Xu Hướng 9/2023 # Tổng Hợp Cách Làm Thạch 3D Đẹp Mắt # Top 12 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tổng Hợp Cách Làm Thạch 3D Đẹp Mắt # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Cách Làm Thạch 3D Đẹp Mắt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cách làm thạch 3D đơn giản Nguyên liệu cách làm thạch 3D đơn giản:

– Bột rau câu gelatin

– Nước lọc

– Đường

– Màu thực phẩm

– Va ni hoặc hương liệu thực phẩm phù hợp

Cách làm thạch 3D đơn giản:

– Dùng 3 muỗng canh nước lọc cho 1 muỗng canh đường vào hòa tan đun sôi rồi bắc ra. Cho nốt muỗng canh nước còn lại hòa 2,5 muỗng bột gelatin vào, cho vào lò vi sóng quay trong vòng 10 – 15 giây cho đến khi bột gelatin tan hoàn toàn.

– Để khoảng 5 phút rồi bạn cho ra bát thủy tinh trong suốt,sau đó cho vào tủ lạnh để cho thạch đông lại.

– Cách làm tương tự như khi làm đế bánh gelatin ở trên. Cho màu thực phẩm hoặc nước ép hoa quả cô đặc vào hòa tan đến độ màu như ý. (Bạn nên pha màu đậm 1 chút để khi cho vào thạch sẽ nổi màu hơn).

–Hỗn hợp màu này nên để riêng từng màu trong các chén hoặc lọ nhỏ và ngâm trong bát nước ấm giữ cho thạch không bị đông để tạo hình 3D.

– Đối với người mới tập làm thì hãy tập dùng thìa và bơm tiêm phun màu tạo cánh hoa lần lượt từ trung tâm ra xung quanh bát.

– Nên chuẩn bị một âu nước luôn giữ ấm để làm tan thạch gelatin bám vào dụng cụ. Dùng giấy thấm sau những lần đổ màu để không làm lem sang các cánh hoa khác. Sau khi tạo hình 3D xong, muốn hình hoa nổi bật hơn bạn có thể tráng thêm một lớp màu tương phản ở đáy hoa.

Vậy là món thạch 3D vô cùng đẹp mắt đã hoàn thành rồi đấy!

2. Cách làm thạch 3D nghệ thuật Nguyên liệu làm thạch 3D nghệ thuật:

– Bột rau câu gelatin

– Nước lọc

– Đường

– Màu thực phẩm

– Vani hoặc hương liệu thực phẩm.

– Acid citric.

Cách làm thạch 3D nghệ thuật:

– Làm đế thạch : 3 muỗng canh nước lọc + 1 muỗng canh đường hòa tan, đun sôi rồi bắc ra.

– 1 muỗng canh nước lọc + 2,5gr bột gelatin cho vào lò vi sóng quay nhanh khoảng 10 giây cho bột gelatin tan hoàn toàn.

– Để khoảng 5 phút nữa thì đổ ra tô thủy tinh to.rồi cho vào tủ lạnh, để qua đêm.

– Pha màu trang trí: Lặp lại bước 1, nhưng lưu ý, sau khi cho acid citric vào thì cho màu thực phẩm hoặc nước ép rau củ cô đặc vào, hòa tan đến độ màu như ý. Bạn nên pha màu đậm để hoa lá nổi bật hơn, thạch 3D nhìn sẽ đẹp hơn.

– Lưu ý: mỗi màu làm một chén riêng, không trộn lẫn. Để nước không bị đông, nên ngâm chén thạch trong bát nước ấm.

– Dùng dụng cụ múc kem để tạo hình tròn ở trung tâm bát, không múc sát đáy bát. Giữ lại phần thạch sau khi múc để sau khi tạo hình 3D lại ghép lại tạo bề mặt phẳng như cũ.

– Dùng thìa khía chéo tạo hình cánh hoa, giữ nguyên hình dáng thìa khi ấn. Dùng bơm tiêm (đã có nước thạch màu), bơm vào giữa khe của thìa và lớp thạch trong.

– Nên chuẩn bị một bát nước ấm để làm tan thạch gelatin bám vào dụng cụ. Dùng giấy lau sạch dụng cụ để không bị lem màu giữa các cánh hoa.

– Sau khi tạo hoa lá 3D xong, nếu muốn nổi bật hơn, có thể tráng thêm một lớp màu tương phản trên mặt bát (đáy của hoa).

3. Cách làm thạch 3D tại nhà Nguyên liệu làm thạch 3D đơn giản:

– Sữa tươi không đường hoặc nước cốt dừa: 500ml

– Sữa đặc: 100ml

– Bột rau câu: 5g

– Màu thực phẩm

– Đường: 100g

– Bột rau câu: 5g

Cách làm thạch 3D đơn giản:

– Bột rau câu hòa tan với nước, cho thêm đường rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Khuấy đều tay để  bột rau câu tan hết, khi thấy hỗn hợp có màu trong veo bạn tắt bếp. Nếu thấy có bọt thì vớt sạch, sau đó bạn cho thạch vào 1 cái bát lớn rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh để thạch đông lại.

– Bạn cho rau câu hòa tan với nước bắc lên bếp đun.

– Khi thạch tan đều các bạn cho sữa tươi không đường + sữa đặc vào khuấy đều khoảng 30 giây thì tắt bếp. Tiến hành đun hỗn hợp sữa tươi + sữa đặc để làm sữa chua dẻo bằng bột rau câu.

– Các bạn chia thạch thành những phần nhỏ vào cốc trước khi pha màu thực phẩm. Cho mỗi cốc 1 – 2 giọt màu thực phẩm.

– Khi thạch đông các bạn lấy thìa múc một khoanh ở giữa bát thạch để tạo độ xòe đều cho cánh hoa.

– Dùng kim tiêm y tế hút thạch rồi bơm vào lỗ mà các bạn vừa dùng thìa để khoét.

