Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Sỏi Túi Mật Và Những Điều Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi ăn, thức ăn đến tá tràng sẽ kích thích túi mật co bóp. Điều này giúp tống một lượng mật cần thiết xuống tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Nhờ mật mà chất béo được tiêu hóa qua đường ruột và hấp thu vào trong cơ thể. Mật cũng mang các chất thải như cholesterol và bilirubin được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ hoặc bị tiêu hủy.
Sỏi mật có thể có nhiều kích thước khác nhau. Thông thường, bệnh nhân không hề biết rằng có sỏi túi mật cho đến khi sỏi làm tắc mật và gây ra hàng loạt các triệu chứng. Bản chất khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật đã kết tinh. Có hai loại sỏi mật chính là:
Sỏi cholesterol: Loại sỏi này thường có màu vàng, được cấu tạo chủ yếu từ cholesterol. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật chủ yếu là sỏi cholesterol.
Sỏi sắc tố mật: Có màu nâu sẫm hoặc đen hình thành khi mật chứa quá nhiều bilirubin.
Nguyên nhân chính gây sỏi túi mậtCác chuyên gia không chắc chắn chính xác nguyên nhân sỏi túi mật là gì, nhưng bệnh lý này có thể hình thành khi:
Mật chứa quá nhiều cholesterol: Thông thường, mật của bạn chứa đủ các chất giúp hòa tan cholesterol do gan bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, nếu gan của bạn bài tiết nhiều cholesterol hơn lượng mật có thể hòa tan. Hậu quả lượng cholesterol dư thừa có thể hình thành tinh thể và cuối cùng thành sỏi.
Mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là chất được tạo ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ. Ngoài ra, có một số tình trạng khác làm cho gan của bạn tạo ra quá nhiều bilirubin. Bao gồm: bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số rối loạn về máu. Bilirubin dư thừa góp phần hình thành sỏi mật.
Túi mật không không thường xuyên được làm rỗng: Nếu túi mật của bạn không thường xuyên làm rỗng, mật có thể trở nên rất cô đặc. Điều này góp phần hình thành sỏi mật. Tình trạng này thường gặp ở người già, hoặc nhịn ăn kéo dài.
Yếu tố tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mậtNgoài các nguyên nhân sỏi túi mật, vẫn có thể có các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, bao gồm:
Tình trạng béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính gây sỏi mật, đặc biệt là ở phụ nữ.
Dư thừa Estrogen: Estrogen dư thừa do mang thai, sử dụng liệu pháp thay thế hormone, hoặc thuốc tránh thai có thể làm tăng mức cholesterol trong mật và giảm chuyển động của túi mật. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến sỏi mật.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp đôi nam giới.
Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi dễ bị sỏi mật hơn những người trẻ tuổi.
Thuốc giảm cholesterol: Thuốc làm giảm cholesterol trong máu có thể làm tăng lượng cholesterol tiết ra trong mật. Hậu quả làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng axit béo cao, làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
Giảm cân nhanh chóng: Khi cơ thể chuyển hóa chất béo trong quá trình giảm cân nhanh chóng. Tình trạng này gan tiết thêm cholesterol vào mật, có thể gây ra sỏi mật.
Nhịn ăn, ăn uống kém: Nhịn ăn làm giảm chuyển động của túi mật, mật bị cô đặc quá mức và có thể hình thành sỏi mật.
Ngoài việc biết được các nguyên nhân sỏi túi mật và các yếu tố nguy cơ của nó. Nhận biết được các dấu hiệu nghi ngờ sỏi mật cũng rất quan trọng. Đa số những đối tượng bị sỏi túi mật đều không hề biết có sỏi trong túi mật của mình. Những viên sỏi “thầm lặng” này không gây bất cứ triệu chứng gì. Và thường được tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng trong quá trình thăm khám các vấn đề sức khỏe khác.
Các viên sỏi không gây triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến chức năng của túi mật, gan hoặc tuyến tụy. Vì thế không cần điều trị trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu sỏi mật rớt ra ngoài túi mật, nằm trong ống dẫn gây tắc nghẽn dịch mật, sẽ bắt đầu gây triệu chứng.
Các triệu chứng của sỏi túi mật
Đau đột ngột và dữ dội ở phần trên bên phải bụng.
Đau đột ngột và dữ dội ở giữa bụng, ngay dưới xương ức.
Cơn đau lan theo hướng sau lưng (ở độ cao thận) hoặc cánh tay phải.
Cơn đau do sỏi mật có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Cảm giác đau có thể dữ dội và dai dẳng (thường liên tưởng đến nhát dao chọc ngoáy) hoặc nhức nhối.
