Bạn đang xem bài viết Sai Lầm Nuôi Con: Tư Thế Bú Mẹ Không Đúng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sai khớp ngậm làm cho đầu ngực tôi bị nứt cổ gà, chạm nhẹ là đau run người. Núm vú lung lay như chực rụng ra. Chồng tôi không biết làm sao, cứ ôm lấy hai mẹ con.
Chị Nguyễn Thu Hương (29 tuổi, Hà Nội) tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm hay về hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ:
Khớp ngậm chuẩn và tư thế bú mẹ đúng
Đây là chìa khóa của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Khi con tôi bắt đầu ti mẹ trực tiếp, tôi phải đối diện với một vấn đề lớn: Sai khớp ngậm.
Sai khớp ngậm làm cho đầu ngực tôi bị nứt cổ gà, chạm nhẹ là đau run người. Mỗi lần tôi cho con bú mà đau như tra tấn, nước mắt rơi lã chã. Núm vú lung lay chực rụng ra. Chồng tôi không biết làm thế sao, cứ ôm lấy hai mẹ con.
Anh thương quá bảo tôi vắt sữa để cho con ti bình. Tôi một mực từ chối, tôi nói mình chịu đau được, nhất định phải cho con ti mẹ trực tiếp để con quên bú bình.
Sau khi tập cho con ti mẹ hoàn toàn và đúng khớp ngậm, vấn đề thứ hai tôi gặp phải là: Lượng sữa sản xuất vượt quá nhu cầu của con. Mỗi lần cho con bú là bé bị là sữa bắn đầy mặt hoặc sặc sữa làm con hoảng loạn khóc lóc ầm ĩ.
Tôi lại bắt đầu tập cho con thích nghi với việc này. Hóa ra, bé chưa thực sự có khớp ngậm chuẩn nên bị sặc khi sữa mẹ xuống quá nhanh và nhiều.
Bé thích nghi dần, khớp ngậm thực sự chuẩn thì lưỡi bé sẽ như cái kênh dẫn nước vào vòm họng khiến bé không bị sặc nữa.
Lời khuyên:
1. Cằm bé cắm sâu vào bầu vú mẹ.
2. Đầu bé ngửa ra (góc giữa cằm cổ khoảng 140 độ).
3. Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới.
4. Miệng bé mở rộng (như cá đớp mồi), không chỉ ngậm đầu ti và ngậm sâu vào quầng vú.
5. Bé ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú trên. (Đỉnh đầu ti sẽ chạm sát vòm trên trong họng bé.)
6. Mẹ không có cảm giác đau hay khó chịu khi bé nút.
7. Khớp bám rất chắc cho dù lúc bé ngưng nút.
8. Bé nún nhanh ngay lúc đầu (massage), sau đó khi có sữa bé nún, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại nút tiếp.
Kích sữa chỉ dành cho các mẹ làm sai từ đầu
Kích sữa chỉ dành cho các mẹ làm sai khiến lượng sữa giảm hoặc các mẹ đã mất sữa muốn kích sữa về. Còn các mẹ cho con bú trực tiếp cứ để mọi thứ thuận theo tự nhiên, cứ cho con bú mút theo nhu cầu và da tiếp da, sữa luôn đủ cho con ăn, thậm chí thừa.
Các mẹ hãy luôn tin vào bản năng làm mẹ của mình. Cái máy hút sữa chỉ phản ánh được hiệu suất của nó
Lời khuyên:
– Trong thời gian kích sữa, các mẹ có thể đi xin sữa mẹ của mẹ khác về cho con ăn. Về lâu dài, bạn phải kích sữa để nuôi con bằng sữa của chính mình.
– Cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là về ban đêm, thời điểm vàng gia tăng hormon prolactin và oxytocin, việc cho con bú trực tiếp sẽ khiến lượng sữa gia tăng đáng kể.
– Da tiếp da.
– Không lạm dụng máy hút sữa.
– Cho con bú 1 bên, bên còn lại dùng máy hút sữa, đều đặn khoảng 3h/ lần. Các mẹ chỉ cần giữ lịch hút đều đặn, không được để tình trạng ngực quá căng mới cho con bú và hút được bao nhiêu không quan trọng.
– Chế độ ăn uống không quá kiêng khem, đa dạng và phong phú.
– Tinh thần phải luôn vui vẻ và thoải mái. Stress là kẻ thù của các mẹ sữa. Tinh thần vui vẻ thoải mái thì mới làm gia tăng hormon oxytocin để kích thích việc tiết sữa được.
Con tôi từ một đứa trẻ sơ sinh bị tráng ruột sữa công thức, bé ăn sữa công thức trong suốt tháng đầu, bỏ ti mẹ thì đến 1,5 tháng đã ti mẹ trực tiếp hoàn toàn.
