Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đu Dây Vượt Thác Datanla Tại Đà Lạt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Và tất nhiên, một chút review nho nhỏ về kinh nghiệm đu dây vượt thác cũng như chiến thắng nỗi sợ của mình sẽ phần nào góp thêm sức mạnh để bạn có thể tự tin đối mặt và chinh phục trải nghiệm đu dây vượt thác Datanla. Lên đường nào!
Chuẩn bị trước khi tham gia trải nghiệm đu dây vượt thác Datanla Trước hành trình 6 tiếng vượt thác DatanlaChuẩn bị
Từ 7h sáng, mình và cả đoàn đã được xe đưa đến nơi tập kết – thác Datanla nằm giữa chân đèo Prenn huyền thoại. Tại đây, mọi người được giới thiệu sơ lược về lịch trình vượt thác cũng như các lưu ý cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho đoàn.
Lúc đầu, mình có chút lo lắng vì không có nhiều hiểu biết về kỹ năng mạo hiểm. Trước khi bước vào thử thách, mình đã trải qua một khóa tập huấn ngắn hạn tầm 30 – 60 phút về các kỹ thuật chinh phục hành trình. Bạn phải hoàn thành khóa đào tạo, bao gồm: quy trình an toàn, cách sử dụng các thiết bị, cách đi dây xuống thác, được hướng dẫn trực tiếp bởi các Wildbuddy mạo hiểm – người có chuyên môn, đã được đào tạo từ các Chuyên gia huấn luyện du lịch mạo hiểm chuyên nghiệp từ Pháp. Đoàn mình có cả người nước ngoài nên anh Wildbuddy sẽ liên tục hướng dẫn bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Xịn sò!
Vì tính chất mạo hiểm của bộ môn Canyoning, các Wildbuddy sẽ kiểm tra lại lần nữa tình hình sức khỏe và tinh thần của cả đoàn trước khi chính thức xuất phát. Ban tổ chức đều phải đo huyết áp cho đoàn trước khi tham gia. Các Wildbuddy nhiều năm kinh nghiệm cũng theo sát đoàn, luôn nhắc nhở bạn phải kiểm tra kỹ các thiết bị bảo hộ. Nếu bạn mắc các chứng bệnh về tim mạch hay huyết áp, thì trò chơi này không dành cho bạn.
Sau khi thông báo về quy trình an toàn, sẽ đến phần tìm hiểu về trang thiết bị, bao gồm:
Thiết bị an toàn: đai đeo, móc khóa. Lúc nào móc khóa của bạn cũng phải móc vào một sợi dây xuyên suốt hành trình. Đây là sợi dây giữ an toàn và cứu hộ mọi lúc. Trang thiết bị chuyên dụng chất lượng cao được cung cấp bởi các hãng chuyên sản xuất trang thiết bị thể thao mạo hiểm như PETZ, BLACK DIAMOND… Hãy chú ý và luyện tập cách móc khóa vào đai đeo, cách mở và đóng khóa theo sự hướng dẫn của Wildbuddy..
Kinh nghiệm đu dây: để vượt thác, bạn cần quan sát và lắng nghe thật kỹ hướng dẫn đu dây. Kỹ thuật ngả người 45 độ, kỹ thuật di chuyển chân, hai chân lúc nào cũng ở phía trước mắt, tư thế như đang ngồi trên ghế. Sau đó là kỹ thuật bật tung khi đi được 2/3 quãng đường. Cuối cùng là kỹ thuật cầm nắm dây sao cho quá trình đi xuống thật mượt mà.
Bước vào hành trình chinh phục thác DatanlaBạn đã chuẩn bị để trải nghiệm hành trình cam go, có độ mạo hiểm tăng dần đều chưa? Giờ thì, mời bạn bước vào màn chinh phục trải nghiệm đu dây vượt thác Datanla cùng mình nào!
