Xu Hướng 9/2023 # Rệp Giường Có Nguy Hiểm Hay Không? # Top 12 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rệp Giường Có Nguy Hiểm Hay Không? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rệp Giường Có Nguy Hiểm Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rệp là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián nhưng nhạt hơn. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ. Con trưởng thành có kích thước chỉ khoảng 5 – 9mm. Rệp cắn vào da người hoặc động vật vào thời điểm đang ngủ để hút máu. Sau khi hút máu, chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra như vài loại côn trùng khác. Mặc dù rệp không lây bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.

Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ. Với kích thước của một hạt táo, rệp ẩn trong các vết nứt, kẽ hở của giường và những đồ vật xung quanh giường. Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể ngủ đông hơn 1 năm. Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Rệp thường ẩn trú ở các vị trí như:

Chiếu, mùng, gối…

Khe giường.

Nệm.

Các vật dụng gần giường.

Ngoài ra, rệp cũng có thể được tìm thấy ở những nơi như:

Dưới các tấm thảm.

Chân tường.

Rèm cửa.

Vết cắn có thể nằm trên mặt, cánh tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Gây ngứa, khó chịu tại vết cắn.

Vết cắn có màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa.

Một số người không có phản ứng với vết cắn của rệp. Trong khi đó, những người khác có phản ứng dị ứng bao gồm ngứa liên tục, mụn nước, nổi mề đay…

Nếu bạn nghi ngờ mình bị rệp cắn, hãy kiểm tra các vật dụng trong nhà để tìm rệp như: nơi ngủ, giường, nệm, đồ nội thất….

Lớp vỏ sau khi rệp lột xác: Lớp vỏ này có màu vàng nhạt.

Vết đỏ: Tìm thấy trên giường, có thể do bạn nằm đè lên rệp.

Đốm đen: Đó có thể là phân rệp.

Sự lây lan của rệp:

Rệp có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua các vật dụng như quần áo, giường hay đồ dùng.

Chúng có thể di chuyển qua các tầng trong nhà hoặc từ phòng này sang phòng khác dễ dàng.

1. Điều trị bổ sung

Kem dưỡng da có chứa hydrocortison (Cortaid).

Thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl).

Nếu bạn bị nhiễm trùng da do gãi vết cắn của rệp, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thêm thuốc kháng sinh.

2. Điều trị tại nhà

Bạn nên ngăn chặn nguy cơ bị rệp cắn bằng cách giải quyết rệp có trong nhà. Điều này có thể khó khăn vì rệp ẩn nấp tốt và có thể sống vài tháng mà không cần ăn. Cách tốt nhất là bạn nên thuê người diệt rệp.

Hút bụi: Hút triệt để rệp từ những vết nứt và kẽ hở trên các vật dụng trong nhà.

Giặt đồ áo: Giặt và sấy khô đồ trong máy sấy ở nhiệt độ cao có thể giết chết rệp trong quần áo hoặc khăn trải giường.

Nhiệt lạnh: Rệp có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ dưới 0°C. Tuy nhiên, cách này khó khả thi do bạn phải bỏ vật dụng có chứa rệp trong tủ đá vài ngày.

Nhiệt nóng: Rệp cũng có thể được tiêu diệt ở 50°C bằng một số máy diệt chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp, bạn cần loại bỏ những vật dụng nhiễm bẩn nặng như nệm giường hoặc ghế dài.

Bộ drap giường và quần áo phải giặt trong nước nóng khoảng 50°C, sấy khô quàn áo.

Dọn dẹp nhà gọn gàng, loại bỏ những nơi rệp giường có thể ẩn nắp và sinh sản.

Đối với một số đồ không thể giặt, bọc chúng trong một túi nhựa và để ngoài trời nắng nóng.

Sử dụng thuốc diệt rệp rõ nguồn gốc để tiêu diệt rệp.

Hút bụi nhà cũng là một cách để loại bỏ trứng và rệp.

Rệp giường là loại côn trùng hút máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hằng ngày. Chúng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan diện rộng và khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc phòng ngừa lại hết sức dễ dàng. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng do rệp gây ra, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Vay Tiền Online Có Nguy Hiểm Hay Không?