Sau hai tháng, sữa về tràn trề, và đây cũng là lúc tôi bắt đầu hành trình vắt hàng trăm bịch sữa đem đi cho tặng. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù thời gian không có nhiều, mỗi ngày chỉ vắt được 2 bịch đủ cho con ăn ở nhà khi mẹ đi làm nhưng thứ bảy và chủ nhật ở nhà cho con ti trực tiếp. Tôi vẫn duy trì vắt sữa và tích được nhiều lại đem cho tặng.
Hiện tại, con trai tôi đã được 9 tháng tuổi và được ăn hoàn toàn từ nguồn sữa mẹ.
10 Sai Lầm Không Đáng Có Khi Đi Du Lịch
Cần nắm rõ 10 sai lầm không đáng có khi đi du lịch để những chuyến đi của mình không biến thành những chuyến đi tồi tệ. Du lịch mùa cao điểm, chọn chỗ nghỉ xa trung tâm… thường ảnh hưởng đến trải nghiệm trong chuyến đi.
Ở ngoại ô để tiết kiệm tiềnViệc ở khu vực xa thường giúp bạn có không gian ở rộng, giá rẻ hơn. Tuy nhiên, số tiền bạn tiết kiệm được có thể bằng với chi phí cho việc di chuyển trong ngày. Khi bạn đang đi nghỉ, không gian xung quanh nên là những con đường lãng mạn hơn là một nơi nào đó với tầm nhìn nhàm chán của vùng rìa điểm du lịch. Nếu ở trung tâm của thành phố, bạn có thể đi bộ xung quanh những địa điểm nổi bật vào ban đêm hoặc sáng sớm với ít khách tham quan. Lợi thế khác là bạn có thể trở về chỗ nghỉ vào ban ngày để nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa.
Việc ở ngoại ô sẽ khiến bạn phải di chuyển xa hơn
Đi du lịch mùa cao điểmNếu từng xem những hình ảnh trên mạng và ngoài đời thật, bạn sẽ nhận ra đám đông du khách có thể làm hỏng không gian tại điểm đến. Ngoài ra, bạn sẽ phải trả chi phí đắt đỏ, chen chúc giữa dòng người trong mùa cao điểm. Thậm chí đối với các địa điểm như nhà hàng, khách sạn giá rẻ, có thể bạn sẽ bị nhân viên đối xử hời hợt bởi họ phải phục vụ quá nhiều người cùng lúc. Trước khi lên đường, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về mùa du lịch tại điểm đến để có một chuyến đi trọn vẹn.
Nên cân nhắc khi đi du lịch mùa cao điểm
Cố gắng xem nhiều nhất có thểNhiều du khách muốn tận dụng thời gian để đi đến nhiều điểm tham quan nhất, chạy liên tục không ngừng nghỉ. Lời khuyên của những người du lịch chuyên nghiệp là nên chậm lại, tận hưởng chuyến đi, hít thở bầu không khí tại đất nước bạn đang dừng chân. Thời gian vừa đủ để thực sự cảm nhận một thị trấn, thành phố là hai ngày. Tận dụng tối đa thời gian du lịch chỉ phù hợp với những người coi du lịch là công việc thay vì nghỉ dưỡng.
Việc tham quan quá nhiều địa điểm trong 1 ngày khiến bạn mệt mỏi
Mang theo quá nhiều hành lýNhiều du khách tiết lộ họ nhận ra nhiều thứ trong vali không được dùng đến trong suốt chuyến đi. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu thời tiết nơi đến, địa điểm mình sẽ đi rồi mang đồ thích hợp. Đối với những thứ có thể mua tại điểm đến, có sẵn ở khách sạn hoặc không quá cần thiết, hãy mạnh dạn bỏ lại để có túi hành lý gọn nhẹ nhất. Một chiếc khăn lớn có thể dùng làm khăn quàng cổ hoặc làm chăn để đắp.
Chỉ nên mang hành lý đủ dùng
Chỉ mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụngBạn không nên chỉ mang theo một trong hai thứ trên trong các chuyến đi. Bạn có thể bị mất tiền, mất thẻ, ngân hàng chặn giao dịch… Kinh nghiệm của những người thường xuyên đi du lịch là mang theo cả tiền mặt và thẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên có tối thiểu hai thẻ tín dụng để chủ động trong mọi tình huống, bởi việc hết tiền trên đường du lịch nghiêm trọng hơn so với lúc ở nhà.
10 Sai Lầm Ai Cũng Mắc Phải Khi Sạc Điện Thoại, Mẹo Sạc Pin Điện Thoại Đúng Cách
10 sai lầm dễ mắc phải khi sạc điện thoại nên tránh Luôn để bộ sạc của mình trong ổ cắm
Ngay cả khi điện thoại không được kết nối, bộ sạc vẫn liên tục tiêu thụ điện nếu được cắm trong ổ cắm gây tốn điện. Thêm vào đó, máy biến áp giải phóng nhiệt khiến nhiệt lượng có thể từ từ tích tụ, dễ dẫn đến bắt lửa. Hoặc nếu không khí trong phòng đủ ẩm, nó có thể làm chập điện máy biến áp và gây ra hỏa hoạn.
