cá trê, đặc biệt loài cá này dùng nọc độc để tự vệ, nếu bị chích vào tay sẽ bị đau nhức trong từ 1 đến 3 ngày.

Nó là loài ăn tạp, con mồi thường là côn trùng hoặc các loài giáp xác. Thường khoảng tháng 5 đến tháng 8 là thời gian chúng giao phối, cá chốt là loài đẻ trứng và thời gian trên trùng vào mùa cuối lũ tại miền Tây, lúc này là thời điểm đánh bắt cá chốt bội thu.

Cá chốt bông

Cá chốt bông hay còn gọi là cá chốt chuột, nó có tên khoa học là Pseudomystus siamensis. Loại cá này có thân trước tròn, thân sau dẹp, đầu nhỏ với 4 đôi râu, mắt hình bầu dục, miệng hơi tù, thân có màu vàng nghệ cùng nhiều vệt ngang màu nâu.

Cá chốt bông thường thấy ở các con sông miền Tây, chất thịt ngon, không tanh nên được dùng nấu canh chua hay kho.

Cá chốt trứng

Cá chốt trứng với cái tên nói lên đặc tính của chúng, loài cá này thường chứa 90% trứng cá nên rất ngon và béo thơm, bề ngoài như cá chốt bình thường nhưng lưng của chúng có một đường màu sẫm chạy dọc từ đầu đến đuôi.

Cá chốt trứng bởi trong bụng chứa toàn là trứng nên được kha khá người yêu thích, thường được dùng để kho tiêu hay nấu canh chua,..cực kỳ ngon nghen.

Cá chốt trắng

Cá chốt trắng có tên khoa học Mystus gulio, đây là chi cá chốt có kích thước khá lớn, có thể dài đến 45cm, độ dài rơi vào khoảng 15cm, thân có màu trắng bạc, sống theo đàn và thường xuất hiện các khu vực Châu Á sang đến Đông Nam Á.

Cá chốt giấy

Cá chốt giấy có chiều dài trung bình khoảng 20 đến 30cm, thân dẹp sang một bên nhìn mỏng như tờ giấy, có màu vàng lợt, lưng và đầu có màu trắng xám, đầu nhỏ, mắt to, miệng bầu dục, vây vàng đậm.

Loài cá này có tên là tên khoa học Mystus wolffii, điểm nổi bật nhất của chúng là vây đuôi, vây mỡ và vây hậu môn có màu đen xám. Cá chốt thường phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam thì ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cá chốt sọc

Cá chốt sọc với cái tên khác là cá chốt trâu, tên khoa học Mystus vittatus, độ dài trung bình khoảng 20cm, thân màu xám bạc, có những sọc xanh lam, trắng hoặc nâu kéo dài từ mang tới đuôi, do thân hình lóa mắt nên rất được yêu thích, thường dùng làm cá cảnh.

Loài cá này có thể sống ở cả môi trường nước ngọt và nước lợ, phân bố rộng rãi từ Châu Á, lục địa Ấn Độ sang đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cá chốt kho tiêu hay kho lá quế

Cá chốt kho tiêu hay kho với lá quế là cách chế biến cá chốt dễ dàng nhất, ăn cực ngon và bắt cơm. Chất thịt thơm béo của cá chốt kết hợp với vị the nồng của hạt tiêu, kích thích vị giác làm ai ăn cũng mê.

Advertisement

Còn kho lá quê thì vị mặn mòi làm dịu vị béo ngậy của thịt cá chốt, thơm mùi nồng của lá quế, ăn với cơm trắng hay cháo là chuẩn bài.

Cá chốt kho quẹt

Vào những mùa mưa tại đất miền Tây, món cá chốt kho quẹt với vị mặn mà, bắt cơm làm bữa cơm gia đình thêm ấm cúng, ăn chung với cơm hay cháo, hoặc chỉ dùng để chấm rau xanh đều ngon dù nó giản dị và mộc mạc.

Canh chua cá chốt bông so đũa

Canh chua cá chốt bông so đũa là một trong những cách thường dùng để chế biến cá chốt. Món canh đậm đà, chua chua của nước cốt me, kết hợp với chất thịt ngọt thanh, beo béo của cá chốt, hòa quyện vị thanh đạm của đậu bắp, bông so đũa, cà chua đã làm xao xuyến biết bao người con miền Tây.

Bên trên là những điều thú vị cá chốt và một số món ăn từ loài cá này, mong qua bài viết giúp bạn có thêm bổ ích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Tác Giả Pu trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!