Vay tiền online có nguy hiểm không? là thắc mắc chung của rất nhiều người, nhất là những ai đang có nhu cầu vay vốn trong những trường hợp cấp bách. Trong bài viết bên dưới, Top Đánh Giá sẽ giải đáp kỹ hơn về câu hỏi này để các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng vay tiền nhanh ở Việt Nam hiện nay.

Đôi nét về hình thức vay tiền online

Vay tiền online chính là hình thức vay vốn thông qua mạng Internet bằng việc dùng những thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại,… Tại Việt Nam, các ứng dụng vay tiền nhanh đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây và đang được mở rộng. Điểm đáng chú ý là hình thức vay tiền này nhanh chóng trở nên phổ biến và được nhiều người biết tới nhờ sự tiện lợi, đơn giản.

Bởi vì khi vay tiền theo hình thức này, các bạn không phải trực tiếp tới ngân hàng mà chỉ cần ngồi tại nhà, văn phòng và dùng điện thoại hoặc laptop là có tiền về tài khoản. Hơn nữa, khi vay tiền trực tuyến, các bạn cũng không phải thế chấp tài sản và mặc dù lãi suất có hơi cao nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.

Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký vay tiền nhanh trực tuyến cũng rất đơn giản và dễ dàng. Sau khi các bạn đăng ký xong bằng điện thoại hoặc máy tính thông qua ứng dụng vay tiền thì sẽ nhận được cuộc gọi của nhân viên tư vấn. Nếu đủ điều kiện thì khoản vay của bạn sẽ được giải ngân một cách nhanh chóng.

Thực trạng vay tiền nhanh tại Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những ứng dụng vay tiền nhanh đã khẳng định được sự uy tín và tên tuổi của mình thì trên thị trường vẫn tồn tại các website kém chất lượng, lừa đảo khách hàng. Đằng sau các ứng dụng vay ngoài các tổ chức uy tín thì vẫn tồn tại những kẻ giang hồ. Nếu khách hàng không kịp trả nợ thì họ sẽ tiến hành những hình thức đòi nợ vô cùng mạnh tay.

Chẳng hạn như nhắn tin, gọi điện cho khách hàng bằng những lời lẽ chửi bới, đe dọa không thương tiếc. Đó là lý do tại sao mà các bạn phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn những ứng dụng vay tiền nhanh trực tuyến uy tín, chất lượng cao. Như vậy, các bạn mới có thể vay tiền một cách nhanh chóng và không bị lừa đảo.

Trong trường hợp các bạn cần một khoản vay khoảng vài chục tới vài trăm triệu thì tốt nhất nên ghé qua phòng giao dịch của một ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín nào đó. Còn nếu có nhu cầu vay một khoản tiền dưới 10 triệu nhanh chóng thì có thể tham khảo hình thức vay tiền online.

Tuy nhiên, các bạn phải ghi nhớ một điều là nếu vay tiền qua các ứng dụng online thì sẽ chỉ tiếp xúc với họ qua trang web hoặc app. Do đó, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để tránh bị lừa đảo qua mạng.

Trên thực tế, việc lựa chọn công ty cho vay tiền online uy tín chỉ đếm trên đầu ngón tay còn các đơn vị lừa đảo thì đầy rẫy. Thêm vào đó, hiện nay, các trang web hoặc ứng dụng cho vay tiền nhanh thường là do những nhà đầu tư rót tiền vào và hưởng phần trăm hoa hồng đã thỏa thuận ban đầu.

Do đó, kể cả các bạn vay tiền online tại những ứng dụng uy tín thì mức lãi suất cũng vẫn khá cao. Tuy nhiên, nếu lựa chọn vay tiền nhanh tại những địa chỉ uy tín thì các bạn sẽ không sợ nguy hiểm hay bị lừa đảo. Bởi vì hình thức cho vay tiền của những đơn vị này rất minh bạch, rõ ràng và không mập mờ.

