Xu Hướng 9/2023 # Rau Xà Lách Và Rau Diếp Có Gì Khác Nhau? Phân Biệt Với Rau Diếp Cá # Top 10 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rau Xà Lách Và Rau Diếp Có Gì Khác Nhau? Phân Biệt Với Rau Diếp Cá # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rau Xà Lách Và Rau Diếp Có Gì Khác Nhau? Phân Biệt Với Rau Diếp Cá được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong số các loại rau sống thì rất nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa tên gọi của rau diếp, rau diếp cá, rau xà lách. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online sẽ giúp các bạn hiểu hơn về rau xà lách và rau diếp có gì khác nhau, đồng thời phân biệt với rau diếp cá để tránh nhầm lẫn giữa các loại rau này.

Rau xà lách và rau diếp có gì khác nhau

Rau xà lách được bán khá nhiều ở các chợ dân sinh cũng như trong siêu thị. Thường thì trong siêu thị sẽ bán nhiều loại xà lách hơn các chợ dân sinh, đặc biệt là các giống xà lách nhập ngoại thường chỉ có ở trong siêu thị chứ không bán phổ biến ở các chợ. Nếu nói rau xà lách và rau diếp có gì khác nhau thì thực ra không khác nhau, rau xà lách được dùng phổ biến hơn, nhưng nhiều vùng vẫn gọi rau xà lách là rau diếp. Vì thế có thể nói rau xà lách chính là rau diếp chỉ khác nhau về tên gọi mà thôi.

Ngoài tên gọi rau diếp, rau xà lách còn được gọi là cải tai bèo hay cải bèo vì hình dạng lá của nó giống như lá bèo. Tuy nhiên, nếu phân loại cụ thể thì rau xà lách thực ra lại thuộc họ rau diếp và chỉ là một trong số nhiều loại rau diếp mà thôi.

Phân biệt với rau diếp cá

Nhiều nơi gọi rau diếp là rau xà lách, nhưng lại có một loại rau sống khác gọi là rau diếp cá nên nhiều bạn cũng hay bị nhầm lẫn giữa các tên gọi. Rau diếp cá không phải một loại rau họ rau diếp và đương nhiên nó cũng không hề giống với rau diếp.

Rau diếp cá là một loại cây họ Giấp cá, thuộc bộ Hồ tiêu. Rau xà lách là cây họ Cúc, thuộc bộ Cúc, chi Rau diếp. Về phân loại khoa học thì 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau về cả chi và họ, nhưng do tên gọi địa phương có nhiều sự trùng tên nên mới có sự nhầm lẫn giữa 2 loại này. Để phân biệt 2 loại rau này cũng rất đơn giản, các bạn có thể phân biệt qua hình dạng và mùi vị của rau:

Về hình dạng: rau diếp cá là loại thân thảo, lá nhỏ thường có hình tim. Thân mọc vươn dài bò trên mặt đất, hoa có 4 cánh màu trắng nhỏ, nhụy hoa màu vàng dạng trụ. Rau xà lách có cây với thân thấp, lá to, giòn và mọng nước. Nhiều loại xà lách cuộn lại thành hình cầu như cây bắp cải hoặc lá mọc tỏa ra.

Về mùi vị: có thể dễ dàng phân biệt hai loại rau này qua mùi vị. Rau xà lách thông thường khi bạn đưa lên mũi ngửi sẽ không thấy có mùi hoặc thoang thoảng mùi lá cây thông thường. Còn rau diếp cá khi bạn đưa lá lên mũi ngửi sẽ thấy có mùi tanh như của cá. Cũng vì mùi vị này nên loại rau này được gọi là diếp cá.

Như vậy, với các thông tin trên, có thể thấy rằng rau xà lách và rau diếp thực ra là một loại rau mà thôi. Còn rau diếp cá lại là một loại rau hoàn toàn khác. Do tên gọi rau diếp và rau diếp cá khá giống nhau nên có nhiều người nhầm lẫn. Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai loại rau này qua hình dạng và mùi vị rất dễ dàng.