Sạc pin đến 100%Để pin chết hoàn toàn trước khi sạc lại
Không tốt chút nào nếu bạn để pin về 0% bởi vì pin lithium hoạt động theo chu kỳ sạc. Nếu để pin cạn và sập nguồn, bạn sẽ phá hủy tuổi thọ của pin.
Để điện thoại sạc qua đêmNếu cứ để pin đầy như thế trong thời gian lâu dài, đặc biệt những ai hay có thói quen cắm sạc qua đêm, lúc này điện tích trong pin lúc nào cũng cao còn có thể khiến nó như thể “quá sức” và dần dẫn đến tác động không tốt.
Sử dụng điện thoại trong khi sạcHạn chế vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại, và bảo đảm phải sạc bằng sạc và cáp theo máy, để tránh nguy cơ cháy nổ đáng tiếc xảy ra.
Sạc điện thoại ngay cả khi pin trên 20%
Trường hợp này hơi khó đối với sự cố hết pin bất ngờ. Tuy nhiên nếu muốn giữ tuổi thọ máy thì bạn nên sạc điện thoại khi máy báo cần sạc pin, thông thường dưới 20% pin máy sẽ báo.
Để ốp lưng điện thoại trong khi sạcMột trong những kẻ thù chính của pin là nhiệt và nếu bạn sạc điện thoại mà không tháo ốp lưng điện thoại ra thì nhiệt độ không thể thoát ra được. Điều này sẽ khiến pin và các bộ phận bên trong khác của điện thoại nóng lên. Trước khi sạc điện thoại, hãy tháo ốp lưng máy ra để cho pin “thở”.
Sử dụng bộ sạc chung và rẻ tiền
Mỗi điện thoại đều có bộ sạc tương thích, không nên thay thế bằng một thương hiệu khác. Nếu bạn không sử dụng bộ sạc phù hợp, năng lượng truyền vào pin có thể quá nhiều hoặc quá ít. Điều này có thể dẫn đến việc pin bị nóng lên.
Bộ sạc tốt nhất cho điện thoại của bạn là bộ sạc chính hãng bạn nhận được khi mua điện thoại. Nếu bạn chẳng may làm hỏng hoặc mất, hãy mua bộ sạc mới ở cửa hàng uy tín.
Sử dụng các ứng dụng pin không xác định khiến pin bị quá tải Sạc điện thoại từ máy tính xách tay của bạnMáy tính xách tay thường được sử dụng để sạc điện thoại, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với sử dụng ổ cắm thông thường và nó không kích hoạt tùy chọn sạc nhanh của pin. Nếu bạn muốn sạc pin nhanh hơn và theo cách tốt nhất có thể, bạn nên sử dụng ổ cắm thông thường.
Một số mẹo tiết kiệm pin và sử dụng pin khoa học
Tắt các chức năng như Bluetooth, wifi, 3G, định vị khi không sử dụng vì các chức năng này ngốn rất nhiều pin điện thoại.
Để độ sáng màn hình hợp lí, phù hợp với môi trường sử dụng. Thường thì chỉ để ở mức trung bình trở xuống hoặc chế độ auto, điện thoại tự động điều chỉnh ánh sáng theo vị trí của bạn.
Để chế độ tự động khóa màn hình sau 30s – 1 phút.
Tắt các ứng dụng ngầm khi không sử dụng như game, web, ứng dụng.
Kiểm tra mạng và máy thường xuyên vì khi máy ở khu vực bắt sóng yếu thì máy sẽ tốn pin hơn để có thể bắt sóng được mạng.
Đăng bởi: Thạch Ngọc
Từ khoá: 10 sai lầm ai cũng mắc phải khi sạc điện thoại, mẹo sạc pin điện thoại đúng cách
6 Chỉ Dẫn Mẹ Cho Con Bú Để Có Nguồn Sữa Dồi Dào Và Chất Lượng Nhất
Ăn gì và không nên ăn gì để có nguồn sữa dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình cho con bú là vấn đề bà mẹ nào cũng lo lắng.
1. Lựa chọn các loại thức ăn giàu năng lượng
Việc ăn kiêng nghiêm ngặt và kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng sữa mẹ. Tiến sĩ Wong đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng ít nhất trong tháng đầu tiên sau khi sinh em bé. Hay nói cách khác, người mẹ không ăn kiêng sau khi sinh. Trung bình cơ thể người mẹ sẽ cần thêm 500 calo mỗi ngày nếu trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Từ tháng thứ hai trở đi, chuyên gia Wong khuyên các mẹ duy trì lượng calo hàng ngày khoảng 1,800 calo. Nếu muốn lấy lại vóc dáng sau sinh thì nên tập thể dục thường xuyên thay vì ăn kiêng.
