Xu Hướng 9/2023 # Những Rủi Ro Khi Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Bạn Có Thể Gặp # Top 16 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Rủi Ro Khi Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Bạn Có Thể Gặp # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Rủi Ro Khi Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Bạn Có Thể Gặp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến gây nên những cơn đau tê buốt, lâu dần bệnh có thể khiến cho người bệnh mất khả năng vận động. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng sử dụng khi điều trị bệnh.

1. Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đối với các trường hợp đau nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả và cơn đau trở nên nặng hơn thì phần lớn các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế hoàn toàn đĩa đệm mới.

Cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp sau :

– Thoát vị đĩa đệm nặng, kích thước thoát vị đĩa đệm lớn.

– Bệnh nhân gặp đau đớn nghiêm trọng và bệnh trở nặng hơn.

– Khi có dấu hiệu chèn ép tủy sống và dây thần kinh độ nặng, có khả năng gây ra liệt người

– Điều trị thoát vị bằng các phương pháp nội khoa không xâm lấn không có kết quả như dùng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu .

2. Rủi ro khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đệm cột sống bị chèn ép và có quá nhiều áp lực, bị bó chặt lại gây áp lực lớn lên các đĩa đệm làm cho chúng không thể hoạt động một cách bình thường, các dây thần kinh cũng bị chèn ép chính là nguyên nhân gây đau.

Trong khi quá trình phẫu thuật chỉ tác động lên một phần nhỏ là các đĩa đệm. Một số trường hợp phẫu thuật không thể xử lý được vấn đề cốt lõi của bệnh. Ngay cả khi các đĩa đệm đã được xử lý vẫn không có được sự chuyển động đúng cách và sự linh hoạt cần thiết khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng rất hiếm khi chữa khỏi 100%. Thực tế đã có nhiều trường hợp mổ thoát vị mang lại hiệu quả điều trị từ 80%-90%, gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong, nhất là với người có bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc thoái hóa cột sống nặng.

Bất cứ một ca phẫu thuật nào cũng đều có những rủi ro nhất định. Một số rủi ro khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường gặp là :

– Nhiễm trùng vết mổ

– Cơn đau sau mổ tăng lên do tái phát.

– Tổn thương rễ thần kinh gây tê liệt

– Mất kiểm soát trong vấn đề tiểu tiện hay đại tiện, liệt toàn thân

– Một số trường hợp biến chứng gây tử vong

3. Một số các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp truyền thống lâu đời và ít gây tốn kém nhất cho người bệnh. Với ưu điểm giải phóng được khu vực chèn ép thần kinh nhanh chóng, mở rộng ống sống. Người bệnh có thể phục hồi được chiều cao của đĩa đệm bằng vật liệu thay thế.

Phương pháp mổ hở cũng có nhiều biến chứng nhất định như nhiễm trùng vết mổ, lâu phục hồi, rễ thần kinh bị dính. Nếu tái phát những cơn đau sau mổ sẽ nhiều hơn, nặng hơn có thể gây các biến chứng về tổn thương thần kinh không thể phục hồi.

Phương pháp mổ nội soi đĩa đệm là phương pháp phẫu thuật giúp bệnh nhân bình phục nhanh hơn, nhiễm trùng thấp, không can thiệp nhiều đến cơ, xương khớp hoặc lôi kéo thần kinh ở cổ. Ngoài ra với phương pháp mổ này, bệnh nhân được thực hiện giảm đau tại chỗ nên bệnh nhân được phép về nhà trong ngày phẫu thuật.

Tuy nhiên vẫn có thể nhiễm trùng sau mổ nhưng tỉ lệ gặp biến chứng thấp.

Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain

Chymopapain làm tiêu hủy nhân nhầy mà không ảnh hưởng tới vòng sợi và các tổ chức khác của đĩa đệm, làm áp lực trong đĩa đệm giảm hút khối thoát vị thu nhỏ lại. Tuy nhiên bệnh nhân có thể shock phản vệ có thể gây tử vong,hoại tử các bộ phân lân cận hoặc tổn thương thần kinh

Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia lazer qua da để làm giảm áp suất của đĩa đệm là cho nó không còn chèn ép vào rễ thần kinh nữa.

Một vài biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật như  viêm đĩa đệm, liệt dây thần kinh nhưng tỉ lệ người gặp các rủi ro này thấp.

4. Lời khuyên sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

– Dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất khoảng 6 tháng.

– Tránh các hoạt động mạnh và thực hiện các công việc nặng nhọc.

– Kết hợp tập các bài tập vật lý trị liệu và các bài tập thể dục đơn giản theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học.

Đăng bởi: Thành Nguyễn

Từ khoá: Những rủi ro khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bạn có thể gặp

Phương Pháp Vô Cảm Trong Phẫu Thuật: Phân Loại, Rủi Ro, Lựa Chọn

Phương pháp vô cảm có tác dụng làm mất tạm thời một phần hay toàn bộ đau đớn của người bệnh, giúp cuộc phẫu thuật thuận lợi. Việc lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp với từng người bệnh, tình trạng bệnh sẽ rất quan trọng, để giúp ca mổ diễn ra an toàn.

Phương pháp vô cảm là gì?

Phương pháp vô cảm là phương pháp dùng thuốc có tác dụng cắt đứt sự liên lạc giữa các dây thần kinh mang thông tin cảm giác về hệ thần kinh trung ương để  làm mất một phần hay toàn bộ cảm giác đau đớn của người bệnh để thực hiện ca mổ.