Thịt Vịt Luộc Ăn Kèm Với Rau Gì

Đánh giá post

Nội dung chính

1. Cách chọn vịt ngon

1.1 Vịt còn sống

1.2 Vịt làm sẵn

2. Cách sơ chế làm lông và khử mùi hôi của vịt

2.1 Sơ chế nhổ lông vịt

2.2 Cách sơ chế vịt không hôi

3. Cách luộc vịt ngon không bị hôi

4. Thưởng thức

Vịt luộc là món ăn rất được nhiều người ưa thích vì độ ngọt, thanh, mát và không gây ngán như thịt gà. Bên cạnh đó, món vịt luộc cũng lành hơn rất nhiều so với thịt gà cho những người bị nhức xương, hay đang có vết thương.

Món vịt luộc ngon hấp dẫn

1. Cách chọn vịt ngon 1.1 Vịt còn sống

Đầu tiên, chị em nên chú ý chút ở khâu chọn vịt. Vịt luộc không nên chọn con quá béo, ăn sẽ ngậy mỡ; cũng không nên chọn con quá già, luộc ăn sẽ dai thịt.

Thêm một chú ý nữa, không nên chọn con vịt đang thay lông sẽ làm cho các chị em vất vả hơn trong quá trình làm sạch lông nếu như ở chỗ bán không có dịch vụ làm hộ. Vịt luộc ngon chuẩn là con nặng, bóp chắc thịt, lông mượt.

Không nên chọn những con vịt còn nhỏ và non vì thịt sẽ dễ bị nhão, không săn chắc và bạn sẽ mất nhiều thời gian để nhổ lông. Cách nhận biết những con vịt còn non là có mỏ to và mềm. Nên chọn vịt đực thay vì vịt cái vì hương vị của chúng ngon hơn.

Một cách kiểm tra xem vịt có bị bệnh hay không là xem hậu môn của vịt, nếu không bị dính phân chảy tức là vịt không bệnh.

1.2 Vịt làm sẵn

Bạn có thể ấn tay vào các phần thịt của vịt thấy chắc và không bị nhão. Nên chọn vịt mới mổ, nhìn tươi và còn ấm là tốt nhất.

Kiểm tra kĩ càng để lựa chọn được vịt ngon

Một số nơi bơm nước cho vịt để cân được nhiều kg hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách quan sát hai bên đùi và lườn của vịt nếu thấy chỗ này căng bóng và thịt dày thì có thể do vịt bị bơm nước.

2. Cách sơ chế làm lông và khử mùi hôi của vịt 2.1 Sơ chế nhổ lông vịt

Khi chế biến thịt vịt, nếu muốn khử sạch mùi hôi ở vịt cần cắt bỏ phần có chứa ống dầu tại phao câu của vịt để tránh thịt vịt bị hôi, sau khi cắt xong cần rửa thật sạch bằng nước hoặc dùng nước muối loãng xát lên thịt vịt để khử sạch mùi hôi.

Nguyên liệu luộc vịt cơ bản

2.2 Cách sơ chế vịt không hôi

Tiếp đến sau khi vịt đã được làm lông sạch sẽ, mổ ruột lấy lòng, chị em rửa sạch vịt để chuẩn bị nấu. Ở bước này, chị em cần có ít nhất một trong những nguyên liệu sau:

Muối hạt, gừng.

Rượu trắng hoặc rượu gừng.

Giấm gạo. Hướng dẫn cách luộc vịt thơm ngon đơn giản tại nhà

Các bước thực hiện:

Chị em lấy muối hạt chà xát mặt trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch sẽ.

Tiếp đó nên cắt một vài lát gừng chà lên vịt.

Gừng sẽ làm vịt sạch và có mùi thơm khi luộc lên.

Nếu cẩn thận hơn, chị em có thể rửa vịt bằng rượu trắng hoặc rượu gừng hoặc là giấm. gạo, vịt sẽ sạch sẽ và không còn mùi hôi.