2. Đảm bảo uống vừa đủ lượng nước cần thiết
Trong giai đoạn cho con bú mẹ sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường, do 87% thành phần sữa mẹ là nước. Tiến sĩ Wong khẳng định uống quá nhiều nước không có nghĩa là lượng sữa mẹ tiết ra sẽ tăng lên, nhưng nếu mẹ uống nước quá ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
Mẹ uống quá nhiều nước sẽ tạo ra hiệu ứng lợi tiểu làm cho cơ thể người mẹ giải phóng chất điện giải và muối thông qua việc tiểu tiện. Khi đó người mẹ sẽ gặp 1 số triệu chứng như váng đầu, ù tai… Người lớn trung bình nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, đối với các bà mẹ cho con bú, cần uống thêm 900ml nước để cấp đủ nước cho cơ thể người mẹ. Tiến sĩ Wong cho biết trong quá trình cho con bú, người mẹ thường ít vận động nên khả năng bị mất nước cũng thấp, cho nên mẹ không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ cần uống đủ lượng nước cần thiết cho 1 ngày.
3. Hạn chế ăn đồ biển “ngậm” nhiều thủy ngân
Hải sản, đặc biệt là những loài sống sâu dưới đại dương sẽ tồn dư 1 lượng thủy ngân. Khi người mẹ ăn hải sản có chứa thủy ngân sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ. Bé vô tình hấp thụ thủy ngân độc hại thông qua sữa mẹ, có thể gây chậm phát triển ở trẻ, thậm chí gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Lời khuyên ở đây đó là mẹ nên tránh ăn hải sản có thủy ngân, loại bỏ ra khỏi thực đơn như thịt cá mập, cá kiếm, cá thu vua, thay vào đó hãy ăn là cá hồi, cá mú, cá chim.
4. Tránh những loại thực phẩm gây đầy bụng
Các loại rau như cải bắp, hành tây, bông cải xanh và súp lơ là nguồn chất xơ tuyệt vời. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có thể gây ra chứng đầy hơi. Nếu mẹ ăn quá nhiều trong số các loại rau này, khí hơi có thể truyền vào sữa mẹ và làm cho bé bị đầy bụng, khó chịu.
Lời khuyên của chuyên gia đó là mẹ nên ăn các loại thực phẩm này với mức độ và số lượng vừa phải, không quá 1 bát ăn cơm mỗi bữa. Sau khi cho bé bú, mẹ hãy cho bé ợ hơi để giải phóng hết khí trong dạ dày bé giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn.
5. Vẫn có thể cho bé bú khi mẹ đang bị ốm và dùng thuốc
Các kháng thể mà cơ thể mẹ tạo ra để chống lại virus bệnh, nhiễm trùng sẽ đi vào sữa mẹ, bé sẽ được thụ hưởng kháng thể này và hạn chế khả năng bị ốm. Chính vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng và có thể tiếp tục cho bé bú kể cả khi mẹ đang bị ốm.
Hầu hết các loại thuốc bán tự do, đặc biệt là những loại thuốc không cần bác sĩ kê đơn đều an toàn cho các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bác sĩ Wong cho biết các loại thuốc như Benadryl, ibuprofen và paracetamol thường an toàn miễn là mẹ tuân thủ đúng liều lượng trên phiếu hướng dẫn sử dụng. Khi bị ốm, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc và cho bé bú mẹ, đeo khẩu trang để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé.
6. Không hút thuốc và uống rượu bia
Người mẹ cứ hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày, hàm lượng nicotine sẽ càng tăng tiết trong sữa mẹ khiến cho bé quấy khóc và cảm thấy khó chịu trong người. Tương tự, uống rượu bia cũng làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra. Người mẹ cần phải đợi ít nhất 2 giờ để rượu bia trong cơ thể được làm sạch trước khi cho con bú.
Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé cũng như đảm bảo nguồn sữa mẹ an toàn đó là loại bỏ hẳn những thói quen xấu này.
Con Trai Ngủ Cùng Mẹ? Làm Thế Nào Để Tự Chủ Cho Con
Việc cho con đã lớn ngủ chung là điều rất không nên. Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ cần cho con ngủ riêng từ sớm. Việc cho con ngủ chung như vậy vô tình khiến trẻ không nhận ra mình đã lớn hoặc cứ muốn nhỏ mãi để được cưng chiều. Điều đó sẽ hạn chế tính tự lập, tự giác, ngay cả việc học cũng không nghĩ là học cho mình.
Với quan điểm chung của các bác sĩ thì việc cho con trai ngủ cùng mẹ hay con cái ngủ cùng cha mẹ khi đã lớn là không nên nó sẽ làm cho trẻ mất đi tính tự lập và không có không gian riêng tư. Thêm vào đó là các nhu cầu sinh lý nảy sinh sẽ khiến đến các hậu quả đáng tiếc mà không mong muốn.
Chị Âu Dương (Trung Quốc) ly hôn và một mình nuôi con trai 5 tuổi. Bị ảnh hưởng bởi tình cảm của cha mẹ, con trai cô từ nhỏ đã tương đối rụt rè và đặc biệt sợ bóng tối. Để giúp con vượt qua nỗi sợ, người mẹ phải dọn vào phòng của con trai và ngủ cùng đứa trẻ trong vài năm.