Chuyên ngành gây mê đã được y khoa ghi nhận cách đây khoảng 1.500 năm, với các cách trói chặt người bệnh vào bàn mổ, cho người bệnh hút thuốc phiện, uống rượu… Nhiều trường hợp phải đánh vào đầu để người bệnh hôn mê trước khi thực hiện  phẫu thuật. Do đó, tỉ lệ thành công của cuộc phẫu thuật rất thấp, luôn đối diện nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm.

Ngày 16/10/1846, nha sĩ W. Morton (người Mỹ) đã thực hiện thành công trường hợp gây mê toàn thân đầu tiên bằng ether để phẫu thuật cho người bệnh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử gây mê trên thế giới. Đến nay, nhiều loại thuốc, dụng cụ, phương pháp gây mê, gây tê ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển nhiều phương thức phẫu thuật từ đơn giản đến tinh vi, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Phân loại các phương pháp vô cảm trong phẫu thuật

Phương pháp vô cảm vừa giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn vừa giúp cuộc phẫu thuật đạt hiệu quả cao. Có hai phương pháp vô cảm: Vô cảm toàn thể và vô cảm vùng. (1)

Vô cảm toàn thể

Vô cảm toàn thể (còn gọi là gây mê), là phương pháp làm mất ý thức, mất cảm giác toàn thân với liều lượng thuốc gây mê được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân. Sau khi thuốc hết tác dụng, người bệnh sẽ có lại cảm giác và ý thức, đặc biệt là không để lại di chứng. Vô cảm toàn thể gồm các hình thức: Gây mê mask, gây mê mask thanh quản, gây mê tĩnh mạch, gây mê nội khí quản, gây mê phối hợp…

1. Gây mê mask

Gây mê mask (gây mê qua mặt nạ) là người bệnh tự thở Oxy và thuốc mê hơi qua mask. Nhân viên y tế sẽ kết nối mặt nạ với máy gây mê để đưa thuốc mê vào đường mũi, miệng từ đó vào phổi và thuốc được hấp thu vô máu và lên não gây tác dụng gây mê hoặc có thể gây mê bằng thuốc mê tĩnh mạch. Kỹ thuật này được dùng trong các trường hợp phẫu thuật có thời gian ngắn, không yêu cầu giãn cơ.

2. Gây mê mask thanh quản

Năm 1981, bác sĩ Archie Brain phát minh ra mask thanh quản, sau đó được đưa vào sử dụng từ năm 1988. Đến nay, mask thanh quản đã được cải tiến mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Gây mê mask thanh quản là phương pháp đặt một dụng cụ thông suốt đường thở trên cho bệnh nhân. Nhân viên y tế sẽ đặt một ống nòng và đầu dưới có một bóng chèn hình êlip úp vào vùng thanh quản nhằm kiểm soát hô hấp. Với nhiều cải tiến hiện loại mask thanh quản Igel giúp kiểm soát đường thở tốt hơn. Lưu ý, chỉ rút mask thanh quản khi bệnh nhân đã tỉnh táo, có thể nuốt, há miệng theo mệnh lệnh, sinh hiệu ổn.

Với phương pháp gây mê mask thanh quản, bóng được úp kín quanh lối vào thanh quản bởi áp lực thấp nên mang lại sự tiện lợi và kiểm soát đường thở dễ dàng hơn với nhiều ưu điểm:

Dễ sử dụng,  việc đặt mask thanh quản cho bệnh nhân đơn giản, tiện lợi.

Đường thở được kiểm soát nhanh chóng, tỷ lệ thành công chắc chắn đến 98,5% trường hợp.

Mask thanh quản giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp lượng oxy đầy đủ khi ca phẫu thuật diễn ra.

Giảm phản xạ ho, kích thích họng so với phương pháp đặt nội khí quản.

Không gây ra hoặc ít tạo phản xạ tăng nhịp tim, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng giảm tỷ lệ đau họng so với các phương pháp đặt nội khí quản.

Do đó, mask thanh quản đã trở thành một xu thế mới trong việc kiểm soát đường thở. Kỹ thuật này được đưa vào các phác đồ kiểm soát đường thở khó và các tình huống không thể đặt nội khí quản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn những nhược điểm, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ bị trào ngược hoặc hít sặc. Do đó, để kiểm soát tốt việc sử dụng mask thanh quản thì cần khám tiền mê đánh giá kỹ tình trạng dạ dày đầy, cần những chuyên gia giỏi, bác sĩ dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê hồi sức, sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng này.

3. Gây mê tĩnh mạch

Gây mê tĩnh mạch là phương pháp gây mê toàn thân bằng thuốc mê tiêm truyền qua đường tĩnh mạch, chỉ sử dụng trong các cuộc phẫu thuật ngắn, đơn giản. Nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc ngủ, thuốc an thần giảm đau, thuốc mê khiến người bệnh rơi vào trạng thái mê, mất tri giác, giảm đau nhưng vẫn bảo vệ được phản xạ hô hấp. Trong quá trình gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân tự thở hoặc được giúp thở oxy qua mask, không dùng thuốc mê hơi.

Gây mê tĩnh mạch bao gồm 2 loại: Gây mê tĩnh mạch đơn thuần (chỉ sử dụng một loại dung dịch thuốc mê tĩnh mạch) và gây mê tĩnh mạch phối hợp (dùng dung dịch thuốc mê kết hợp thuốc giảm đau).

