Bạn đang xem bài viết Phân Trẻ Sơ Sinh Và Tình Trạng Sức Khỏe Của Bé được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn thấy lo lắng về tình trạng phân của con, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sỹ. Ảnh Internet
4. Bệnh tiêu chảy 4.1 Đối với trẻ sơ sinhHầu hết trẻ sơ sinh thỉnh thoảng đều đi phân lỏng. Phân của các bé bú sữa mẹ thường lỏng hơn các bé bú sữa công thức. Tiêu chảy là khi bé thường xuyên đi phân lỏng như nước.
Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do nhiễm trùng và có thể kèm theo nôn mửa và thường được gọi là viêm dạ dày – ruột. Nó thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus Rota.
Nếu bé tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình hoặc người khác (ví dụ như ở nơi chăm trẻ) mà bị viêm dạ dày – ruột, thì bạn hãy yêu cầu họ rửa tay bằng xà phòng nước dưới vòi nước ấm, và lau khô tay, một cách thường xuyên. Hãy giữ nhà vệ sinh sạch sẽ và giặt khăn tắm, khăn lau thường xuyên. Đối với các bé bú sữa công thức, hãy đảm bảo bình sữa được tiệt trùng một cách cẩn thận.
Tiêu chảy và nôn mửa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho trẻ sơ sinh so với các bé lớn vì trẻ sơ sinh rất dễ bị mất chất lỏng khỏi cơ thể và trở nên mất nước. Bé sẽ trở nên lờ đờ, cáu kỉnh, khô miệng và nhợt nhạt. Nếu bé bị mất nước bé cũng sẽ bị mất nhiều điện giải. Bé có thể bỏ bú. Tuy nhiên rất khó để định lượng lượng điện giải bé đã bị mất đi do bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là khi bé đi phân lỏng như nước và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ảnh Internet
Nếu bé bị mất nước bé sẽ cần bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Bạn có thể mua loại chất lỏng bù điện giải qua đường uống tại nhà thuốc hoặc dược sỹ, nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ.
Khi nào bạn cần đưa bé đến gặp bác sỹBạn cần lập tức tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc y tá nhi khi thấy bé đi tiêu chảy 6 lần hoặc hơn trong vòng 24 giờ, hoặc bé bị nôn mửa 3 lần hoặc hơn trong vòng 24 giờ. Nếu bé không khỏe (lờ đờ, bú ít, sốt nhẹ hoặc đi tiểu ít), hoặc tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 1 ngày, bạn cũng cần liên lạc trực tiếp với bác sỹ ngay.
Tham khảo chung– Cho bé uống thêm chất lỏng. Sau khi tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sỹ, hãy cho bé uống thêm loại nước bù điện giải giữa các cữ bú hoặc sau khi bé đi ngoài.
– Không được ngưng cho bé bú. Và hãy cho bé uống thêm chất lỏng (sữa hoặc nước bù điện giải)
– Hãy đảm bảo các thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh lây nhiễm.
– Không dùng khăn chung.
– Không cho bé uống thuốc để cầm ói hoặc tiêu chảy. Chúng sẽ không có tác dụng và có thể gây hại cho bé.
– Không đưa bé đến hồ bơi trong 2 tuần sau khi bé bị tiêu chảy.
– Tránh cho bé tiếp xúc với các bé khác cho đến khi bé khỏi tiêu chảy.
Khi con tiêu chảy, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bé không mất nước. Ảnh Internet
4.2 Đối với bé đã biết đi và các bé lớn hơnMột số trẻ ở giữ độ tuổi 1 và 5 bị tình trạng đi phân lỏng thường xuyên và có mùi và có thể nhận thấy một số loại thực phẩm trong phân như cà rốt hay đậu hà lan. Thường những đứa trẻ này khỏe mạnh và phát triển bình thường, và bác sỹ không thể tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Loại tiêu chảy này được gọi là “tiêu chảy ở tuổi mới biết đi”.
Bạn hãy liên lạc với bác sỹ nếu trẻ bị các tình trạng sau:
– Trẻ tiêu chảy và nôn mửa cùng một lúc
– Trẻ đi tiêu chảy dạng nước có lẫn mãu, hoặc tình trạng kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày
– Trẻ bị đau bụng nặng hoặc liên tục
Nếu trẻ không bị những tình trạng như trên thì tiêu chảy thường không đáng lo ngại. Hãy cho trẻ đồ uống sạch để bù lại lượng chất lỏng bị mất và chỉ cho trẻ đồ ăn nếu trẻ muốn.