3. Cách luộc vịt ngon không bị hôi

Khâu này quan trọng để có đĩa vịt luộc thơm ngon đây. Sau khi vịt đã được làm sạch sẽ, chị em chuẩn bị một trong số những nguyên liệu sau:

1 củ gừng rửa sạch, đập giập

1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng

1 nhánh sả rửa sạch, đập giập

Để vịt thơm ngon thì khi luộc chị em nên cho vào 1 ít lát gừng

Để có món vịt luộc thơm ngon đúng chuẩn như ở nhà hàng, sau khi thực hiện một số bí quyết ở khâu chọn vịt, làm sạch thì khi luộc vịt, chị em cũng nên chú ý một vài thao tác sau:

Nước đun sôi rồi hãy thả vịt vào

Khi luộc vịt hãy thả vào 1 củ gừng đã được đập giập, hoặc 1 nhánh sả, hoặc là 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng. Những nguyên liệu này sẽ làm cho món vịt luộc thơm lừng

Lửa không nên quá to, sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Luộc khoảng 20  25 phút, lấy đũa xiên vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín.

Cách luộc thịt vịt ngon nhất đó chính là sơ chế kĩ cho vịt không còn hôi

Nếu chưa ăn ngay, có thể tắt bếp, để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ chín mềm và nóng. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín, chị em chỉ cần vớt vịt ra cho vào một tô nước mát (hoặc nước đá), da vịt sẽ giòn, dai như ăn ở nhà hàng chính hiệu.

4. Thưởng thức

Vây là bạn đã học được cách luộc thịt vịt ngon rồi đấy, cùng sắp xếp trình bày ra dĩa và thưởng thức ngay thôi nào!

Rau sống ăn kèm vịt luộc là rau ngổ, phần thân trên của hành lá, rau mùi tàu, ít rau thơm.

Thịt vịt luộc chấm với nước mắm tỏi chanh, xì dầu tỏi chanh, hay gia vị bột canh ớt hòa ít chanh đều rất đậm vị.

Thịt vịt luộc với màu sắc hấp dẫn

Vịt luộc ăn kèm với bún là đúng vị.

Nước vịt luộc chị em có thể sơ chế thêm ít măng, tiết vịt, hành lá mùi tàu là có món canh măng vịt ăn kèm bún rồi.

Vịt luộc ăn kèm bún và nước xáo măng

Với những bí quyếttrên, hy vọng đã có thể giúp các chị em bỏ túicáchluộc vịt ngon đúng chuẩn nhà hàng. Chúc các chị em thành công!

Two Ways To Pluck A Duck (1)

Cách nấu cháo vịt mềm mềm, thơm ngậy đổi gió cho ngày cuối tuần

21 Món Cháo Vịt Nấu Với Rau Gì Cho Bé, 6 Cách, Cháo Vịt Nấu Với Rau Gì Ngon Cho Bé Ăn Dặm

Cháo vịt cho bé không chỉ được đánh giá là món cháo đầy dinh dưỡng mà còn giúp giải nhiệt mùa hè cực tốt. Đôi khi, mẹ muốn đổi bữa cho con bằng những món cháo dễ ăn, ngon miệng thì chắc chắn cháo vịt sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý dành cho mẹ đấy. 

Cháo vịt cho bé không chỉ được đánh giá là món cháo đầy dinh dưỡng mà còn giúp giải nhiệt mùa hè cực tốt. Đôi khi, mẹ muốn đổi bữa cho con bằng những món cháo dễ ăn, ngon miệng thì chắc chắn cháo vịt sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý dành cho mẹ đấy.

Theo Đông y, thịt vịt là món ăn có tính mát, vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng như photpho, protein, vitamin A, B1, B2, sắt…rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những trẻ em đang trong giai đoạn ăn dặm, hoàn thiện và phát triển.

Bạn đang xem: Cháo vịt nấu với rau gì

Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn cho rừng, lượng các vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà. Vì thế, trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bé, móncháo vịt là không thể thiếu.

Cháo vịt cho bé từ mấy tháng tuổi thì tốt nhất?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, muốn trẻ ăn dặm đúng cách thì khoảng từ 8 tháng tuổi trở lên, mẹ mới nên cho trẻ ăn các loại thịt gà, thịt vịt hay hải sản do những thực phẩm này có chứa khá nhiều chất đạm.

Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên thường dễ bị nhảy cảm với những đồ ăn lạ. Đồng thời, đường ruột của bé chưa hoạt động hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

Cháo vịt nấu với rau gì cho bé?