Nôn ói.
Các biến chứng của viêm túi mật cấpNgoài ra, người bệnh cũng có những biến chứng của viêm túi mật cấp như:
Đau hạ sườn phải, đau tăng lên khi hít sâu.
Sốt, rét run.
Có thể vàng da.
Khi nào nên đến bác sĩ?Các triệu chứng của sỏi mật có thể giống với triệu chứng của các bệnh lí khác. Vì thế, khi có các dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Với những trường hợp có các dấu hiệu của sỏi mật nghiêm trọng, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời, như:
Đau bụng dữ dội đến mức bạn không thể ngồi yên hoặc tìm một vị trí thoải mái.
Vàng da, vàng mắt.
Sốt cao kèm theo ớn lạnh.
Những Điều Bạn Cần Biết Về Sỏi Thận
Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp nhất. Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng cơn đau quặn thận phải đi cấp cứu.
Người có thói quen nhịn tiểu uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1.5 lít.
Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như: chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương.
Bệnh nhân có các bệnh lý khác gây bế tắc đường tiểu như: u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh, u xơ, túi thừa trong bàng quang. Bệnh có yếu tố di truyền.
Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng đường trong các bữa ăn.
Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.
Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh. Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày, tránh nhịn tiểu lâu.
Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu lâu ngày, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi (Cơn đau quặn thận).
Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi đã di chuyển xuống bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.
Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Để chẩn đoán bệnh sỏi thận, có nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phương pháp chẩn đoán thích hợp.
Chụp X-quang, siêu âm bụng để phát hiện ra các loại sỏi.
Chụp CLVT đường tiết niệu là một phương pháp để chẩn đoán sỏi thận, dị dạng đường tiết niệu, chức năng thận, u thận, nang thận…
Với những trường hợp các phương pháp chẩn đoán trên chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt (pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP).
Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp.
Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm, giãn cơ, giảm đau, tập thể dục, uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài.
Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).
Vàng Da Ứ Mật: Những Điều Bạn Cần Biết Ở Trẻ
Mật là chất lỏng giúp cơ thể tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Sự tắc nghẽn trong các ống dẫn mật về lâu dài có thể làm các tế bào gan chết đi. Nếu trẻ không được điều trị, gan sẽ ngừng làm việc. Khi đó, trẻ sẽ dễ bị chảy máu, các chất độc không được gan chuyển hóa để bài tiết ra khỏi cơ thể.
Lý do gây vàng da ứ mật hiện vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng. Vàng da ứ mật không phải là bệnh lí di truyền. Một số nguyên nhân có thể được nghi ngờ là:
Các ống dẫn mật không được hình thành bình thường trước khi trẻ sinh ra.
Trẻ nhiễm một số loại virus hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch gây tổn thương ống dẫn mật.
Trẻ sinh non có nguy cơ bị vàng da ứ mật cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh bị vàng da ứ mật thường vẫn khỏe mạnh như những trẻ khác sau khi sinh. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi trẻ khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Da và mắt vàng kéo dài. Trẻ sơ sinh có thể vàng da trong khoảng 2 đến 3 tuần đầu sau sinh. Đây được xem là bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu do tắc nghẽn đường mật, vàng da không biến mất khi trẻ đã hơn 4 tuần tuổi. Đây được xem là một trong những triệu chứng quan trọng để phát hiện bệnh cho trẻ.
Nước tiểu sậm màu.
Tiêu phân bạc màu, phân trẻ có màu trắng hay xám.
Bụng chướng.
Trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.
Vàng da ứ mật nếu được chẩn đoán càng sớm sẽ càng giúp cải thiện tiên lượng sống của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ được chẩn đoán trong 2 tháng đầu đời. Sau khi được Bác sĩ khám và hỏi thông tin tiền sử sức khỏe, trẻ có thể cần phải làm một số xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Men gan:Lượng men gan cao có thể cảnh báo về mức độ tổn thương các tế bào gan. Đó là vì các men này được những tế bào gan bị tổn thương tiết ra và đi vào máu.
Chức năng đông máu. Các xét nghiệm này để kiểm tra thời gian máu đông trong cơ thể trẻ. Sự đông máu đòi hỏi đủ vitamin K và protein do gan tạo ra. Nếu tổn thương tế bào gan và ống dẫn mật bị tắc nghẽn, có thể gây rối loạn quá trình đông máu.
Xét nghiệm tìm virus. Viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV hay những virus trẻ có thể nhiễm trong bào thai.
Cấy máu. Bởi vì tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong máu có thể ảnh hưởng đến gan.