Không cho trẻ uống nước trái cây hoặc nước ép vì chúng có thể gây ra tiêu chảy.
Thuốc chống tiêu chảy có thể gây hại cho trẻ, nên không cho trẻ dùng những loại này. Thay vào đó hãy cho trẻ loại nước bù điện giải bằng đường uống (nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ).
Tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sỹ nếu bạn cho trẻ uống nước bù điện giải. Ảnh Internet
Bạn có thể hạn chế sự lây lan bằng cách cho trẻ dùng khăn riêng đồng thời nhắc nhở người nhà thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Không cho trẻ đi học lại ít nhất 48 giờ sau khi trẻ khỏi tiêu chảy hoặc hết nôn mửa.
Không cho trẻ đi bơi trong ít nhất 2 tuần sau khi trẻ khỏi tiêu chảy .
Theo Pregnancy Birth Baby
Lily Nguyễn lược dịch
Nhận Biết Tình Trạng Sức Khỏe Qua Màu Nước Tiểu, Bạn Không Nên Chủ Quan
Bình thường nước tiểu chúng ta có màu vàng, trong, độ nhạt đậm sẽ phụ thuộc vào lượng nước chúng ta nhận vào cơ thể như thế nào. Nếu uống nước nhiều sẽ làm nước tiểu nhạt hơn và ngược lại. Màu nước tiểu bình thường sẽ do urobilinogen quyết định, nó là chất chuyển hóa cuối cùng của quá trình phân hủy hemoglobin của các hồng cầu già khi chúng chết đi.
Nước tiểu bất thường có thể có các màu đỏ, cam, xanh lam, xanh lá cây hoặc nâu. Nguyên nhân gây ra màu bất thường có thể là do một số loại thuốc, thực phẩm, mắc một vài bệnh lý hoặc do mất nước.
Nước tiểu trong suốt, không màu là nước tiểu không có sắc tố màu vàng nhạt mà chúng ta vẫn thường thấy. Nguyên nhân có thể do uống quá nhiều nước, sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc cũng có thể báo hiệu một số bệnh lý như thận bị tổn thương, đái tháo nhạt,…
Mặc dù việc cung cấp quá nhiều nước không nguy hiểm như mất nước, nhưng tình trạng này có thể làm loãng các muối thiết yếu, làm mất cân bằng các chất điện giải trong máu.
Nếu tình trạng nước tiểu luôn trong và không màu, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
Nước tiểu không màu,thường do cung cấp quá nhiều nước và điều đó có thể làm loãng các muối thiết yếu
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh về đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu), có thể do một số nguyên nhân như dư thừa protein, khoáng chất (canxi, phốt phát,…).
Nước tiểu màu trắng hoặc trắng đục có thể do dư thừa một số khoáng chất.
Nếu nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, có thể bạn đang bị mất nước. Khi cơ thể không nhận đủ nước, các hợp chất trong nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn. Điều này làm cho nước tiểu có màu đậm hơn.
Tuy nhiên, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường cũng có thể do thức ăn hoặc do việc sử dụng thuốc gây nên. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết cụ thể về tình hình sức khỏe của mình vì màu sắc nước tiểu khác thường có thể là nguyên do một số bệnh lý về thận.
Nếu nước tiểu của bạn có màu sẫm hơn bình thường, có thể bạn đang bị mất nước.
Nước tiểu cómàu đỏ hoặc hơi hồngcó thể do:
Ăn một số loại thực phẩmnhư củ dền, quả mâm xôi và đại hoàng.
Sử dụng một số loại thuốc nhưrifampin, phenazopyridine và thuốc nhuận tràng có chứa senna.
Nước tiểu bị lẫn máu dochấn thương hoặc nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc ung thư,…
Người bị nhiễm độc chì hoặc thủy ngân.
Máu trong nước tiểu của bạn là mộtnguyên nhân đáng lo ngại. Nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đi khám ngay lập tức khi nhận thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc hơi hồng nếu không phải các nguyên nhân từ thuốc và thực phẩm.