Bên cạnh những tác dụng vô cùng tuyệt vời thì để món cháo vịt cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng nhất, mẹ nên kết hợp nấu thịt vịt với các loại rau của như rau ngót, đậu xanh, đậu que, khoai sọ, củ dền, rau cải, súp lơ, nấm rơm, cà rốt, rau chân vịt, hạt sen….

4 công thức nấu cháo vịt cho bé thơm ngon

Lưu ý: Trước khi nấu cháo vịt cho bé, mẹ cần phải khử mùi hôi của vịt bằng cách ngâm thịt vịt với gừng, muối tiêu, rượu trắng. Sau đó, rửa sạch thịt với nước. Trong thời gian luộc thịt vịt thì có thể cho thêm vài lát gừng để giúp thịt thơm hơn. Ngoài cách này, mẹ cũng có thể dùng giấm hoặc chanh kết hợp với muối (lượng vừa đủ) rồi chà sát vào thịt vịt từ bên trong lẫn bên ngoài nhiều lần rồi rửa sạch.

Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu xanh

Nguyên liệu:

– 40g vịt

– 30g gạo tẻ

– 20g đậu xanh nguyên hạt

– Vài nhánh nhỏ gừng tươi, hành lá, rau mùi

Cách làm:

– Thịt vịt rửa sạch (như đã hướng dẫn)

– Vo gạo và đỗ xanh cho sạch

– Gừng nướng lên cho thơm

– Cho thịt vịt, đỗ xanh, gạo và gừng đã nướng vào nồi, thêm nước vào ninh như cháo bình thường.

– Thịt vịt đã chín mềm thì vớt ra và băm nhỏ, bỏ gừng đi.

– Bắc nồi cháo lên rồi cho thịt vịt đã băm vào, nêm nếm gia vị vừa đủ (nếu như bé hơn 12 tháng).

– Cho thêm chút hành hoa, rau mùi đã thái nhỏ vào nồi cháo, đun sôi nhỏ lửa vài phút rồi tắt bếp.

– Múc ra bát và cho bé ăn khi còn nóng (mẹ hãy kiểm tra độ nóng của cháo hoặc chờ cho đến khi cháo nguội âm ấm thì cho bé ăn).

Cách nấu cháo vịt cho bé với rau ngót

Nguyên liệu:

– 50g thịt vịt sạch

– 50g rau ngót

– 1 nắm gạo tẻ

– 1 số loại gia vị thông dụng

Cách làm:

– Sơ chế sạch thịt vịt, xát muối chanh để khử mùi hôi

– Vo gạo sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 30 phút

– Tuốt lá rau ngót rồi rửa sạch mang xay nhuyễn

– Gạo cho vào nồi cùng với nước rồi bắc lên bếp, nấu cháo ninh nhừ. Mẹ lưu ý, trong quá trình nấu cần phải thường xuyên khuấy cháo để cháo không bị khê hay sát nồi.

– Luộc thịt vịt trong khoảng 20-30 phút cho đến khi chín rồi vớt ra xé nhỏ, mang ra xay để giúp bé dễ ăn hơn.

– Khi cháo gạo đã chín thì mẹ cho vịt và rau ngót đã xay vào nồi, khuấy đều và đun tiếp trong khoảng 5 phút cho tất cả nguyên liệu chín hẳn. Nêm nếm gia vị vừa đủ (tùy theo độ tuổi của bé).

– Múc cháo ra bát, để cháo còn hơi ấm ấm thì cho bé ăn.

Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ

Nguyên liệu:

– 1 cái đùi vịt (hoặc cũng có thể lựa chọn phần lườn)

– 30g khoai sọ (khoảng 2 củ)

– 2 nắm gạo vừa nếp vừa tẻ

– Hành lá

Cách làm:

– Vo sạch gạo nếp gạo tẻ rồi ngâm cùng nước ấm khoảng 30-45 phút cho hạt gạo nở đều.

– Gọt vỏ khoai sọ rồi đem luộc chín, xay nhuyễn.

– Rửa sạch thịt vịt, khử mùi hôi và lọc thịt, bỏ ra, mang băm nhỏ hoặc xay nhuyễn để ra bát.