Siêu âm bụng
Đây là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để đánh giá gan, túi mật và đường đi của mật từ gan đến ruột non. Trẻ sẽ được yêu cầu phải nhịn bú ít nhất 4 giờ để có được hình ảnh chính xác nhất.
Sinh thiết ganMột mẫu mô được lấy từ gan của con bạn và kiểm tra mức độ tắc nghẽn đường mật nếu có. Sinh thiết cũng có thể loại trừ các bất thường khác của gan.
Phẫu thuật chẩn đoánĐây là cách để Bác sĩ có thể chẩn đoán chắc chắn con bạn bị vàng da ứ mật. Đây cũng là phương pháp điều trị cho trẻ.
Nếu không phẫu thuật, vàng da ứ mật có thể khiến trẻ tử vong. Bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp phẫu thuật nào là lựa chọn tốt nhất cho con bạn.Vàng da ứ mật có thể được điều trị bằng 2 loại phẫu thuật:
Kasai: Các ống dẫn mật bị hư hỏng sẽ được loại bỏ. Sau đó, trẻ sẽ tạo đường nối đến ruột để mật có thể trực tiếp chảy từ gan vào ruột. Ngay cả sau khi thực hiện phẫu thuật Kasai thành công, hầu hết trẻ sơ sinh đều xuất hiện sẹo ở gan (gọi là bệnh xơ gan) và cần ghép gan khi trưởng thành.
Ghép gan: Phần gan bị tổn thương sẽ được thay thế bằng gan mới từ người hiến. Sau khi ghép gan, gan mới bắt đầu hoạt động và sức khỏe của trẻ sẽ nhanh chóng cải thiện hơn. Ngoài ra, trẻ có thể phải dùng thuốc để giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào gan mới.
Trẻ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt và bổ sung thêm các vitamin cần thiết sau phẫu thuật.
Sẽ mất bao lâu để sức khỏe trẻ hồi phục.
Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.
Khi nào trẻ cần quay lại để bác sĩ kiểm tra.
Dầu Gội Khô Và Những Điều Bạn Cần Biết
Dầu gội khô là gì? Có lẽ đây là câu hỏi của nhiều người khi nghe ai đó nói về một sản phẩm gội đầu mới. Trong bài viết này, Yaocare Medic giới thiệu với bạn về thành phần, cơ chế hoạt động của dầu gội khô cũng như dầu gội khô dạng xịt.
Dầu gội khô là gì?
Dầu gội khô là loại dầu gội không cần dùng nước và vẫn giúp bạn làm sạch da dầu cũng như tóc của bạn. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu gội khô ngay cả khi bạn ở nơi không có nước. Nó có thể được sử dụng khi bạn muốn cảm giác mát mẻ, sảng khoái trong những tháng hè nóng nực.
Dầu gội khô có thể được sử dụng hàng ngày như một loại mỹ phẩm chăm sóc tóc đối với những ai không gội đầu thường xuyên. Nó thích hợp để dùng xen kẽ những lần gội đầu theo cách thông thường mà không làm khô tóc và da đầu của bạn. Bạn có thể sử dụng dầu gội khô dạng xịt, dạng bột và dạng bọt.
Sự khác biệt giữa dầu gội khô và dầu gội thông thường
Dầu gội đầu thông thường được sử dụng với nước để làm sạch da dầu và tóc. Đây là cách gội dầu truyền thống. Với chất tạo bọt, xà phòng nhẹ, dầu gội đầu thông thường giúp làm sạch triệt để bụi bẩn hàng ngày.
Dầu gội khô thì không cần tới nước, có thể làm sạch da đầu và tóc nhưng không triệt để.
Thành phần và tác dụng của dầu gội khô và dầu gội khô dạng xịt là gì?
1. Tác dụng khử trùng bằng ethanol của dầu gội khô
Thành phần đầu tiên có trong dầu gội khô chính là ethanol, và đây cũng là cơ chế hoạt động quan trọng của dầu gội khô. Ethanol có tác dụng khử trùng, khử mùi và diệt khuẩn.
Có thể bạn đang nghĩ về thành phần chính và cơ chế của khăn giấy ướt và khử trùng bằng cồn. Đúng, nó giống như thế. Bạn có thể thoải mái sử dụng dầu gội khô khi không có nước, khi bạn không thể gội đầu bằng cách thông thường hoặc bạn muốn làm sạch đầu nhanh trong thời gian ngắn.
2. Dầu gội khô có tính axit yếu và tác dụng chăm sóc
Thành phần của dầu gội khô có tính axit yếu và cơ chế thứ hai của dầu gội khô chính là chăm sóc da đầu nhờ tính axit yếu và đem lại cảm giác nhẹ nhàng trên da đầu.