Nước tiểu có màu đỏ hoặc hơi hồng có thể do thực phẩm, sử dụng thuốc, nhiễm độc, chấn thương,…
Nước tiểu màu camthường do thuốc, chẳng hạn như: rifampin, phenazopyridine, thuốc nhuận tràng, sulfasalazine (Azulfidine), một số loại thuốc hóa trị.
Một số bệnh lý cũng có thể khiến nước tiểu của bạn có màu da cam. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề với đường mật hoặc gan của bạn, đặc biệt nếu phân của bạn cũng có màu nhạt. Nếu bạn đang được điều trị bệnh gan, hãy nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong màu nước tiểu của bạn. Ngoài ra nước tiểu của bạn cũng có thể có màu cam do mất nước.
Nước tiểu màu cam có thể là dấu hiệu của các vấn đề với đường mật hoặc gan của bạn, đặc biệt nếu phân của bạn cũng có màu nhạt.
Nước tiểu có màu xanh lam hoặc xanh lục có thể do: màu thực phẩm, thuốc nhuộm được sử dụng trong một số xét nghiệm thận và bàng quang, một số loại thuốc và chất bổ sung, chẳng hạn như indomethacin, amitriptyline, propofol và một số vitamin tổng hợp.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể do:
Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra.
Tăng canxi máu lành tính gia đình, một bệnh di truyền hiếm gặp.
Nước tiểu có màu xanh lam hoặc xanh lục có thể do màu thực phẩm, sử dụng thuốc,…
Nước tiểu màu nâu có thể do:
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như lô hội hoặc đại hoàng.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như primaquine, chloroquine, nitrofurantoin, metronidazole, methocarbamol và thuốc nhuận tràng với cascara hoặc senna.
Một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn gan và rối loạn thận.
Chấn thương cơ nghiêm trọng.
Nước tiểu màu nâu có thể do thực phẩm, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn gan và rối loạn thận.
Khi có một trong các biểu hiện bất thường về màu sắc nước tiểu và bạn nghi ngờ màu nước tiểu thay đổi không phải do thực phẩm hay mất nước thì bạn để được xét nghiệm sớm tránh những biến chứng nặng.
Quy trình xét nghiệm và thủ thuật tiết niệu
Advertisement
Bước 1: Đặt ống thông bàng quang.
Bước 2: Sinh thiết thận, bàng quang và tuyến tiền liệt bằng cách đưa ống soi sợi quang cứng hoặc mềm vào trong bàng quang.
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh sinh dục tiết niệu từ đó có cơ sở để quyết địnhnong giãn niệu đạo.
Thủ thuật đặt ống thông bàng quang thường được thực hiện trong những trường hợp sau:
Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm.
Đo lượng nước tiểu tồn dư.
Giải quyết tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
Bơm thuốc cản quang hoặc thuốc trực tiếp vào trong bàng quang.
Rửa bàng quang.
Khi có biểu hiện bất thường về màu sắc nước tiểu không phải do thực phẩm hay mất nước.
Tham khảo địa chỉ khám và xét nghiệmNếu có nhu cầu đến bệnh viện làm các xét nghiệm về nước tiểu, bạn có thể tham khảo các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tiết Niệu như:
Tại TP. HCM:Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện quận Tân Bình, Bệnh viện Quận 4, 63-65 Bến Vân Đồn Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Nhân dân Gia Định,…
Tại TP. Hà Nội:Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện E đa khoa Trung Ương, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện nội tiết Trung Ương,…
Nguồn: Healthline, health.ucsd.edu
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm Cổ
Bé bị hăm ở cổ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé bụ bẫm. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể khiến cho con cảm thấy đay rát, khó chịu và khiến cho nhiều phụ huynh nóng ruột vì thương con. Vậy nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị hăm cổ và cách trị hăm cổ cho bé tại nhà như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ
Do vi khuẩn, nấm: vùng da cổ thường có nhiều nếp gấp, vào mùa hè oi nóng thường đổ nhiều mồ hôi mà khả năng thoát lại kém. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, sữa và các loại thức ăn dễ rơi vãi xuống cổ. Nếu mẹ không vệ sinh kỹ thì đây là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ra bệnh hăm da.
Do thời tiết nóng: Vào những ngày nắng nóng, oi bức khiển cho trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn để giúp giảm nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, vùng da này có nhiều nếp gấp nếu mẹ không vệ sinh một cách thường xuyên cho con dẫn tới bé bị hăm ở cổ.