Bệnh Thận Đa Nang Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh thận đa nang là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến suy thận giai đoạn cuối ở người lớn, tỷ lệ gặp trong cộng đồng khoảng 1/200 – 1/1.000 người. Vậy bệnh thận đa nang có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân của bệnh thận đa nang là gì? Phải làm gì khi phát hiện bệnh đa nang?

Bệnh thận đa nang là một bệnh lý di truyền, đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều nang ở cả hai thận, có thể kết hợp với nang gan và các bất thường tim mạch, thường dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.

Bệnh có từ khi còn trong bào thai, có thể biểu hiện khi còn là trẻ em, nhưng đa số khởi phát bệnh thường là người lớn.

Nguyên nhân của bệnh là do biến đổi gen bất thường ở nhiễm sắc thể số 16, di truyền theo gen trội (di truyền theo gen lặn rất ít gặp).

 Trong quá trình tiến triển của bệnh, các nang thận to lên, làm thận bị biến dạng, chèn ép nhu mô thận lành gây teo nhu mô thận.

Bệnh thường không có triệu chứng, bạn sẽ “vô tình” phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ, hoặc siêu âm ổ bụng vì lý do nào đó khác.

Siêu âm là phương tiện chẩn đoán phổ biến nhất. Bác sĩ có thể phát hiện các hình ảnh sau khi siêu âm cho người bệnh thận đa nang:

Hai thận to, có nhiều nang kích thước khác nhau ở các vùng của thận.

Có thể kèm theo nang ở gan (gặp ở 50% người bệnh).

Thường có yếu tố di truyền trong gia đình: bố mẹ, anh chị em ruột hoặc ông bà của người bệnh cũng phát hiện có nang thận, nang gan hoặc phình mạch máu não.

Bệnh thận đa nang thường diễn biến âm thầm, nhưng có khả năng dẫn đến các kết quả xấu, làm suy giảm sức khỏe của người bệnh và đẩy nhanh tốc độ tiến triển đến hậu quả cuối cùng là suy thận.

Đau ở vùng thận: Có thể đau mức độ vừa phải do các nang tăng kích thước; cũng có thể đau dữ dội cấp tính nếu có tình trạng chảy máu trong nang, tắc nghẽn đường tiết niệu do cục máu đông hoặc sỏi, hoặc nhiễm trùng nang.

Nhiễm trùng trong nang: Thường rất khó điều trị vì không may là hầu hết các kháng sinh hiện nay rất ít thấm vào nang, do đó, không tiêu diệt được vi khuẩn cư trú trong nang. Người bệnh thường sốt kéo dài, tăng cao nguy cơ bị nhiễm trùng vào trong máu.

Tăng huyết áp: Thường xảy ra sớm, gặp với tỷ lệ 13-20% người bệnh khi chưa có suy thận. Ở phụ nữ mang thai, bệnh cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm.

Ung thư thận: Gần 50% số ca ung thư thận xảy ra ở người bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội.

Suy thận: Tiến triển đến suy thận là hậu quả thường gặp nhất của bệnh. Tỷ lệ người bệnh duy trì được chức năng thận đến tuổi 50 là 78%, đến tuổi 70 là 50%. Suy thận giai đoạn cuối thường xảy ra ở tuổi trung bình là 50.

Việc phát hiện sớm, thay đổi lối sống và phương pháp điều trị có thể giúp giảm các tổn thương cho thận, giảm thiểu các biến chứng, kéo dài thời gian dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nếu không may mắn phát hiện mình bị bệnh thận đa nang, bạn không phải quá lo lắng, và cần làm tốt những điều sau:

Siêu âm kiểm tra định kỳ 3 – 6 tháng/lần cho bản thân và những người trong gia đình để đánh giá các thay đổi của nang thận. Ngoài ra, bạn cũng cần làm các xét nghiệm đánh giá chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu định kỳ.

Đi khám ngay khi có các biểu hiện bất thường: Đái ra máu; đau tức vùng hố thắt lưng hai bên có/không có kèm theo sốt; tăng huyết áp; đái ít hoặc phù…

Thường xuyên đo huyết áp, nếu có tăng huyết áp, bạn phải kiểm soát thật tốt huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị tích cực khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều chỉnh lối sống hàng ngày:

Tăng uống nước 3 – 3,5 lít/ngày.