Tình trạng da bình thường cũng có tính axit yếu, khi dầu gội khô được tạo ra với cơ chế hoạt động giống da dầu sẽ không gây kích ứng cho da. Cũng chính vì nó nhẹ nhàng nên không thể loại bỏ các vết bẩn bám chặt vào da đầu. Nó chỉ phù hợp sử dụng để loại bỏ mồ hôi và bã nhờn hàng ngày. Bạn nên sử dụng dầu gội khô vào những ngày bạn sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc nhẹ hoặc khi không thoa gì. Nếu bạn sử dụng gel cứng, bạn nên gội đầu bằng dầu gội theo cách thông thường để làm sạch da đầu và tóc.
3. Dầu gội đầu khô làm sạch các sản phẩm tạo kiểu tóc nhẹ nhàng
Tác dụng thứ ba của dầu gội khô chính là khả năng tạo kiểu tóc không bị bết do ethanol và tính axit yếu. Nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa dầu hoặc có xu hướng lưu lại trên tóc. Dầu gội khô không thể loại bỏ các sản phẩm tạo kiểu tóc như: sáp, xịt tạo độ cứng, gel,… vì vậy tốt hơn hết bạn nên tránh sử dụng chúng. Bạn nên sử dụng dầu gội khô vào những ngày bạn sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc nhẹ hoặc khi không thoa gì. Bạn cần suy nghĩ kỹ về mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc và thời điểm sử dụng dầu gội khô.
Sử dụng dầu gội khô như thế nào để tối ưu công dụng
1. Chỉ dùng dầu gội khô cách ngày
Khi chỉ gội bằng dầu gội khô, tốt nhất bạn nên sử dụng theo tần suất tiêu chuẩn là 1 đến 3 ngày một tuần và bạn nên sử dụng cách ngày. Bởi các thành phần của dầu gội khô có tính axit yếu nên không thể tẩy sạch các bã nhờn, và dầu, bụi bẩn cũng không được loại bỏ sạch nếu bạn dùng 2 hoặc 3 ngày liên tục. Tuy nhiên, nếu da bạn không phải da dầu, ít tiết bã nhờn thì bạn có thể sử dụng liên tục giữa những ngày bạn gội đầu bằng dầu gội thông thường.
Hiểu rõ cơ chế và thành phần của dầu gội khô, bạn sẽ sử dụng hợp lý để có tác dụng tốt nhất.
2. Dùng cả dầu gội khô và dầu gội thường trong một ngày
Nếu ngày nào bạn cũng gội đầu bằng dầu thông thường thì bạn có thể sử dụng dầu gội khô ngày nào cũng được. Khi đó bạn sẽ sử dụng dầu gội khô sau khi tập thể dục hoặc làm mát và khử mùi trong những ngày hè nóng nực. Bạn có thể sử dụng dầu gội khô bất cứ khi nào bạn muốn mình tươi mới hơn.
Đối với mùa đông, bạn không nên sử dụng cả dầu gội khô và dầu gội thông thường vào ban đêm vì sẽ làm cho da đầu bị khô, tạo ra gàu và gây ngứa.
3. Dùng dầu gội khô cách ngày nếu dùng sản phẩm chăm sóc tóc nhẹ
Nếu bạn dùng sản phẩm chăm sóc tóc nhẹ nhàng, không gây bết dính nhiều, bạn chỉ cần sử dụng dầu gội khô cách ngày và thi thoảng gội bằng dầu thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn không thể gội đầu bằng nước thì bạn không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào. Chất dưỡng tóc nhẹ được khuyên dùng là chọn loại phun sương có hàm lượng dầu thấp. Nhiều loại sương mù có kết cấu tương đối nhẹ.
Những lúc bạn nên sử dụng dầu gội khô
1. Khi bạn lo lắng về mùi của da đầu
Khi bạn lo lắng về mùi của da đầu bạn có thể sử dụng dầu gội khô để giải quyết vấn đề này. Trời mùa hè nóng bức, đổ mồ hôi nhiều khiến bạn khó chịu. Đây là lúc bạn nên sử dụng dầu gội khô. Ngay cả khi bạn vừa gội đầu bằng dầu gội thường vào tối hôm trước thì bạn vẫn có thể cảm thấy khó chịu và lo lắng về mùi của mình. Bạn có thể sử dụng dầu gội khô ngay cả khi không có nước, nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lạm dụng dầu gội khô bởi ngay cả những thành phần dịu nhẹ cũng có thể khiến da đầu bạn bị khô. Một ngày bạn chỉ nên dùng tối đa 2 lần để làm mới lại da đầu và tóc của mình. Trong trường hợp này, sử dụng dầu gội khô dạng xịt sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và sạch sẽ hơn.