 Ưu điểm của kỹ thuật gây mê tĩnh mạch:

Không cần dùng dụng cụ đặc biệt.

Không gây ô nhiễm môi trường.

Nhân viên y tế, bác sĩ trong phòng mổ không hít phải hơi mê độc hại.

Nhược điểm của  kỹ thuật gây mê tĩnh mạch:

Những bệnh nhân bị suy hô hấp, tuần toàn không được áp dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch. Trong trường hợp bắt buộc phải gây mê tĩnh mạch cho những bệnh nhân này thì người bệnh phải được hỗ trợ hô hấp và nâng đỡ tuần hoàn. Khi tiêm truyền thuốc gây mê, tùy loại bệnh nhân có thể có cảm giác đau buốt nơi tiêm do động mạch bị co thắt.

Thuốc mê gây giãn mạch, có thể ức chế cơ tim người bệnh.

Gây mê tĩnh mạch không áp dụng đối với người bệnh nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

Sau khi gây mê tĩnh mạch, người bệnh có khả năng bị dị ứng thuốc gây mê với biểu hiện: nổi mề đay, sốt, sốc,… Ngoài ra, người bệnh có thể bị chóng mặt, mất phương hướng khi tỉnh.

4. Gây mê nội khí quản

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật dẫn khí từ máy thở vào phổi bằng ống nội khí quản. Bệnh nhân sẽ mất cảm giác và ý thức tạm thời nhưng vẫn có thể tự thở nếu không dùng thuốc giãn cơ hoặc được thở máy hỗ trợ hô hấp nếu bệnh nhân cần dùng thuốc giãn cơ. Kỹ thuật này có tác dụng thông khí đường hô hấp, hút đàm nhớt khí phế quản dễ dàng, bệnh nhân được gây mê toàn thân nhưng vẫn đảm bảo hô hấp ngay cả ở giai đoạn nguy kịch và hậu phẫu.

Kỹ thuật gây mê nội khí quản được chỉ định cho hầu như tất cả các loại phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật lớn, kéo dài và có nhu cầu mềm cơ như:

Phẫu thuật đại tràng, dạ dày, ruột, tử cung, bàng quang.

Phẫu thuật vùng đầu do chấn thương sọ não, u não, dị dạng mạch máu não.

Phẫu thuật chấn thương ngực, u phổi.

Phẫu thuật mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng.

Phẫu thuật bệnh nhân bị đa chấn thương, sốc.

Dùng kỹ thuật gây mê nội khí quản khi các kỹ thuật khác gặp khó khăn.

Phương pháp này yêu cầu bác sĩ gây mê phải nhiều kinh nghiệm, thành thạo các kỹ thuật gây mê,  bệnh viện phải có đầy đủ máy móc, phương tiện hồi sức để hỗ trợ cho quá trình gây mê diễn ra thuận lợi. Đối với người bệnh có một số bệnh đường hô hấp như viêm thanh quản cấp tính, lao thanh quản nặng,… không được dùng phương pháp gây mê nội khí quản.

5. Gây mê phối hợp

Là phương pháp phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau gồm thuốc mê, giảm đau, giãn cơ,…thường bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản hay mask thanh quản để kiểm soát hô hấp. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong gây mê để đạt được độ mê phù hợp với cuộc phẫu thuật.

Vô cảm vùng

Vô cảm vùng (gây tê) là phương pháp sử dụng tác nhân hóa học, vật lý ức chế dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất hay giảm cảm giác ở một bộ phận, vùng trên cơ thể. Người bệnh vẫn có ý thức, tỉnh táo trong quá trình gây tê và phẫu thuật.

Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ: vết thương ngoài da, vết thương ngón tay, ngón chân, bướu nhỏ ngoài da… người bệnh không còn cảm giác đau ở  vị trí vùng đó. Trong khi đó, với gây tê vùng, bác sĩ sẽ chích thuốc tê vào tủy sống hay màng cứng, các đám rối hay dây thần kinh để làm mất cảm giác một vùng lớn như lưng, bụng, hai tay, chân…

1. Gây tê ngoài da và niêm mạc

Là dùng thuốc tê bôi hoặc xịt lên da để giảm đau ở bề mặt. Chẳng hạn khi nhổ răng, bác sĩ sẽ bôi dung dịch Lidocaine 10%, hoặc dung dịch Benzocaine 4% hoặc 10% quanh vùng niêm mạc chân răng, hoặc gây tê tại chỗ. Sau đó chờ vài phút cho thuốc tê ngấm rồi can thiệp nhổ răng.

2. Gây tê tại chỗ, tê thấm lớp

Kỹ thuật này áp dụng cho các trường hợp tiểu phẫu với vết thương nông, hay chỉ rạch vết áp xe nhỏ. Thuốc tê được tiêm vào da giúp giảm đau tại chỗ, không ảnh hưởng đến quá trình vận động.

3. Gây tê đám rối thần kinh

Là kỹ thuật làm mất cảm giác và liệt vận động tại vùng gây tê bằng cách tiêm thuốc tê vào đám rối thần kinh hoặc dây thần kinh. Kỹ thuật này cần kết hợp với siêu âm để xác định chính xác dây thần kinh cần gây tê và cấu trúc xung quanh để giảm tỉ lệ tai biến, ngộ độc thuốc tê.