Hạn chế lượng muối ăn vào ở 5 – 7 gam/ngày. Ăn thêm nhiều rau quả.

Bạn nên bỏ thuốc lá. Bạn vẫn có thể uống café, nhưng không nên quá nhiều (không quá 3 – 4 cốc/ngày).

Tăng cường tập vận động và thể lực. Giữ cân nặng ở mức vừa phải.

Ngoài ra, bạn cũng cần khảo sát định kỳ các tổn thương thường đi kèm thận đa nang: Phình mạch máu não (dễ có nguy cơ vỡ gây chảy máu não); nang gan, bất thường van tim…

Trường hợp muốn có con, bạn nên hỏi tư vấn của bác sĩ để đánh giá tỷ lệ truyền bệnh cho con bạn và có biện pháp hợp lý.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, làm tốt các điều trên sẽ giúp giảm có ý nghĩa tiến triển đến suy thận của bệnh, người bệnh vẫn có thể có cuộc sống thoải mái và có chất lượng tốt.

Kinh Nguyệt Màu Nâu Có Nguy Hiểm Không?

Màu sắc và độ đặc của máu có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nó có thể loãng và lỏng vào những ngày đầu, dày, vón cục vào ngày hôm sau. Máu kinh có thể thay đổi màu sắc, từ đỏ nhạt, đỏ đậm đến nâu.1

Máu màu nâu thường là loại điển hình của máu cũ. Máu màu đỏ sau khi bị oxy hóa sẽ chuyển thành màu nâu.2 Trong hầu hết các trường hợp, kinh nguyệt có màu nâu là bình thường. Tuy nhiên, đôi khi màu nâu cũng gợi ý cho một số bệnh lý mà bạn cần quan tâm.

Máu kinh màu nâu thường xuất hiện đầu hoặc cuối kỳ hành kinh

Máu thay đổi màu sắc tùy thuộc vào thời gian nó tiếp xúc với oxy trong không khí. Và máu kinh cũng như vậy.

Vào đầu hoặc cuối kỳ kinh, máu có thể có màu nâu sẫm hoặc đỏ và có thể đặc quánh. Máu có màu nâu do máu cũ và ở trong tử cung một thời gian dài trước khi được tống ra ngoài. Do sự kiểm soát của các nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ không bong cùng một lúc. Đó là lí do vì sao cuối kỳ kinh, máu thường có màu đỏ sẫm, nâu hoặc đen.

Sản dịch của phụ nữ sau sinh

Sản dịch thường thấy ở những phụ nữ trong 4 đến 6 tuần đầu tiên sau sinh.

Kinh nguyệt màu nâu trong quá trình mang thai

Trong khi mang thai, đôi lúc bạn sẽ thấy có máu màu nâu. Ra máu màu nâu thường gặp vào tam cá nguyệt cuối đến khi chuyển dạ. Đó là những biểu hiện thông thường. Tuy nhiên, khi dịch tiết có màu nâu đi kèm các triệu chứng khác như: đau bụng, nóng rát âm đạo,… bạn nên đến khám bác sĩ.

Sẩy thai không hoàn toàn

Thông thường, sẩy thai thường ra máu đỏ tươi. Tuy nhiên, nhưng một số phụ nữ sẽ gặp phải “sẩy thai không hoàn toàn”. Với loại sẩy thai này, thai nhi ngừng phát triển nhưng không ra khỏi tử cung trong ít nhất 4 tuần. Khi đó, bạn có thể thấy các mảnh mô và máu màu nâu xuất hiện trong âm đạo.

Một số chất, bao gồm: thuốc lá, rượu và ma túy có thể gây sẩy thai. Bạn nên tránh hoàn toàn tất cả những chất này khi đang mang thai.

Tiền mãn kinh và mãn kinh Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra kinh nguyệt màu nâu. Các triệu chứng khác của hội chứng này bao gồm:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Mọc tóc bất thường.

Béo phì.

Mụn trứng cá.

Không thể có thai.

Xuất hiện những mảng da sẫm màu, dày và mượt như nhung.

