Xu Hướng 9/2023 # Phan Tả Diệp Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Táo Bón # Top 12 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phan Tả Diệp Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Táo Bón # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phan Tả Diệp Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Táo Bón được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phan tả diệp (Cassia angustifolia Vahl) hay còn gọi là Dương tả diệp, tả diệp trà là một vị thuốc rất hay dùng để chữa trị các bệnh táo bón, giúp thông đại tiện, những trường hợp hay bị tích trệ ở bụng, tuy nhiên cần phải chú ý đến những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Danh pháp

Tên thường gọi: Phan tả diệp, Dương tả diệp, Tả diệp trà.

Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile.

Họ: Vang (Caesalpiaceae).

Mô tả cây Phan tả diệp

Cassia angustifolia Vahl là một loại cây bụi cao khoảng 1m, có lá kép lông chim chẵn, thường gồm 5 đến 8 đôi, có cuống ngắn. Hoa mọc thành chùm ở ở kẽ lá, gồm có 6-14 hoa, cánh hoa màu vàng có 10 nhị. Quả đậu hình túi, dài 4 đến 6 cm, rộng 1-17cm, có lông trắng mềm khi còn non, về sau rụng đi trong quả có từ 4-7 hạt.

Cây Cassia acutifolia Delile so với cây trên gần như giống nhau chỉ khác ở phần lá có hình trứng rộng hơn, hoa nhỏ hơn, quả ngắn nhưng rộng hơn 2-2,5 cm.

Phân bố

Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở các nước nhiệt đới như Châu Phi, Ấn Độ (tây bắc và nam), vùng Ai Cập và dọc theo lưu vực của sông Nil.

Ở Trung Quốc có đem giống về trồng ở đảo Hải Nam và đảo Vân Nam. Ở nước ta chưa có cây thuốc này nên phải nhập từ nước ngoài.

Chế biến

Bộ phận dùng là lá phơi khô, chọn sạch tạp chất, sàng sẩy sạch cọng cuống là sử dụng được.

Thành phần hóa học

Trong vị thuốc có chứa hoạt chất antraglucozit bao gồm sennozid A, sennozid B, aloe.emodin tự do, rhein. Ngoài ra còn chứa các chất khác là kaempferola và izoramnetin.

Theo y học hiện đại

Phan tả diệp có thành phần gây tẩy xổ là antraglucoseside (anthraquinone glycoside) mà chủ yếu là sennoside.

Ngoài ra nước ngâm của thuốc có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.

Dùng liều cao có tác dụng tẩy xổ mạnh phân lỏng đau bụng, nếu liều cao nữa có thể đau bụng dữ dội nôn ói trong 3 – 4 giờ.

Tác dụng tẩy kéo dài 1 – 2 ngày, sau đó không bị táo bón lại.

Theo y học cổ truyền

Phan tả diệp vị ngọt, đắng tính hàn quy kinh Đại trường.

Có tác dụng tả hạ thanh nhiệt, chủ trị các chứng thực nhiệt mà đi đại tiện bí, làm sạch đường ruột trước phẫu thuật.

Sách Hiện đại thực dụng Trung Dược: “Phan tả diệp dùng ít, vị đắng có tác dụng kiện vị, giúp cho tiêu hóa. Uống liều lượng thích hợp có tác dụng tẩy xổ nhẹ, muốn xổ mạnh uống 4 – 6g thuốc ngâm kiệt sau mấy giờ có hiệu quả”.

Vị thuốc dùng để nhuận tràng liều từ 1,5 – 3 g, tẩy xổ liều 5 – 10 g, hãm nước sôi uống, thuốc thang cho vào sau.

Chữa các trường hợp bị tắc ruột

Trước hết truyền dịch rồi dùng ống xông bao tử hạ áp hút dịch vị cùng với thức ăn trong bao tử, rồi bơm nước phan tả diệp.

Thụt ruột sau 2 – 4 giờ uống thuốc.

Liều dùng cho người lớn từ 15 – 30 g.

Phan tả diệp chữa táo bón

Thông thường các trường hợp táo bón dùng thuốc với liều từ 3 – 6 g, nếu nặng có thể dùng lên đến 10 g, dùng nước sôi sắc hãm uống.

Cây thường hay phối hợp với các vị thuốc khác để tăng công dụng trị chữa bệnh.

Phan tả diệp 6 g, Chỉ thực 6 g, Hậu phác 9 g sắc uống dùng để trị táo bón có nhiệt tích.

Phan tả diêp 4 g – 6 , Đại hoàng 9g, Trần bì 4 g, Hoàng liên 3 g, Đinh hương và Sinh khương mỗi vị đều 3 g sắc uống. Trị táo bón trong các trường hợp thực tích đầy chướng bụng khó đi cầu.

Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật

Dược liệu này giúp cho chức năng ruột mau phục hồi.

Dùng vị thuốc này với liều 4 g hãm nước sôi uống.

Trị rối loạn tiêu hóa thực tích đầy bụng

Phan tả diệp 2g, Tân lang, Đại hoàng mỗi vị 3g, Sơn tra 10g sắc uống.

Trị viêm túi mật, viêm tụy cấp, sỏi túi mật và xuất huyết tiêu hóa

Mỗi lần uống 4 viên nang nhựa mỗi viên có 0,25 g thuốc sống, ngày uống 3 lần, trong 24 giờ nếu chưa đi đại tiện cho uống thêm 1 lần nữa.

Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn

Dùng Phan tả diệp với liều 10g uống hãm với nước sôi uống trước khi phẫu thuật.

Không dùng phan tả diệp cho phụ nữ đang cho con bú vì trong lá phan tả diệp có chứa các anthranoid, rất dễ hấp thu qua sữa làm trẻ bị tiêu chảy.

Anthranoid cũng gây tăng co bóp cơ trơn tử cung và bàng quang. Do đó, phụ nữ có thai, người bị viêm bàng quang, viêm tử cung không nên dùng.

Người táo bón do co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng cũng không được dùng.