– Xiên chéo đầu nhọn của ống hút vào lỗ thạch.

– Dùng kim tiêm bơm nhẹ thạch vào đầu tròn của ống hút để thạch chảy vào tạo thành cánh hoa có hình răng cưa. (Lưu ý: Chỉ tạo hoa trong lỗ thạch đã khoét cho cân đối, thạch trong và không bị nát, vỡ)

– Lấy kim tiêm chích nhẹ ống hút sao cho thạch màu chảy theo vết nứt của khối thạch sẽ có những đường nét từ nhiên hơn.

– Sau khi tạo nhụy hoa xong, các bạn dùng kim tiêm bơm vào khối thạch để có những dòng thạch sữa đẹp mắt.

Đăng bởi: Huyền Đặng

Từ khoá: Tổng hợp cách làm thạch 3D đẹp mắt

Cách Làm Thạch Dừa

Với cách làm thạch dừa mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, bạn có thể tự tay thực hiện tại nhà, chẳng lo ra ngoài trời nắng nóng mua thạch dừa xiêm mà chưa chắc đã đảm bảo an toàn vệ sinh. Thạch dừa ăn với chè, trà sữa, flan, sữa chua… vào những ngày hè là tuyệt vời.

Bạn đang xem: Cách làm thạch dừa

Thạch dừa dai dai giòn giòn, có vị ngọt thanh (Ảnh: Internet)

Thạch dừa làm từ gì?

Thạch dừa còn có tên gọi là Nata De Coco, là một món ăn có nguồn gốc từ Philippines. Thạch dừa được làm từ nước dừa già nấu sôi thanh trùng, sau đó trải qua quá trình ủ và cấy men sinh học. Khi nước dừa già ủ lâu ngày sẽ tạo thành sản phẩm sinh khối nhiều chất dinh dưỡng. Thạch dừa có màu trắng tinh, dai giòn nhưng không dẻo như rau câu, trân châu…

Tuy nhiên, ngày nay thạch dừa được sản xuất rộng rãi và đại trà nên chất lượng mỗi nơi bán không có sự khác biệt. Do đó, bạn nên lựa mua ở những chỗ uy tín, có thương hiệu và nguồn gốc sản xuất rõ ràng.

Nguyên liệu làm thạch dừa

100g thạch thô (dùng để làm 2kg thạch dừa thô)

Nước sôi để nguội

200gr đường phèn

Cách làm thạch dừa từ dừa thô ngon, đơn giản

Bước 1: Ngâm thạch thô

Bạn ngâm thạch thô vào nước, rửa sạch nhiều lần để bớt vị chua và mùi. Vừa rửa thạch vừa bóp đều để phần phôi nở và sạch hơn.

Hình ảnh thạch dừa thô (Ảnh: Internet)

Ngâm thạch dừa với nước để thạch nở ra (Ảnh: Internet)

Tiếp đến, bạn ngâm thạch vào nước 30 phút cho đến khi thạch nở căng là được. Bạn nên rửa thạch bằng nước sôi để nguội vì thạch khô nở ra ngậm nước sạch thì sẽ tốt cho sức khoẻ hơn.

Bước 2: Nấu thạch

Bước tiếp theo của cách nấu thạch dừa là trụng phần thạch qua nước sôi rồi rửa sạch với nước một lần nữa. Lúc này thạch đã ngậm đủ nước, hết mùi chua.

Bước 3: Nấu nước đường phèn

Bạn cho đường phèn vào nồi đun sôi với 200ml nước. Đun đường ở lửa nhỏ cho đến khi đường tan hoàn toàn thì bạn vớt thạch đã nấu vào nấu cùng. Khi nấu chung với đường phèn thạch dừa sẽ có vị ngọt thanh tự nhiên. Khoảng 15 phút sau thì bạn tắt bếp và để nguội hỗn hợp.

Nấu thạch dừa với lá dứa tạo mùi thơm tự nhiên (Ảnh: Internet)

Bước 4: Hoàn thiện thành phẩm

Sau khi thạch đã nguội, bạn cho thạch và nước dùng vào ly. Thêm đá viên và topping tuỳ theo sở thích. Nếu bạn thích cho thêm hương dầu dừa thì nhỏ khoảng 1 – 2 giọt là vừa, cho nhiều thì thạch sẽ có vị đắng.

Cách tạo màu cho thạch dừa

Bạn có thể tạo màu cho thạch dừa từ những nguyên liệu tự nhiên như:

Màu tím: 10 lá cẩm (rửa sạch, để ráo).

Màu đỏ: Củ rền hoặc thanh long đỏ.

Màu xanh: 5 – 7 cánh hoa đậu biếc.

Hương chanh leo: 1 ly nước cốt chanh dây.

Hương dứa: nước ép 1 trái thơm chín.

Thạch dừa kết hợp với hạt é, hạt chia, trái cây… (Ảnh: Internet)

Mẹo làm thạch dừa ngon

Sau khi trụng qua nước sôi, bạn vắt bớt nước để nước đường ngấm được nhiều làm cho thạch dừa ngon hơn.

Không nên thay nước đường bằng nước dừa. Bởi vì nước dừa dễ bị chua và hương vị chát hơn.

Kết hợp nước đường với trái cây để tạo hương cho món thạch dừa.

Bảo quản thạch dừa trong tủ lạnh khoảng 7 – 8 ngày.

Thạch dừa ăn với gì?