Do cọ xát: Do bạn mặc cho con quần áo quá chật, chất thô ráp không thấm hút mồ hôi, gây ra hiện tượng cọ xát vào cổ, làm mẩn đỏ da dẫn tới bé bị hăm.
Do dị ứng với các chất hóa học: làn da của trẻ sơ sinh còn non và vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng với những thành phần hóa học hoặc các chất tẩy rửa mạnh có trong: sữa tắm, nước xả vải, nước giặt quần áo,…
Do vệ sinh kém: Do mẹ không vệ sinh vùng da cổ của con một cách thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch dẫn tới bé bị hăm da.
Do mẹ lạm dụng phấn rôm: việc lạm dụng phấn rôm có thể khiến cho da của con bị bít tắc lỗ chân lông và dẫn tới tình trạng hăm da cho bé.
2. Triệu chứng khi bé bị hăm cô
Khi bé bị hăm cổ thường xuất hiện những mảng da theo đường ngấn của cổ.
Vùng da ở cổ ửng đỏ và xuất hiện những mụn nước li ti trên bề mặt da.
Nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời khiến cho các vết đỏ lan rộng ra, mụn nước sẽ có mù ở đầu, khi vỡ có thể gây ra loét hoặc viêm nhiễm.
Khi bé bị hăm ở cổ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu đau rát vùng da cổ, thường xuyên quấy khóc mỗi khi vệ sinh, thay quần áo cho con.
3. Trẻ sơ sinh bị hăm cổ có nguy hiểm không?
Da của trẻ sơ sinh còn non và mỏng nên chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng khiến cho da của con bị hăm. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như: khiến cho con khó chịu, có cảm giác ngứa, đau rát, ngủ không ngon giấc,… Nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn tới con bị viêm loét da, nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa.
4. Cách chữa hăm cổ hiệu quả cho con tại nhà
4.1. Sử dụng các loại lá tắm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Sử dụng các loại lá tắm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng bởi nó vừa an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh, lại vừa mang lại hiệu quả cao. Một số loại lá tắm cho bé có thể trị hăm cổ như: lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi non, mướp đắng,… Các loại lá này đều có chứa chất kháng khuẩn nên có tác dụng làm mát da, giảm mẩn ngứa, chống viêm nhiễm.
Lá chè xanh:
Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng chất lysozyme cao nên có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tiêu diệt được vi khuẩn và nấm một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong lá chè xanh còn có chứa chất oxy hóa polyphenol nên có công dụng làm lành các vết thương rất là hiệu quả. Chính nhờ những lý do trên, đây là nguyên liệu trị hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng.
Cách thực hiện:
Mẹ chuẩn bị một nắm lá chè xanh, đem rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra cho ráo nước.
Lấy lá chè xanh đun với 1 lít nước, đun sôi vặn nhỏ lửa tầm 5 – 10 phút để các chất trong lá chè ngấm ra hết thì tắt bếp.
Để nước nguội bớt, chắc nước cốt đổ ra chậu.
Dùng khăn xô mềm thấm nước cốt chè xanh, lau lên vùng da cổ bị hăm cho con.
Lá trầu không: trong lá trầu không có chứa nhiều dược tính nên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng nhanh nên có thể trị hăm da rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bạn chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, mẹ nên chọn lá không quá già hoặc quá non, không bị dập nát. Rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút thì vớt ra cho khô nước.
Lấy lá trầu không đun với 1 lít nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đun tiếp tầm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Đợi cho nước nguội, chắc lấy nước cốt đổ ra chậu.
Dùng khăn xô mềm thấm nước trầu không bôi nên vùng da bị hăm ở cổ cho con. Mẹ thực hiện liên tiếp trong vòng 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm da của con sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Là Khế:
Theo Đông y thì lá khế được xếp vào danh sách các loại lá thảo dược tự nhiên lành tính, chúng có tính lạnh, vị chát, có tác dụng trong việc giải độc, sát khuẩn tiêu viêm, giảm ngứa nên có thể chữa hiệu quả các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do hăm gây ra.
Cách thực hiện:
Bạn chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. mẹ không nên rửa mạnh tay quá sẽ làm mất hết các tinh dầu có trong lá.
