Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Đến Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Đến Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Đến Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẻ bị thiếu máu là gì?

Thiếu máu xảy ra khi con bạn không có đủ hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển hemoglobin, là một loại protein giúp đưa oxy trong máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ oxy, các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau. Vì vậy các phương pháp điều trị cũng khác nhau.1

Dấu hiệu trẻ thiếu máu

Trẻ có thể không biểu hiện triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi khám tổng quát hoặc kiểm tra xét nghiệm máu vì một bệnh lí khác. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị thiếu máu thường biểu hiện:1 2

Chóng mặt, đau đầu hoặc suy nhược.

Đau rát lưỡi, dễ chảy máu chân răng.

Vàng mắt hoặc vàng da.

Da nhợt nhạt (thường dễ phát hiện là lòng bàn tay trắng nhợt), da khô hoặc dễ bị bầm tím.

Rụng tóc, móng tay dễ gãy.

Tim đập nhanh.

Khó thở.

Bụng to (do gan và lách to).

Thiếu năng lượng, dễ mệt mỏi, giảm sự tập trung.

Chậm tăng trưởng về thể chất và phát triển trí tuệ.

Vết thương chậm hồi phục.

Thiếu máu còn có thể là một triệu chứng của một bệnh lí khác nghiêm trọng hơn. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị thiếu máu, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ở trẻ em bao gồm:1

Sinh non hoặc nhẹ cân.

Điều kiện sống không đủ khả năng mua những thực phẩm giàu chất sắt.

Uống sữa bò khi còn nhỏ (trẻ mới biết đi có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nếu trẻ uống quá nhiều sữa bò).

Chế độ ăn ít chất sắt, vitamin hoặc khoáng chất.

Mất máu quá nhiều do phẫu thuật hoặc tai nạn.

Nhiễm trùng nặng.

Bệnh thận hoặc gan.

Tiền sử gia đình bị thiếu máu di truyền. Thường gặp nhất là thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Ảnh hưởng thể trạng

Câu trả lời cho thắc mắc “trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?” sẽ tùy thuộc vào nhiều khía cạnh như: mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân của bệnh. Điều quan trọng là trẻ em phải có đủ sắt và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu.3

Bởi vì thiếu máu ảnh hưởng đến tổng trạng do tất cả cơ quan không hoạt động hiệu quả. Trẻ nhỏ có thể chậm tăng cân. Ở trẻ lớn, bạn cần chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng và chu kỳ kinh nguyệt.3

Mặc dù hầu hết các loại bệnh thiếu máu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh thiếu máu vẫn có thể gây tử vong.4

Ảnh hưởng lên hệ thần kinh Ảnh hưởng đến tim, phổi

Các loại thiếu máu khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác nhau. Những trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có các biến chứng về tim và phổi.6 7 Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tim to hoặc suy tim. Trẻ cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn.

Chế độ ăn uống đầy đủ1

Cần bổ sung các nguồn cung cấp chất sắt tốt từ thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Bao gồm đậu, các loại rau xanh đậm, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua, nho khô và thịt đỏ… Cùng với các nguồn thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu tốt các chất trên và đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước, sẽ giúp con bạn tránh tình trạng thiếu máu. 

Tránh cho trẻ uống sữa bò tươi trước khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi. Uống sữa bò quá sớm có thể làm giảm lượng sắt hấp thụ trong ruột, và có thể gây mất máu trong phân của chúng do trẻ chưa có khả năng hấp thu.

Bổ sung sắt đối với trẻ có nguy cơ1

Đối với trẻ sinh non bú sữa mẹ, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt sớm hơn so với trẻ đủ tháng. Bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Thông thường, trẻ bú mẹ nên được bổ sung thêm chất sắt cho đến khi trẻ ăn đủ thức ăn giàu chất sắt. Nếu bạn đang cho trẻ bú sữa công thức, hãy sử dụng sữa bột dành cho trẻ em có bổ sung chất sắt.

Thăm khám định kì1

Nếu con bạn thiếu máu do nguyên nhân di truyền, bác sĩ huyết học nhi khoa sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ và cung cấp dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho con bạn.

Bà Bầu Bị Huyết Áp Thấp Có Nguy Hiểm Không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không, bạn nên biết thế nào là huyết áp thấp khi mang thai. Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu, và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp thai kỳ được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Tuy nhiên, với một mẹ bầu bình thường khoẻ mạnh, khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp thấp. Nhưng người đó không có triệu chứng gì thì đây không phải là bệnh, mà đó là chỉ số huyết áp bình thường của họ. Chính vì thế, việc chẩn đoán huyết áp thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Dựa vào chỉ số huyết áp bình thường trước đó của người bệnh.