Trạm 1: Vách khô 18m, bên cạnh là dòng thác thác trắng xóa cao hơn 30m
Sau khi đã vượt qua bài huấn luyện thì vách khô 18m đầu tiên này sẽ kiểm tra nhanh độ thuần thục về các kỹ năng đu dây và kiểm soát tốc độ đu dây xuống từ vách đá dựng đứng. Lần đầu tiên thực chiến giữa núi rừng đúng là khá khoai. Nói thật, đu dây xuống vách thì mình có trải nghiệm qua rồi. Kỳ trekking Tà Giang, để đu zipline mình phải vượt vách nhưng đâu đó 7m thôi nên cũng tạm gọi là “có kinh nghiệm lưng chừng đủ”. Nhưng 18m thì cao đấy. Vì vậy mà, 2/3 đoạn đường đầu mình có chút run rẩy, đầu phải cực kỳ nghiêm túc để nghe tiếng anh Liêm. Phần đường còn lại thì phấn khích vô cùng, nhất là được búng người và tung mình trong không trung rồi hạ cánh an toàn. Cả đoàn vượt qua thành công dù còn chút chưa quen và hơi lúng túng, trong đó có mình.
Trạm 2: Di chuyển vào khu rừng già và vượt vách 15m
Men theo lối nhỏ của dòng thác đầu nguồn, cả đoàn tiếp tục trekking vào khu rừng già, nơi có trạm 2 với vách cao 15m. Đoàn mình bước đi thật chậm, thật chắc. Không khí khá ẩm ướt và dễ trơn trượt thêm phần chông chênh, chen qua những đám cây ngả nghiêng, cứ thế dấn thân vào rừng sâu. Con đường xuyên qua những vũng sình lầy, lác đác cỏ xanh rì và hoa dại tốt tươi. Khung trời càng vào sâu càng mát và bắt đầu ít nắng hơn. Mình cảm nhận được những điều đơn giản nhất, quen thuộc nhất và gần gũi nhất ùa về. Mình đã “về nhà” và kiêu hãnh giữa cánh rừng Datanla, nơi chỉ có hoa cỏ, tiếng chim vang, tiếng suối chảy và tiếng con thác ầm ầm mãnh liệt vọng giữa núi rừng. Mơ mộng chút xíu là đã đến trạm 2. Vì đã có kinh nghiệm đề-pa ở vách khô 18m nên mình khá tự tin vượt chướng ngại vật ở 15m. Hình như quy tắc an toàn bắt đầu ngấm sâu hơn vào đầu mình: cẩn thận, bình tĩnh, bước thật chậm, chắc từng bước chân và ổn định tâm lý. 15m cứ thế nhẹ nhàng trôi qua, khí khái “anh hùng” trong mình cũng bắt đầu bùng cháy.
Trạm 3: Water sliding (trượt nước) 3m
Trạm 3 có con thác nhỏ đang đổ ào ạt xuống tầng thấp hơn. Theo thời gian, các tảng đá đã bị mài mòn góc cạnh, trở thành đường trượt nước tự nhiên nhất Datanla, nơi bạn vô tư thả mình trôi theo dòng nước cuộn xiết. Anh Wildbuddy hướng dẫn cách nằm trên đá, thả lỏng cơ thể, nhẹ nhàng ngã người, hai tay ôm lấy vai, hít một hơi thật sâu và đúng lúc đó dòng nước kéo mình trượt xuống khỏi vách, nhấn mình ngụp lặn sâu dưới đáy rồi như sức bật lò xo, đẩy mình trồi khỏi mặt nước. Mình bơi khá kém nên lúc chuẩn bị có hơi sợ vì không rõ vũng nước bên dưới sâu bao nhiêu. Nhưng đã đến đây, đã oằn mình nằm dài, máu mạo hiểm dâng cao rồi thì ngại gì nữa. Phải nói là… Trời ơi, nó “đã”. Thêm vài lượt nữa cũng chả sao.
Sau màn trượt thác ướt sũng người, đoàn tiếp tục trekking. Càng vào sâu mình càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của núi rừng Đà Lạt. Cảnh sắc thiên nhiên cực kì gây tò mò và kích thích. Có những loại thực vật lạ lẫm lần đầu tiên mình thấy giữa cánh rừng âm u và ẩm ướt. Theo lịch trình chinh phục thì “trò hay” còn đang ở phía trước. 03 thử thách khó nhất của Cannoying đang đợi: thác Trời 25m, vách nhảy tự do 7 – 11m và vách Máy Giặt. Đoàn mình tiếp tục băng dọc theo dòng suối len mình giữa rừng cây, rồi chuyển qua nhiều địa hình nhấp nhô, leo trèo rồi bơi lội. Trạm 4 bắt đầu ẩn hiện rồi.
Trạm 4: Vượt thác Trời 25m
Chinh phục ngọn thác cao nhất 7 tầng Datanla với dòng nước cuồn cuộn và chảy xiết không mệt mỏi thì đúng là ông trời đang thử thách trái tim nhỏ bé của mình quá rồi.