Cần chú ý nếu dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn.

Phan tả diệp là một loại thảo dược có tính nhuận tràng tẩy xổ mạnh thường sử dụng trong các trường hợp táo bón, tắc ruột. Tuy nhiên cần phải lưu ý đối với các trường hợp có chống chỉ định với thuốc, cần tham vấn với bác sĩ về chuyên môn và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao và tính an toàn cho người bệnh.

Táo Bón Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Lưu Ý Cho Người Táo Bón

Táo bón là gì?

Táo bón là thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng giảm nhu động ruột hoặc khó đi đại tiện. Thói quen đại tiện của mọi người là khác nhau, nhưng những người bị táo bón thường đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần.

Táo bón thường xảy ra khi phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa hoặc không thể loại bỏ phân khỏi trực tràng, điều này có thể khiến phân trở nên cứng và khô hơn. Táo bón có các nguyên nhân sau:

Tắc nghẽn trong đại tràng hoặc trực tràng

Sự tắc nghẽn trong đại tràng hoặc trực tràng có thể làm chậm hoặc ngừng chuyển động của phân. Nguyên nhân bao gồm:

Những vết rách nhỏ ở vùng da xung quanh hậu môn.

Tắc nghẽn trong ruột.

Ung thư đại trực tràng.

Hẹp đại tràng.

Trực tràng phình ra qua thành sau của âm đạo.

Tắc nghẽn trong đại tràng hoặc trực tràng là nguyên nhân gây táo bón

Rối loạn thần kinh chi phối hoạt động của đại trực tràng

Các vấn đề về thần kinh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh khiến các cơ ở đại tràng và trực tràng co lại khi di chuyển phân qua ruột. Điều này gây rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân bao gồm:

Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát các chức năng cơ thể.

Bệnh đa xơ cứng.

Bệnh Parkinson.

Chấn thương tủy sống.

Đột quỵ.

Vấn đề với các dây thần kinh xung quanh đại tràng và trực tràng là nguyên nhân gây táo bón

Rối loạn hoạt động hệ thống cơ vùng chậu

Những vấn đề với cơ vùng chậu ảnh hưởng đến nhu động ruột có thể gây táo bón có thể bao gồm:

Rối loạn co giãn của hệ thống cơ.

Cơ vùng chậu bị suy yếu.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Nội tiết tố giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể bạn. Các bệnh và tình trạng làm đảo lộn sự cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến táo bón, bao gồm:

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường cận giáp): tuyến giáp có vai trò kiểm soát quá trình trao đổi chất.

Thai kỳ: khi mang thai phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố cùng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột gây táo bón. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn trong trong trình mang thai cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu động ruột gây nên táo bón.

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp): Đây là bệnh do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone làm quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị trì trệ.

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân gây táo bón

Các yếu tố khác

Người lớn tuổi.

Phụ nữ.

Bị mất nước.

Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước.

Ít hoặc không hoạt động thể chất.

Dùng thuốc: an thần, giảm đau opioid, chống trầm cảm, hạ huyết áp.

Có tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.

Các nguyên nhân khác gây táo bón

Bệnh trĩ: Trĩ khiến cho người bệnh khó đi, gây đau đớn, xuất huyết hậu môn khi đi đại tiện. Cố gắng đi tiêu có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.

Rách hậu môn: Phân lớn hoặc cứng có thể gây ra những vết rách nhỏ ở hậu môn. Điều này khiến cho bệnh nhân đau rát ở hậu môn, đi ngoài ra máu và cơ thể suy nhược, mệt mỏi do mất máu.

Phân không thể tống ra ngoài: Táo bón mạn tính có thể gây tích tụ phân cứng bị mắc kẹt trong ruột của bạn. Điều này khiến cho bệnh nhân luôn có cảm giác không thể đi vệ sinh hoặc đi vệ sinh không hết.

Sa trực tràng: Rặn khi đi tiêu có thể khiến một phần nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.

Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Tác hại của táo bón kéo dài

Mận khô

Mận khô được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên trị táo bón. Chúng chứa lượng chất xơ cao, với gần 3 gam chất xơ trong 40 gam.

Cellulose hay còn gọi là chất xơ không hòa tan có trong mận khô làm tăng lượng nước trong phân, có thể làm tăng khối lượng phân. Trong khi đó, chất xơ hòa tan được lên men trong ruột kết để tạo ra axit béo chuỗi ngắn, loại axit béo này cũng có thể làm tăng trọng lượng phân.[1]

Ngoài ra, sorbitol có trong mận khô không được cơ thể hấp thụ tốt, khiến nước bị kéo vào ruột kết và do đó, chúng có tác dụng nhuận tràng [2]. Mận khô cũng chứa các hợp chất phenolic kích thích vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Cách chế biến: Bạn có thể thưởng thức mận khô bằng cách trộn với salad, ngũ cốc, bột yến mạch, sinh tố, hoặc làm đồ ăn vặt.

Quả mận khô trị táo bón

Táo

Một quả táo vừa còn nguyên vỏ (khoảng 200 gam) chứa 4,8 gam chất xơ. [3].

Phần lớn trong táo có chứa chất xơ không hòa tan và một phần chất xơ hòa tan, chủ yếu ở dạng pectin. Pectin hoà tan trong nước thành dạng gel, được vi khuẩn lên men nhanh chóng để tạo thành axit béo chuỗi ngắn, có thể kéo nước vào ruột kết, làm mềm phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột. [4][5]

Thành phần pectin trong táo giúp làm mềm phân giảm táo bón

Quả lê

Lê là một loại trái cây giàu chất xơ, với khoảng 5,5 gam chất xơ trong một quả cỡ trung bình (khoảng 178 gam).[6]

Bên cạnh lợi ích về chất xơ, lê còn chứa nhiều đường fructose và sorbitol đặc biệt cao so với các loại trái cây khác. [7].