Nửa đêm, chị Âu Dương nghe thấy tiếng nước chảy xối xả rất lâu trong phòng tắm, cô nhanh chóng đứng dậy thì thấy con trai mình đang lén lút lau quần lót.
Thấy mẹ, cậu con trai ngượng ngùng nói: “Hình như con vô tình đi tiểu”… Con vừa nói xong, chị Âu Dương đã sửng sốt và hiểu ra nguyên do.
Chị nhận ra rằng cậu con trai 13 tuổi của của mình đã lớn và bước đầu đã có những phản ứng sinh lý bình thường như “mộng tinh” hoặc “giấc mơ ướt”. Người mẹ thấy có chút hối hận vì 8 năm qua nghĩ con còn nhỏ và cứ để con ngủ cùng mẹ trong thời gian quá dài.
Sau khi khéo léo làm tư tưởng cho con, người mẹ đã quyết định cho con ngủ riêng, ban đầu để sáng đèn và từ từ giảm dần độ sáng. Đồng thời cũng lựa cơ hội phù hợp để tâm sự với con về chuyện dậy thì và giới tính.
Đứa trẻ vẫn còn nhỏ, không dám ngủ một mình và cần sự đồng hành của cha mẹ, điều này là dễ hiểu. Tuy nhiên, khi tuổi lớn dần, nếu vẫn phải có ai đó bên cạnh, đứa trẻ quá phụ thuộc và không muốn tự mình lớn lên. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của đứa trẻ.
Do đó, khi trẻ được khoảng 3 tuổi, các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ ngủ phòng riêng, chỉ cần bạn kiên trì, trẻ sẽ thích nghi nhanh chóng.
Bắt đầu từ 7 đến 8 tuổi, với sự phát triển nhanh chóng, các hormone thể lực được “đánh thức” và trẻ bước đầu nhận thức về giới tính.
Nếu thường xuyên ngủ chung giường với bố mẹ sẽ dễ dẫn đến tình trạng hormone tăng trưởng nhanh dẫn đến trẻ dậy thì sớm. Điều này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất, sức khỏe mà còn cả việc học tập, sinh hoạt.
Những đứa trẻ lớn vẫn ngủ với cha mẹ thường nhận thức về giới tính rất mơ hồ. Các em dễ tò mò về cơ thể của người khác phái. Vì vậy, cha mẹ nên giải đáp cho con những kiến thức về vệ sinh thân thể cùng sự khác biệt giữa nam và nữ.
Cha mẹ nên giải đáp cho con những kiến thức về vệ sinh thân thể cùng sự khác biệt giữa nam và nữ.
Một số em ở với cha mẹ lâu ngày, do quen nhìn cơ thể người khác giới nên không còn cảm giác “bí mật” về người khác giới nữa, dẫn đến rối loạn khuynh hướng tình dục. Họ không tin vào nửa kia, không tự tin vào cuộc sống gia đình, lo sợ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
Trong nhiều gia đình, mối quan hệ giữa con cái và mẹ gần gũi hơn, điều này chủ yếu là do người mẹ mềm mỏng, nhẹ nhàng tình cảm hơn, đồng thời cũng dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn cha. Nhưng nếu con trai quá dựa dẫm vào mẹ thì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các nét tính cách nam giới của trẻ. Con trai sẽ không đủ mạnh mẽ, thiếu nam tính và tỏ ra rất nhát gan.
Con trai phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, cũng có thể khiến con lớn lên vẫn không thể tự mình sống độc lập, cuối cùng trở thành một “chàng trai bám mẹ”, cần dựa dẫm vào mẹ mọi việc và không thể tự chăm sóc bản thân.
Phụ thuộc quá nhiều vào mẹ cũng sẽ cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Dưới sự bảo chac của mẹ, trẻ không thể hình thành nhận thức tâm lý trưởng thành. Điều này không chỉ cản trở việc phát huy tiềm năng của trẻ mà còn ảnh hưởng đến đánh giá của trẻ về bản thân.
Trẻ bám mẹ thường rất lo lắng khi phải rời xa mẹ, tuy nhiên đây là một giai đoạn phát triển cảm xúc bình thường, bắt đầu khi trẻ dần hiểu rằng mọi thứ và con người tồn tại ngay cả khi chúng không có mặt. Tin tốt là nỗi lo lắng về sự chia ly sẽ dần qua đi và cha mẹ có thể thực hiện các bước để kiểm soát nó dễ dàng hơn.
Trên thực tế, tất cả những người mẹ đều yêu và thương các con của mình dù bé là trai hay gái. Điều này sẽ nhân lên gấp bội đối với những người làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, một số hành vi của mẹ vô tình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của đứa trẻ.