Cho lá khế vào trong chậu nước muối pha loãng và ngâm khoảng 10 phút thì vớt ra.
Cho lá khế với 1 lít nước, đun sôi tầm 7 – 10 phút thì tắt bếp.
Đợi nước nguội thêm một chút, chắc hết nước cốt ra một cái chậu.
Dùng khăn mềm thấm nước lá khế lau lên vùng da bị hăm ở cổ cho con.
Mẹ nên thực hiện 1 lần/ ngày cho con và làm liên tục trong vòng 4 – 6 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng những loại lá trên để trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh:
Các loại lá dùng để đun nước trị hăm cổ cho bé phải đảm bảo sạch, không chứa chất trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.
Trước khi dùng nước lá trên để trị hăm cổ, mẹ nên lấy một ít nước thấm nên vùng da khác. Đợi từ 1 -2 tiếng nếu không có hiện tượng kích ứng thì khi đó mẹ hãy lau cổ cho bé.
Trong quá trình lau mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không kỳ mạnh khiến cho bé có cảm giác đau hoặc có thể gây xước da.
Mẹ không nên đun nước lá quá đặc để dùng cho con vì nước lá đặc sẽ có các bột lá khi lau bám vào da gây lên bít tắc lỗ chân lông. Khiến cho tình trạng hăm càng trở lên trầm trọng hơn.
Mẹ không nên sử dụng các loại lá trên trong trường hợp vết hăm cổ của con bị viêm nhiễm, vỡ mủ.
4.2. Sử dụng kem bôi hăm cho bé
Sử dụng kem bôi hăm cho bé là một trong những biện pháp đơn giản và phổ biến để cải thiện tình trạng hăm da cho con. Đây là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tin dùng vì nó có thể bảo vệ con một cách toàn diện, vừa cải thiện được hăm da ở cổ, vừa có thể ngăn chặn được bệnh hăm da tái phát.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm chuyên dùng được bán nhiều ở các cửa hàng thuốc hoặc các cửa hàng chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại kem có chiết xuất từ tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được mua ở những cửa hàng uy tin để dùng cho con.
Cách sử dụng kem chống hăm rất đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng cổ của con sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước chuyên dùng. Sau đó, dùng khăn khô mềm lau khô rồi bôi một lớp kem mỏng nên là được.
4.3. Trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh thân thể cho con thường xuyên
Lau rửa vùng da cổ cho con 2 lần/ngày với nước ấm. Khi lau rửa cho con, mẹ nên dùng khăn xô mềm, thực hiện một cách nhẹ nhàng không chà xát mạnh khiến con bị đau hoặc làm cho các mụn nước bị vỡ. Sau khi, lau rửa sạch sẽ mẹ nên dùng một khăn khô để thấm, đảm bảo vùng da của con lúc này khô ráo.
Khi tắm cho con, mẹ nên dùng loại sữa tắm có chiết xuất từ tự nhiên, thành phần dịu nhẹ, có độ PH cân bằng để làm sạch mồ hôi, cũng như các vi khuẩn bám trên bề mặt da của bé.
Sau khi vệ sinh xong, mẹ nên bôi một lớp kem chống hăm mỏng cho trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng để giúp làn da của bé thẩm thấu nhanh. Việc bôi kem chống hăm sẽ tạo thành một lớp bảo vệ vùng da của con khỏi viêm nhiễm, thúc đẩy các vết hăm da nhanh lành và tránh được nguy cơ tái phát.
5. Cách phòng chống hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh mỏng gấp 5 lần so với người lớn. Các cơ chế bảo vệ da còn non yếu và không có khả năng chống lại vi khuẩn. Vì vậy, để phòng tránh trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện một số điều sau:
Không để vùng da cổ của con có quá nhiều mồ hôi. Nếu vào mùa hè nắng nóng cứ 1 – 2 tiếng, mẹ nên lau cổ cho con một lần với nước ấm hoặc sau khi bé uống sữa hoặc ăn uống xong.
Nên sử dụng các loại kem chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ cho da của bé.
mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều hoa quả mát để sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho con.
Mẹ nên để ý đến vùng da cổ để phát hiện kịp thời, ngăn chặn tình trạng hăm da cho con.
Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất cotton thấm hút mồ hôi, sử dụng quạt và điều hòa phù hợp trong những ngày thời tiết nóng vì mồ hôi chính là nguyên nhân gây ra bệnh hăm da cho bé.
Mẹ nên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của con một cách thường xuyên để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn. Giúp không khí trong nhà luôn trong lành và sạch sẽ.
Mẹ nên chọn loại nước giặt chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để không gây kích ứng da.
Không nên sử dụng phấn rôm để phòng ngừa hăm da cho trẻ sơ sinh vì phấn rôm không có tác dụng chống hăm mà còn gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da của bé dễ bị viêm nhiễm.
Hi vọng qua bài viết của Tinsuckho cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích như nguyên nhân dẫn tới hăm da ở cổ và cách chữa hăm da hiệu quả tại nhà. Chúc các mẹ thành công!
Tư Vấn Sữa Vinamilk Cho Trẻ Sơ Sinh
Sau gần 40 năm thành lập và phát triển, Vinamilk là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt đối với dòng sữa cho trẻ sơ sinh của Vinamilk luôn nhận được sự tin tưởng của nhiều bà mẹ.
Trong 2 năm đầu đời, khối lượng não của trẻ đạt khoảng 80% não của người trưởng thành. Trong giai đoạn này, trẻ cần học hỏi nhiều kỹ năng để tập thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Một môi trường khác hoàn toàn với thế giới khi còn trong bụng mẹ. Do đó là cha mẹ, chúng ta cần hỗ trợ nền tảng dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
Nếu mẹ không có nhiều sữa cho con bú thì làm cách nào để con không bị thiếu dinh dưỡng? Dùng sữa bột công thức là một giải pháp dinh dưỡng bổ sung tốt nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa cho bé. Thế nhưng dòng sữa Vinamilk cho trẻ sơ sinh luôn là lựa chọn tuyệt vời. Hầu hết công thức sữa của Vinamilk đều đã qua nghiên cứu kỹ càng. Chúng luôn được cải tiến để phù hợp với dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Theo số liệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia thuộc Bộ Y tế mới công bố, 24,6% trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tính theo chỉ số giữa cân nặng với tuổi giảm 0,4% vào năm…
Sữa bột công thức Vinamilk cho trẻ sơ sinh
1. Dielac Alpha
Sản phẩm đã được nghiên cứu và cân bằng dinh dưỡng một cách hợp lý giữa các chất: đạm, đường, béo cùng các vi chất khác. Với công thức Opti-Grow có bổ sung Colostrom giúp tăng sức đề kháng. Đồng thời sữa có các thành phần DHA, Omega 3 + Omega 6 hỗ trợ trí não cho trẻ. Hầu hết các loại sữa Vinamilk cho trẻ sơ sinh nói chung và Dielac Alpha nói riêng đều có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đồng thời, chúng còn thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ.
2. Dielac Alpha Gold
Với công thức Opti-Grow IQ™ giúp hỗ trợ phát triển trí não và tăng sức đề kháng, sữa Dielac Alpha Gold rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần còn bổ sung Nutein và tăng gấp đôi hàm lượng DHA là một “điểm cộng” cho sản phẩm này.
3. Dielac Optimum
Theo công thức Opti – digest có trong sữa có vai trò nâng đỡ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh. Sữa sở hữu nguồn đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin – nguồn đạm dễ tiêu hóa. Hơn nữa, sự đóng góp của chất xơ hòa tan FOS và hệ vi khuẩn có lợi các Probiotic hỗ trợ đường ruột và nâng sức đề kháng. Tất nhiên là dưỡng chất DHA, ARA không thể nào thiếu trong sữa. Chúng cùng nhau hợp tác giúp trí não trẻ sơ sinh hoàn thiện dần.
4. Optimum Gold
Optimum Gold là một sản phẩm sữa Vinamilk cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được công nhận bởi UKAS – Anh Quốc. Sữa có thành phần Lutein và DHA kết hợp. Chúng hỗ trợ một cách tối đa khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ.
Cập nhật giá sữa Vinamilk mới nhất tháng 9/2023
Mỗi sản phẩm Vinamilk đều đảm bảo chất lượng và giá sữa Vinamilk được cho là hoàn toàn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Đó là lý do vì sao trong 3 công ty sữa đang dẫn đầu về thương hiệu ở khu vực châu Á, ngoài Dutch Mill (Thái…
Khi mới bắt đầu uống sữa, trẻ bị đau bụng có sao không?