Phát hiện nhiều u nang trên buồng trứng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục được dùng để chỉ một tình trạng bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Một người có thể mắc khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng không được bảo vệ với người đã nhiễm.

Các bệnh lý này thường do các loại vi khuẩn như: lậu, chlamydia, trichomonas, giang mai,… gây ra. Biểu hiện có thể là viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung. Bạn có thể có kinh nguyệt màu nâu cùng các triệu chứng khác. 3

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Trong một số trường hợp hiếm gặp, ung thư cổ tử cung có thể gây ra kinh nguyệt màu nâu.

Trong hầu hết trường hợp, kinh nguyệt màu nâu là bình thường. Trong một số trường hợp, một số triệu chứng đi kèm sẽ gợi ý một vấn đề sức khỏe. Khi có các triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.

Chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.

Không có kinh trong hơn 3 – 6 tháng.

Chảy máu giữa các kỳ kinh.

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

Chảy máu sau khi mãn kinh.

Xuất hiện 1 đốm máu (bất kỳ màu sắc nào) trong tháng.

Đau trong âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới.

Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Mệt mỏi.

Chảy máu nhiều ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.

Tiết dịch màu nâu sau khi đặt dụng cụ tử cung (IUD).

Ra dịch màu nâu khi bạn đang dùng tamoxifen – một phương pháp điều trị ung thư vú.

Kinh nguyệt màu nâu gợi ý cho nhiều vấn đề sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên nếu không có các dấu hiệu gì bất thường, kinh nguyệt màu nâu cũng chỉ là một tình trạng bình thường của phụ nữ, bạn đừng nên quá lo lắng. Hãy ghi nhận tất cả những thay đổi trên cơ thể bạn, trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm khi cần thiết.

Bà Bầu Bị Huyết Áp Thấp Có Nguy Hiểm Không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không, bạn nên biết thế nào là huyết áp thấp khi mang thai. Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu, và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp thai kỳ được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Tuy nhiên, với một mẹ bầu bình thường khoẻ mạnh, khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp thấp. Nhưng người đó không có triệu chứng gì thì đây không phải là bệnh, mà đó là chỉ số huyết áp bình thường của họ. Chính vì thế, việc chẩn đoán huyết áp thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Dựa vào chỉ số huyết áp bình thường trước đó của người bệnh.

Tiền sử bệnh.

Tổng trạng cơ thể.

Có thể có các triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn và nôn,…

Việc bà bầu bị huyết áp thấp cứ kéo dài thường xuyên sẽ rất nguy hiểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Khi bị hạ huyết áp khi mang thai, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy trên đường, đang đi bộ hay đi thang máy một mình sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai sẽ chậm phát triển, thai nhẹ cân, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu.

Theo các nghiên cứu, đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong khoảng 24 tuần đầu. Sau đó chỉ số huyết áp sẽ trở về bình thường. Một vài yếu tố có thể góp phần làm cho huyết áp thấp hơn như:

Mẹ bầu trước khi mang thai đã có tiền sử bệnh huyết áp thấp không điều trị triệt để.

Mẹ bầu ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, bỏ bữa ăn, uống ít nước.

Ngủ không đủ giấc, thức khuya.

Mẹ bầu có bệnh tim trước đó, bị thiếu máu.

Đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây hạ huyết áp.

Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi kéo dài.

Dễ nhầm lẫn, mất tập trung.

Buồn nôn, nôn.

Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.

Có thể khó thở.

Da lạnh, nhợt nhạt.

Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.

Lo âu.

Thường khát nước, ngay cả khi vừa uống trước đó.

Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp huyết áp ổn định hơn.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Không được bỏ bữa ăn trong ngày. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh để tình trạng bị đói.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Các mẹ bầu không nên thức khuya, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày.

Không thay đổi tư thế đột ngột

Mẹ bầu không nên đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách đột ngột. Vì như vậy cơ thể chưa kịp thích nghi dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.

Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ

Các mẹ bầu tránh gây căng thẳng hay stress. Luôn luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Khám thai định kỳ

Nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng em bé cũng như sức khỏe của mẹ.

