Xu Hướng 9/2023 # Những Triệu Chứng Nhiệt Miệng Phổ Biến Bạn Cần Biết # Top 16 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Triệu Chứng Nhiệt Miệng Phổ Biến Bạn Cần Biết # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Triệu Chứng Nhiệt Miệng Phổ Biến Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng của nhiệt miệng có thể đem lại những khó khăn, rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp,… Cùng Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng nhiệt miệng, dấu hiệu nhận biết và một số cách chữa trị tình trạng này qua bài viết sau đây!

Nhiệt miệng hay còn gọi là vết loét áp tơ. Đây là một vết thương hở nhỏ, nông xuất hiện trong khoang miệng; gây rát, khó chịu cho việc ăn uống và giao tiếp. Dấu hiệu của nhiệt miệng bao gồm loét nhiệt miệng có hình tròn, màu trắng hoặc màu xám, có cạnh hoặc viền màu đỏ.

Nguyên nhân chính xác của vết loét miệng vẫn chưa rõ ràng. Một số nguyên nhân có thể gây ra vết loét bao gồm:

Có tác động mạnh vào phần khoang miệng do đánh răng quá kỹ, ma sát khi chơi thể thao,…

Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

Nhạy cảm với một số thực phẩm như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, hạt, pho mát và thực phẩm cay hoặc có tính axit.

Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt.

Do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do căng thẳng cảm xúc.

Dấu hiệu của nhiệt miệng xuất hiện khi các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục màu trắng đục hoặc vàng; có viền đỏ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Các vết loét hình thành bên trong vòm miệng, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng mềm của bạn.

Dấu hiệu của nhiệt miệng còn bao gồm cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát trong một hoặc hai ngày trước khi vết loét nhiệt miệng xuất hiện. Có một số loại vết loét bao gồm các vết loét lớn và nhỏ.

Các vết loét nhỏ là triệu chứng nhiệt miệng phổ biến nhất: Có hình bầu dục với một cạnh màu đỏ, các vết loét nhỏ này thường nhanh lành mà không để lại sẹo trong một đến hai tuần.

Các vết loét lớn ít phổ biến hơn: Có kích thước rộng hơn và sâu hơn các vết loét nhỏ. Những vết loét này có thể đem đến cảm giác cực kỳ đau đớn, mất đến sáu tuần để chữa lành và có thể để lại sẹo.

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu của nhiệt miệng khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm:

Sưng hạch bạch huyết.

Nóng sốt và cảm thấy không khỏe trong người.

Nhiễm vi-rút như vi-rút mụn rộp hoặc bệnh thủy đậu.

Thiếu sắt.

Thiếu vitamin B12.

Bệnh Crohn.

Bệnh Celiac.

Hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV hoặc Lupus.

Viêm khớp phản ứng.

Nhiệt miệng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: khó chịu, đau rát khi giao tiếp, đánh răng hoặc ăn uống, gây mệt mỏi. Ngoài ra, vết loét còn có thể lan ra bên ngoài miệng và gây sốt viêm mô tế bào.

Bạn hãy liên hệ gặp bác sĩ nếu vết loét nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm; kéo dài và các phương pháp điều trị tại nhà đều không hiệu quả. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và tạo ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy điều quan trọng là cần phải nhanh chóng ngăn chặn vi khuẩn có thể gây ra vết loét.

Nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng nhiệt miệng đi kèm có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nhiệt miệng, bạn có thể hoàn toàn áp dụng các phương pháp điều trị an toàn tại nhà sau đây:

Sử dụng thuốc bôi dạng gel

Đây là một lựa chọn tối ưu. Với dạng gel mỏng, nhẹ tạo lớp màn bảo vệ, bám dính tốt; gây tê tại chỗ, giảm đau và làm dịu vết loét nhanh chóng. Đồng thời thuốc dạng gel cũng ngăn chặn các yếu tố tác động bên ngoài.

Gel bôi nhiệt miệng kết hợp với Lidocain có tác dụng giảm đau và hỗ trợ kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị, sử dụng an toàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Bạn cần đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này.

Có chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học

Bổ sung vitamin qua các loại thực phẩm giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh như: các loại vitamin C, vitamin B6, vitamin B12, kẽm, acid folic… hạn chế các loại thức ăn cay, nóng hoặc có chứa axit như dứa, bưởi,…

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng đúng cách và đều đặn mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong miệng.