Trẻ đau bụng khi mới bắt đầu uống sữa là một tình trạng xảy ra khá phổ biến. Hiện tượng này luôn làm cho các mẹ lo lắng. Thế nhưng, đây chỉ là phản ứng sinh học khi có một lượng sữa đột ngột hấp thu vào cơ thể. Muốn tiêu hóa sữa thì cần có thời gian để duy trì một lượng men tiêu hóa nhất định. Bạn nên cho trẻ tiếp tục duy trì chế độ thường xuyên thì hệ tiêu hóa của trẻ mới làm quen được với sữa.
Cách pha sữa Vinamilk cho trẻ sơ sinh đúng cách
Đến khi cho trẻ uống sữa, bạn cần thử trước xem độ ậm của sữa như thế nào. Nếu thấy sữa ấm, không quá nóng thì trẻ bú được. Điều này tuy rất nhỏ nhưng nhiều bà mẹ sơ suất dẫn đến nhiều trường hợp trẻ bị bỏng sữa rất đáng tiếc.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Mẹ Uống Được Không?
Nhiều lúc mẹ hay gặp các lời khuyên dạng “con uống sữa không hết, bỏ thì uổng, mẹ uống cho con đi” hay “đổ sữa thừa sau này con biếng ăn đó”.
Nhưng chắc hẳn các mẹ cũng vẫn còn băn khoăn liệu sữa cho trẻ sơ sinh mẹ uống được không?
1. Sữa cho trẻ sơ sinh có chứa những chất gì?
Để biết mẹ có uống được sữa cho trẻ sơ sinh không, cần phải biết trong sữa có chất gì.
Sữa cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ:
Thành phần chính trong sữa mẹ thì hầu như ai cũng biết, bao gồm chất béo, đạm, bột đường, vitamin và các khoáng chất, một số loại enzym và kháng thể.
Tỷ lệ giữa những chất này sẽ có một vài chênh lệch phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ nhưng đa phần thay đổi không đáng kể.
Sữa cho trẻ sơ sinh là sữa công thức:
Có những bé sinh ra đã không có sữa mẹ để ti nên uống sữa công thức.
Các hãng sữa thì đều in rõ ràng thành phần và tỷ lệ các chất có trong sữa lên vỏ hộp, bố mẹ hoàn toàn có thể đọc để tham khảo.
Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý là chọn sữa chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để đảm bảo không có sự trà trộn sữa giả hay chất lượng không như cam kết.
2. Sữa cho trẻ sơ sinh mẹ uống được không?
Như vậy, với thành phần rất an toàn phía trên, kể cả trẻ sơ sinh uống sữa mẹ hay sữa công thức, thì mẹ vẫn có thể uống được. Nhưng sẽ có một vài trường hợp sau đây:
Sữa trẻ sơ sinh không uống là sữa mẹ: sữa mẹ là rất lành tính nhưng nhiều mẹ thậm chí không uống được sữa của chính mình do có vị tanh và hơi gây. Mẹ có thể thử làm ấm sữa sẽ dễ uống hơn
Sữa trẻ sơ sinh không uống là sữa công thức: thường các sữa công thức cho trẻ sơ sinh có vị rất nhạt, nếu mẹ uống không quen thì có thể cho thêm đường
3. Sự thật về những lời đồn quanh việc “mẹ uống hay không uống sữa cho trẻ sơ sinh”
Lời đồn số 1: “đổ sữa thừa đi con sẽ biếng ăn”
Thực ra thì mẹ cũng đừng quá lo lắng về lời đồn này nha.
Vậy nên nếu mẹ cảm thấy không thoải mái thì cũng không phải ép bản thân uống.
Trên thực tế nhiều mẹ lo sợ nên cố ép bản thân uống sữa cho trẻ sơ sinh đến độ buồn nôn, không ăn được các món ăn khác, thì sẽ là lợi bất cập hại rồi.
Lời đồn số 2: “mẹ uống sữa cho trẻ sơ sinh sẽ bị béo bụng”
Thực tế là thành phần trong sữa công thức đã được tính toán rất kỹ càng, vừa khớp với một cữ ăn của trẻ.
Năng lượng trong một khẩu phần ăn cũng không quá nhiều, đa phần ít hơn sữa người lớn.