2. Sử dụng dầu gội khô khi bạn không thể về nhà
Dầu gội khô rất hữu ích trong hoàn cảnh bạn không thể về nhà do thiên tai. Ví dụ những khu vực thường xuyên bị lũ lụt, không thể tắm gội thì dầu gội đầu khô cũng như xịt tắm khô được coi là giải pháp thay thế tuyệt vời để vệ sinh cơ thể, phòng tránh các bệnh ngoài da. Những lúc như vậy, bạn có thể sử dụng dầu gội khô liên tục.
3. Khi bạn ốm và không thể gội đầu
Khi bạn ốm, sốt hoặc cơ thể mệt mỏi, bác sĩ khuyên bạn không nên tắm gội để tránh rủi ro. Tóc ướt sẽ khiến cho tình trạng bạn tồi tệ hơn. Lúc này, chắc chắn bạn sẽ cần tới dầu gội khô để làm sạch da đầu và tóc. Dù không thể sạch tuyệt đối nhưng dầu gội khô sẽ khiến bạn thoải mái hơn, tránh được mùi mồ hôi khó chịu.
Thành phần chính của dầu gội khô là ethanol nên hoàn toàn có thể diệt khuẩn, giúp da đầu bạn sạch sẽ. Dầu gội khô có lẽ cần phải có sẵn trong nhà cho những trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ không phải ra ngoài mua khi đang mệt mỏi và ở trong tình huống khó khăn.
Dầu gội khô dạng xịt, dạng bọt và dạng bột, loại nào phù hợp với bạn?
1. Dầu gội khô dạng bọt
Dầu gội khô dạng bọt có thể giúp bạn loại bỏ mùi và sự dính bết trên da đầu, mang lại cảm giác sảng khoái và sử dụng nhanh chóng. Bạn ấn chai và bọt chảy ra, bọt này sẽ hết sau khi thoa lên da đầu. Hãy massage toàn bộ da đầu và tóc và lau sạch bằng khăn khô.
Bạn có thể sử dụng cách ngày và xen kẽ gội đầu bằng dầu gội thường giữa các lần sử dụng. Bạn có thể lựa chọn mùi hương theo sở thích như: mùi hoa oải hương, mùi tinh dầu….
2. Dầu gội khô dạng xịt
Dầu gội khô dạng xịt được khuyên dùng là Yaocare Medic với thành phần thảo dược tự nhiên, khởi nguồn từ bài thuốc của người dân tộc Dao Áo dài. Dầu gội khô dạng xịt khiến bạn có cảm giác mượt mà như gội đầu bình thường vì nó ở dạng sương mù, không có bọt. Cảm giác sảng khoái của tinh dầu bạc hà hoặc các loại thảo dược, tinh dầu cùng làn nước xịt mát lạnh sẽ giúp da đầu bạn luôn sạch sẽ. Vì nó có chứa ethanol và tinh dầu bạc hà nên nó tạo cho bạn cảm giác tươi mát, sảng khoái và không bết dính.
Bạn có thể sử dụng dầu gội khô dạng xịt sau khi tập thể dục hoặc khi bạn đổ mồ hôi vào những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng dầu gội khô dạng xịt, hãy sử dụng nó một lần 1 ngày.
3. Dầu gội khô dạng bột
Dầu gội khô dạng bột không những giúp bạn xử lý mùi của tóc mà còn có thể tạo kiểu cho tóc. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó bởi nếu bôi nhiều lên tóc bạn sẽ thấy nặng tóc, hãy bôi lên toàn bộ da đầu để tạo cảm giác sạch sẽ cho da đầu. Bạn có thể sử dụng nó hai lần một ngày.
Sảng khoái với dầu gội khô mọi lúc, mọi nơi!
Ở Việt Nam, nhận thức về dầu gội khô vẫn thấp, tuy nhiên tắm gội khô là xu hướng văn minh và bảo vệ môi trường ngày càng phát triển. Sẽ tốt hơn nếu bạn tiết kiệm nước, chúng ta tốn quá nhiều nước để tắm gội hàng ngày.
Đặc biệt với người cao tuổi, sức khỏe không còn tốt, các hoạt động tắm rửa trở nên nguy hiểm thì dầu gội khô và sữa tắm khô trở nên hữu ích. Họ có thể vệ sinh sạch sẽ cơ thể trong những ngày không tắm gội bằng nước theo cách thông thường.