Thạch dừa là món ăn tráng miệng có vị ngọt thanh dễ chịu. Bạn có thể ăn thạch dừa chung với hạt chia, hạt é, nước đường phèn lá dứa, thêm vào các món chè…

Thạch dừa làm tại nhà đơn giản mà đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Internet)

Công dụng của thạch dừa

Ngoài tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt hiệu quả, thạch dừa còn là nguyên liệu kết hợp “ăn ý” trong những món ăn vặt như kem, chè, sữa chua… Thạch dừa làm tại nhà sạch sẽ và an toàn giúp hỗ trợ đường ruột tốt, giảm cholesterol xấu…

Giá trị dinh dưỡng (trong 100gr) Thạch dừaGrKcalNăng lượng 92Protein14Chất béo00Carbohydrate1560

Cách làm thạch dừa thật đơn giản phải không nào? Giờ thì bạn có thể trổ tài tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa hâm nóng không khí gia đình vào những ngày cuối tuần. Hơn nữa, thạch dừa làm sẵn bảo quản trong tủ lạnh dùng dần, không mất thời gian chế biến nhiều.

Tổng Hợp 5+ Cách Làm Nước Ép Ổi Giảm Cân, Mát Lạnh, Ngon Miệng

1. Hướng dẫn làm nước ép ổi nguyên chất

Nguyên liệu làm nước ép ổi nguyên chất

– 2 quả ổi xanh hoặc hồng

– 20ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ: Máy ép hoa quả, dao, muỗng khuấy, ly thủy tinh…

Cách làm làm nước ép ổi nguyên chất

Bước 1: Sơ Chế Ổi

– Bạn chọn những quả ổi vừa chín tới để nước ép có vị chua ngọt ngon miệng. Nếu làm nước ép ổi hồng, thức uống của bạn sẽ có màu hồng đẹp mắt.

– Ổi ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch rồi để ráo nước.

– Tiếp theo, bạn cắt ổi thành miếng nhỏ vừa, bỏ phần hạt, cho vào âu nhỏ.

Bước 2: Cách làm nước ép ổi nguyên chất: Ép nước ổi

– Cho ổi vào máy và ép lấy nước cốt. Rót vào ly thủy tinh 100ml nước ép ổi, 20ml nước đường, khuấy đều và thêm đá viên, thưởng thức.

Nước ép ổi đã có độ chua ngọt nên bạn có thể thêm hoặc không thêm đường tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.

2. Hướng dẫn làm nước ép ổi táo

Nguyên liệu làm nước ép ổi táo

– 2 quả ổi

– 1 quả táo xanh

– 1 Г­t lГЎ bбєЎc hГ

– 20ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ: máy ép trái cây, ly thủy tinh, dao, muỗng khuấy…

Cách làm nước ép ổi táo

Bước 1: Bạn rửa sạch ổi, táo, lá bạc hà. Táo và ổi để nguyên vỏ, cắt miếng nhỏ. Lá bạc hà cắt sợi nhỏ.

Bước 2: Cho táo và lá bạc hà vào máy ép lấy nước. Bạn ép nước tương tự với ổi. Sử dụng lá bạc hà ép cùng để tăng hương thơm và vị thanh mát cho thức uống. Bạn cũng có thể cho nước ép vào tủ lạnh làm mát để tăng thêm hương vị.

3. Hướng dẫn làm nước ép ổi xoài

Nguyên liệu làm nước ép ổi xoài

– 2 quả ổi

– 1/2 quả xoài chín

– 20ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ: máy ép nước trái cây, ly thủy tinh, muỗng khuấy…

Các bước làm nước ép ổi xoài

Bước 1: Xoài gọt vỏ, cắt lấy 1 bên má xoài. Ổi rửa sạch, cắt miếng vừa. Cho ổi vào ép lấy nước cốt. Tiếp theo, bạn ép lấy nước cốt xoài.

Bước 2: Cho vào ly 70ml nước ép ổi, 30ml nước ép xoài, 20ml nước đường, khuấy cho nguyên liệu hòa quyện rồi thêm đá viên, thưởng thức.

4. Cách làm nước ép ổi chanh

Nguyên liệu làm nước ép ổi chanh

– 2 trái ổi tươi (đã gọt vỏ, cắt múi, bỏ hột)

– 30 ml mật ong nguyên chất

– Nước cốt 1 trái chanh tươi

– 1/4 thìa cà phê muối ăn

– 1 thìa cà phê đường cát

– 4 viên đá nhỏ

Các bước làm nước ép ổi chanh

Bước 1: Cho ổi với nửa chén nước lọc vào máy sinh tố, đánh nhuyễn với tốc độ cao. Sau đó, lược hỗn hợp qua rây để thu nước ép ổi.

Bước 2: Pha nước chanh, mật ong, muối, đường vào ly nước ép ổi, khuấy đều và nêm nếm lại cho vừa vị.

5. Hướng dẫn làm nước ép ổi dứa

Nguyên liệu làm nước ép ổi dứa

– 2 quả ổi

– 1/4 quả thơm

– 20ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ: máy ép hoa quả, ly thủy tinh, dao, muỗng khuấy…

Cách làm nước ép ổi dứa

Bước 1: Dứa gọt bỏ vỏ và mắt, cắt miếng. Ổi rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

Bước 2: Cho dứa và ổi vào ép cùng nhau. Tiếp theo, rót nước ép ổi dứa ra ly, thêm 20ml nước đường, đá viên là hoàn thành.

6. Hướng dẫn làm nước ép ổi cà rốt

Nguyên liệu làm nước ép ổi cà rốt

– 2 quả ổi

– 1 củ cà rốt

– 20ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ: máy ép trái cây, ly thủy tinh, muỗng khuấy…

Các bước làm nước ép ổi cà rốt

Bước 1: Ổi xanh rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc ngắn.

Bước 2: Bạn ép riêng cà rốt và ổi. Tiếp theo, cho vào ly thủy tinh 70ml nước ép ổi, 30ml nước ép cà rốt, 20ml nước đường, khuấy đều, thêm đá viên và thưởng thức.