Tóm lại, tụt huyết áp khi mang thai là một tình trạng thường gặp và cũng khá nguy hiểm. Chúng có thể gây cho mẹ bầu các triệu chứng phiền toái, khó chịu. Chính vì thế chúng ta cần nắm rõ hơn để khắc phục tình trạng bệnh.

Ngất Do Phản Xạ Thần Kinh Phế Vị Có Nguy Hiểm Không? – Youmed

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị là gì?

Các triệu chứng gồm những gì?

Da tái nhợt.

Vã mồ hôi hoặc tay chân lạnh

Buồn nôn.

Cảm giác nóng bừng.

Giảm thị trường, tầm nhìn, chỉ có thể nhìn thấy các vật đặt ngay chính diện mắt

Cử động bất thường

Mạch chậm, yếu

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Bởi vì ngất có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn tim hay não. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sau ngất, đặc biệt là nếu đây là lần đầu tiên bạn bị ngất. Ngoài ra, ở một số đối tượng sau, bạn cần đi khám ngay khi có triệu chứng ngất như vây, gồm:

Bị bệnh tim mạch

Mắc bệnh Parkinson

Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng sau, bạn phải nhập cấp cứu ngay:

Ngất khi đang đứng ở nơi rất cao, hay chấn thương đầu sau ngất

Ngất hơn 1 phút nhưng không tỉnh lại

Cảm thấy đau ngực hay nặng ngực

Thấy nói khó, nghe kém hay giảm thị lực

Có cơn động kinh

Đang mang thai

Nguyên nhân nào dẫn đến ngất do thần kinh phế vị?

Ngất do thần kinh phế vị xảy ra khi một phần thuôck hệ thống thần kinh tự chủ chi phối nhịp tim và huyết áp xảy ra lỗi trong khi đáp ứng với kích thích bên ngoài. Chẳng hạn như khi một người nào đó nhìn thấy máu, họ có thể quá sợ mà ngất đi. Nhịp tim lúc này chậm lại, và các mạch máu ở chân giãn rộng. Điều này làm cho máu ứ lại ở chân, làm giảm huyết áp. Giảm huyết áp và nhịp tim chậm lại quá nhanh làm giảm lưu lượng máu đến não một cách đột ngột.

Nguyên nhân ngất do thần kinh phế vị bao gồm:

Tiếp xúc với nhiệt.

Thấy cảnh của máu me

Sợ cơ thể bị chấn thương.

Dùng sức nhiều, chẳng hạn như khi đi tiêu khó

Cách phòng ngừa ngất do phản xạ thần kinh phế vị:

Cách để chẩn đoán ngất do phản xạ thần kinh phế vị:

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

Siêu âm tim. Thủ thuật này sử dụng hình ảnh qua siêu âm để đánh giá xem tim và các vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề về van tim, có thể gây ngất.

Nghiệm pháp gắng sức. Xét nghiệm này giúp phát hiện nhịp tim bất thường trong khi gắng sức. Nó thường được thực hiện trong khi đi bộ hoặc chạy bộ trên máy chạy bộ (treadmill).

Nghiệm pháp bàn nghiêng rất cần thiết khi tiếp cận một bệnh nhân ngất

Các phương pháp điều trị và thuốc:

Các loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa Ngất do thần kinh phế vị bao gồm:

Corticosteroids, giúp tăng thể tích dịch và muối trong ở thể bạn

SSRIs (thuốc ức chế thụ thể serotonin) giúp điều hòa hệ thống giao cảm

Vật lí trị liệu:

Phẫu thuật

Cân nhắc gắn thêm một máy tạo nhịp tim, giúp điều hoà nhịp tim, có thể giúp một số người bị ngất do thần kinh phế vị. Những trường hợp phải đặt máy cũng rất hiếm gặp.

Nếu bạn ngất do rối loạn nhịp, bác sĩ có thể cân nhắc đặt máy tạo nhịp cho bạn.

Hội chứng sốc nhiễm độc mà bạn cần biết

Kiệt sức do nhiệt, nguyên nhân chẩn đoán và điều trị

Cập nhật thông tin chi tiết về Rệp Giường Có Nguy Hiểm Hay Không? trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!