Người bệnh nằm một chỗ, phụ nữ sau sinh không tắm gội ngay được cũng đều có thể sử dụng dầu gội khô như một giải pháp thay thế.
Thời tiết nóng bức, nhiệt độ tăng cao, việc sử dụng dầu gội khô sẽ giúp bạn sảng khoái mọi lúc mọi nơi, đặc biệt sau khi tập thể dục.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tắm gội bằng nước, vậy nên việc sở hữu một chai dầu gội khô tại nhà là điều cần thiết. Dầu gội khô Yaocare Medic, sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu
5/5 – (2 bình chọn)
Mụn Thâm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Mụn Thâm Bạn Nên Biết
Có thể nói mụn tối là một trong những nỗi ám ảnh lớn của những người gặp phải nó, khiến họ trở nên thấp kém về ngoại hình. Vết thâm mụn sẽ tồn tại trên mặt nếu bạn không điều trị kịp thời, đúng cách. Vì vậy, bạn có hiểu đầy đủ sự khó chịu này?
1. Mụn trứng cá là gì?Mụn trứng cá sẫm màu khiến da trở nên không đều màu
Bạn có nhận thấy rằng sau khi các đốm mụn đã lành, các đốm đen sẽ xuất hiện trên da? Điều đó có nghĩa là bạn đang gặp phải hiện tượng này. mụn tối. Hầu hết những người đang bị tình trạng này cảm thấy lo lắng và sợ phải đối mặt với người khác. Không chỉ vậy, mụn trứng cá còn khiến da mất đi sức sống, màu da ngày càng xỉn màu, không còn tự nhiên như hiện tại.
Cơ chế hình thành mụn trứng cá được giải thích như sau: Sau khi nhiễm mụn, lượng melanin của da sẽ sản sinh ra nhiều hơn. Qua đó dẫn đến sắc tố trên da cũng đồng thời tăng lên, hình thành những vùng da không đều màu, tối hơn bình thường.
2. Một số nguyên nhân phổ biến của dấu hiệu mụn trứng cá 2.1. Không điều trị mụn trứng cá hoặc mụn trứng cá sai cáchTrên thực tế, không phải ai cũng quan tâm đến việc điều trị mụn trứng cá. Có thể đó là vì họ bận rộn, hoặc họ chỉ đơn giản nghĩ rằng mụn sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến mụn trứng cá tái phát da nhiều lần gây viêm nặng. Về lâu dài mụn trở thành vôi cứng, khó điều trị, các đốm đen ngày càng mờ hơn.
Ngoài ra, điều trị mụn trứng cá sai cách cũng là nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này. mụn tối. Nhiều người lạm dụng nhiều sản phẩm để điều trị mụn trứng cá gây kích ứng, dị ứng và viêm da. Đặc biệt, trường hợp sử dụng mỹ phẩm trị mụn không có nguồn gốc rõ ràng sẽ gây ra hậu quả đáng kể.
2.2. Vệ sinh, chăm sóc da sạchVệ sinh và chăm sóc da là rất quan trọng
Vệ sinh và chăm sóc da là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những người bị mụn trứng cá, càng cần phải chú ý đến quá trình này. Da mặt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ môi trường, vì vậy nếu vệ sinh không hiệu quả sẽ làm tăng khả năng bị mụn, tắc nghẽn và bài tiết lỗ chân lông. Vi khuẩn gây hại sinh sôi, gây viêm da, kéo dài sự xuất hiện của mụn trứng cá.
2.3. Thói quen nặn mụn bừa bãiCó thể nói, điều này đã trở thành một thói quen cực kỳ phổ biến ở nhiều người. Bất cứ khi nào mụn xuất hiện trên da, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy khó chịu, “ngứa ngáy” và ngay lập tức đưa tay lên để nặn mụn. Họ thậm chí có thể sử dụng các vật cứng để nặn mụn dễ dàng hơn.
Với nhiều vi khuẩn ẩn trong tay hoặc vật dụng của bạn, cộng với việc không biết tình trạng mụn của bạn, chắc chắn thói quen nặn mụn bừa bãi sẽ khiến vết thâm ngày càng “cứng đầu”, khó xóa.
2.4. Giữ cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếpÁnh nắng làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn
Nhiều người đi ra ngoài thường quên che chắn tốt và sử dụng kem chống nắng. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường gây bỏng và cháy nắng, lượng melanin sẽ tăng nhanh hơn và nhanh hơn. Và tất nhiên, làn da dễ bị mụn trứng cá sẽ nhanh chóng bị sạm đen.