Sau cuộc hôn nhân thất bại, hầu hết tất cả các bà mẹ đơn thân đều đặt cược hết tất thảy tình yêu vào cho đứa con của mình để hy vọng bù đắp sự thiếu vắng của người cha. Tuy nhiên trên thực tế nên chú ý, “loại tình yêu” này sẽ dễ bị biến dạng. Nỗi đau bên trong đứa trẻ là không thể chịu đựng được nhưng phải chấp nhận. Bé sẽ lớn lên theo kiểu giáo dục cực đoan và gặp phải vấn đề lớn trong cuộc sống.
Ví dụ, một người cha/ người mẹ quá quan tâm đến đứa trẻ và không muốn con thoát khỏi vòng tay của mình càng khiến bé bị phụ thuộc vào cha mẹ mà thôi. Đặc biệt là khi mối quan hệ với cha mẹ là khác giới, rất dễ tạo tâm lý “yêu cha” hoặc “yêu mẹ”. Trẻ ngày càng bị ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai, cuộc sống tình cảm của chúng.
Đứa trẻ lên 3 tuổi bắt đầu có nhận thức về giới tính. Việc tắm rửa, mặc quần áo và những giáo dục về sức khỏe thể chất nên được dạy dỗ bởi cha mẹ đồng giới.
Việc cha mẹ khác giới ngủ cùng, tắm cùng, thay quần áo trước mặt con… có thể gây kích thích ham muốn tình dục của đứa trẻ, gây ra phát triển sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đối với những người cha mẹ đơn thân, đứa trẻ thường có tâm lý phụ thuộc nhiều hơn. Vì thế, khi trẻ bắt đầu đến bộ tuổi trưởng thành, cha/mẹ cần thường xuyên trò chuyện và tư vấn những tâm lý để trẻ hiểu hơn về cuộc sống trong tương lai mình sẽ phải đối diện.
Tập cho bé ngủ riêng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời hình thành những thói quen tốt:
Tập cho bé ngủ riêng giúp giảm nguy cơ tử vong sơ sinh: Các nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ ngủ riêng sẽ hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, có tới hơn 1/2 trường hợp trẻ tử vong do bị mẹ đè và gây ngạt thở.
Cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp hình thành thói quen tự lập khi lớn lên.
Khi trẻ ngủ riêng có thể giúp tránh được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý: Nếu ngủ chung với cha mẹ, có thể một lúc nào đó trẻ sẽ bắt gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của mình như: Cha mẹ cãi nhau, hành vi bạo lực gia đình… Những hình ảnh này nếu trẻ chứng kiến nhiều thì sẽ ăn sâu vào tâm trí và ảnh hưởng đến phát triển tâm lý sau này. Một số trẻ có thể xảy ra những chấn động tâm lý không hề nhỏ.
Thuyết phục con ngủ riêng không phải là một chuyện dễ dàng. Con sẽ làm nũng khiến bố mẹ mềm lòng. Vì vậy, kế hoạch tập cho bé ngủ riêng sẽ không thành công. Tuy nhiên, không phải không có cách để tập cho bé ngủ riêng, bạn có thể tham khảo 10 cách sau của Hello Bacsi.
Một em bé còn quá nhỏ ngủ riêng có thể khiến bố mẹ không an tâm. Tuy nhiên, về lâu về dài, bạn sẽ thấy đây là một quyết định đúng đắn. Vì vậy, đừng nên đợi đến khi con quá lớn rồi mới tập cho trẻ ngủ riêng mà nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, khi bé đã quen với việc ngủ một mình, bạn đừng để trẻ leo lên giường của bạn lần nào dù con làm nũng thế nào. Tóm lại, bắt đầu sớm là một trong những mẹo tốt nhất để tập cho bé ngủ riêng đấy.
Những lời nói khiển trách thường không hiệu quả trong việc tập cho bé ngủ riêng. Thay vì dùng lời lẽ không hay, bạn nên sử dụng giọng điệu dịu dàng để dỗ dành bé, chẳng hạn như: “Đã đến lúc con nên ngủ một mình vì bây giờ con đã lớn rồi”.
Trẻ em không thể ngủ được nếu thiếu bố mẹ bên cạnh. Do đó, hãy từ từ tập cho con cách ngủ một mình. Nếu bé muốn bạn nằm chung để ngủ, đầu tiên hãy đồng ý và ngồi trên giường của trẻ. Sau đó, bạn từ từ di chuyển đến ngồi ở một chiếc ghế trong phòng trẻ. Cuối cùng, hãy biến mất hoàn toàn khỏi phòng. Cách này sẽ mất khoảng vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn nhưng lại đem đến hiệu quả.
Bạn phải nói “không” với trẻ, ngay cả lúc 2 giờ sáng. Nếu bé vào phòng bạn và xin ngủ chung, hãy từ chối. Dẫn trẻ trở lại phòng ngủ và dỗ trẻ ngủ lại.