Tiền sử bệnh.

Tổng trạng cơ thể.

Có thể có các triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn và nôn,…

Việc bà bầu bị huyết áp thấp cứ kéo dài thường xuyên sẽ rất nguy hiểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Khi bị hạ huyết áp khi mang thai, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy trên đường, đang đi bộ hay đi thang máy một mình sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai sẽ chậm phát triển, thai nhẹ cân, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu.

Theo các nghiên cứu, đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong khoảng 24 tuần đầu. Sau đó chỉ số huyết áp sẽ trở về bình thường. Một vài yếu tố có thể góp phần làm cho huyết áp thấp hơn như:

Mẹ bầu trước khi mang thai đã có tiền sử bệnh huyết áp thấp không điều trị triệt để.

Mẹ bầu ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, bỏ bữa ăn, uống ít nước.

Ngủ không đủ giấc, thức khuya.

Mẹ bầu có bệnh tim trước đó, bị thiếu máu.

Đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây hạ huyết áp.

Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi kéo dài.

Dễ nhầm lẫn, mất tập trung.

Buồn nôn, nôn.

Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.

Có thể khó thở.

Da lạnh, nhợt nhạt.

Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.

Lo âu.

Thường khát nước, ngay cả khi vừa uống trước đó.

Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp huyết áp ổn định hơn.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Không được bỏ bữa ăn trong ngày. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh để tình trạng bị đói.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Các mẹ bầu không nên thức khuya, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày.

Không thay đổi tư thế đột ngột

Mẹ bầu không nên đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách đột ngột. Vì như vậy cơ thể chưa kịp thích nghi dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.

Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ

Các mẹ bầu tránh gây căng thẳng hay stress. Luôn luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Khám thai định kỳ

Nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng em bé cũng như sức khỏe của mẹ.

Tóm lại, tụt huyết áp khi mang thai là một tình trạng thường gặp và cũng khá nguy hiểm. Chúng có thể gây cho mẹ bầu các triệu chứng phiền toái, khó chịu. Chính vì thế chúng ta cần nắm rõ hơn để khắc phục tình trạng bệnh.

Ngày Nào Cũng Quan Hệ Có Tốt Không? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Quan hệ tình dục là một hoạt động sinh lý thiết yếu và cơ bản của con người. Hoạt động này giúp gắn kết và tạo nên sự hạnh phúc trong một mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Khi quan hệ điều độ cơ thể sẽ tiết ra nhiều loại hormone có lợi cho hệ tim mạch và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoạt động tình dục quá mức có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy thì quan hệ bao nhiêu lần một tuần được gọi là nhiều?

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ thắc mắc vấn đề ngày nào cũng quan hệ có tốt không và nên quan hệ bao nhiêu lần. Theo nhiều thống kê, số lần quan hệ tình dục ảnh hưởng rất lớn đến độ hạnh phúc trong một mối quan hệ. Tuy nhiên, số lần quan hệ trong tuần còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có cả tâm sinh lý và văn hóa của mỗi dân tộc.

Thông thường các bác sĩ thường khuyên vợ chồng nên quan hệ ít nhất một lần mỗi tuần để duy trì hạnh phúc. Tuy nhiên con số này có thể khác nhau ở nhiều cặp đôi và phụ thuộc vào khả năng sinh lý cơ thể của mỗi người.

Để trả lời được câu hỏi ngày nào cũng quan hệ có tốt không còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, trước tiên bạn phải biết được khi nào cơ thể đang báo động việc quan hệ quá nhiều. Khi số lần quan hệ của bạn vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị cạn kiệt và vô cùng mệt mỏi. Từ đó có thể gặp hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

Bên cạnh đó, nam giới cũng có thể gặp tình trạng suy giảm chức năng sinh lý, biểu hiện thường gặp như rối loạn cương dương,… Nếu kéo dài có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, dẫn đến xuất tinh sớm ở nam giới. Do đó, nếu đang có các biểu hiện trên do quan hệ quá nhiều, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

Đánh giá về mặt cảm xúc

Theo nhiều nghiên cứu, nếu quan hệ quá nhiều sẽ làm nam giới giảm cảm giác muốn yêu và thèm yêu. Khi quan hệ, nam giới có nhu cầu được thỏa mãn về thể chất cao hơn nữ giới. Đa số nữ giới khi quan hệ nghiên về thỏa mãn cảm xúc hơn. Do đó, việc quan hệ quá nhiều sẽ làm nam giới có tâm lý “chán”, đôi khi khó chịu dẫn đến mệt mỏi.