– Phần xương vịt cho vào ninh cùng để lấy nước ngọt trong khoảng 30 phút, lọc lấy phần nước và loại bỏ phần xương dăm.

– Cho gạo đã ngâm vào ninh cùng với nước vịt khoảng 1 giờ đồng hồ.

– Đợi cháo đã nhuyễn và quánh lại, mẹ cho thịt vịt, khoai sọ vào nồi cháo, khuấy thêm khoảng 5 phút rồi cho hành lá, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.

– Đổ cháo ra bát, chờ cháo chỉ còn ấm ấm thì cho bé ăn.

Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu que, hạt sen

Nguyên liệu:

– 30g thịt vịt

– 30g đậu que

– 10g hạt sen

– 3ml dầu ăn

– 30g gạo nếp, gạo tẻ

Cách làm:

– Mẹ ngâm hạt sen trong nước khoảng 1h để giúp hạt sen mềm hơn khi ninh

– Gạo vo sạch rồi cho cả gạo và hạt sen đã ngâm vào nồi ninh nhừ.

– Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, bỏ da và xay nhỏ (mẹ nên cho thêm chút nước vào thịt vịt rồi xay cho đỡ bị vón cục)

– Đậu que nhặt rồi rửa sạch, mang luộc qua rồi băm hoặc xay nhỏ.

– Khi cháo gạo và hạt sen chín nhừ thì mẹ lấy hạt sen ra đánh nhuyễn.

– Lần lượt cho thịt vịt vào nấu cùng cháo khoảng 3-4 phút thì cho đậu que vào trộn đều lên, đun sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp.

– Nêm nếm thêm chút dầu ăn, gia vị rồi múc ra bát đợi đến khi còn ấm nóng thì cho bé ăn.

Với món cháo vịt cho bé, mẹ chỉ nên cho ăn khi bé đã quen ăn cháo thịt gà. Thời gian mới bắt đầu cho bé ăn cháo vịt, mẹ chỉ nên dùng với lượng nhỏ và chú ý quan sát xem bé có xảy ra bất kì dị ứng nào không. Nếu thấy không có biểu hiện dị ứng, bữa ăn sau, mẹ có thể tăng lượng thịt vịt trong cháo hơn.

Cá Rô Và Cá Rô Phi Giống Nhau Không? Cách Phân Biệt Cá Rô Và Cá Rô Phi

Thông tin về cá rô và cá rô phi

Cá rô là một trong loài cá thuộc bộ Cá vược, trong đó có nhiều loài thuộc về Chi Cá rô. Ở Việt Nam, cá rô thường được gọi là cá rô đồng, thường xuất hiện trong những bữa ăn hằng ngày.

Cá rô phi thuộc loài cá nước ngọt, nhưng một số loài cũng có thể sống trong các môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng sống chủ yếu tại sông suối, kênh rạch, ao hồ. Cá rô phi thuộc giống cá thuộc họ Cichlidae, có nguồn gốc từ châu Phi và Trung Đông. Cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và trở nên phổ biến

Cách phân biệt cá rô và cá rô phi Đặc điểm ngoại hình

Cá rô phi có thân màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Cá rô phi có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg, có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con.

Cá rô có màu vàng đến xám nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn

Giá trị dinh dưỡng

Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu và cung cấp nguồn protein cho sức khỏe và gần đây có được tiêu thụ nhiều ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu chất khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể

Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ.

Giá của cá rô với cá rô phi

Cá rô dao động với giá 120.000/kg còn cá rô phi dao động từ 50 – 55.000/kg. Để mua hai loại cá này thì bạn có thể đến các sạp bán cá, cửa hàng, chợ hải sản, siêu thị

Bí quyết chọn cá tươi ngon Xem mắt cá

Cách để chọn cá tươi ngon là nhìn vào mắt cá, nếu mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút. Là cá vẫn còn tươi.

Da cá

Cá tươi ngon là cá phải có vảy màu tươi sáng, không được xỉn màu, xếp lớp chặt chẽ. Không mua bất kỳ con cá nào thiếu các vảy vì có thể chúng chết đã lâu và không còn tươi nữa. Nếu cá là loại cá không có vẩy, hãy chắc chắn rằng da phải sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn.