“Mẹ muốn con ngủ một mình? Vậy con sẽ được gì từ điều này?”. Đó là điều đang diễn ra trong suy nghĩ của trẻ. Bạn có thể thử tặng con một món đồ chơi, một món ăn yêu thích để con chịu ngủ một mình.
Đừng chờ đợi thiên thần nhỏ sẽ tự biết đến lúc nào mình phải ngủ riêng. Thay vào đó, bạn hãy nói chuyện với con về điều này từ sớm. Đừng đợi đến giờ đi ngủ rồi mới tiết lộ vì chính bản thân bé cũng cần phải chuẩn bị trước.
Đối với trẻ nhỏ, ngủ một mình thật đáng sợ. Khi bé nói với bạn về những con quái vật trong phòng, hãy lắng nghe con nói. Đừng xem thường nỗi sợ hãi đó, hãy tìm cách giúp trẻ phân tâm để không còn chú ý đến việc phòng ngủ có gì. Bạn có thể dùng gấu bông để xung quanh giường con và nói rằng đây sẽ là những vệ sĩ bảo vệ con đêm nay. Sau đó, hát ru hoặc đọc sách cho trẻ nghe để con từ từ chìm vào giấc ngủ.
Đa số trẻ nhỏ đều mong muốn được đi ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy ôm, hôn và làm tất cả mọi thứ để trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc tập cho bé ngủ riêng.
Bạn muốn mở cửa phòng của con để hỗ trợ con khi cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là ý kiến hay bởi những tiếng ồn, ánh sáng và bóng tối từ bên ngoài có thể khiến trẻ không ngủ được. Do đó, hãy đóng cửa lại hoặc chỉ mở hé một chút đủ để bé cảm thấy yên tâm rằng bố mẹ vẫn ở rất gần.
Hướng Dẫn Nuôi Thỏ Đúng Kỹ Thuật
1. Chuẩn bị trước khi nuôi thỏ
Chuẩn bị khi nuôi thỏ
Chuồng, trại nuôi thỏ
Lồng hay chuồng nuôi thỏ bạn có thể làm bằng các nguyên liệu khác nhau như sắt hay tre gỗ. Nhưng đối với tre gỗ thì bạn cần đảm bảo được phải bố trí sao cho thỏ không gặm mòn được. Vì chúng là loài động vật gặm nhấm.
Quy cách làm chuồng hợp lý là mỗi ô dài từ 90cm, cao chừng 45cm, rộng 60cm. Chuồng có 4 chân và mỗi chân cao 50cm. Mỗi chuồng bạn có thể làm nhiều ô và mỗi ô chỉ nhốt 1 con thỏ giống sinh sản mà thôi, hoặc 5, 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu giống đều được.
Đáy chuồng, lồng cần đảm bảo nhẵn và phẳng sao cho thỏ không thể gặm nhấm được. Đồng thời phải để khe hở để lọt phân và nước tiểu xuống sàn.
Chuồng thỏ nếu đặt ở ngoài trời thì phải để ở nơi thoáng mát, không bị mưa gió ảnh hưởng. Còn nếu để trong nhà thì nên đặt ở hành lang, ngoài hiên để tránh mùi của chúng gây khó chịu trong sinh hoạt của bạn.
Dụng cụ nuôi thỏ
Những dụng cụ như máng thức ăn tinh, xanh, máng nước uống cần được thiết kế đúng kỹ thuật. Việc này sẽ giúp thỏ ăn uống dễ dàng, không thải phân hay nước tiểu hoặc nằm đợc vào trong máng thức ăn.
Đồng thời cũng không cào bới được thức ăn ra ngoài. Máng ăn hay máng uống cần được thiết kế chắc chắn để thỏ không làm đổ được.
Lựa chọn giống thỏ
Để giúp việc nuôi thỏ của bạn trở nên thuận lợi, dễ dàng, mang lại năng suất cao thì việc chọn giống thỏ ban đầu rất quan trọng. Một số giống thỏ phổ biến hiện nay như:
Giống thỏ rừng Việt Nam: Thường có màu xám, nâu hoặc đen, thích nghi với khí hậu trong nước rất tốt, dễ nuôi và chăm sóc.
Giống thỏ Californian: Thường có màu trắng muốt, kích thước to lớn hơn so với giống thỏ rừng Việt Nam một chút. Chúng cho năng suất thịt cao, cũng khá dễ nuôi và chăm sóc.
Giống thỏ New Zealand: Có bộ lông màu trắng tuyền với đôi mắt hồng, hình dáng đáng yêu. Tỷ lệ cho thịt cao, khả năng phối giống và sinh trưởng tốt.
Bên cạnh việc lựa chọn giống, bạn cũng nên để ý đến sức khỏe, thể trạng, không bị khiếm khuyết cơ thể, bộ lông dày mượt,… Những yếu tố đi kèm này sẽ giúp bạn có thể tạo ra một đàn thỏ khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng tốt và đảm bảo năng suất chăn nuôi.