Fructose là một loại đường hấp thụ kém trong đường ruột, trong khi sorbitol hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Cả 2 loại đường đều có tác dụng đưa nước vào ruột, kích thích nhu động ruột. [8] [7].

Chất xơ có trong quả lê giúp làm mềm phân giảm táo bón

Quả kiwi

Một quả kiwi (khoảng 75 gam) chứa khoảng 2,3 gam chất xơ [10].

Quả kiwi là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho sức khỏe của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Actinidin có trong quả kiwi cũng có tác dụng tăng nhu động ruột. [11].

Actinidin là một loại enzym giúp phân giải protein tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày và hồi tràng.

Actinidin trong kiwi giúp trị táo bón

Quả sung ngọt

Một quả sung khoảng 50 gam chứa 1,5 gam chất xơ. [12]

Quả sung có chứa một loại enzyme gọi là ficin. Tương tự như enzyme actinidin có trong quả kiwi, loại enzym này có tác động tích cực đối với chức năng ruột, giảm tình trạng táo bón hiệu quả. [11][14].

Chất xơ và ficin có trong quả sung có tác dụng trị táo bón

Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi và quýt là một món ăn nhẹ và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

Một quả cam (khoảng 154 gam) chứa 3,7 gam chất xơ [15].

Một quả bưởi (khoảng 308 gam) chứa gần 5 gam chất xơ [16].

Trái cây có múi cũng rất giàu chất xơ hòa tan – pectin, đặc biệt trong vỏ của chúng. Pectin có thể đẩy nhanh thời gian vận chuyển trong ruột già và giảm táo bón. [17][18].

Ngoài ra, trái cây họ cam quýt có chứa một loại flavonoid gọi là naringenin, hoạt động như thuốc nhuận tràng, có thể góp phần cải thiện chứng táo bón. [19].

Trái cây có múi trị táo bón

Sữa chua

Vi khuẩn lactic có trong sữa chua là một loại probiotic, rất tốt cho đường tiêu hóa của bạn. Ăn sữa chua giúp kiểm soát hệ vi sinh vật trong đường ruột, tăng lợi khuẩn và giảm sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Do đó, người táo bón nên ăn từ 2 – 3 hộp sữa chua hằng ngày để cải thiện rõ rệt chứng táo bón và tăng cường sức khoẻ đường ruột.

Sữa chua trị táo bón

Rau chân vịt

Rau chân vịt không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp folate, vitamin C và vitamin K dồi dào.[20]. Hàm lượng chất xơ cao trong rau chân vịt giúp tiêu hoá dễ dàng hơn, kích thích nhu động ruột, từ đó giảm tình trạng táo bón.

Rau chân vịt trị táo bón

Atiso

Atiso có tác dụng tăng cường sức khoẻ đường ruột và giúp đại tiện đều đặn hơn. Prebiotic có trong atiso là các carbohydrate khó tiêu hóa, giúp nuôi sống vi khuẩn có lợi trong ruột như Bifidobacteria và Lactobacilli, chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại. [21].

Ngoài ra, prebiotic đã được chứng minh là làm tăng tần suất đi đại tiện và có tác dụng làm mềm phân ở những người bị táo bón. [22].

Chất xơ có trong atiso có tác dụng chữa táo bón

Khoai lang

Trong khoai lang có chứa một lượng chất xơ nhiều hơn các loại tinh bột khác, ví dụ như lượng chất xơ trong khoai lang gần gấp đôi khoai tây. Chính vì thế, khoai lang không chỉ cải thiện tình trạng táo bón mà còn tốt cho cả hệ tiêu hoá nói chung.

Khoai lang còn chứa hàm lượng magie lớn, có tác dụng nhuận tràng, giúp thúc đẩy nhu động ruột và đẩy phân di chuyển qua đường ruột.

Khoai lang trị táo bón

Đậu Hà Lan và đậu lăng

Đậu Hà Lan và đậu lăng là một trong những nhóm thực phẩm giàu chất xơ, với giá thành phải chăng mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình.

1 bát (196 gam) đậu hà lan đã nấu chín, chứa một lượng lớn 16 gam chất xơ [23].

1/2 bát (99 gam) đậu lăng đã nấu chín có 7,8 gam chất xơ. [24].

Các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Điều này có nghĩa là chúng có thể làm giảm táo bón bằng cách tăng trọng lượng cho phân, cũng như làm mềm phân. [25][26].

Đậu hà lan và đậu lăng trị táo bón

Hạt chia

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ, trong 28 gam hạt chia chứa đến 9,8 gam chất xơ, bao gồm 85% chất xơ không hòa tan và 15% chất xơ hòa tan. [27].

Hạt chia có thể hấp thụ lượng nước gấp 12 lần trọng lượng của chính nó, nó sẽ tạo thành một hỗn hợp đặt sệt, trơn. Khi ăn hạt chia vào cơ thể sẽ giúp làm mềmphân, tránh tình trạng phân khô cứng nên giúp người táo bón đi đại tiện dễ dàng và ít đau hơn. [28].

Hạt chia trị táo bón

Hạt lanh

Hạt lanh đã được sử dụng như một phương thuốc truyền thống trị táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng tự nhiên của chúng. [29]. Hạt lanh rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Chỉ 1 muỗng hạt lanh nguyên hạt (9 gam) chứa 2,5 gam chất xơ, đáp ứng 10% nhu cầu hàng ngày của bạn. [30]. Ngoài ra, các axit béo chuỗi ngắn được tạo ra trong quá trình vi khuẩn lên men chất xơ hòa tan trong hạt lanh giúp làm tăng nhu độngruột, đẩy phân ra khỏi đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. [31].

Lưu ý: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thường được khuyên nên thận trọng khi sử dụng hạt lanh [32].

Hạt lanh trị táo bón

Yến mạch

Yến mạch chứa lượng lớn chất xơ, 1/3 cốc yến mạch (31 gam) chứa 4,8 gam chất xơ. [33]. Trong đó phần lớn là chất xơ không hoà tan, có tác dụng làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể.