Thịt cá phải chắc

Cá tươi là thịt cá phải săn chắc. Nếu cầm lên thấy thịt mềm hoặc nhợt nhạt thì cá đã bị ươn. Cá tươi sẽ có da có độ đàn hồi, ấn vào không bị lõm,

Advertisement

Mùi hương

Mùi hương là một trong giúp xác định cá tươi hay không. Nếu bạn cầm lên và ngửi thử thấy cá một con cá có mùi tanh thì có nghĩa là nó đã bắt đầu ươn. Hoặc nếu cá có khí amoniac, thì chắc chắn rằng cá đã không còn tươi khá lâu rồi.

Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà Để Rau Luôn Được Tươi Xanh

Bạn là một người yêu thích các loại rau xanh nhưng lại lo lắng về chất lượng cũng như độ tươi của rau khi mua ở các siêu thị hoặc chợ. Vậy cách trồng rau trong thùng xốp là phương pháp tối ưu dành cho bạn. Với cách trồng rau này, bạn có thể trồng rau sạch ngay tại nhà. Bạn không cần lo lắng liệu những bó rau có sử dụng thuốc trừ sâu hay các hóa chất độc hại hay không.

Ngoài ra, các thùng xốp dễ sử dụng, di chuyển, và giúp bạn tận dụng được các không gian trống trong nhà. Đồng thời, khả năng cách nhiệt của thùng xốp cũng rất tốt, từ đó giúp bạn trồng rau với hiệu suất cao nhưng cũng không tốn quá nhiều công sức. Vì vậy, Leflair sẽ hướng dẫn các bước, cũng như các lưu ý khi áp dụng cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp trong bài viết sau đây.

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi trồng rau trong thùng xốp

Trước khi bắt tay vào cách trồng rau trong thùng xốp, bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ sau đây:

Thùng xốp: Thùng xốp là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị cho mô hình trồng rau này. Bạn hãy chọn số lượng thùng xốp theo không gian mà bạn muốn dùng để trồng rau. Cụ thể thì bạn nên chọn những thùng xốp có đáy sâu vì chúng có khả năng chứa nhiều đất. Điều này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho rau được trồng trong thùng xốp.

Nên chọn những loại thùng xốp đáy sâu để trồng rau (Nguồn: Internet)

Đất trồng: Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định liệu rau bạn trồng có sống được hay không. Bạn chỉ nên chuẩn bị lượng đất trồng phù hợp với số thùng xốp mà bạn muốn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể đến những cửa hàng chuyên cung cấp các loại đất trồng rau tại nhà để mua.

Đất trồng rau nên được tươi xốp (Nguồn: Internet)

Hạt giống rau: Với cách trồng rau trong thùng xốp, bạn nên lưu ý kỹ khi mua hạt giống để tăng tối đa năng suất. Tùy vào điều kiện khí hậu mà bạn hãy chọn những giống rau thích hợp. Nên ưu tiên các loại rau chuyên dùng cho việc trồng rau tại nhà, dễ trồng và ít sâu bệnh.

Phân bón vi sinh: Đây là loại phân bón hàng đầu cho việc trồng rau sạch tại nhà. Phân bón vi sinh không những cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho rau mà còn không chứa các hóa chất gây hại cho cây.

Phân bón vi sinh (Nguồn: Internet)

Dụng cụ hỗ trợ trồng rau: Trong quá trình trồng rau cũng như chăm sóc, bạn cần có những dụng cụ làm vườn như bay xới đất, bình tưới nước, cào, que nhọn để dùi lỗ,…

Dụng cụ hỗ trợ trồng rau (Nguồn: Internet)

Cách trồng rau trong thùng xốp

Sau khi chuẩn bị xong những dụng cụ cần thiết, các bạn hãy bắt tay vào cách trồng rau bằng thùng xốp ngay với các bước sau đây.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Làm đất trồng: Bạn chỉ cần trộn phân vi sinh với đất theo đúng tỉ lệ trên bao bì nếu dùng đất hữu cơ tại các cửa hàng. Tuy nhiên, nếu bạn dùng đất thịt hay đất phù sa thì phải có thêm công đoạn phơi rồi khử độc trước khi cho vào thùng xốp.