Lưu ý: Chỉ nên chọn những con giống có trọng lượng sau cai sữa (30 ngày) đạt từ 500 – 600 gram, thỏ hậu bị (6 tháng tuổi) trọng lượng từ 2,6 – 2,8 kg/con.
2. Cách nuôi thỏ đúng kỹ thuậtChăm sóc thỏ theo từng giai đoạn
Giai đoạn nhỏ
Giai đoạn này bắt đầu tính từ khi thỏ cai sữa từ 30 đến 70 ngày tuổi và có đến 70 tới 80 % thỏ đực thừa được nuôi vào thịt. Giai đoạn này bạn có thể nuôi chung đúc, các và con để làm giống cũng được.
Giai đoạn nhỡ
Giai đoạn từ 70 đến 90 ngày tuổi được gọi là giai đoạn nhỡ. Giai đoạn này thỏ cần nuôi dưỡng kỹ hơn để trưởng thành.
Ở giai đoạn này thỏ chưa ăn được các thức ăn tích mỡ như ngô, cám hay gạo,… Thay vào đó bạn cần cung cấp các thức ăn giàu protein, vitamin, và chất xơ cho chúng.
Giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng
Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 – 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất.
Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 – 100 g/con/ngày). Các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).
Chăm sóc thỏ theo giai đoạn
Thức ăn cho thỏ
Thức ăn chính của thỏ là các loại rau tươi như ngô, su hào, bắp cải,…. Đó là thức ăn thô. Ngoài ra chúng có thể ăn được lá chuối, đậu lạc, chè dại, cỏ voi…. Nói chung thức ăn của chúng khá đa dạng.
Thức ăn cho thỏ cần được đảm bảo sạch sẽ. Bạn không nên cho chúng ăn thức ăn ở những nơi người ta chăn thả gia súc để tránh giun sán.
Cũng không được cho thỏ an thức ăn đã bị nấm mốc, lên mèn. Thỏ dễ bị trướng bụng, tiêu chảy . Bạn cũng không nên chất đống thức ăn xanh thành đống thì mới cắt về mà nên rải ra hoặc để trên giàn cho ráo nước rồi mới cho chúng ăn.
Nước uống cho thỏ
Khẩu phần thức ăn của thỏ có tỷ lệ thức ăn xanh cao, loại này chứa chiều nước nên lượng nước uống cần cung cấp cho thỏ hàng ngày không nhiều. Tuy nhiên, người nuôi vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và mát.
Thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, đặc biệt là đối với thỏ đẻ và tiết sữa. Không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc thậm chí thỏ mẹ ăn thịt thỏ con.
Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt. Bạn cần thiết kế hệ thống cung cấp nước uống tự động để cho thỏ uống tự do.
Vệ sinh phòng bệnh cho thỏ
Thỏ là loại gia súc yếu, rất nhạy cảm với ngoại cảnh, sức đề kháng của cơ thể kém, dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch bệnh do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên.
Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cho nên, phải nuôi thỏ đúng yêu cầu kỹ thuật, bạn chú ý nhất là khâu vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng.
Người nuôi thỏ thực hiện tốt phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch”: ở sạch, ăn sạch, uống sạch đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Hàng ngày, vệ sinh dụng cụ, thức ăn, nước uống trước khi cho ăn, định kỳ tổng vệ sinh 3 tháng 1 lần.
Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt, có thể bổ sung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress.
Phòng bệnh tích cực bằng cách sử dụng vaccin, thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự xuất hiện và phát tán mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi đàn thỏ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Thỏ thường hay mắc các bệnh như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, trướng bụng đầy hơi,… Hãy quan sát thỏ mỗi ngày. Nếu thỏ ốm, bỏ ăn, trọng lượng giảm, lông không còn bóng mượt nữa, tư thế nằm không bình thường hoặc đi lại khó khăn. Đó là lúc thỏ bị bệnh và cần có biện pháp xử lý.
3. Lưu ý khi bắt thỏKhi bắt thỏ bạn cần cẩn thận để tránh gây chấn thương cho chúng. Nhẹ nhàng nhấc chân thỏ lên và cầm thật chắc. Khi bắt thỏ bạn không được để chúng sợ hãi, chạy hỗn loạn hoặc cào cắn lại.
Không được nắm chân hay nắm tai thỏ để nhấc lên. Vi ở tai thỏ có rất nhiều mạch máu. Nếu không khéo thì có thể đứt mạch máu và làm thỏ chết.
Đối với thỏ trưởng thành thì bạn nhẹ nhàng vuốt dọc tai thỏ và nắm vào phần da trên lưng sát ngay gáy thỏ, tay còn lại thì nhẹ nhàng đỡ mông thỏ. Còn đối với thỏ con thì cần nắm chắc vùng xương chậu và mông rồi để đầu thỏ cúi xuống.
Topcachlam
Đăng bởi: Thảo Ngân
Từ khoá: Hướng dẫn nuôi thỏ đúng kỹ thuật
Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm Nuôi Con: Tư Thế Bú Mẹ Không Đúng trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!