Ăn yến mạch hằng ngày không chỉ giúp giảm và ngăn ngừa táo bón, mà còn hỗ trợ giảm cân, phòng tránh các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…

Yến mạch trị táo bón

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao, có thể dẫn đến táo bón ở một số người. Bên cạnh đó, hàm lượng đường lactose có trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.

Tuy nhiên, uống sữa quá nhiều mà không bổ sung lượng chất xơ và nước mới là nguyên nhân chính gây nguy cơ táo bón. Vì vậy nên người bệnh táo bón không cần thiết phải tránh uống sữa, quan trọng là cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.

Người táo bón nên tránh sử dụng sản phẩm từ sữa

Thịt đỏ

Thịt đỏ có hàm lượng sắt, protein cao và thường chứa nhiều chất béo hơn các loại thịt khác, do đó có thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Ngoài ra, thịt đỏ không có chất xơ – chất dinh dưỡng quan trọng nhất để giảm tình trạng táo bón. Việc ăn quá nhiều thịt đỏ mà không bổ sung đủ lượng chất xơ và nước sẽ làm tăng nguy cơ táo bón.

Thịt đỏ gây táo bón

Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh rán,… và thậm chí cả thực phẩm tẩm bột nhiều như cá rán, gà rán,… mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các thực phẩm lành mạnh. Đồ chiên rán làm chậm việc tiêu hóa của bạn, dẫn đến táo bón do lượng chất xơ không đủ.

Đồ chiên rán gây táo bón

Đồ ăn nhẹ và món tráng miệng đã qua chế biến

Khoai tây chiên, bánh quy xoắn, bánh quy, bánh ngọt và các thực phẩm ăn nhẹ đã qua chế biến có hàm lượng muối, đường và chất béo cao, đồng thời có hàm lượng nước thấp. Những món ăn nhẹ này cũng thường chứa ít chất xơ. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại khiến tình trạng táo bón của bạn nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn nhẹ và món tráng miệng đã qua chế biến

Tinh bột đã qua tinh chế

Tinh bột đã qua tinh chế như bánh mì trắng, bột mỳ trắng, gạo trắng, bánh ngọt, đồ ăn vặt,… chứa carbohydrate tinh chế, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bởi vì trong quá trình tinh chế, nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong phần cám và mầm đã bị giảm.

Tinh bột đã qua tinh chế

Chuối

Chuối có thể vừa là nguyên nhân gây táo bón vừa là giải pháp để giảm táo bón. Điều này phụ thuộc vào độ chín của chuối mà bạn ăn.

Chuối chín hoàn toàn có chứa chất xơ hòa tan và do đó có thể giúp điều trị táo bón.

Chuối xanh hoặc chưa chín có hàm lượng tinh bột kháng cao, rất kết dính và gây táo bón.

Chuối xanh gây táo bón

Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống: đậu, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và nguyên cám.

Nên uống nhiều nước.

Nên duy trì và tập thể dục thường xuyên.

Nên tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.

Không nên ăn nhiều thực phẩm có lượng chất xơ thấp như đồ ăn nhanh, các sản phẩm từ sữa và thịt.

Không nên quá căng thẳng.

Không nên nhịn đại tiện khi cơ thể có nhu cầu.

Lưu ý khi bị táo bón

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường từ đường tiêu hóa, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đi ngoài ít hơn ba lần một tuần.

Có phân vón cục hoặc cứng.

Cảm giác mót rặn, khó đi đại tiện.

Cảm giác như có một khối tắc nghẽn trong trực tràng ngăn cản nhu động ruột.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân gặp phải tình trạng táo bón kéo dài hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tiêu hóa của các bệnh viện uy tín trong khu vực. Một số bệnh viện tham khảo sau:

TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115.

TP Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108.

Bổ sung chất xơ có làm giảm táo bón không?

25 cách trị táo bón tại nhà

Nguồn: Healthline, Webmd, Medicalnewstoday, Everydayhealth

Nguồn tham khảo

Systematic review: the effect of prunes on gastrointestinal function

Sorbitol

Apple, raw

[Health-promoting properties of pectin]

The influence of in vitro pectin fermentation on the human fecal microbiome

Pears, raw

Systematic Review of Pears and Health

Dietary fructose intolerance, fructan intolerance and FODMAPs

Systematic Review of Pears and Health

Kiwi fruit, raw

The nutritional and health attributes of kiwifruit: a review

Fig, raw

The nutritional and health attributes of kiwifruit: a review

Putative mechanisms of kiwifruit on maintenance of normal gastrointestinal function

Orange, raw

Grapefruit, raw

[Clinical benefits after soluble dietary fiber supplementation: a randomized clinical trial in adults with slow-transit constipation]

Irritable bowel syndrome and chronic constipation: Fact and fiction

Naringenin induces laxative effects by upregulating the expression levels of c-Kit and SCF, as well as those of aquaporin 3 in mice with loperamide-induced constipation

Spinach, fresh, cooked, no added fat

Prebiotics: Definition, Types, Sources, Mechanisms, and Clinical Applications

Effects of Prebiotics and Synbiotics on Functional Constipation

Peas, without salt, boiled, cooked, mature seeds, split

Lentils, mature seeds, cooked, boiled, without salt

High Fiber Diet

Dietary Fiber Analysis of Four Pulses Using AOAC 2011.25: Implications for Human Health

Chia (Salvia hispanica): A Review of Native Mexican Seed and its Nutritional and Functional Properties

Gelling properties of chia seed and flour

Flaxseed—a potential functional food source

Flax seeds

Laxative effects of partially defatted flaxseed meal on normal and experimental constipated mice

Dietary Flaxseed as a Strategy for Improving Human Health

Oat bran, raw

Lo Lắng Vì Trẻ 3 Tuổi Bị Táo Bón Kéo Dài

Trẻ 3 tuổi bị táo bón là tình trạng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển. Để cải thiện tình trạng trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài, bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là bổ sung nhiều chất xơ và cho trẻ uống đủ nước.