Thùng xốp: Đục vài lỗ thủng dưới đáy thùng để giúp thoát nước nếu không rau sẽ dễ dàng bị thối rửa. Sau đó, đặt các thùng xốp này lên các giá đỡ cách mặt đất khoảng 2,5 cm để tạo điều kiện thoát nước. Bạn cũng có thể dùng gạch để kê các thùng xốp.

Ngâm và ủ hạt

Bước tiếp theo trong cách trồng rau trong thùng xốp là ngâm và ủ hạt giống. Bước này nhằm tăng tỉ lệ hạt nảy mầm và tăng khả năng sống sót của rau.

See Also

LifeStyle

15 Toner Cho Da Khô Giúp Cấp Ẩm Hiệu Quả 2023

Đầu tiên, rửa hạt giống với nước sạch sao cho các hạt giống ướt đều.

Tiếp theo, ngâm hạt giống đã rửa sạch trong nước ấm khoảng từ 3 – 4 tiếng.

Sau đó, vớt hạt giống ra và ủ trong khăn ẩm từ 2 – 3 tiếng rồi mới đem đi gieo trồng.

Gieo hạt

Trước khi bắt đầu gieo hạt, bạn hãy làm ẩm đất trong thùng bằng bình tưới nước. Sau đó, dùng tay hoặc bay xới đất để đào lỗ nhỏ và cho hạt giống đã ủ vào. Kế tiếp, phủ đất lên và có thể rải mùn cưa hoặc rơm mục lên trên lớp đất trong thùng. Sau khi gieo xong, nhớ tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Giai đoạn gieo hạt và chờ hạt bắt đầu nảy mầm (Nguồn: Internet)

Chăm sóc rau trong thùng xốp

Với cách trồng rau trong thùng xốp này, bạn sẽ thu hoạch được những bó rau tươi ngon, không có chất bảo quản. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì bạn phải chăm sóc chu đáo cho những thùng rau của mình.

Luôn giữ độ ẩm cho đất trong thùng xốp để giúp cây phát triển tươi tốt. Lưu ý, không nên tưới nước quá nhiều hay quá ít vì quá nhiều nước sẽ dễ gây úng hoặc khô héo cho rau.

Đặt thùng rau ở những nơi giàu ánh sáng nhưng không nên chọn những nơi mặt trời chiếu thẳng xuống.

Nếu xuất hiện các loại sâu mọt… thì bạn có thể dùng tay để bắt và bỏ đi. Điều này nhằm tránh cho việc lây lan sang cây khác; hoặc, bạn có thể pha nước tỏi, ớt để phun cho rau.

Thu hoạch và tận hưởng thành quả

Bạn sẽ thu hoạch được những loại rau tươi mới cho bữa ăn hàng ngày nếu áp dụng cách trồng rau trong thùng xốp theo đúng các bước trên. Sau khoảng thời gian trồng từ 20 – 30 ngày thì bạn nên bắt đầu thu hoạch. Điều này là bởi vì các loại rau khác nhau có chu kỳ sinh trưởng khác nhau.

Thành quả sau quá trình trồng rau trong thùng xốp (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi trồng rau trong thùng xốp

Hạt giống: Bạn nên ưu tiên những loại hạt giống trồng theo mùa cũng như khí hậu địa phương để gieo trồng. Bởi vì điều này có thể giúp bạn nâng cao năng suất rau trồng cũng như tránh được việc rau dễ chết khi trồng trái mùa.

Thùng xốp: Cách trồng rau trong thùng xốp yêu cầu phải đảm bảo việc thoát nước thông thuận. Điều này rất quan trọng vì nếu không thoát nước kịp thời thì rau của bạn sẽ dễ bị chết do ngập úng.

Mật độ cây: Đây là một lưu ý khác dành cho bạn khi áp dụng cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp. Khi gieo giống, không nên gieo hạt quá dày. Nếu bạn gieo quá dày thì tất cả rau trong thùng sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách bảo quản rau trong thùng xốp: Bạn nên chọn những thùng xốp có xuất xứ rõ ràng, đồng thời phải đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Như vậy, Leflair chúng tôi đã hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cho bạn về cách trồng rau trong thùng xốp. Còn chờ gì nữa hãy bắt tay vào thực hiện ngay để có những luống rau xanh, sạch cho bữa cơm gia đình. Và, đừng quên theo dõi blog Leflair để có thêm nhiều bài viết hướng dẫn hay và hữu ích khác.