7. Cách chọn mua ổi tươi ngon

Để cách làm nước ép ổi thành công, bạn cần chọn ổi tươi. Với mong muốn mua được những quả ổi tươi ngon, bạn cần chú ý những điểm sau:

– Hình dáng: Bạn nên chọn mua những quả ổi có hình dáng cân đối hài hòa, không bị méo lệch. Lớp da ổi thường có vân, hơi sần sùi.

– Màu sắc: Những quả ổi tươi ngon sẽ có màu xanh nhạt ngả vàng nhẹ, sáng bóng. Nếu gặp những quả ổi có vỏ quá xanh thì là ổi chưa chín, ăn sẽ bị chát.

– Khối lượng: Những quả cầm lên thấy nặng, chắc tay là những quả ổi bạn nên chọn. Hãy thử dùng tay ấn nhẹ vào bề mặt vỏ ổi sẽ có cảm giác giòn cứng và nên mua ổi có phần cuống tươi và có lá màu xanh

8. Tác dụng tuyệt vời của nước ép ổi với sức khỏe

Với cách làm nước ép ổi mát lạnh, bạn có nhận được những tác dụng tuyệt với sau:

– Nước ép quả ổi chứa hàm lượng vitamin C cao. Nhờ đó việc sử dụng nước ép ổi sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, tránh được các bệnh cảm, sốt, ho, ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư.

– Không những vậy, nước ép ổi chứa vitamin C còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế các nếp nhăn.

– Nước ép ổi giảm cân rất hiệu quả. Chất xơ dồi dào trong ổi giúp bạn nhanh no và no lâu, hạn chế nạp năng lượng vào cơ thể. Chất xơ rất tốt cho ruột với khả năng làm dịu và thải các độc tố tích tụ, bảo vệ đường ruột hiệu quả, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đánh tan năng lượng tích tụ thành mỡ trong cơ thể.

– Giảm cholesterol xấu có trong máu và hạ huyết áp nhờ chất hypoglycemic. Nước ép ổi phù hợp làm thức uống cho những người mắc bệnh cao huyết áp và có nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch.

Đăng bởi: Vũ Đăng Tuấn

Từ khoá: Tổng hợp 5+ cách làm nước ép ổi giảm cân, mát lạnh, ngon miệng

Tổng Hợp 11 Lỗi Thường Gặp Và Cách “Chữa Cháy” Khi Làm Bánh Trung Thu

1. Bánh sau khi nướng bị khô cứng

Tình trạng gặp phải là vỏ bánh sau khi nướng để qua ngày vẫn không mềm và bị khô.

Nguyên nhân:

Nướng bánh quá kỹ, hoặc nướng nhiệt độ quá cao.

Phần nước đường bánh nướng nấu quá đặc.

Bên cạnh đó, còn có 1 nguyên nhân khác nếu là bánh nhân đậu thì phần nhân không đủ dầu, nhân bị khô dẫn đến dầu không thấm ra vỏ bánh làm bánh bị cứng.

Cách khắc phục:

Tùy theo kích cỡ của bánh mà chọn nhiệt độ nướng thích hợp, thông thường dao động từ 190 – 200 độ C. Nếu lò nhà bạn nhiệt quá cao khi nướng có thể dùng giấy bạc che bên trên bánh.

Kiểm tra lại phần nước đường xem có quá đặc hay không bằng cách nhỏ vào 1 chèn nước, nếu nước đường gom thành cục và không tan được nghĩa là đã quá đặc, bạn cần làm lại phần nước đường khác trước khi làm bánh nướng.

Nếu bánh nhân đậu, kiểm tra lại phần nhân đã đủ lượng dầu cần thiết chưa, nhân đậu đủ dầu sên xong phải mềm dẻo, mịn và không khô.

2. Bánh nướng bị ướt phần vỏ

Bánh sau khi nướng để bên ngoài 1 – 2 ngày có dấu hiệu ướt, sờ tay vào có cảm giác dính dính.

Nguyên nhân:

Nước đường nấu chưa đạt yêu cầu, nấu để chưa lâu đã dùng làm bánh nướng.

Lúc nướng xịt nước quá nhiều trong lò.

Hỗn hợp phết mặt bánh nướng sử dụng quá nhiều nước đường.

Cách khắc phục:

Nước đường đúng chuẩn làm bánh nướng phải để từ 1 – 2 tuần mới nên sử dụng. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể mua nước đường nấu sẵn.

Khi nướng hạn chế xịt quá nhiều nước trong lò để làm ẩm bánh.

Hỗn hợp quét mặt bánh hạn chế hoặc cho rất ít phần nước đường.

3. Bánh bị nhanh chua, thiu, mốc

Bánh sau khi để 1 – 2 ngày có mùi hôi, thiu, xuất hiện nấm mốc trên mặt bánh.

Nguyên nhân:

Nguyên liệu làm bánh có thể không tươi mới.

Lượng đường sử dụng trong bánh quá ít.

Bánh bị ướt, khi bảo quản trong túi ni lông không thoát khí được cũng làm bánh mau thiu.

Cách khắc phục:

Lựa chọn những nguyên liệu tươi, ngon, sạch nhất khi làm bánh.

Sử dụng đúng lượng đường trong công thức làm bánh, nếu bạn không thích ăn ngọt có thể giảm nhưng đừng giảm quá nhiều và sau phải bảo quản bánh trong tủ mát thay vì để bên ngoài như bình thường.

Khi bảo quản bánh trong túi ni lông có thể cho vào túi hấp ẩm để hút bớt lượng nước thoát ra giúp bánh bảo quản lâu hơn.

4. Bánh bị nứt sau khi nướng

Bánh sau khi nướng trên bề mặt hoặc phần thân bánh xuất hiện các vệt nứt.

Nguyên nhân:

Nhào bột bánh quá khô.

Quét hỗn hợp trứng lên bánh quá dày, phết lúc bánh vẫn còn chưa khô.