4. Gây tê tủy sống

Là phương pháp đưa thuốc tê (2) vào khoang dưới màng nhện. Khi đó, thuốc tê sẽ hòa vào dịch não tủy nên sẽ có nồng độ nhỏ hơn so với nồng độ ban đầu, gây mất cảm giác và liệt vận động. Chỉ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và nắm vững nguyên tắc gây tê tủy sống mới có thể thực hiện được kỹ thuật này.

5. Gây tê ngoài màng cứng

Để giảm đáp ứng sinh lý bất lợi do quá trình phẫu thuật gây ra, Bác sỹ gây mê có thể dùng gây tê ngoài màng cứng. Kỹ thuật gây tê này giúp người bệnh mất cảm giác đau và liệt vận động tại vị trí do khoanh tủy chi phối, giúp mất cảm giác đau trong mổ và giảm cơn đau cấp tính trong giai đoạn hậu phẫu. Đặc biệt, phương pháp này thường áp dụng cho các mẹ bầu giảm đau trong chuyển dạ khi sinh, giúp các mẹ giảm đau, đi lại sớm và phục hồi nhanh hơn sau sinh. (3)

Phương pháp vô cảm tốt mang những yếu tố gì?

Chọn một phương pháp vô cảm cần phù hợp với yêu cầu cuộc phẫu thuật và tình trạng người bệnh. Do đó, bác sĩ phải khám tiền mê, đánh giá thể trạng, tình trạng bệnh lý đi kèm, yêu cầu cuộc phẫu thuật,… để có kế hoạch chọn phương pháp vô cảm thích hợp, đảm bảo an toàn.

Đồng thời, một phương pháp vô cảm tốt phải đảm bảo các yếu tố:

Gây ngủ, an thần, giúp người bệnh giảm lo âu.

Giúp các cơ mềm để quá trình phẫu thuật thuận lợi.

Không đau khi phẫu thuật.

Hạn chế những tình trạng bất lợi cho người bệnh như: co thắt, dị ứng,…

Khi nào thì nên lựa chọn phương pháp vô cảm?

Các phương pháp vô cảm mang lại tác dụng mất cảm giác đau, giảm tỉ lệ tai biến, biến chứng,… giúp cuộc phẫu thuật thuận lợi hơn. Do đó, khi phẫu thuật dù là tiểu phẫu hay đại phẫu, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ dùng phương pháp vô cảm. Và tùy vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn kỹ thuật gây tê, gây mê phù hợp hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật để đảm bảo độ mê và an toàn.

Rủi ro có thể xảy ra khi chọn lựa giải pháp vô cảm

Bên cạnh nhưng lợi ích, các phương pháp vô cảm cũng có thể gây ra rủi ro. Chẳng hạn, đối với kỹ thuật đặt nội khí quản, nhân viên y tế có thể đặt nhầm ống vào dạ dày, ống bị đẩy quá sâu làm hạn chế hoạt động của phổi, suy hô hấp, dịch dạ dày tràn vào phổi,…

Trong khi đó, với kỹ thuật gây tê tủy sống, người bệnh có thể bị nhức đầu, đau lưng nhiều do chọc dò tủy sống đường giữa không chính xác gây tổn thương những tổ chức cạnh cột sống; nôn mửa hay bị tụt huyết áp; bí tiểu…

Làm thế nào lựa chọn được phương pháp vô cảm tối ưu nhất cho người bệnh?

Để lựa chọn phương pháp vô cảm tối ưu nhất cho người bệnh, bác sĩ phải đánh giá tình trạng bệnh lý, sức khỏe của người bệnh và yêu cầu của ca phẫu thuật. Cụ thể:

Tình trạng bệnh nhân

Tình trạng bệnh lý hiện tại, kết quả khám, xét nghiệm cận lâm sàng.

Tiền sử bệnh lý: tim mạch, huyết áp, hô hấp, gan, thận, thần kinh…

Cơ địa: dị ứng thuốc, hen suyễn…Tiền sử vô cảm: từng gây mê chưa và có tai biến do gây mê hay không?

 Tính chất cuộc phẫu thuật

Mục đích cuộc mổ: tiểu phẫu hay đại phẫu, dự kiến mổ trong thời gian bao lâu, mổ vùng nào (mặt, đầu, cổ, tay, chân, bụng,…)

Hình thức phẫu thuật: nội soi hay mổ mở?

Tư thế người bệnh: nằm nghiêng, ngửa hay sấp?

Trang thiết bị y tế của bệnh viện

Bệnh viện – nơi thực hiện cuộc phẫu thuật sẽ kiểm tra dụng cụ, máy móc và nhân sự gây mê, bao gồm:

Thuốc gây mê, gây tê có đầy đủ cho cuộc phẫu thuật hay không, thuốc hồi sức, giảm đau cho người bệnh thế nào?

Các loại máy móc, thiết bị (máy gây mê kèm thở, máy theo dõi, máy bơm tiêm điện, máy giảm đau tự động…), các dụng cụ y tế khác và vật tư tiêu hao…

Chuyên gia giỏi, bác sĩ giàu kinh nghiệm, lực lượng điều dưỡng chuyên về dụng cụ gây mê, gây tê, quần áo vô khuẩn, phòng vô khuẩn trước khi mổ, bộ phận đếm gạc…

Phẫu thuật viên…

Kết luận

Trước khi thực hiện ca mổ, dù là đại phẫu hay tiểu phẫu, bác sĩ sẽ dùng phương pháp vô cảm để cắt xung động dây thần kinh truyền cảm giác về hệ thần kinh trung ương, loại bỏ một phần hay toàn bộ cảm giác đau đớn của người bệnh. Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, tính chất cuộc phẫu thuật, dụng cụ, máy móc hiện có, bác sĩ sẽ chọn ra kỹ thuật gây tê, gây mê phù hợp hoặc kết hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật để tăng tỉ lệ thành công, hạn chế những rủi ro trong và sau cuộc mổ. Cùng với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm tay nghề cao là yếu tố quan trọng để cuộc phẫu thuật thành công.