1. Nguyên nhân gây ra trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài

Táo bón ở trẻ là tình trạng phân di chuyển chậm trong lòng đại tràng, phân bị hấp thu nhiều nước nên khô, cứng hoặc tròn lổn nhổn như phân dê. Trẻ có triệu chứng táo bón nếu đi tiêu dưới 2 lần/ ngày đối với trẻ sơ sinh, đi tiêu dưới 3 lần/ tuần đối với trẻ đang bú mẹ và đi tiêu dưới 2 lần/ tuần đối với trẻ lớn.

Trẻ bị táo bón thường phải rặn nhiều dẫn đến đau rát, thậm chí còn nứt hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc sa trực tràng. Điều này khiến trẻ bị ám ảnh, sợ đại tiện, càng làm cho việc đi tiêu của trẻ trở nên khó khăn vất vả hơn .

Táo bón ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả như biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu, nôn trớ, trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Bạn đang đọc: Lo lắng vì trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 3 tuổi bị táo bón. Cụ thể:

1.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón kéo dài, chiếm đến 95% trong tổng số các nguyên nhân. Chế độ dinh dưỡng không hợp có thể do:

Chế độ ăn uống ít chất xơ làm cho trẻ 3 tuổi bị táo bón lâu ngày: Việc thiếu chất xơ là do trong chế độ ăn tập trung tiêu thụ quá nhiều đạm động vật, nhưng lại ít rau củ trái cây.

Trẻ ăn nhiều thức ăn chiên, rán, thức ăn nhanh hoặc bánh kẹo, các loại nước ngọt có gas: Đây là những món ăn không có lợi cho sức khỏe vì khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và táo bón.

Trẻ uống ít nước: Đều này sẽ làm cho thức ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, phân cứng hơn, đặc hơn gây táo bón.

Sữa pha không đúng hướng dẫn gây nên quá đặc hoặc bố mẹ cho trẻ uống sữa công thức với thành phần nhiều đạm, canxi, sắt, phospho cũng là nguyên nhân gây ra trẻ 3 tuổi bị táo bón.

1.2. Trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài là hậu quả của một số bệnh lý

Trẻ 3 tuổi bị táo bón cũng hoàn toàn có thể là hậu quả của 1 số ít bệnh lý như :

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thường do sử dụng kháng sinh đường uống làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá.

Phình đại tràng bẩm sinh làm mất hoạt động co bóp cho một đoạn đại tràng dẫn tới ứ đọng phân trong lòng đại tràng khiến trẻ bị táo bón.

Nứt kẽ hậu môn làm trẻ đau và phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, lâu ngày gây mất phản xạ càng làm cho táo bón nặng hơn.

Các nguyên nhân thần kinh làm yếu hoặc liệt cơ thành bụng yếu dẫn đến mất điều hòa nhu động ruột, mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu ngày khiến trẻ bị táo bón.

Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc ho, thuốc chống động kinh, thuốc chống co giật cũng gây nên táo bón

1.3. Táo bón do tâm lý, phản xạ ức chế

Do tâm lý: Trẻ nhịn đại tiện vì có cảm giác không riêng tư, không vệ sinh khi đi tiêu ở nhà vệ sinh trường học hoặc nơi công cộng.

Ít vận động thể lực cũng là nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi bị táo bón lâu ngày. Trẻ thường ngồi một chỗ để chơi game, xem tivi khiến cơ thành bụng và yếu nhu động ruột điều hòa kém. Đặc biệt, vào mùa lạnh táo bón sẽ càng trầm trọng hơn vì trẻ lười vận động.

2. Các biện pháp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài cho trẻ 3 tuổi

Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển. Do đó “trẻ 3 tuổi bị táo bón phải làm sao” thường là lo lắng của các bậc phụ huynh. Để cải thiện tình trạng trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài, bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp sau đây:

2.1. Cho trẻ uống nhiều nước

Nước có tính năng giải nhiệt, thanh lọc và góp thêm phần điều trị táo bón hiệu suất cao. Khi trẻ bị táo bón cần được bổ trợ nước để phân mềm hơn. Nhu cầu nước cần cung ứng cho trẻ 3 tuổi mỗi ngày khoảng chừng 1 lít. Lượng nước hoàn toàn có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu yếu và cân nặng của trẻ .

2.2. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Song song với việc uống đủ nước, bố mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, ví dụ như:

Ngũ cốc nguyên hạt: Nnhững loại ngũ cốc nguyên hạt với thành phần tinh bột và đạm cao vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ vừa giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động.

Rau xanh: Các loại rau xanh (ví dụ như rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, súp lơ) là nguồn chất xơ dồi dào giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ 3 tuổi.

Trái cây như cam, bưởi, đu đủ, chuối, bơ, … chứa rất nhiều chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất. Trái cây có thể cắt thành từng miếng nhỏ cho trẻ cầm hoặc xay nhuyễn thành sinh tố uống mỗi ngày.

Sữa chua mang lại nguồn lợi khuẩn dồi dào cho đường ruột sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ 3 tuổi bị táo bón.

2.3. Cho trẻ tăng cường vận động

Cho trẻ tăng cường hoạt động bằng cách tham gia những hoạt động giải trí thể thao, tập những bài tập thể dục nhất là phần cơ bụng sẽ giúp cho ruột co bóp tốt hơn, việc đi đại tiện của trẻ cũng thuận tiện hơn .

2.4. Tạo thói quen đại tiện đúng giờ

Bố mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ. Nên chọn thời gian đại tiện khi nào trẻ không vội vã, thường ngay sau bữa ăn sáng khoảng chừng 30 phút đến 1 giờ vì nhu động ruột lúc này đang tăng hoạt động giải trí. Thời gian đi đại tiện khoảng chừng 3 – 5 phút .