Đăng bởi: Hồng Trân Lê

Từ khoá: Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà Để Rau Luôn Được Tươi Xanh

Cách Nấu Nấm Hầm Rau Củ

1. Nguyên liệu để làm món nấm hầm rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị (Nguồn: accnhi).

1 lít nước dừa tươi

100 gram tàu hủ ky tươi

100 gram nấm đông cô tươi

100 gram nấm đùi gà

50 gram nấm hương khô

50 gram măng tây

50 gram bắp non

100 gram khoai tây

100 gram cà rốt

30 gram động phộng

50 gram táo đỏ khô

Hành lá

Ớt

Nước tương

Dầu hàu chay

Tương ớt

Tương cà

Hạt nêm chay

Ngũ vị hương

Dầu mè

Gia vị nêm nếm như: đường, muối

2. Sơ chế các nguyên liệu

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, việc tiếp theo cần làm chính là sơ chế để nguyên liệu dễ chế biến và trông ngon mắt hơn.

Nấm đông cô tươi, nấm đùi gà rửa thật sạch, cắt khúc vừa ăn.

Măng tây, bắp non rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Động phộng mua về các bạn ngâm với nước khoảng 30 phút cho hạt đậu được mềm, sau đó tách bỏ phần vỏ bên ngoài và chỉ giữ lại phần đậu trắng bên trong.

Táo đỏ khô rửa sạch, để ráo.

3. Chế biến món nấm hầm rau củ

Bước 1: Chiên tàu hủ ky:

Tàu hủ ky sau khi đã ngâm và rửa sạch với nước, các bạn để cho thật ráo sau đó mang khi chiên cho vàng giòn.

Bước 2: Chuẩn bị nước sốt nấu:

Dùng cọng hành boa rô( có thể thay bằng cọng hành lá hoặc hành tím) xay nhuyễn với 1 trái ớt sừng. Cho hỗn hợp đã xay xong ra chén, thêm vào các gia vị với tỉ lệ như sau:

2 thìa canh nước tương

1 thìa canh dầu hàu chay

1 thìa canh tương ớt

1 thìa canh tương cà

1 thìa canh hạt nêm chay

1 thìa cà phê đường

1/2 thìa cà phê muối

1/3 thìa cà phê ngũ vị hương

1 thìa canh dầu mè

Bước 3: Tiến hành nấu:

Chuẩn bị một chiếc nồi to, cho 1 ít dầu ăn vào. Cho tất cả các loại nấm gồm nấm hương, nấm đông cô tươi, nấm đùi gà vào xào sơ vài phút.

Khi nấm đã vàng thơm, đổ nước sốt đã pha chế lúc nãy vào xào chung với nấm.

Cho 1 lít nước dừa vào nồi, lần lượt thêm vào đậu phộng và táo đỏ. Đậy nắp lại và hầm với lửa nhỏ trong 20 phút.

Sau khi đã hầm được 20 phút, cho các loại rau củ như khoai tây, cà rốt vào. Hầm tiếp trong 10 phút nữa.

Cuối cùng cho tàu hủ ky chiên(hoặc đậu hủ chiên, chả chiên) vào và hầm thêm 10 phút nữa.

Cuối cùng, tắt bếp, trình bày ra bát và thưởng thức. Với món nấm hầm rau củ này, các bạn có thể dùng kèm với bánh mì hay bún đều được.

Nấm hầm rau củ là một món chay thơm ngon cho những ngày đầu Tết. (Nguồn: accnhi).

NẤM HẦM RAU CỦ- MÓN ĂN CHAY NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ TRONG DỊP TẾT (Nguồn: Internet).

Mời bạn đón xem những bài viết khác trong chuyên mục ẩm thực.

Đăng bởi: Khải Lê

Từ khoá: Cách nấu nấm hầm rau củ- Món ăn chay nhất định phải thử trong dịp tết

Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Xà Lách Và Rau Diếp Có Gì Khác Nhau? Phân Biệt Với Rau Diếp Cá trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!