Cách khắc phục:

Nhồi bột đúng công thức, cho lượng chất lỏng (dầu ăn, lòng đỏ trứng…) vừa đủ tránh vỏ quá khô.

Lúc quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh sau khi nướng lần 1 nên quét 1 lớp mỏng và đợi cho mặt bánh thật ráo mới quét.

5. Nhân bánh tách rời với vỏ

Khi nướng bánh xong phần nhân rời rạc, không bám chặt sát vào lớp vỏ bánh.

Nguyên nhân:

Lúc nặn bánh chưa đều tay, phần vỏ không bọc sát phần nhân dẫn đễn còn không khí bên trong nên khi nướng xong nhân vỏ sẽ tách rời nhau.

Nhân bánh bị khô, không đủ để phần vỏ bám sát vào nhân.

Cách khắc phục:

Cố gắng nặn bánh thật chặt và đều tay, ép hếp phần không khí thừa giữa nhân và vỏ bánh.

Đảm bảo sên nhân mềm mịn, dẻo, không khô.

6. Nhân bánh thập cẩm rời rạc không kết dính

Phần nhân bánh thập cẩm khi vo tròn để tạo hình bị rơi rớt, rời rạc, không kết dính lại với nhau.

Nguyên nhân:

Cắt nguyên liệu quá to.

Không cho bột bánh dẻo vào nhân bánh thập cẩm.

Cách khắc phục:

Bạn nên cắt thật nhỏ các nguyên liệu khi làm nhân bánh thập cẩm, tuy nhiên cũng không nên xay nhuyễn phần này.

7. Nhân bánh đậu bị tươm dầu

Phần nhân đậu của bánh bị ướt dầu.

Nguyên nhân:

Cho quá nhiều dầu trong lúc sên nhân.

Sên nhân ở lửa quá lớn, và lúc sên cho cùng 1 lúc dầu vào.

Xay đậu quá ít nước.

Cách khắc phục:

Nên cân đong đúng lượng dầu trong công thức.

Sên nhân ở lửa vừa, nhỏ trong lúc sên thì nên chia phần dầu thành 2 – 3 phần, cho từ từ dầu vào, sên 1 lúc rồi cho tiếp.

8. Bánh nướng bị phồng

Bánh sau khi nướng xong bị phồng to lên. Bánh bị biến dạng sau khi nướng.

Nguyên nhân:

Nhân sên chưa đạt yêu cầu, nhân còn ướt.

Nướng bánh ở nhiệt độ quá cao.

Cách khắc phục:

Sên nhân bánh đúng thời gian quy định, đảm bảo mềm, mịn, dẻo và ráo dầu.

Nướng bánh ở nhiệt độ phù hợp, có thể dùng giấy bạc che mặt bánh.

9.Bánh khó tạo hình, bị chảy xệ khi nướng, không sắc nét

Bánh khi nặn bị ướt, nhão không đóng vào khuôn được. Khi nướng xong bánh mất hết hoa văn, chảy xệ biến dạng.

Nguyên nhân:

Bột bánh quá nhão, ướt.

Quét trứng quá dày làm mất hoa văn trên mặt bánh.

Cách khắc phục:

Nhồi bột đúng công thức, hạn chế cho quá nhiều chất lỏng (dầu ăn, lòng đỏ trứng…), nếu bột quá nhão có thể thêm 1 ít bột mì vào để chữa cháy.

Phét trứng thật mỏng lên mặt bánh.

10. Bánh nướng lên màu không đẹp

Bánh nướng xong màu sắc nhợt nhạt, không vàng đẹp.

Nguyên nhân:

Nướng bánh chưa đủ thời gian quy định.

Dùng nước đường vừa nấu để nướng bánh.

Cách khắc phục:

Nướng bánh đúng thời gian, khi nướng có thể pha hỗ hợp quét bánh bằng dầu ăn, sữa tươi, 1 ít lòng đỏ, 1 ít nước đường hay mật ong để bánh có màu nâu đẹp.

Dùng nước đường đã nấu trước khi làm bánh 1 – 2 tuần, không nên lấy nước đường mới nấu đem làm bánh.

Đối với bánh trà xanh nếu muốn giữ màu trà xanh tươi mát thì lúc nướng nên dùng giấy bạc che mặt bánh.

11. Bánh dẻo bị khô hoặc nhão

Vỏ bánh khô cứng ăn bị ngẹt hoặc quá nhão ướt.

Nguyên nhân:

Trộn bột chưa đạt yêu cầu, lượng dầu quá nhiều hoặc quá ít khi trộn bột.

Cách khắc phục:

Cân đong đủ lượng chất lỏng trong công thức, không tự ý thêm bớt các thành phần trong công thức như dầu ăn, bột…

Đăng bởi: Tèo Cô đơn

Từ khoá: Tổng hợp 11 lỗi thường gặp và cách “chữa cháy” khi làm bánh trung thu

Tổng Hợp Homestay – Bungalow Côn Đảo Đẹp Nhất

1. Khách sạn Côn Đảo Camping

Với kiến trúc như một bungalow nhỏ xinh ấm cùng, không gian thoáng đãng hòa mình với thiên nhiên, bungalow Côn Đảo Camping hứa hẹn mang tới một trải nghiệm mới mẻ để bạn khám phá hòn đảo này. Các phòng nghỉ được xây dựng theo dạng nhà rông, hoàn toàn bằng gỗ, bao quanh bởi những hàng cây xanh rủ bóng mát rượi.

Điểm đặc biệt của Côn Đảo Camping chính là tất cả các phòng đều hướng ra biển. Bạn chỉ cần mở hé cửa là có thể nghe tiếng sóng biển rì rào, đón những làn gió biển mát lành vào các buổi bình minh. Bên cạnh đó, ở đây còn sở hữu một bãi biển lớn, hoàn hảo cho các hoạt động lửa trại, teambuilding.