2.5. Tắm nước ấm cho trẻ 3 tuổi bị táo bón

Trẻ 3 tuổi bị táo bón kéo dài nên được tắm nước ấm để giúp phân mềm hơn, giãn cơ vòng hậu môn, kích thích trẻ đi đại tiện nhanh chóng. Tuy nhiên không nên để trẻ tắm hoặc ngâm nước quá lâu sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

2.6. Massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng

Các động tác massage bụng nhẹ nhàng giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế thực trạng phân bị tồn dư trong đường ruột quá lâu. Bố mẹ hoàn toàn có thể kích thích nhu động ruột bằng cách xoa bụng theo chiều kim đồng hồ đeo tay từ 3 – 4 lần một ngày, mỗi lần khoảng chừng 5 phút, vào giữa 2 bữa ăn, hoàn toàn có thể ấn sâu vào phần bụng phía dưới bên trái .

2.7. Sử dụng men vi sinh cho trẻ 3 tuổi bị táo bón

Bên cạnh việc mỗi ngày cho trẻ uống đủ nước và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, bố mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa như men vi sinh. Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể, bào tử lợi khuẩn sẽ đào thải các vi khuẩn có hại, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng nồng độ enzyme giúp cho tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Đồng thời, lợi khuẩn bám vào phân làm tăng độ nhớt khiến phân xốp, mềm và mịn, ruột cũng tăng nhu động nên dễ đẩy phân ra ngoài.

3. Một số lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi

Khi điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

Khi bé đang bị táo bón, nên hạn chế cho trẻ ăn thịt đỏ, socola, các loại nước uống có gas, ăn ít tinh bột, vì các loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Không được lạm dụng thụt tháo để giải quyết tình trạng táo bón của trẻ vì có thể gây giãn đại tràng sigma và trực tràng, làm trẻ mất phản xạ đại tiện tự nhiên và hình thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ sẽ không tự đi đại tiện được.

Đối với trẻ táo bón nặng, nếu có các dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay: tình trạng táo bón kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện với việc thay đổi chế độ ăn; ngay từ khi trẻ mới sinh đã có triệu chứng táo bón và chướng bụng; táo bón làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như trẻ ăn kém, gầy sút, nôn ói, suy dinh dưỡng,…

Tóm lại, táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, mắc một số bệnh lý hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng… Do đó, cha mẹ cần có một thực đơn ăn uống phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con, cho trẻ vận động hợp lý để tăng nhu động ruột.

Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao cũng như cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website chúng tôi và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Công Dụng, Cách Sử Dụng Củ Bình Vôi – Vị Thuốc Quý Của Người Việt

Củ bình vôi hay còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, bồng bềnh,… là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania Glabra (Roxb.) Miers, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Sở dĩ có tên là “bình vôi” vì hình dáng của cây rất giống bình đựng vôi của ông bà ta ngày xưa với phần thân phình to.

Đặc điểm

Cây bình vôi thuộc loại dây leo, thường xanh, có độ dài từ 2 – 6m và sống rất lâu năm. Thân cây nhẵn và hơi xoắn vào nhau. Rễ củ xù xì, màu nâu đen, nặng đến 50kg.

Lá cây mọc so le, cuống dài ⅔ so với phiến lá, lá hình khiên, xuất phát từ chỗ dính của cuống. Phiến lá mỏng có hình gần tròn hoặc tam giác tròn. Mặt dưới lá có gân hình chân vịt nổi rõ. Mép lá lượn sóng, mặt trên và mặt dưới lá nhăn.

Hoa mọc thành cụm, màu vàng cam ở kẽ lá hoặc nơi các cành già đã rụng. Hoa đực có cuống tán dài, có 5 – 6 lá đài và 3 – 4 cánh hoa. Hoa cái có cuống tán ngắn, có 1 lá đài và 2 cánh hoa, bầu hình trứng.

Quả của cây bình vôi

Quả thuộc loại quả hạch, có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt bên trong cứng, hình móng ngựa, có vân ngang dạng gai, lõm hai bên, ở giữa không có lỗ thủng.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của cây đó chính là rễ củ được phơi hoặc sấy khô. Rễ củ khô có màu đen, không có hình dạng nhất định.

Phân bố

Trên thế giới, cây bình vôi thường phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và Malaysia. Ở Việt Nam, cây bình vôi thường mọc ở những vùng núi phía Bắc như Hoà Bình, Hà Giang, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn,…

Cây bình vôi là một loại cây ưa sáng, phân bố chủ yếu ở độ cao từ vài chục mét đến vài trăm mét, mọc lẫn trong các quần thể cây bụi và dây leo ở rừng núi đá vôi ẩm.

Thu hái – Sơ chế

Thu hái

Cây có thể được thu hái quanh năm. Chỉ nên thu hái khi củ đạt trọng lượng từ 800g – 1kg trở lên. Thông thường mùa đông sẽ là mùa mà cây bình vôi có hàm lượng dược liệu cao nhất. Có thể thu hoạch củ khi trồng được từ 2 – 3 năm, nếu trồng càng lâu thì năng suất sẽ càng cao.

Chế biến

Chế biến củ bình vôi bằng cách đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ mỏng, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô. Bạn có thể dùng củ bình vôi khô để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhuyễn thành bột để dùng dần đều được.

Bảo quản

Củ bình vôi sau khi sấy khô có thể bảo quản bỏ vào hũ hoặc túi kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Trong củ bình vôi chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (Còn gọi là rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, tinh bột, đường khử cũng được tìm thấy trong củ của loại cây này.

Thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi được các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu là rất ít độc, trấn kinh và có tác dụng bổ tim.

L-tetrahydropalmatin (Rotundin)

Đây là một chất có tác dụng giúp an thần, gây ngủ, hạ nhiệt và hạ huyết áp rất tốt. Có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên nếu dùng với liều lượng cao. Ngoài ra, L-tetrahydropalmatin còn giúp kéo dài thời gian tác dụng của các loại thuốc ngủ barbituric được thí nghiệm trên súc vật.