Trung tâm Gây mê – Hồi sức, Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ các bác sĩ giỏi tay nghề, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị, kỹ thuật gây mê hiện đại:

Hệ thống phòng mổ áp lực dương với hệ thống lọc khí HEPA đảm bảo vô trùng.

Hệ thống phòng mổ gồm: Phòng tiền mê, phòng phẫu thuật, phòng hồi tỉnh, phòng hồi sức ngoại.

Hệ thống máy gây mê hiện đại nhất Việt Nam, điển hình như: Máy gây mê tự động GE Aisys Cs2 có tính năng huy động phế nang tự động tránh tình trạng xẹp phổi cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Máy siêu âm Sonosite M – Turbo C có chất lượng hình ảnh nổi bật, độ phân giải cao giúp xác định chính xác vị trí thần kinh, động mạch, tĩnh mạch… nhờ đó tránh được các tổn thương hoặc biến chứng so với phương pháp cổ điển trước đây.

Bơm tiêm điện PCA cho phép bệnh nhân tự bấm để kiểm soát cơn đau của mình, hệ thống cảnh báo và khóa tự động khi có bất thường trong quá trình truyền thuốc giảm đau.

Máy lọc máu liên tục Prismaflex để sẵn sàng hỗ trợ điều trị các bệnh nhân nặng như sốc nhiễm trùng, ngộ độc thuốc.

Để được tư vấn về dịch vụ gây mê, gây tê an toàn, khách hàng vui lòng liên hệ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội.

Hotline: 1800 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM.

Hotline: 0287 102 6789

Phương pháp vô cảm mang ý nghĩa quan trọng trong các phẫu thuật dù là tiểu phẫu hay đại phẫu. Bác sĩ lựa chọn đúng phương pháp vô cảm sẽ tránh tác hại đến người bệnh và cuộc phẫu thuật sẽ thuận lợi hơn. Chính vì vậy nên liên hệ sớm với các bác sĩ để được dặn dò và và có những lời khuyên hữu ích nhất.

Phẫu Thuật Kéo Dài Chân: Tin Vui Cho Những Người Lùn

Tăng chiều cao cho người lùn bằng phương pháp kéo dài chân đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Việt Nam nhưng mấy năm gần nó mới bắt đầu “nở rộ”, giúp người có chiều cao khiêm tốn đạt được mức chiều cao lý tưởng mà họ mong muốn.

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Lượng thuộc Khoa Chấn thương tổng hợp, Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết vào những năm 60, ở Việt Nam chỉ có vài ca phẫu thuật kéo dài chân vì mục đích điều trị bệnh lý thì ngày nay số ca kéo dài chân đã tăng lên với lượng nhảy vọt và mục đích chủ yếu là vì lý do thẩm mỹ, làm đẹp.

Theo bác sĩ Lượng, phẫu thuật kéo dài chân tập trung kéo dài ở 2 vị trí là đùi và cẳng chân, với cẳng chân có thể kéo dài tối đa tới 8 – 8.5 cm, đùi tối đa là 8 cm. Sau khi phẫu thuật kéo dài cẳng chân có thể tiếp tục phẫu thuật kéo dài đùi tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Lứa tuổi phẫu thuật kéo dài chân tốt nhất là từ 18 đến 35 tuổi, bởi đây là độ tuổi xương đã hết phát triển, sau khi phẫu thuật sẽ cho khả năng phục hồi hiệu quả.

Đối tượng phẫu thuật kéo dài chân ở Việt Nam có cả nam và nữ giới, bệnh nhân kéo dài chân thường có chiều cao từ 1.43 đến 1.63 m. Tuy vậy, số lượng nữ giới phẫu thuật cao hơn nam giới và họ chủ yếu phẫu thuật kéo dài cẳng chân.

Chi phí cho phẫu thuật kéo dài chân hiện nay tùy thuộc vào từng bệnh viện, nếu bệnh viện xếp nó vào dạng phẫu thuật điều trị thì chi phí không lớn nhưng nếu là dạng phẫu thuật thẩm mỹ thì chi phí sẽ khá cao, bạn cần cân nhắc, nghiên cứu giá cả kỹ lưỡng trước khi chọn bệnh viện phẫu thuật.

Thời gian điều trị không dài, chỉ cần 1.5 tháng cho mỗi cm chiều cao tăng thêm, nếu bạn kéo dài chiều cao 8 cm thì sẽ cần nghỉ điều trị trong 1 năm. Trong thời gian điều trị theo phương pháp mới cũng không yêu cầu chỉ nằm bất động, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ. Thời gian nằm viện cũng rất ngắn, ở Bệnh viện TWQĐ 108 chỉ trong 3 – 4 tuần là bạn có thể xuất viện rồi.

Phẫu thuật không gây nhiều đau đớn, bởi xương không có dây thần kinh cảm giác nên khi cắt xương bạn sẽ không thấy đau nhiều, nếu đau chỉ là đau ở mô vết mổ hay khi nẹp khung cố định bị viêm chân đinh xuyên qua da thì bạn sẽ thấy đau đớn. Thông thường bạn sẽ thấy đau trong 2 ngày đầu sau khi mổ, sau đó sẽ không thấy nữa.