Hiểu một cách đơn giản, dù món ăn có ngon đến đâu. Tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều thì vẫn sẽ có cảm giác ngao ngán. Làm suy giảm các lần trải nghiệm tiếp theo của cơ thể. Do đó, việc hạn chế quan hệ quá nhiều cũng giúp bảo tồn cảm xúc cho những lần quan hệ sau này. Giúp kéo dài hạnh phúc vợ chồng và duy trì một mối quan hệ bền vững.

Xem xét nguyên nhân

Để trả lời vấn đề ngày nào cũng quan hệ có tốt không còn nên xem xét lý do vì sao lại xảy ra tình trạng này. Theo nhiều nghiên cứu, tùy thuộc vào nhu cầu sinh lý của mỗi người mà mức độ thỏa mãn có thể khác nhau. Đa số nam giới quan hệ để được thỏa mãn nhu cầu về thể chất. Do đó, việc quan hệ nhiều có thể là do bản thân chưa được thỏa mãn trong các lần quan hệ. Vì vậy cả vợ chồng nên cùng thẳng thắn chia sẻ với nhau về mọi vấn đề trong cuộc sống. Điều này có thể giúp cả hai hiểu rõ nhau hơn và nâng cao cảm xúc trong những lần quan hệ.

Theo các bác sĩ, việc quan hệ đều đặn có thể giúp cải thiện sức khỏe của cơ thể. Do trong quá trình quan hệ, các hệ cơ quan của cơ thể phối hợp với nhau rất đều đặn. Não bộ giúp nhận biết tình trạng thỏa mãn của cơ thể và tiết ra nhiều loại hormone. Chúng có tác dụng giúp cơ thể thư giãn và tăng cường lưu thông khí huyết. Do đó việc quan hệ đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và hạnh phúc hôn nhân.

Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có các dấu hiệu như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, tinh dịch ngày càng lỏng và thời gian cương cứng lâu hơn thường ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe sinh sản của cơ thể.

Theo nhiều bác sĩ, tần suất quan hệ trung bình ở nam giới là từ 4 – 5 lần/ tuần. Song song đó, bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình. Nam giới nên thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Những việc này có thể giúp kéo dài thời gian quan hệ và giữ cho tình trạng sức khỏe của bạn luôn ở mức tốt nhất.

Rệp Giường Có Nguy Hiểm Hay Không?

Rệp là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián nhưng nhạt hơn. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ. Con trưởng thành có kích thước chỉ khoảng 5 – 9mm. Rệp cắn vào da người hoặc động vật vào thời điểm đang ngủ để hút máu. Sau khi hút máu, chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra như vài loại côn trùng khác. Mặc dù rệp không lây bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.

Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ. Với kích thước của một hạt táo, rệp ẩn trong các vết nứt, kẽ hở của giường và những đồ vật xung quanh giường. Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể ngủ đông hơn 1 năm. Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Rệp thường ẩn trú ở các vị trí như:

Chiếu, mùng, gối…

Khe giường.

Nệm.

Các vật dụng gần giường.

Ngoài ra, rệp cũng có thể được tìm thấy ở những nơi như:

Dưới các tấm thảm.

Chân tường.

Rèm cửa.

Vết cắn có thể nằm trên mặt, cánh tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Gây ngứa, khó chịu tại vết cắn.

Vết cắn có màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa.

Một số người không có phản ứng với vết cắn của rệp. Trong khi đó, những người khác có phản ứng dị ứng bao gồm ngứa liên tục, mụn nước, nổi mề đay…

Nếu bạn nghi ngờ mình bị rệp cắn, hãy kiểm tra các vật dụng trong nhà để tìm rệp như: nơi ngủ, giường, nệm, đồ nội thất….

Lớp vỏ sau khi rệp lột xác: Lớp vỏ này có màu vàng nhạt.

Vết đỏ: Tìm thấy trên giường, có thể do bạn nằm đè lên rệp.

Đốm đen: Đó có thể là phân rệp.

Sự lây lan của rệp:

Rệp có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua các vật dụng như quần áo, giường hay đồ dùng.

Chúng có thể di chuyển qua các tầng trong nhà hoặc từ phòng này sang phòng khác dễ dàng.

1. Điều trị bổ sung

Kem dưỡng da có chứa hydrocortison (Cortaid).

Thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl).

Nếu bạn bị nhiễm trùng da do gãi vết cắn của rệp, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thêm thuốc kháng sinh.