Ngoài ra bạn cũng cần tập luyện thể dục, thể thao duy trì lối sống lành mạnh, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

Tóm lại, nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng những dấu hiệu của nhiệt miệng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế hãy duy trì cho bản thân lối sống khoa học, lành mạnh để phòng tránh nhiệt miệng và các căn bệnh tiềm ẩn khác! Đồng thời, khi phát hiện các triệu chứng nhiệt miệng, bạn cần chú ý và đi khám bệnh khi cần thiết.

Bệnh Tay Chân Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh tay chân miệng là gì?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển độ. Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

* Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.

* Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,…

Phát ban dạng phỏng nước: đặc điểm này biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

* Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Tay chân miệng hiện đang là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh bởi các triệu chứng đa dạng và biến chứng nặng nề của bệnh. Đáng lưu ý, bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp, cụ thể:

Chất lỏng bên trong mụn nước.

Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.

Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người bệnh có khả năng lan truyền virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần, ngay cả sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn. Tức là đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây lan qua người khác.

Biến chứng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng chính mà bệnh tấn công, do đó bệnh đang trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình.

Biến chứng thường gặp nhất là mất nước. Bệnh có thể gây ra các vết lở, loét trong miệng và cổ họng khiến việc nuốt gặp khó khăn và đau đớn, do đó trẻ thường lười ăn, uống,…

Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng và viêm ở màng não và dịch não tủy (bao quanh não cùng tủy sống).

Viêm não: Tình trạng này rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, do virus gây ra viêm ở não.

Đồng thời, bệnh cũng có thể gây ra biến chứng đến hô hấp tuần hoàn như: tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và tử vong nhanh chóng.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng

– Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

– Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.

Bác sĩ sẽ cần phải phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau:

Độ tuổi của người nhiễm bệnh.

Hình dạng của các vùng phát ban hoặc vết loét.

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp. Hầu hết các trường hợp bị tay chân miệng thông thường đều có khả năng tự phục hồi trong vòng 7-10 ngày.

Một vấn đề đáng chú ý khác là nhiều người thường dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là do virus, và kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Đây là sai lầm rất thường gặp của các bậc phụ huynh. Nguyên tắc điều trị là không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm.

Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng như: sốt cao từ 38 độ C trở lên; thở mệt; giật mình, rung chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, đi loạng choạng; ngủ nhiều, li bì; co giật, hôn mê; cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết: “Vắc xin ngừa tay chân miệng hiện nay chỉ Trung Quốc sản xuất nhưng không nhập về Việt Nam. Hiện ở Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin của Đài Loan ở hai tỉnh miền Tây là Đồng Tháp và Tiền Giang. Nếu thử nghiệm này tốt, có lẽ vào năm 2023 vắc xin này mới có ở thị trường Việt Nam”.

Tuy vẫn chưa có vắc xin ngừa tay chân miệng, nhưng bạn vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau.

Giữ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh tay – “Vắc xin” phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ cực hiệu quả

Giữ vệ sinh ăn uống

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Nhà trẻ, trường học và hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Theo dõi và phát hiện sớm

Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Cách ly và điều trị kịp thời khi mắc bệnh

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Tay chân miệng là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu Việt Nam. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng gia tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt có những trẻ phải nhập viện ở giai đoạn nặng có biến chứng cao huyết áp, thở nhanh.

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo, trong một số trường hợp, biểu hiện của tay chân miệng dễ nhầm lẫn khiến phụ huynh nhận biết trễ. Theo đó, khi trẻ có biểu hiện sốt, chảy nước bọt, nguyên nhân là trẻ bị loét miệng không nuốt được thì phụ huynh lại nhầm lẫn với biểu hiện của việc mọc răng. Trẻ bị nổi ban vùng kín, vùng mông thường hiểu lầm con bị hăm tã (do trẻ mặc tã thường xuyên, tái đi tái lại lần). Trẻ có những vết nổi ở những vị trí kín đáo như rìa ngón tay, rìa ngón chân, phụ huynh lại nhầm tưởng bị muỗi cắn,… Đối với biểu hiện trên, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện trên kèm sốt, hoặc giật mình khi ngủ, cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Trẻ bị tay chân miệng rồi có bị lại không?

Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh. Mỗi lần nhiễm bệnh, trẻ chỉ tạo ra kháng thể đặc hiệu với một loại virus nhất định, do đó trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Đặc biệt, ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV… nguy cơ bị mắc lại bệnh sẽ cao hơn.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan nhanh chóng và tử vong cao. Vì chưa có vắc xin phòng bệnh, nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ và gia đình, chủ động áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu bệnh.

Những Triệu Chứng Ung Thư Não Bạn Nên Biết

Trước khi biết thông tin về triệu chứng ung thư não, bệnh nhân cần phải biết nguyên nhân của nó. Ung thư não có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Nguyên nhân gây ra ung thư vẫn chưa được hiểu rõ dù là nguyên phát hay thứ phát. Tuy khối u não ác tính không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng nó có thể do yếu tố gen quyết định. Những nhóm người có những yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng ung thư não nhiều hơn so với những người khác. Những yếu tố đó có thể là:

Lớn tuổi.

Hút thuốc lá lâu năm.

Thời gian dài tiếp xúc với các hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón.

Nhiễm trùng một số virus hoặc vi khuẩn sinh u nhú.

Ngoài ra khối u ác tính ở não còn có thể là ung thư lây lan hoặc di căn từ nơi khác đến như:

Ung thư phổi.

Ung thư vú.

Ung thư thận.

Ung thư bàng quang.

Ung thư ác tính ở da.

Ung thư não xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên ung thư có vẻ phổ biến nhất ở nhóm trẻ em từ 3 -12 tuổi và nhóm người lớn từ 40 -70 tuổi. Thông thường nếu như ở những độ tuổi này, bố mẹ hoặc bản thân người bệnh cần để ý đến những triệu chứng ung thư não. Một số người dễ bị ung thư não hơn nhóm còn lại như:

Người có tiền sử đã từng tiếp xúc với phóng xạ hoặc xạ trị vùng đầu mặt cổ.

Người mắc ung thư phổi, ung thư đại trực tràng,… những loại ung thư có khả năng cao di căn não.

Người mắc các hội chứng di truyền bẩm sinh như: Turcot,…

Một hay nhiều khối u não sẽ gây ra những triệu chứng sau đây. Các triệu chứng ung thư não sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.

Triệu chứng ung thư não thường gặp

Triệu chứng ung thư não thường thấy nhất ở bệnh nhân ung thư não là: tăng áp lực nội sọ. Các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ có thể bao gồm:

Đau đầu. Đau đầu có thể là đau cục bộ một phần hoặc toàn bộ. Đau đầu do khối u lớn chèn ép các dây thần kinh, mạch máu não. Đau có thể dữ dội hoặc là mơ hồ không rõ vị trí. Bệnh nhân về lâu về dài sẽ cảm thấy đau thường xuyên hơn, cường độ lớn hơn và không đỡ khi uống thuốc giảm đau.

Phù gai thị. Bệnh nhân xuất hiện nhìn mờ tăng dần kèm theo đau đầu và nôn.

Triệu chứng khác

Mất ý thức và suy giảm sự tỉnh táo.

Động kinh co giật. Tuổi tác làm tăng nguy cơ bị động kinh do khối ung thư não nguyên phát. Đặc biệt động kinh thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi.

Các triệu chứng thần kinh khu trú. Một số triệu chứng có thể gợi ý cho bác sĩ biết vị trí khối u. Ví dụ như khi bệnh nhân nghi ngờ cao khả năng u não, có triệu chứng rối loạn vận động hay thăng bằng thì rất có thể bệnh nhân có khối u ở tiểu não.

Tuy có rất nhiều đặc điểm triệu chứng ung thư não, tuy nhiên nếu bệnh nhân xuất hiện một vài triệu chứng trên thì cũng không nên quá lo lắng. Một số bệnh lý lành tính vẫn có thể gây ra những triệu chứng trên. Việc quan trọng là bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để xác định tình trạng của mình.

Chuẩn đoán ung thư não trước tiên phải dựa vào triệu chứng ung thư não của bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân sẽ được tiến hành làm một vài xét nghiệm sau:

Chụp cắt lớp vi tính (CT – scan não). CT – scan tỏ ra có hiệu quả trong việc chuẩn đoán xác định ung thư não. Qua CT – scan, bác sĩ có thể xác định vị trí, kích thước khối u não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI não). Đánh giá chính xác vị trí và sự tương quan giữa khối u và các mô xung quanh.