Địa chỉ: 2 Nguyễn Đức Thuận, Côn Đảo (Hòn Sơn), Bà Rịa – Vũng Tàu

Giá từ: 750.000 VND/ phòng/ đêm

2. Khách sạn Uyen’s House

Với mức giá vô cùng “hạt dẻ” và vị trí trung tâm thuận tiện cho nhiều hoạt động vui chơi, Uyen’s House chắc chắn là một lựa chọn không thể bỏ qua đối với nhiều du khách. Khách sạn Côn Đảo giá rẻ này có quy mô phòng nghỉ đa dạng từ phòng đơn trong nhà chung, đến phòng đôi có nhà tắm riêng. Ngoài ra, Uyen’ House còn cung cấp dịch vụ thuê xe máy hoặc cano du lịch, thuận tiện hơn cho chuyến khám phá của bạn.

Địa chỉ:  Khu 7, Phạm Văn Đồng, Côn Đảo (Hòn Sơn), Bà Rịa – Vũng Tàu

Giá từ: 500.000 VND/ phòng/ đêm

3. De la Rosa Côn Đảo

Đến với De la Rosa sẽ là 1 mảng xanh làm cho mình khá ngạc nhiên, bao bọc xung quanh khu nhà là những mít rừng mít ta và phía sau là khu rừng thuộc vườn quốc gia Côn Đảo, homestay được thiết kế không gian rất riêng tư với những chòi nhỏ riêng biệt

De La Rosa homestay là một trong những khách sạn bungalow Côn Đảo nức tiếng trong giới du lịch. De la Rosa sở hữu 17 bungalow, gồm những căn 1 giường đôi hoặc 2 giường đôi. Homestay này cũng có vườn, sân hiên rộng phù hợp để nhóm bạn quây quần tổ chức BBQ mỗi đêm. Điểm cộng lớn nhất của De la Rosa là được dựa lưng vào một khu rừng nguyên sinh, cho bạn những buổi sáng được tỉnh dậy trong tiếng chim hót líu lo.

Địa chỉ: Khu 3, đường Huỳnh Thúc Kháng, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu

Giá từ: 990.000 VND/ phòng/ đêm.

4. Hotel De Condor Côn Đảo

Hotel De Condor – Côn Đảo là khách sạn khá lớn với hệ thống 30 phòng nghỉ, nhà hàng, sân vườn… rất phù hợp cho mọi người khi Du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng. Cách nơi đi Lễ Cô Sáu, Nghĩa trang Hàng Dương: 600m. Cách bãi biển 5 phút đi xe máy.

Khách sạn có thiết kế độc đáo, phong cách, ấn tượng, siêu xinh xắn, gần gũi thiên nhiên, thoáng mát, tất cả các phòng đều có cửa sổ lớn đón không khí. Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình.

Địa chỉ: Bãi Vông – Khu Cỏ Ống, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giá Phòng: Giá cả hợp lý từ 650.000đ – 1.200.000đ ( bao gồm và không bao gồm ăn sáng)

5. The Secret – Biệt thự Côn Đảo

Một căn biệt thự thu hút mọi ánh nhìn với thiết kế đương đại cùng với nội thất gỗ, cách bày trí bắt mắt. Căn villa 2 phòng ngủ rộng 190m2 mang đến không gian nghỉ dưỡng hoàn hảo dành cho khách du lịch. Mỗi phòng ngủ mang một màu sắc riêng: phòng Heritage rộng hơn với giường king size, phòng Tropical được lắp đặt 2 giường đơn êm ái. Khuôn viên vườn xanh mát kèm theo không gian mở của villa thực sự là lựa chọn lý tưởng.

Địa chỉ: 8 Tôn Đức Thắng, Huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu

Số điện thoại: (025)4.383.7888

6. Lighthouse Boutique

Homestay Côn Đảo với thiết kế trẻ trung nhưng cũng không kém phần lãng mạn, thận thiện, gần gũi. Nhà nghỉ 3 tầng xanh mát nằm ngay trung tâm với 10 phòng nghỉ được trang trí xinh xắn với tone xanh tươi sáng, nội thất gỗ, mây đơn giản nhưng tinh tế. Mỗi phòng đều có nhiều cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên, ban công rộng có thể ngồi thư giãn.

Địa chỉ: 10 Hồ Thanh Tòng, Huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu

Số điện thoại: 0344.683.866

7. Resort SaoConDor

Sao Condor resort Côn Đảo có tổng diện tích lên đến hơn 2000m2 nằm cách bãi biển chỉ 1,3km rất thuận tiện để di chuyển đến các điểm tham quan, bãi biển để vui chơi giải trí cách nghĩa trang Hàng Dương chỉ 0,4km. Đây là một trong những bungalow Côn Đảo đẹp nhất.

Địa chỉ: Phan Chu Trinh, Côn Đảo

Liên hệ: 0973 571 221

Giá: chỉ từ 650 000/ đêm

8. Phiên Khúc Homestay – Côn Đảo

Kết hợp coffe và homestay cho nên ở Phiên Khúc khi tỉnh thì cười khi buồn thì cafe mà khi cô đơn thì vùi trong chăn ấm hay nghe anh chủ đáng yêu chuyện trò. Nơi đây, với tớ mà nói nó như một nét chấm phá của tự nhiên trần trụi, có thể là một chút Vintage nhưng cũng có thể là nét Rustic ẩn sâu trong từng thớ gỗ cũ và cùng giàn hoa giấy rực rỡ trước hiên hè mà tạo nên sự đằm thắm, chân tình của Phiên Khúc.

Địa chỉ: Khu 7, Nguyễn Văn Linh, huyện Côn Đảo

Đăng bởi: Ngọc Hiểu Đặng

Từ khoá: Tổng Hợp Homestay – Bungalow Côn Đảo Đẹp Nhất

Tổng Hợp Cách Làm 10 Món Dưa Muối Tuyệt Ngon Không Lo Nổi Váng Hay Bị Khú

Muốn các món dưa muối ngon để được lâu, không nhớt, không màng hay bị khú đều cần có bí quyết.