Sau khi phẫu thuật kéo dài chân, bạn không cần phải nằm bất động, bạn có thể vận động nhưng với cường độ nhẹ và phương pháp đúng.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với một quãng thời gian không ngắn cho việc hạn chế vận động. Điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện trong việc sinh hoạt, làm việc, nhất là cho bạn có công việc cần di chuyển nhiều.

Việc mang khung cố định ngày nay ít nhiều đã “dễ thở” hơn nhiều năm trước, thời điểm đó, bệnh nhân phải mang một chiếc khung cố định, cồng kềnh với chu vi tới 4.5 mm trong thời gian dài thì giờ đây, bạn chỉ cần mang khung trong 3 tháng và sử dụng định nội tủy, nhờ đó giúp quá trình vận động thuận tiện hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng chân đinh tối đa.

Advertisement

Xác suất thất bại của các ca phẫu thuật kéo dài chân ở Việt Nam hiện nay cũng rất ít, trong hơn 10 năm qua, các bác sĩ cho biết không có ca điều trị thất bại, bị biến dạng xương bàn chân, khung xương…

Xương kéo dài thành công được khẳng định là rất ổn định, nhờ vào kỹ thuật tiêm tế bào gốc giúp hỗ trợ quá trình liền xương nhanh hơn sau khi đã hoàn tất quá trình căng giãn xương. Cho nên, người kéo dài chân hoàn toàn có thể vận động thoải mái, thậm chí có thể vận động mạnh, chơi thể thao an toàn.

7 Sai Lầm Khi Uống Cafe Có Thể Bạn Chưa Biết

Uống cà phê nhiều có tốt không?

Với người lớn khỏe mạnh, tiêu thụ 400mg cafein mỗi ngày được xem là mức độ an toàn. Tuy nhiên, caffein không chỉ có ở cà phê. Nó còn có mặt ở nhiều loại thức uống khác nhau, đặc biệt là các loại nước tăng lực.

Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo cà phê không phải là thức uống tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Nếu bạn đang mang thai hoặc cố gắng thụ thai, bạn nên hạn chế uống cà phê. Mức tiêu thụ được khuyến nghị ở đối tượng này là dưới 200mg mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định hàm lượng cafein an toàn với bản thân.

Uống nhiều cà phê có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro sau:

Đau đầu

Mất ngủ

Bồn chồn, lo lắng

Cáu gắt

Mất khả năng tập trung

Đi tiểu thường xuyên hoặc không thể kiểm soát việc đi tiểu

Tim đập nhanh

Rung cơ

Làm mất tác dụng của một số loại thuốc, thảo dược điều trị bệnh nếu bạn đang chữa bệnh bằng thuốc hoặc thảo dược.

7 sai lầm khi uống cà phê âm thầm tàn phá sức khỏe 1. Mua cà phê đã xay sẵn

Nhiều người mua cà phê xay sẵn vì tiện lợi và nhanh gọn! Các nghiên cứu cho biết, cà phê xay sẵn chứa nhiều gốc tự do có thể tăng nguy cơ gây viêm và stress oxy hóa. Vì thế, một trong những bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe là bạn nên xay cà phê nguyên hạt tại nhà.

2. Đựng cà phê trong bao bì

Khi đựng cà phê trong bao bì có sẵn lúc mua, các gốc tự do sẽ tăng cao vì tiếp xúc với không khí nhiều hơn khiến các thành phần chống oxy hóa sẽ bị hao hụt. Điều này khiến cho cơ thể bạn ít hấp thu lượng chất oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Để không mất đi thành phần dinh dưỡng quý giá, bạn nên bảo quản cà phê trong các hũ thủy tinh có nắp đậy kín. Nếu mua cà phê có khối lượng lớn, bạn nên chia thành 2 – 3 hũ để giảm thiểu số lần mở nắp khiến cà phê tiếp xúc với không khí.

3. Uống cà phê vào sáng sớm

Uống cà phê nhiều có tốt không? Nhất là khi uống vào lúc sáng sớm tinh mơ hay tầm 7h? Thực tế, những người biết uống cà phê đúng cách không chọn khung giờ này để thưởng thức cà phê. Trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức cortisol căng thẳng của bạn ở mức cao nhất đã trở thành nguồn “kích thích” tự nhiên rồi.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, thời điểm lý tưởng để uống cà phê là tầm 10h – 12h sáng chính là lúc mức cortisol của bạn giảm xuống. Chọn đúng thời điểm uống cà phê không những có tác dụng “đánh thức” cơ thể mà còn tiết kiệm được lượng caffeine nữa đấy!

4. Chọn cà phê rang đậm màu

Nhiều người thích chọn cà phê rang đậm màu vì cho rằng loại này sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với cà phê rang nhạt màu. Tiến sĩ Rob van Dam, Phó giáo sư khoa dinh dưỡng và dịch tễ học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết cà phê tốt cho sức khỏe hơn khi mới rang và còn nhạt màu.

Tuy nhiên, mỗi loại cà phê đều có những lợi ích riêng và bạn có thể lựa chọn theo hương vị yêu thích. Cà phê rang đậm màu có nồng độ melanoid cao hơn, có tác dụng chống ung thư, chống viêm và ngăn ngừa cao huyết áp. Cà phê rang nhạt màu chứa nhiều axit chlorogenic phenol giúp cải thiện lượng đường trong máu. Cả hai đều có tác dụng chống oxy hóa và có lượng caffeine ngang nhau.