Chụp mạch máu não. Nó giúp đánh giá gián tiếp hình ảnh của một khối u choáng chỗ. Một khối u ác tính thường có sự tăng sinh mạch máu đến nuôi u.

Chụp PET – CT. Giúp đánh giá tốt tình trạng di căn của u.

Điện não đồ. Đây là công cụ giúp ghi lại các sóng não bất thường.

Ngoài việc chuẩn đoán xác định khối u não, bác sĩ còn cần phải đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư não. Người ta dùng thuật ngữ ung thư não độ I đến IV để mô tả mức độ tiến triển của ung thư.

Tóm lại, ung thư não là một căn bệnh nguy hiểm đối với tất cả lứa tuổi. Triệu chứng ung thư não tuy đa dạng nhưng phổ biến nhất là tăng áp lực nội sọ. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám kĩ nhất. Đồng thời bạn nên quan tâm đến sức khoẻ của mình hơn bằng cách kiểm tra sức khoẻ định kỳ 2 tháng/ một lần tại các trung tâm y tế uy tín trên địa bàn.

Ths. Bs. CKI Trần Quốc Phong.

Chứng Ngủ Rũ: Những Điều Bạn Cần Biết

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng buồn ngủ liên tục, thậm chí ban đêm ngủ đủ giấc nhưng ban ngày vẫn rất buồn ngủ? Hay ngay cả lúc đang hoạt động như nói chuyện với người khác, đang lái xe bạn vẫn bị rơi vào giấc ngủ? Điều này thật sự rất nguy hiểm. Bài viết này giúp bạn có thể hiểu và nhận biết về chứng ngủ rũ này. 

Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến việc kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo (hay nói đơn giản là tình trạng thức – tỉnh). Những người mắc chứng ngủ rũ sẽ buồn ngủ ban ngày quá mức và ngủ gián đoạn. Họ không kiểm soát được các cơn buồn ngủ vào ban ngày. Những cơn buồn ngủ đột ngột này có thể xảy ra trong bất kỳ loại hoạt động nào (trong lúc đang lái xe, đang tập thể dục, đang nấu ăn, đang học…) vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trong một chu kỳ điển hình của giấc ngủ, đầu tiên chúng ta bước vào giai đoạn đầu của giấc ngủ. Sau đó là giai đoạn ngủ sâu hơn và cuối cùng (sau khoảng 90 phút) là giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Đối với những người mắc chứng ngủ rũ, giấc ngủ REM xảy ra gần như ngay lập tức trong chu kỳ giấc ngủ và xuất hiện liên tục. Chính trong giấc ngủ REM, chúng ta có thể trải nghiệm giấc mơ và tình trạng tê liệt cơ bắp. Điều này giải thích một số triệu chứng của chứng ngủ rũ.

Chứng ngủ rũ thường bắt đầu ở độ tuổi từ 15 đến 25, nhưng nó có thể trở nên rõ ràng ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều trường hợp, chứng ngủ rũ không được chẩn đoán và do đó không được điều trị.

3.1. Buồn ngủ ban ngày quá mức

Nói chung, tình trạng này can thiệp vào các hoạt động bình thường hằng ngày  mặc cho người bị chứng ngủ rũ có ngủ đủ giấc vào ban đêm hay không. Những người bị chứng ngủ rũ thường kèm theo các tình trạng như: ngầy ngật, thiếu năng lượng và sự tập trung, suy giảm trí nhớ, tâm trạng chán nản và/hoặc kiệt sức cực độ.

3.2. Chứng giữ nguyên thế (Cataplexy)

3.3. Ảo giác

Thông thường, những trải nghiệm ảo tưởng này rất sống động và thường xuyên đáng sợ. Nội dung chủ yếu là trực quan, bất kỳ giác quan nào khác có thể tham gia.