Roemerin

Roemerin có tác dụng làm tê niêm mạc và phong bế. Thí nghiệm trên tim ếch, roemerin có tác dụng ức chế, làm giảm biên độ cũng như tần số co bóp, ở thời kỳ tâm trương tim ếch có thể ngừng đập nếu liều lượng cao.

Đối với hệ thần kinh trung ương, roemerin giúp an thần gây ngủ với liều lượng thấp và gây co giật nếu dùng với liều lượng cao. Roemerin còn giúp giãn mạch, hạ huyết áp.

Cepharanthin

Cepharanthin có tác dụng giãn mạch nhẹ, tăng cường sản sinh các kháng thể nên có tác dụng rất tốt đối với bệnh giảm bạch cầu do bị bom nguyên tử, tia phóng xạ,… Không có tác dụng phụ khi uống cepharanthin liều cao.

Ngoài ra, trong củ bình vôi còn có các chất như tetrandrin và isotetradim có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt và hạ huyết áp.

Củ bình vôi trong Đông y:

Tính vị: Vị đắng ngọt, tính lương

Quy kinh: Can, tỳ

Công dụng: Giúp an thần, bổ phế, trị mất ngủ, nóng sốt, nhức đầu, đau dạ dày, ho có đờm, hen suyễn và các bệnh khác rất hiệu quả.

Liều dùng:

Dùng 3 – 6g củ bình vôi/ ngày dưới dạng viên hoặc dạng bột.

Dùng 5 – 15ml rượu củ bình vôi với tỉ lệ 1 phần bột bình vôi/ 5 phần rượu 40 độ.

Dạng viên Rotundin (0.03g): 2 – 3 viên/ngày/người lớn.

2mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần đối với trẻ em từ 13 tháng tuổi trở lên.

Thuốc tiêm Rotundin (60mg): 1 – 2 ống 2ml/ngày.

Liều gây ngộ độc: 30g

Củ tươi giã nát đắp lên vết thương khi bị mụn nhọt hoặc rắn cắn.

Một số bài thuốc từ củ bình vôi

Trị mất ngủ

Nguyên liệu: 12g bình vôi, 12g lạc tiên, 12g vông nem, 6g liên tâm, 6g cam thảo.

Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị suy nhược thần kinh

Nguyên liệu: Bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, mỗi loại 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày

Nguyên liệu: Bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi loại 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản mãn tính

Nguyên liệu: Bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi loại 12g.

Cách dùng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Tác dụng phụ

Củ bình vôi được nghiên cứu là không có nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khoẻ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Củ bình vôi có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng củ bình vôi hiệu quả hơn:

Chất rotundin trong củ bình vôi có độc tố nhẹ, nên an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá liều vẫn sẽ gây ngộ độc và gặp nhiều tác dụng phụ.

Khi sử dụng củ bình vôi bạn nên hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ vì trong củ bình vôi có chất roemerin gây tê niêm mạc và giảm nhịp tim nếu sử dụng không đúng.

Phụ nữ có thai và trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng củ bình vôi.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Bệnh Giang Mai Có Chữa Được Không?

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh phù hợp theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đặc biệt ở những giai đoạn sớm. Tuy nhiên, việc điều trị có thể không giúp phục hồi bất kỳ tổn thương nào do nhiễm trùng vi khuẩn gây bệnh giang mai gây ra.

Bên cạnh đó, cần lưu ý người đã bị bệnh giang mai dù được điều trị thành công vẫn có thể bị tái nhiễm lần nữa.1

Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh được điều trị và sống sót. Hiểu biết về các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh giang mai có thể giúp bạn tự bảo vệ mình.

1. Khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai

Ở nam giới, dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai có thể là vết loét trên dương vật. Ở phụ nữ, dấu hiệu đầu tiên có thể là đau xung quanh hoặc bên trong âm đạo. Bạn thậm chí có thể không nhận thấy vết loét, vì vết loét giang mai có thể không gây đau. Các vết loét biến mất sau ba đến sáu tuần.

Nếu giang mai không được điều trị sớm, nó sẽ từ vết loét lây lan vào máu của bạn. Khi bệnh giang mai xâm nhập vào máu, nó có thể gây ra nhiều vấn đề. Dấu hiệu phổ biến nhất là phát ban. Phát ban có thể xuất hiện, thường ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, khi các vết loét bắt đầu lành hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Các dấu hiệu khác của bệnh bao gồm sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết.

Sau nhiều năm, người mắc bệnh giang mai không được điều trị có thể bắt đầu gặp các vấn đề về não và tủy sống. Bệnh giang mai cũng có thể làm hỏng tim và các cơ quan khác.

Một số người mắc bệnh giang mai không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Ở những người khác, các dấu hiệu có thể rất nhẹ, hoặc thậm chí có thể không biết có các dấu hiệu này. Nhưng ngay cả khi các dấu hiệu nhiễm trùng tự biến mất, vi khuẩn vẫn còn sống. Chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong nhiều năm sau đó.

2. Khi là các đối tượng nguy cơ

Bạn có nguy cơ mắc giang mai cao hơn nếu:2

Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.

Quan hệ tình dục với nhiều người.

Một hoặc nhiều bạn tình đã xét nghiệm dương tính với giang mai.

Bạn là nam và có quan hệ tình dục với người đồng giới.

Đang bị nhiễm HIV.

Khi nhận thấy các triệu chứng, hoặc nếu là các đối tượng nguy cơ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên. Đối với sản phụ có nguy cơ mắc bệnh cao cần được xét nghiệm lại trong tam cá nguyệt thứ ba khi được 28 tuần và khi sinh.1

Một mũi tiêm Benzathine Penicillin G tác dụng kéo dài có thể chữa khỏi bệnh ở những giai đoạn sớm. Điều này bao gồm bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát hoặc tiềm ẩn sớm.