5. Uống cafe quá nhiều

Bạn có thể uống cà phê bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ? Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày!

Đừng xem cà phê như một giải pháp cho cơn buồn ngủ, thay vào đó bạn hãy điều chỉnh sinh hoạt để ngủ đủ giấc hơn. Lạm dụng caffeine quá, bạn sẽ có nguy cơ trở thành “con nghiện” chính hiệu với các biểu hiện cáu kỉnh và gắt gỏng đấy.

6. Thêm nhiều vị ngọt vào cà phê

Đây là một sai lầm rất phổ biến ở nhiều người thích uống cà phê. Họ thương thêm đường hoặc sữa vào cà phê để tăng vị ngọt. Song khi thêm quá nhiều đường, bạn sẽ “vô hiệu hóa” tác dụng giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của cà phê.

Để giảm vị đắng của cà phê, bạn có thể cho thêm một ít kem tươi không đường whipping cream tách từ sữa bò nguyên chất. Hương vị của cà phê sẽ thơm ngon hơn và bạn sẽ không phải quá lo lắng khi cho thêm đường hoặc sữa.

7. Nhâm nhi một ly cà phê cả ngày

Bạn có thói quen thưởng thức cà phê một cách chậm rãi, có khi mất mấy tiếng đồng hồ mới xong một ly cà phê? Thậm chí bạn có thể kéo dài từ sáng đến chiều để nhâm nhi ly cà phê! Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng lượng axit trong ly cà phê khiến bạn có nguy cơ bị ợ nóng, khó tiêu và ăn mòn răng. Cà phê để tiếp xúc với không khí quá lâu cũng sẽ bị hao hụt chất chống oxy hóa.

Dĩ nhiên, uống ly cà phê nhanh chóng như uống nước thì chẳng có gì thú vị cả. Bạn có thể cho phép bản thân mình nhâm nhi khoảng 20 phút để cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa hơn.

Đăng bởi: Việt Nguyễn

Từ khoá: 7 sai lầm khi uống cafe có thể bạn chưa biết

Những Khó Khăn Bạn Thường Gặp Phải Khi Chọn Đồ Gỗ Nội Thất Cao Cấp Là Gì

Từ xa xưa gỗ luôn là nguyên liệu được ưa chuộng để xây dựng và trang trí nhà cửa. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đế những ngôi nhà gỗ với giá trị hằng tỷ đồng. Hay đã quá quen thuộc với những bộ salon được làm bằng đồ gỗ trạm trổ cao cấp? Ngày nay trong các thiết kế nhà ở hiện đại, đồ gỗ nội thất cao cấp góp phần tạo một phong cách sang trọng. Thể hiện được đẳng cấp cũng như tính cách của gia chủ. Tuy nhiên việc lựa chọn đồ nội thất gỗ cao cấp là không hề đơn giản. Do vậy bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ những khó khăn bạn thường gặp phải khi mua đồ gỗ từ đó rút ra các kinh nghiệm quan trọng cho mình.

Khó khăn khi chọn mua đồ gỗ nội thất cao cấp Những sản phẩm có sẵn không đáp ứng được nhu cầu của gia chủ

Khi lựa chọn mua đồ gỗ nội thất cao cấp có một số người cẩn thận sẽ đặt hàng và kiểu dáng cho các cơ sở sản xuất thi công sẵn. Tuy nhiên số này rất ít mà hầu hết chúng ta thường sẽ tìm thông tin sản phẩm qua website và các showroom nội thất. 

Do vậy mà các sản phẩm thi công nội thất hiện nay đều là những sản phẩm được thiết kế sẵn và bày bán tại các showroom. Những thiết kế có sẵn này không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bởi lẽ mỗi thiết kế ngôi nhà điều khác nhau và mỗi gia chủ có cách bày trí khác nhau. 

Vậy nên khi bạn đã xác định trang trí cho ngôi nhà của mình bằng đồ gỗ nội thất cao cấp thì nên lựa chọn theo hai phương án sau đây:

Lựa chọn những sản phẩm tương đối gần đúng ý mình nhất.

Đây là phương án dễ dàng thực hiện và đơn giản hơn cho nhà sản xuất. Bởi vì không phải công ty nội thất nào cũng đủ năng lực để gia công đồ gỗ nội thất cao cấp. Nó đòi hỏi công ty nội thất cần phải có nguồn vốn mạnh và dồi dào cũng như cso các thiết bị máy móc và hiện đại. Kết hợp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu bạn là một người yêu thích sự hoàn hảo thì việc lựa chọn phương án thứ hai sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. 

Đặt hàng cho các công ty nội thất sản xuất theo ý mình. Khó phân biệt đâu là gỗ tự nhiên

Nói đến đồ gỗ nội thất cao cấp là nói đến các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên có đường vân  rõ ràng, đẹp, sang trọng và bền. Chắc hơn nhiều so với các sản phẩm làm bằng gỗ công nghiệp và dĩ nhiên giá thành cũng cao hơn.

Do nhu cầu sử dụng thi công nội thất gỗ cao cấp tăng nhanh mà nhiều cơ sở cung cấp nội thất xuất hiện. Trong đó có những cơ sở  đơn vị chuyên cung cấp gỗ kém chất lượng.  Với khả năng xử lý tinh vi, khiến người dùng khó phân biệt. Nhiều người sau khi mua và sử dụng đồ gỗ nội thất cao cấp mới có kinh nghiệm trong việc phân biệt.