3. Tóm tắt các phương pháp trị mụn bạn nên biết 3.1. Chữa mụn bằng phương pháp hiện đại.Hiện tại không quá khó để điều trị mụn trứng cá khi có nhiều spa và thẩm mỹ viện với nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn những địa chỉ uy tín để tránh “mất tiền”.
Có thể liệt kê một số phương pháp điều trị vết thâm tím phổ biến, như:
Điều trị bằng laser.
Điều trị bằng phương pháp Peel da chuyên sâu.
3.2. Điều trị mụn trứng cá chuyên sâu từ các thành phần tự nhiênNếu bạn không thể đến các thẩm mỹ viện và spa vì vấn đề tài chính, bạn hoàn toàn có thể áp dụng điều trị sẹo thâm từ các thành phần tự nhiên. Mặc dù phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, nhưng hiệu quả cũng rất đáng kể.
3.2.1. Củ nghệ điều trị hiệu quảSử dụng công nghệ để điều trị sẹo thâm cực kỳ hiệu quả.
Nhắc đến phương pháp trị liệu sâu tự nhiên “thần kỳ”, chắc chắn ai cũng nghĩ đến nghệ. Curcumin của củ nghệ có tác dụng điều trị vi khuẩn, ngăn ngừa lão hóa da và diệt trừ cực kỳ hiệu quả.
Bạn có thể nghiền nát củ nghệ tươi và sau đó thoa trực tiếp lên da. Nếu không, bạn có thể sử dụng bột nghệ nguyên chất với các thành phần khác như mật ong và sữa tươi để điều trị da tối màu.
3.2.2. Mật ong kết hợp với sữa chuaTác dụng kháng khuẩn và làm sạch của mật ong không còn xa lạ. Kết hợp mật ong với sữa chua để điều trị mụn trứng cá, điều trị chuyên sâu là một công thức phổ biến cho phụ nữ nhờ sự an toàn và nhẹ nhàng của nó.
Bạn sử dụng ½ hộp sữa chua không đường trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất. Thoa hỗn hợp lên da sau khi rửa mặt. Sau 20 phút, sử dụng nước ấm để làm sạch mặt nạ. Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước cho da.
3.3.3. VeraGel lô hội không chỉ được sử dụng để điều trị mụn trứng cá mà còn có thể làm mờ vết thâm. Chúng giúp làn da của phụ nữ trắng mịn, kích thích sản sinh collagen, ngăn ngừa lão hóa. Bạn có thể kết hợp lô hội với các thành phần khác để tăng hiệu quả điều trị chuyên sâu. Hoặc chỉ cần thoa gel lô hội trực tiếp lên da.
3.3.4. Vitamin EVitamin E có lợi cho da
Mọi người đều biết tầm quan trọng của vitamin E đối với da. Nó có thể sửa chữa làn da bị hư hại và tái tạo các tế bào mới. Mụn trứng cá và sẹo thâm sẽ nhanh chóng được loại bỏ, để lại cho bạn làn da mịn màng, sáng mịn.
Bạn chỉ cần uống viên vitamin E, bỏ lớp vỏ bên ngoài, lấy phần bên trong thoa lên vùng da tối màu, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Sau đó, không cần rửa mặt ngay với nước mà hãy để yên cho đến sáng hôm sau. Vitamin E lành tính sẽ đồng thời giữ ẩm cho da.
4. Một số lưu ý khi điều trị vết thâm do mụnĐể chữa bệnh mụn tối Để có kết quả tốt nhất, hãy ghi nhớ những điều sau:
Chỉ sử dụng mỹ phẩm uy tín, sản phẩm trị mụn, nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt phù hợp với làn da của bạn.
Làm sạch, sạch da mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, tránh mụn trứng cá, tránh viêm nhiễm.
Chú ý giữ ẩm cho da. Bởi vì khi da có đủ độ ẩm, quá trình trị mụn sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Sử dụng kem chống nắng, ô, kem chống nắng, mặt nạ … che da cẩn thận nếu bạn cần ra ngoài.
Đăng bởi: Chừ Vừ
Từ khoá: Mụn thâm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn thâm bạn nên biết
Những Điều Cần Biết Về Vị Thuốc Qua Lâu Nhân
Qua lâu nhân là hạt của cây Qua lâu. Trong hạt chứa nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, vị thuốc này đã được Y học cổ truyền sử dụng để giảm sốt, ho, táo bón, hỗ trợ tiêu hóa… Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh thêm nhiều tác dụng của loại hạt này. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về vị thuốc này.
Qua lâu nhân còn gọi là hạt thảo ca, quát lâu nhân. Tên khoa học là Semen Trichosanthis. Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.