Ngày hè nóng, món dưa muối bắp cải, dưa muối ớt, cà pháo là món ăn khoái khẩu của mọi nhà ăn mãi vẫn thích. Hãy chuẩn bị sẵn 1 vài món để bữa ăn của nhà bạn trở nên hoàn hảo nhất.

1. Cà pháo cay ngọt

Nguyên liệu:

– 1 kg cà pháo, 1/2 kg muối, 1 củ riềng, 1 củ gừng, 200 g ớt xay, 1 củ tỏi.

– Đường cát, nước mắm.

Cách chế biến:

– Cà pháo mua về gọt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho muối vào hòa tan. Tỏi đập dập cho vào cùng.

– Cho cà pháo vào hũ thủy tinh, chế nước muối đã nguội vào ngập mặt cà, đậy kín nắp lại trong khoảng 7 ngày là được.

– Cà pháo sau khi ngâm lấy ra rửa lại với nước ấm, thái đôi để làm mắm cà.

– Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi. Cho 300 ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 200 g đường cát rồi đun sôi.

– Nước mắm đường để nguội, cho gừng, riềng, ớt xay vào trộn đều.

– Tiếp đến cho cà vào trộn thật đều. Cho cà vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại trong khoảng 1 ngày cho thấm gia vị.

– Cà pháo ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với thịt luộc và cơm trắng, vừa đậm đà, vừa ngon miệng.

2. Sung muối xổi

Sung cắt bỏ núm, thái lát tròn mỏng vừa, thả vào chậu nước lã có pha chút dấm hoặc nước cốt chanh, rửa lại bằng nước sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo.

Cho sung vào tô, đeo găng tay nilon vào và trộn đều cùng tỏi, ớt bằm và gia vị theo tỉ lệ 1 đường: 3-4 dấm trắng : 1/3-1/2 bột canh. Độ chua, cay, mặn, ngọt có thể thêm hay bớt tuỳ theo khẩu vị.

3. Sấu ngâm mắm ớt tỏi

Nguyên Liệu:

– Sấu non: 1kg, ớt chín: 10 quả, tỏi: 3 củ

– Nước mắm: 750ml, đường: 1 muỗng canh lớn, dấm: 1 muỗng canh lớn, muối trắng: 1 thìa lớn

Cách làm:

Sấu cạo sạch vỏ, bổ đôi, rửa sạch để ráo nước

Cho muối trắng vào 1l nước trắng rồi đổ sấu vào ngâm khoảng 8 tiếng rồi vớt ra rửa lại với nước sạch, để ráo nước

Cho sấu, đường, tỏi, ớt, dấm vào cùng 1 chiếc bát, trộn đều để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị

Vớt sấu, tỏi, ớt vào 1 chiếc lọ, đổ mắm vào đậy kín, để tủ lạnh. Sau 4 ngày có thể ăn được rồi.

Sấu ngâm mắm tỏi ớt có màu xanh đẹp mắt, vị đậm đà, chua chua, cay cay, có khả năng kích thích vị giác rất cao giúp bạn cảm thấy ngon miệng. Món sấu ngâm mắm ớt này có thể ăn kèm với các món rau luộc, nước sấu ngâm mắm ớt dùng để chấm, quả sấu ăn với cơm chan canh vô cùng hấp dẫn.

4. Dưa leo dầm mắm chua giòn

– Một kg dưa leo rửa sạch, bỏ ruột, cắt xéo, ngâm với 50gr muối hạt trong 2h.

– Vớt dưa ra rửa sạch nhiều lần cho bớt mặn, để ráo. Ngâm tiếp số dưa đó trong thau nước đá trong 30 phút. Vớt ra để thật ráo nước.

– Nấu một lưng bát nước mắm và một chén đường vàng, đợi sôi tan đường, tắt bếp để thật nguội

– Vớt dưa leo bỏ hũ, cho thêm tỏi cắt khoanh, ớt cắt vào.

– Đổ hỗn hợp nước mắm đường vào hũ dưa, sao cho ngập. Dùng vật nặng chèn lại cho dưa ngập mắm. Bảo quản tủ mát, sau một ngày có thể ăn được.

– Món dưa mắm ăn sống cũng ngon, chế biến xào chung với tôm thịt cũng ngon. Nếu xào thì bỏ dưa vào sau cùng và chỉ nên đảo vài vòng trước khi tắt bếp, tránh dưa bị mềm. Thịt rang dưa mắm, ăn kèm canh khoai mỡ rất hợp.

5. Dưa giá

Nguyên liệu: giá, hẹ, đầu trắng của hành lá ( không có cũng được), hành tím, cà rốt và ớt sừng đỏ. Để ráo nước. Hẹ, hành tím, cà rốt, ớt.

Pha đường và muối tỉ lệ 6:1 (muong an com) Với 2 lít nước ấm sau cho giấm vào. Nếu bạn muốn dưa giá muối tối hôm trước và ăn trong chiều ngày hôm sau thì cho giấm chua một chút, nếm có vị ngot, ít mặn và chua.

Dưa giá muối chua chứ không mặn, nên tỉ lệ muối cho rất ít. Bạn có thể gia giảm theo của bạn, không nhất thiết phải y trang như vậy. Cái chính là nếm có chua và ngọt , chút xíu mặn là được. Muốn giữ lâu ăn vài ngày thì khi giá đã ăn được tớ cho vào lọ thủy tinh kín để trong tủ lạnh

6. Dưa góp

Nguyên liệu

– 1 củ cà rốt, 1 củ su hào, 2 quả dưa chuột

– 6-7 nhánh tỏi, 2-3 quả ớt cay

Cách thực hiện

– Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột, su hào cà rốt rửa sạch sau đó dùng dao có hình răng cưa cắt tất cả thành hình sao cho đẹp mắt, trộn với 2 thìa cà phê muối tinh, ướp trong 15 phút, đổ bỏ phần nước tiết ra để rau củ được giòn hơn.