Một số lưu ý khi mua đồ gỗ nội thất cao cấp

Các sản phẩm đồ gỗ nội thất cao cấp thường được làm từ gỗ tự nhiên. Chính vì vậy mà thường có các mối ghép. Lý do là bởi vì các sản phẩm được hoàn thành bằng phương pháp ghép từ miếng gỗ theo phương dài. Các sản phẩm được làm bằng gỗ công nghiệp sẽ không có các mối ghép này. 

Các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên thường có vân gỗ rất rõ ràng và đẹp. Đặc biệt với những sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên nhập khẩu như Tần Bì hay Sồi Mỹ. Dựa vào các vân gỗ này để nhận biết và phân biệt đầu là gõ tự nhiên đâu là gỗ công nghiệp. Chính các vân gỗ này là điểm dễ nhận biết nhất để bạn có thể phân biệt đâu là gỗ tự nhiên, đâu là gỗ công nghiệp.

Chính sách hậu mãi và bảo hành không tốt

Đồ gỗ nội thất cao cấp là sản phẩm có giá trị rất cao chính vì vậy cần có chính sách hậu mãi và bảo hành cụ thể. Do đó khi mua các sản phẩm này bạn cần hỏi các công ty nội thất thông tin cụ thể. Bao gồm thời gian và chính sách hậu mãi.

Hiện nay có rất nhiều công ty bán hàng thiếu chuyên nghiệp. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm kém chất lượng và không đổi trả sản phẩm khi có lỗi. Do vậy bạn cần hết sức lưu ý. 

Lựa chọn đơn vị uy tín để thi công đồ gỗ nội thất cao cấp

Trong đó, GÓC XANH MƯỢT sẽ là địa chỉ đáng tin cậy nhất. Dành cho những ai muốn sở hữu những sản phẩm gỗ nội thất tự nhiên, và đảm bảo chất lượng nhất. chúng tôi tự tin mang tới cho khách hàng một không gian sống ưng ý nhất thông qua sự phối hợp điêu luyện giữa các mặt hàng nội thất và trang trí.

12 Điều Thú Vị Nhất Trên Thế Giới Có Thể Bạn Chưa Biết

Bạn không hề đặc biệt như bạn nghĩ

Rừng nhiệt đới Brazil có lượng oxy nhiều nhất thế giới? Hoàn toàn sai

Sự bất tử là có thật

Gà có thể nhìn thấy nhiều màu sắc hơn con người

Con người chỉ nhìn thấy 7 màu của cầu vồng nhưng thực tế có hàng triệu màu tạo nên vòng cung đầy sắc màu rực rỡ trên bầu trời này. Đó là bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy bước sóng ánh sáng ngắn hơn màu xanh và dài hơn màu đỏ nên cho dù bạn có tin hay không nhưng con gà thực sự có thể nhìn thấy nhiều màu của cầu vồng hơn con người đấy.

Số vi khuẩn trên người bạn nhiều hơn cả số tế bào bạn có

Không phải chỉ là nhiều hơn một ít đâu mà là theo hệ số 10 đó các bạn ạ. Con người có khoảng 37 nghìn tỷ tế bào trên cơ thể, vậy số lượng vi khuẩn trên cơ thể người có thể nói là một con số thiên văn. Nhưng bạn đừng lo lắng bởi phần lớn số vi khuẩn này là lành tính và với hệ thống miễn dịch mạnh mẽ thì bạn sẽ không sao cả. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch yếu đi thì chúng có thể gây bệnh cho bạn đấy.

Số lượng các ngôi sao trong vũ trụ còn nhiều hơn tất cả những hạt cát trên Trái Đất

Có vô số hạt cát trên bãi biển và sa mạc bởi vậy mà cho dù chúng ta có đếm từ lúc sinh ra đến lúc chết cũng không thể nào đếm nổi. Nhưng thực tế, số lượng các ngôi sao trong vũ trụ lại còn nhiều hơn số lượng hạt cát rất nhiều, đó là chưa kể đến những ngôi sao và những không gian mà chúng ta chưa tìm thấy. Vì vậy các nhà khoa học vẫn luôn tin rằng sự sống vẫn tồn tại đâu đó ngoài hành tinh của chúng ta.

Cánh cửa để đến địa ngục nằm ở Turkmenistan

Kỉ lục này thuộc về Cộng hòa Nauru (một quốc đảo ở châu Đại Dương thuộc Thái Bình Dương). Trong số 100 người thì có đến 95 người thừa cân và nguyên nhân phần lớn là do tiêu thụ nhiều thực phẩm từ phương Tây.

Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới

Mật độ dân số của nước này vào khoảng 37.800 dân cùng sống trên 0,78 dặm vuông đất. Mật độ này có thể ngang bằng với mật độ người trong tất cả công viên tại trung tâm thành phố New York.

Có một thị trấn không có đường đi ở Đan Mạch

Thị trấn Giethoorn là thị trấn không có đường đi ở Đan Mạch, đây là một địa điểm du lịch xinh đẹp và nổi tiếng nhất với kiến trúc không đường đi độc đáo. Nơi đây bao quanh là những dòng sông nhỏ và không có lối đi nào nên mọi người đi lại bằng ghe hoặc xây cầu bắc ngang.

Có khoảng 60.000 người trên các chuyến bay đến Mỹ ngay thời điểm này

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Rủi Ro Khi Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Bạn Có Thể Gặp trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!