3.4. Chứng tê liệt khi ngủ (bóng đè)

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa chứng ngủ rũ, nhưng có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Buồn ngủ nhiều được điều trị bằng các chất kích thích (giống như amphetamine). Trong khi đó, các triệu chứng của giấc ngủ REM bất thường có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Gần đây đã có một loại thuốc mới được phê duyệt cho những người mắc chứng ngủ rũ kèm với chứng giữ nguyên tư  thế. Thuốc này được gọi là sodium oxybate. Nó giúp những người mắc chứng ngủ rũ có giấc ngủ ngon hơn, khiến họ ít buồn ngủ hơn vào ban ngày.

Ngoài ra, thuốc mới solriamfetol (Sunosi) đã được phê duyệt để giúp những người mắc chứng ngủ rũ tỉnh táo trong thời gian dài hơn. Bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ có thể được cải thiện triệu chứng đáng kể nhưng không được chữa khỏi hoàn toàn. Lưu ý rằng, các thuốc chữa triệu chứng của bệnh này đều tác động lên hệ thần kinh trung ương. Do vậy cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn và kiểm soát của bác sĩ.

Điều chỉnh lối sống như tránh dùng caffeine, rượu, nicotine, điều chỉnh lịch trình giấc ngủ, lên lịch ngủ trưa (dài 10 – 15 phút), thiết lập lịch tập thể dục và bữa ăn lành mạnh cũng có thể giúp giảm triệu chứng.

Chứng ngủ rũ thật sự không phải là một bệnh ác tính gây tử vong. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là những khi bạn đang lái xe hay làm việc gì dễ té ngã mà bị một “cơn ngủ” thì hệ quả sẽ rất khủng khiếp. Việc phát hiện sớm và điều chỉnh lối sống giúp phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn khi mắc phải rối loạn này.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm

Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Liên Quân là một trò chơi điện tử đình đám, thu hút hàng triệu người chơi trên toàn thế giớTuy nhiên, để trở thành một game thủ Liên Quân hàng đầu, bạn cần phải hiểu rõ về một khái niệm quan trọng – “khoảng trống Liên Quân”.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Liên Quân và “khoảng trống Liên Quân”, những khái niệm quan trọng mà bất kỳ người chơi nào cũng nên biết. Điều này giúp bạn cải thiện kỹ năng chơi game, tăng khả năng chiến thắng và đạt được nhiều thành tích trong trò chơi Liên Quân.

Khoảng trống Liên Quân là khoảng cách an toàn giữa các tướng trong đội hình của bạn. Nó giúp giữ cho đội hình của bạn không bị tấn công bởi đối thủ và tạo ra khoảng trống để tấn công đối thủ một cách an toàn. Nhưng làm thế nào để tính toán khoảng trống Liên Quân phù hợp và đánh giá độ hiệu quả của nó?

Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng trống Liên Quân bao gồm kỹ năng, mục tiêu và chiến thuật của đội hình. Nếu bạn muốn tạo ra một khoảng trống an toàn, bạn cần phải đảm bảo rằng đội hình của bạn đang đứng ở vị trí phù hợp, và các tướng trong đội hình của bạn phải đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Để tính toán khoảng trống Liên Quân, bạn cần phải biết độ dài của kỹ năng và chiều dài tấn công của các tướng trong đội hình của bạn. Nếu bạn có một đội hình có nhiều tướng có chiều dài tấn công dài, bạn có thể giảm khoảng cách giữa chúng để tấn công đối thủ một cách hiệu quả.

Đánh giá hiệu quả của khoảng trống Liên Quân là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang tạo ra một khoảng trống an toàn và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả của khoảng trống Liên Quân trong mỗi trận đấu, từ đó cải thiện chiến thuật của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Tạo ra cơ hội tấn công: Khi bạn tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”, bạn sẽ tạo ra những cơ hội tấn công, giúp đội nhà có lợi thế trong trận đấu. Ví dụ, khi bạn đánh bại một đối thủ ở “khoảng trống Liên Quân”, bạn sẽ có thể dễ dàng tấn công các trụ cột, phá hủy cơ sở của đối thủ.

Phòng thủ hiệu quả: Tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân” cũng giúp cho đội nhà phòng thủ tốt hơn. Khi bạn giữ chặt “khoảng trống Liên Quân”, đối thủ sẽ gặp khó khăn trong việc tấn công đội nhà.