– Pha nước ngâm dưa góp: Pha theo tỉ lệ 1:1, 1 bát giấm, 1 bát đường, 1 bát nước mắm, 1 bát nước trắng, đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào (tuỳ độ cay của mỗi gia đình mà cho vừa khẩu vị)

– Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già, để bình được khô ráo. Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy lắp, sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu thì sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

7. Muối dưa cải bẹ

Nguyên liệu

– Dưa cải bẹ: 2,5 kg

– Đường: 100 gram, mì chính, muối tinh hoặc bột canh: 6 thìa con

– Hành lá, ớt 3 quả, tỏi 3 củ, riềng 1 củ

– 3 lít nước lã đun sôi để nguội

Cách muối dưa cải bẹ giòn ngon

– Cải bẹ mua về tách rời từng lá, rồi rửa sạch, vứt bỏ lá úa. Xếp cải ra mâm phơi cho cải héo.

– Sau đó rửa sạch rồi cắt khúc dài chừng 5 cm, để cho ráo nước. Hành lá cắt khúc rồi rửa sạch. Hành và cải trộn đều với nhau.

– Nước muối dưa gồm có: 3 lít nước lã đun sôi để nguội + 100 gram đường + 2 thìa mì chính + 6 thìa gia vị rồi đảo tan.

– Xếp dưa vào bình rồi đổ nước muối dưa lên. Cho thêm tỏi, ớt lên trên mặt rồi dùng vật nặng sạch đè lên. Đợi khoảng 2 ngày làm món dưa cải bẹ muối ăn được.

8. Dưa mắm

Nguyên liệu:

– 2 quả dưa chuột, 2 nắm muối hạt, Ớt, tỏi

– Nước mắm, đường, nước hàng.

Cách làm:

Bước 1: Dưa mua về chẻ đôi, cắt xéo từng miếng, dày khoảng 3 cm. Cho muối vào, chờ muối tan và thấm vào dưa.

bước 2: Lấy dưa ra, rửa và vắt ráo. Nếm thử dưa mặn hay nhạt để khi nấu nước mắm đường cho vừa ăn.

Bước 3: Nấu nước mắm: Cho nước mắm, đường và chút nước lạnh vào quấy tan. Nêm nếm cho đậm đà. Thêm chút nước hàng nấu sôi và để nguội. Dưa sau khi vắt ráo nước, trộn với tỏi và ớt cắt lát, cho vào lọ. Cho nước mắm nấu nguội vào.

Bước 4: Đậy kín và cất nơi thoáng mát. Dưa từ từ chuyển màu và ăn được sau khoảng 5 ngày đến 1 tuần. Khi ăn lấy ra một ít, trộn với đường, chanh và tỏi băm.

9. Rau muống muối

– Rau muống trắng nhặt sạch lá còn cậng, rửa sạch dưới vòi nước.

– Sau khi đã rửa sạch, cho muối trắng vào ngâm 15-30p cho sạch vi khuẩn, đất, cát…

– Đun nước sôi, thả rau vào chần sơ…

– Cắt rau làm 2,3 khúc tuỳ sở thích, ướp 1 lớp rau, 1 lớp tỏi ớt, 1 thìa đường, 1 thìa muối…

– Sau khi xếp xong các mẹ đổ xăm nước giấm tỉ lệ 4 bát nước: 1 bát giấm

– Và đây là thành quả của em. Các mẹ có thể chén sau 1,2 ngày. Rau giòn, thơm mùi tỏi, chua ngọt rất vừa miệng. Đảm bảo ông xã thích mê.

10. Dưa cải bắp

Nguyên liệu:

– 1 bắp cải thật xanh, tươi

– Lọ, hũ thủy tinh dung tích khoảng 5 – 7 lít, miệng rộng, có nắp đậy, rửa sạch, để ráo. Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hũ.

– 1 bó rau cần, 1 bó rau răm, 1 củ tỏi.

Cách làm:

Bắp cải gỡ từng lá, rửa sạch, xắt sợi, để ráo. Rau cần rửa sạch, cắt khúc. Tỏi giã dập. Rau răm rửa sạch, cắt vừa.

Nấu sôi 2 lít nước với 50gr muối bột, 100gr đường, 1/2 chén giấm. Nấu tan muối, đường rồi để mở vung cho mùi dấm bay hơi bớt, nước nguội bớt nhưng vẫn còn nóng già. Mình dùng giấm táo nên nước hơi có màu đỏ một chút.

Trộn đều bắp cải, rau cần, rau răm, tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh, nén nhẹ nhàng, đừng nén chặt quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa. Gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên trên; bạn cũng có thể dùng một dĩa sứ nặng đè trên mặt dưa.

Châm hỗn hợp nước giấm còn nóng già vào hũ dưa, dưa sẽ dịu xuống nhanh, bạn đậy kín hũ dưa lại, cất nơi thoáng mát. Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai dưa vẫn còn nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị.

Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhấn chìm phần dưa còn lại trong hũ dưới mặt nước muối.

Sau khi ăn hết dưa, nếu muốn làm ngày một hũ khác thì bạn giữ lại một ít nước muối cũ, sau khi làm hũ dưa mới và châm nước muối mới vào thì cho thêm chừng 1 chén nước muối cũ, thời gian dưa chua sẽ nhanh hơn.

Đăng bởi: Trần Hà Thu

Từ khoá: Tổng hợp cách làm 10 món dưa muối tuyệt ngon không lo nổi váng hay bị khú

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Cách Làm Thạch 3D Đẹp Mắt trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!