CDC khuyến cáo dùng ba liều Benzathine Penicillin G tác dụng kéo dài cách nhau mỗi tuần đối với bệnh giang mai tiềm ẩn muộn hoặc giang mai tiềm ẩn không rõ thời gian. Điều trị sẽ chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương thêm, nhưng nó sẽ không phục hồi những tổn thương đã xảy ra.

Chọn chế phẩm Penicillin phù hợp là rất quan trọng để điều trị và chữa bệnh giang mai đúng cách. Những người được điều trị bệnh giang mai nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết loét của họ lành hẳn. Họ cũng nên thông báo cho (những) bạn tình của mình để họ có thể được xét nghiệm và điều trị nếu cần.3

Thực tế, thời gian chữa bệnh giang mai còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Nếu mắc bệnh giang mai dưới một năm, người bệnh có thể chỉ cần tiêm một mũi thuốc điều trị. Nếu mắc bệnh giang mai hơn một năm, người bệnh cần tiêm ba mũi – mỗi tuần một mũi trong ba tuần.4

Người bị giang mai một lần không có nghĩa là họ sẽ không tái nhiễm với nó. Ngay cả sau khi điều trị thành công, người bệnh vẫn có thể mắc lại giang mai.

Chỉ các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định mới có thể khẳng định bạn có mắc bệnh giang mai hay không. Tiếp tục thực hiện các xét nghiệm tiếp theo giúp đảm bảo việc điều trị của bạn đã thành công.

Nếu bạn tình của bạn mắc bệnh giang mai, các vết loét giang mai ở âm đạo, hậu môn, miệng hoặc dưới bao quy đầu của dương vật có thể khó nhìn thấy. Bạn có thể mắc lại bệnh giang mai nếu (những) bạn tình của bạn không được xét nghiệm và điều trị.1

Bệnh giang mai không thể tự khỏi được. Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tồn tại trong cơ thể mặc dù người bệnh có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Giang mai có thể được chữa khỏi, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị bằng kháng sinh phù hợp.5

Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Bình Dân Đà Nẵng

Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng được thành lập năm 1996, là bệnh viện tư đầu tiên của Việt Nam. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng đã luôn không ngừng nâng câp hiệu quả khám, chữa bệnh và đạt được nhiều uy tín đối với nhân dân trong cả nước.

Được công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện 5 năm liên tục;

Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững Việt Nam;

TOP 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam;

TOP 100 thương hiệu nổi tiếng ASEAN,…

Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng luôn quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Hiện bệnh viện có quy mô hơn 100 giường nội trú với cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, hiện đại. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng cũng chú trọng nâng cấp và thay mới các trang thiết bị y tế tiên tiến với mục đích hỗ trợ cho việc khám, chữa bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn.

Máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học và miễn dịch tự động;

Máy ELISA;

Hệ thống máy siêu âm Dopple màu, siêu âm 3 chiều;

Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học và miễn dịch tự động;

Máy nội soi dạ dày, trực tràng, tử cung, tai mũi họng, phế quản, tiết niệu;

Máy chẩn đoán phát hiện bệnh sớm DDFAO,…

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng còn là nơi làm việc của đội ngũ y – bác sĩ có trình độ cao và có thâm niên trong nghề, được chia về các chuyên khoa khác nhau giúp việc khám, chữa bệnh được hiệu quả hơn.

Các phòng khoa

Khám bệnh – Cấp cứu;

Nội – Nhi; Phụ sản;

Y học cổ truyền;

Phẫu thuật – Gây mê hồi sức;

Hồi sức cấp cứu; Ngoại tổng hợp;

Liên chuyên khoa ( Răng Hàm Mặt – Tai Mũi Họng – Mắt);

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng;

Dược; Xét nghiệm;

Chẩn đoán hình ảnh;

Thăm dò chức năng.

Địa chỉ: 376 đường Trần Cao Vân, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

SĐT liên hệ: (0236) 3714030 – 3714552

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – Thứ 7

    Sáng: 7h30 – 11h30

    Chiều: 13h30 – 17h00

Chủ nhật: chỉ khám bướu cổ

Sáng: 7h30 – 11h30

Di chuyển đến quầy tiếp đón để làm các thủ tục đăng kí khám, chữa bệnh, nộp thẻ Bảo hiểm y tế (nếu có) và nhận số thứ tự khám.

Sau đó, đi đến phòng khám tương ứng và đợi đến lượt khám.

Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được các bác sĩ tư vấn, đưa ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).

Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, di chuyển đến khu vực làm cận lâm sàng, làm các thủ tục cần thiết và thực hiện các chỉ định tương ứng.

Tiếp theo, đợi lấy kết quả và mang về phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ kết luận, đưa ra phác đồ điều trị và kê đơn thuốc.

Sau đó, đi đến quầy thanh toán để thanh toán các chi phí.

Cuối cùng, đi đến khoa Dược để nhận thuốc và ra về.

Chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng:

STT

DỊCH VỤ

CHI PHÍ

1.

Áo chỉnh hình cột sống thắt lưng

1.900.000đ

2.

Bấm sinh thiết nội soi dạ dày -tá tràng

200.000đ

3.

Cắt bỏ u nhỏ,cyst,sẹo của da,tổ chức dưới da

300.000đ

4.

Chích hậu nhãn cầu dưới kết mạt

120.000đ

5.

Chọc hút dịch  – khí màng phổi bằng kim hay catheter.

530.000đ

6.

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng không tiêm thuốc cản quang

1.000.000đ

7.

Côn tiêm chấy nhờn vào khớp hyaluanat-sulium/acidyaluronic

250.000đ

8.

Cứu điều trị bí đái thể hàn

50.000đ

9.

Điện châm điều trị bí đái cơ năng

75.000đ

10.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội

900.000đ

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.

Qua bài viết trên, YouMed đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng. YouMed hy vọng sẽ có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng.

Người viết: Quan Bảo Phương

Cập nhật thông tin chi tiết về Phan Tả Diệp Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Táo Bón trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!