Đây là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim., Trichosanthes multiloba Miq. v.v… Loại trái giống như quả bầu được tìm thấy ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.
Tất cả các bộ phận của cây Qua lâu đều được sử dụng làm thuốc.
Quả – Fructus Trichosanthis, thường gọi là Qua lâu.
Vỏ quả – Pericarpium Trichosanthis, thường gọi là Qua lâu bì.
Hạt – Semen Trichosanthis, thường gọi là Qua lâu nhân.
Rễ củ – Radix Trichosanthis, thường gọi là Thiên hoa phấn.
Tuy nhiên, các phần khác nhau của cây được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Hiện nay, cây mới được phát hiện và thu mua ở Cao Bằng. Mùa thu hoạch hạt từ tháng 6 đến tháng 9. Sau đó, hạt được đem phơi hoặc sấy khô.
Hạt Qua lâu được bao bởi thịt quả. Hạt hình elip dẹt, dài 12-15mm, rộng 6-10mm, dày khoảng 3,5mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù. Vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng vàng, chứa nhiều dầu.
Mùi nhẹ, vị hơi ngọt diu, hơi đắng.
Hạt Qua lâu chứa 16,8% axit béo không bão hòa, 5,46% protein và 17 loại axit amin, saponin, nhiều vitamin và 16 loại nguyên tố vi lượng, như canxi, sắt, kẽm, selen.
4.1. Theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, Qua lâu nhân có vị ngọt, tính hàn (lạnh).
Từ lâu, y học cổ truyền Trung Quốc dùng vị thuốc này để giảm sốt, hạ nhiệt, tăng bài tiết, hỗ trợ tiêu hóa, trị ho, giảm viêm.
Theo y học cổ truyền Hàn Quốc, loại hạt này có khả năng làm giảm bài tiết đờm, giảm sưng viêm và giải độc cơ thể.
Vị thuốc còn có tính nhuận tràng nhẹ, do đó, thường được sử dụng để điều trị các trường hợp táo bón nhẹ hoặc phân khô.
4.2. Theo Y học hiện đại
Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tốt của Qua lâu nhân đối với một số bệnh lý ở người. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người. Một số tác dụng đã được chứng minh:
Kháng ung thư
Kháng viêm và chống oxy hóa;
Cải thiện và điều hòa hệ miễn dịch;
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
thiếu máu cơ tim cấp;
Dãn vành, tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, giảm nguy cơ bị
Ức chế mạnh sự tăng sinh của virus HIV trong nghiên cứu in vitro;
Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp
Giảm lipid máu;
Giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng.
Liều dùng: Qua lâu nhân 12 – 16g/ngày; dưới dạng thuốc sắc.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều vị thuốc này có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi, chẳng hạn như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
6.1. Chữa táo tón
Qua lâu nhân 15g, Cam thảo 3g, đem sắc lấy nước dùng. Cho một ít mật nếu cảm thấy khó uống.
Táo bón ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử trí
Những điều cần biết về thuốc điều trị táo bón Sorbitol
6.2. Chữa thấp khớp mạn tính
Qua lâu nhân, Thạch cao, Thổ phục linh, Sinh địa, Rau má, Kê huyết đằng, Cốt toái bổ, Đơn sâm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hy thiêm, Độc hoạt mỗi vị 12g; Bạch chỉ 8g và Cam thảo 4g. Đem sắc lấy nước, ngày uống 1 thang.
6.3. Chữa viêm tuyến vú cấp tính, vú sưng nóng nổi mẩn đỏ gây đau và sốt
Qua lâu nhân, Bồ công anh và Kim ngân hoa mỗi vị 15g đem sắc cùng với nước đến khi cô đặc để dùng.
6.4. Chữa viêm họng, tắt tiếng
Qua lâu nhân, Bạch cương tằm, Cam thảo mỗi vị 10g; Gừng tươi 4g. Đem tất cả sắc cùng với 5 phần nước còn 2 phần nước để dùng. Chia làm 2 lần nhỏ dùng sau mỗi bữa ăn.
6.5. Chữa viêm phế quản, đau thắt ngực do đàm vàng hoặc áp xe phổi
Qua lâu nhân và Bồ công anh mỗi vị 12g; Toàn qua lâu và Ý dĩ nhân mỗi vị 15g; Kim ngân hoa, Bán hạ và Cát cánh mỗi vị 10g; Hoàng liên 4g. Đem sắc cùng với nước, có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ dùng.
Bác sĩ Trần Kim Anh
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Sỏi Túi Mật Và Những Điều Bạn Cần Biết trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!