Nên mẹ sẽ không sợ uống vài bình sữa của con mà bị béo lên đâu, nếu mẹ thừa cân nhiều thì điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ hợp lý hơn đó.
4. Mách mẹ một vài cách tận dụng sữa mà trẻ không uống
Nhiều trường hợp bé sơ sinh từ chối không uống sữa, mẹ cũng không uống được thay bé, thì mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
Cho bé lớn hơn uống: trẻ em thường dễ uống loại sữa này hơn
Tận dụng làm bánh, làm sữa chua: tham khảo một vài công thức trên mạng là mẹ có thể cho ra đời những món ăn ngon lành rồi
Cho tặng những trẻ cần hơn: dù cho tặng sữa mẹ hay sữa công thức thì cũng phải đảm bảo còn trong thời hạn sử dụng
Dùng làm thức ăn cho vật nuôi: những loại sữa kể trên cũng phù hợp cho vật nuôi trong nhà ăn, đặc biệt là dùng cho chó con, mèo con
Lazada
Shopee
Bởi khẩu vị mỗi người khác nhau, mục đích cũng không giống, nên mẹ có thể tự căn chỉnh trên điều kiện của bản thân để lựa chọn phương án hợp lý nhất!
Đánh giá bài viết
Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi Và Những Lưu Ý Trong Giai Đoạn Phát Triển
Mỗi giai đoạn phát triển của bé lại là một khởi đầu đầy thú vị và đặc biệt nhất trong các giai đoạn có thể kể đến giai đoạn bé được 2 tháng tuổi.
Chế độ ăn uống bé sơ sinh 2 tháng tuổi:
Có thể bé sẽ cần cho bú cả ban đêm, nhưng vì ở những tuần này bé ngủ nhiều nên mỗi lần cho bú như thế có thể cách nhau 5-6 tiếng
Giấc ngủ của bé sơ sinh 2 tháng tuổi:
Thời điểm này, bé ngủ ít hơn một chút so với bé một tháng tuổi, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường bé ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Tối thời gian ngủ của bé từ 10-12 tiếng.
Giai đoạn này bé sẽ ngủ ít hơn so với giai đoạn 1 tháng tuổi
Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp. Khi bé đã quen với thời gian và thời điểm bé ngủ, bạn có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé.
Thay đổi quan trọng bé sơ sinh 2 tháng tuổi:
– Bé biết tạo ra tiếng ê a nhưng không giống với tiếng nói của người lớn
– Dùng việc khóc để gọi bố mẹ.
– Bắt đầu chú ý đến những âm thánh khác nhau.
– Bé tự khám phá và đùa nghịch với tay, chân của mình và điều này sẽ làm bé thích thú hơn nhiều.
– Đã có những biểu hiện nắm, bắt đồ vật nhưng chỉ cầm được trong chốc lát.
– Thích nhìn khuôn mặt người hơn đồ vật, khi nhìn thấy người hoặc nghe thấy giọng nói sẽ im lặng nhìn.
– Biết kết nối hành động với từng người, ví dụ khi khát sữa sẽ đòi mẹ ^^
– Thể hiện tâm trạng như khó chịu, vui mừng.
– Có thói quen mút ngón tay.
- Bé dường như sẽ lớn và tăng cân rất nhanh trong tháng thứ hai này, trung bình khoảng 150-200 gr mỗi tuần.
Bé bắt đầu thích tự đùa nghịch với tay và chân ở giai đoạn 2 tháng tuổi
Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào?
– Đây là thời gian bé cần phải được tiêm phòng vắc xin. Vậy nên hãy đánh dấu ngày này trong lịch hoặc nhật kí của bạn khi bé bước qua tháng thứ hai và nhớ theo dõi lịch tiêm phòng vắc xin của bé.
– Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Chú ý giữ phòng ấm áp khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác massage cho bé.
– Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt.
– Chọn mua đồ chơi nho nhỏ nhưng an toàn để bé có thể tự chơi một mình được.
Trên là những lưu ý về sự thay đổi cũng như chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi mà Đình đã sưu tầm cũng như tích lũy từ bản thân, nay chia sẻ với các mẹ bỉm sữa nè.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Trẻ Sơ Sinh Và Tình Trạng Sức Khỏe Của Bé trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!