2. Điều trị tại nhà

Bạn nên ngăn chặn nguy cơ bị rệp cắn bằng cách giải quyết rệp có trong nhà. Điều này có thể khó khăn vì rệp ẩn nấp tốt và có thể sống vài tháng mà không cần ăn. Cách tốt nhất là bạn nên thuê người diệt rệp.

Hút bụi: Hút triệt để rệp từ những vết nứt và kẽ hở trên các vật dụng trong nhà.

Giặt đồ áo: Giặt và sấy khô đồ trong máy sấy ở nhiệt độ cao có thể giết chết rệp trong quần áo hoặc khăn trải giường.

Nhiệt lạnh: Rệp có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ dưới 0°C. Tuy nhiên, cách này khó khả thi do bạn phải bỏ vật dụng có chứa rệp trong tủ đá vài ngày.

Nhiệt nóng: Rệp cũng có thể được tiêu diệt ở 50°C bằng một số máy diệt chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp, bạn cần loại bỏ những vật dụng nhiễm bẩn nặng như nệm giường hoặc ghế dài.

Bộ drap giường và quần áo phải giặt trong nước nóng khoảng 50°C, sấy khô quàn áo.

Dọn dẹp nhà gọn gàng, loại bỏ những nơi rệp giường có thể ẩn nắp và sinh sản.

Đối với một số đồ không thể giặt, bọc chúng trong một túi nhựa và để ngoài trời nắng nóng.

Sử dụng thuốc diệt rệp rõ nguồn gốc để tiêu diệt rệp.

Hút bụi nhà cũng là một cách để loại bỏ trứng và rệp.

Rệp giường là loại côn trùng hút máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hằng ngày. Chúng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan diện rộng và khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc phòng ngừa lại hết sức dễ dàng. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng do rệp gây ra, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Người Bị Huyết Áp Thấp Nên Ăn Gì? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Khi đo huyết áp, bạn sẽ thấy 2 chỉ số phía trên và phía dưới. Với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở khoảng 120/80 mmHg. Nếu huyết áp thường xuyên đo được ở mức dưới 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt hàng ngày thì rất có thể bạn đang bị tình trạng huyết áp thấp.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến huyết áp thấp như: thiếu dinh dưỡng kéo dài, phụ nữ bị rong kinh, stress kéo dài, do di truyền, tuổi già, bị một số bệnh gây thiếu máu như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, suy giáp, suy thượng thận…

Với người bị huyết áp thấp thì dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách là rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu trong cơ thể. Ngoài ra cũng giúp cơ thể luôn được bổ sung đủ nước, tránh bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm tăng nặng triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi ở người vốn đã bị huyết áp thấp.

2. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Người bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

3. Bổ sung các chất điện giải

Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp. Người bị huyết áp thấp có thể uống nước chanh, nước trái cây để bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng đồ uống dành cho người chơi thể thao có chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali…

4. Tăng thêm lượng muối

Những người bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày. Với người bình thường, cần khoảng 10g muối mỗi ngày. Còn người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều hơn một chút, khoảng 10 – 15g. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ lượng muối để phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể.

5. Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ

Ăn đủ các bữa. Đặc biệt là không được bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc. Cách ăn uống tốt nhất cho người bị huyết áp thấp là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ giúp duy trì năng lượng ổn định trong ngày và tránh tình trạng huyết áp giảm quá thấp sau ăn no. Trong các bữa ăn, cần hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, cháo, nui, bánh mì…

Người bị huyết áp thấp không được thức quá khuya. Và cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Việc thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ khiến bạn dễ chóng mặt, ngất xỉu.

Biên tập bởi: YouMed

6. Nho khô

Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Bạn có thể ngâm khoảng 30 – 40 quả nho khô trong nước và để qua đêm. Tốt nhất là ăn vào mỗi sáng khi bụng đói.

7. Hạt hạnh nhân

Cũng giống với nho khô, bạn có thể ngâm khoảng 4 đến 5 hạt hạnh nhân trong nước, để qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha vào sữa nóng để uống trong bữa sáng.

8. Gừng

Đây là loại gia vị rất phổ biến. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.

9. Nước chanh

Uống nước chanh pha thêm chút muối, đường vừa giúp bổ sung điện giải, vừa giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp duy trì huyết áp ổn định và điều tiết lưu thông máu.

10. Thịt nạc, gan

Những người huyết áp thấp do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu,…

Ngoài các thực phẩm kể trên, một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp khác bao gồm: cà phê, nước trà đặc, rau cần tây, hạt sen, cam thảo, long nhãn, táo tàu,…

Những thực phẩm mà người huyết áp thấp cần tránh vì nguy cơ làm huyết áp thấp hơn bao gồm:

Cà rốt.