Tìm hiểu về các vị trí địa hình: Các vị trí địa hình như bụi cỏ, rừng và sông đều là những “khoảng trống Liên Quân” tiềm năng. Nếu bạn biết sử dụng chúng một cách hiệu quả, bạn sẽ có thể tạo ra nhiều cơ hội tấn công và ngăn chặn đối thủ tấn công.

Thực hiện phối hợp đội hình: Tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân” cũng đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên trong đội hình. Bạn nên hợp tác với đồng đội để tạo ra những “khoảng trống Liên Quân” và tấn công đối thủ một cách hiệu quả.

Sử dụng kỹ năng và vật phẩm: Kỹ năng và vật phẩm trong Liên Quân cũng rất hữu ích trong việc tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”. Hãy sử dụng chúng một cách thông minh để tạo ra những “khoảng trống Liên Quân” và tấn công đối thủ.

Đánh phá: Khi đối thủ có khoảng trống, bạn có thể tấn công vào đó để tạo ra sức ép lên đối thủ. Khoảng trống càng lớn, bạn có thể tung ra combo mạnh mẽ để tiêu diệt đối thủ.

Phòng thủ: Khi bạn tạo ra khoảng trống, bạn có thể sử dụng nó để phòng thủ hoặc lùi lạKhoảng trống sẽ giúp bạn tránh được các kỹ năng của đối thủ và đồng thời tạo ra khoảng cách đủ để bạn có thể giải quyết các vấn đề khác.

Thử thách đối thủ: Khi bạn tạo ra khoảng trống, đối thủ sẽ cảm thấy không thoải mái và có thể phải lùi lạBạn có thể tận dụng khoảng trống để tấn công và tạo ra sức ép lên đối thủ.

Tạo điều kiện cho đồng đội: Khoảng trống cũng có thể được sử dụng để tạo ra điều kiện tốt cho đồng đội của bạn. Bạn có thể tạo ra khoảng trống để giúp đồng đội có thể tấn công một cách dễ dàng hơn.

Đó là những chiến thuật phổ biến khi sử dụng “khoảng trống Liên Quân”. Tuy nhiên, bạn cần phải áp dụng phù hợp với từng tình huống để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá đúng sức mạnh của đối thủ là rất quan trọng khi tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”. Nếu bạn không đánh giá đúng sức mạnh của đối thủ, bạn có thể chủ quan và sẽ không thể chiến thắng được.

Một lỗi thường gặp khi tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân” đó là quá tập trung vào việc tấn công và bỏ qua vị trí của đồng độĐiều này sẽ khiến cho đội hình của bạn mất cân bằng và dễ bị phá vỡ, làm mất kế hoạch tấn công ban đầu.

Để tránh những sai lầm khi tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Học hỏi từ những game thủ khác là một cách tuyệt vời để tránh những sai lầm phổ biến khi tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội để học hỏi từ kinh nghiệm của những người chơi khác.

Tập trung vào vị trí của đồng đội là rất quan trọng khi tối ưu hóa “khoảng trống Liên Quân”. Nếu bạn có thể phối hợp tốt với đồng đội, đội hình của bạn sẽ mạnh mẽ hơn và dễ chiến thắng hơn.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Những Điều Bạn Cần Biết Về Sỏi Thận

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp nhất. Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng cơn đau quặn thận phải đi cấp cứu.

Người có thói quen nhịn tiểu uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1.5 lít.

Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như: chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương.

Bệnh nhân có các bệnh lý khác gây bế tắc đường tiểu như: u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh, u xơ, túi thừa trong bàng quang. Bệnh có yếu tố di truyền.

Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng đường trong các bữa ăn.

Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.

Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh. Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.

Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày, tránh nhịn tiểu lâu.

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu lâu ngày, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi (Cơn đau quặn thận).

Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi đã di chuyển xuống bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Để chẩn đoán bệnh sỏi thận, có nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phương pháp chẩn đoán thích hợp.

Chụp X-quang, siêu âm bụng để phát hiện ra các loại sỏi.

Chụp CLVT đường tiết niệu là một phương pháp để chẩn đoán sỏi thận, dị dạng đường tiết niệu, chức năng thận, u thận, nang thận…

Với những trường hợp các phương pháp chẩn đoán trên chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt (pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP).

Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp.

Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm, giãn cơ, giảm đau, tập thể dục, uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài.

Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Triệu Chứng Nhiệt Miệng Phổ Biến Bạn Cần Biết trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!