Cà chua.

Mướp đắng: Mướp đắng có tính hàn, lại có công dụng hạ huyết áp nên không phù hợp với người bị huyết áp thấp.

Cần tây.

Hạt dẻ nướng.

Thực phẩm có tính lạnh như dưa hấu, rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh…

Đồ uống có cồn: Khi mới uống đồ uống có cồn, huyết áp có thể tăng lên do kích thích nhịp tim. Tuy nhiên nó lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi đột ngột, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo rất nguy hiểm.

Thẻ Tín Dụng Sacombank Có Chuyển Khoản Được Không Đây Là Câu Trả Lời

Nhiều khách hàng lần đầu dùng thẻ tín dụng thường thắc mắc thẻ tín dụng Sacombank có chuyển khoản được không? Để thuận tiện trong quá trình sử dụng sau đây mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thẻ tín dụng Sacombank có chuyển khoản được không

Trả lời thẻ tín dụng Sacombank có chuyển tiền được không? Không, mặc dù là một lại thẻ ATM nhưng lại không thể thực hiện chuyển tiền như những thẻ khác.

Không những thẻ tín dụng của ngân hàng Sacombank bị hạn chế chức năng chuyển tiền và còn bị hạn chế rút tiền mặt nữa. Vì tính năng đặc biệt của thẻ mà chúng ta không thể thực hiện các tiện ích này.

Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đều cần có tài khoản ngân hàng để liên kết, nhưng bản chất của nó hoàn toàn khác nhau. Thẻ ghi nợ dùng để tiêu tiền, còn thẻ tín dụng thì dùng để vay tiền để mua sắm và trả sau. Chính vì nguyên nhân như vậy mà thẻ tín dụng Sacombank không thể chuyển khoản.

Bạn có thể dùng thẻ tín dụng Sacombank để thanh toán, mua hàng… Nhưng không thể chuyển tiền sang tài khoản khác và rút tiền mặt.

Tại sao thẻ tín dụng Sacombank không chuyển khoản được

Thẻ tín dụng là một công cụ của ngân hàng cho vay tiền trước. Bạn ứng tiền và tiêu trước sau đó phải thanh toán đầy đủ vào mỗi kỳ. Và nó không dùng để chuyển khoản bởi các nguyên nhân sau đây.

1. Kiểm soát dư nợ tránh rủi ro

Ngân hàng không cho phép bạn dùng thẻ tín dụng để chuyển tiền nhằm mục đích kiểm soát số nợ. Tránh trường hợp rủi ro khách hàng không đủ khả năng trả nợ sau này cho ngân hàng.

Bởi thẻ tín dụng chỉ là công cụ cho vay. Khi khách hàng mở thẻ tín dụng cần phải chứng minh nguồn thu nhập. Nhưng sau một thời gian có thể bạn gặp khó khăn. Nếu như thẻ tín dụng lúc này có chức năng chuyển khoản. Chắc chắn khách hàng sẽ thực hiện việc chuyển tiền từ thẻ tín dụng để dùng. Và tất nhiên ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro và có nguy cơ mấy tiền.

2. Nguyên tắc không dùng tiền mặt của thẻ tín dụng

Mục đích tạo ra thẻ tín dụng là giúp người dùng có thể vay và mua sắm thông qua thẻ tín dụng. Nếu như Sacombank cho phép chuyển khoản, rút tiền mặt thì đã đi ngược với nguyên lý hoạt động của thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng Sacombank có rút tiền được không?

Thẻ tín dụng Sacombank có thể dùng để rút tiền mặt được. Nhưng chúng tôi khuyên các bạn KHÔNG NÊN làm điều đó. Bởi tính năng của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để vay tiền. Nếu như bạn vẫn sử dụng chúng để rút tiền mặt tại các máy ATM thì hãy lưu ý những điểm sau:

Hạn mức rút tiền: Bạn có thể rút tiền bằng 70% hạn mức của thẻ.

Phí rút tiền: Mức phí sẽ được tính rất cao bằng 4% tổng số tiền được rút ra.

Lãi suất: Ngay cả lãi suất cũng rất cao, khi bạn thực hiện rút tiền là đã bị tính lãi suất rồi. Mức lãi suất sẽ giao động từ 18%/năm trở lên.

Các bạn đã biết được thẻ tín dụng Sacombank có chuyển khoản được không hay chưa? Chắc chắn câu trả lời là KHÔNG rồi, vì thẻ tín dụng chỉ dùng để thanh toán, mua hàng, POS… thôi.

Rate this post

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Đến Từ Bác Sĩ trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!