Ở trạm này, bạn cần một cái đầu lạnh, hết sức bình tĩnh và từ từ chinh phục phần yếu đuối bên trong. Trên đỉnh thác và dưới chân thác luôn có đội hỗ trợ an toàn nên hãy an tâm. Anh Wildbuddy luôn nhắc nhở: chậm thôi, đúng kỹ thuật, hai chân rộng ra, ngã người nữa… Trạm này khó nên mình tiên quyết sẽ đi thật chậm, hít thở đều và tập trung hết sức lực. Bạn sẽ cảm nhận được dòng nước cực mạnh “tát” thẳng vào mặt, rất dễ mất phương hướng, rong rêu phủ đầy đá và rất dễ bị trơn trượt, cùng nỗi sợ hãi không bao giờ quên. Đến đoạn thích hợp, anh Wildbuddy ra tay báo hiệu được phép buông dây và nhảy xuống. Hít lấy hít để, rồi thở ra thật mạnh, lại hít thật sâu vào, bằng tất cả lòng dũng cảm đã được tích cóp và “để dành”, mình buông tay và nhảy ào, thỏa lòng với dòng nước.
Sự thật là vẫn còn khá trầy trật nhưng mình đã hoàn thành xong hành trình trạm 4. Tự thấy mình có chút “khâm phục” chính mình, tự thấy mình thật kiên cường cũng tự thấy mình có phần dũng cảm hơn, dám chinh phục cả đất trời. Giờ thì 25m tuổi gì với mình nữa.
Trạm 5: Nhảy tự do ở độ cao 7m hoặc 11m
Để vượt trạm 5, bạn cần tung mình và bay từ vách đá cao 7m hoặc 11m (tùy bạn chọn) xuống một hồ nước sâu. Nếu bạn sợ độ cao thì chùn chân là chuyện bình thường. Đoàn mình đã tạm nghỉ trong vòng 10 phút để… hít thở và lấy lại dũng khí. Dù trong đoàn nhiều bạn không hề sợ độ cao nhưng từ trên đỉnh nhìn xuống cũng bị “ngút” và thấy hơi “mệt”. Sau khi sốc lại tinh thần, chứng kiến đồng đội lần lượt thả mình mà lòng phấn khích tột độ, mình có chút thích thú cũng có chút hồi hộp.
Lưu ý: Việc tiếp nước ở độ cao như trạm 5 cần kỹ thuật chứ không đơn giản là chỉ nhảy là xong. Chúng ta nên tự giác bảo vệ mình bằng cách lắng nghe lời hướng dẫn và làm theo cho thật kỹ. Sau đó, một khi đã quyết thì không chần chừ và suy nghĩ nhiều nữa, mạnh mẽ sải chân và “bay” thôi, hòa mình cùng dòng nước trong xanh mát lạnh. Nếu bạn vẫn còn sợ thì cứ nhắm mắt lại. Đảm bảo, sau cú tiếp nước thần kì ấy bạn sẽ có những thay đổi cực lớn trong suy nghĩ của mình. Lúc phi thân mình đã kịp “aaaaaaaa” thật đã!
Trạm 6: vượt thác Máy Giặt – sạch sẽ tinh tươm
Cùng chinh phục trạm 6 – trạm cuối của chặng đường vượt thác Datanla. Cứ tưởng màn kết thúc sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng là sự cân não với thử thách được cho là khó nhất hành trình: thác Máy Giặt. Đoạn đường đến trạm 6 nhiều vách đá cheo leo, một bên là núi, một bên là vực. Chúng ta phải bước tiếp thôi vì đâu còn đường quay lại. Cả đoàn phải lội thêm con suối. Sau 30 phút đã chạm mặt thác Máy Giặt.
Ở chặng này, mình được hướng dẫn sẽ đu dây xuống một ngọn thác hẹp và nhỏ. Bạn được xoáy mình cuốn theo những khe núi chật hẹp ra hạ nguồn – điểm cuối của hành trình.
Nước tuôn xối xả, trắng xóa và ầm vang. Khi lưng chạm nước, hít một hơi sâu, thả lỏng cơ thể. Bạn sẽ lơ lửng giữa không trung. Rồi được dòng nước mạnh, cuồn cuộn xoay tròn bạn, nhấn chìm bạn, vò sạch và gột rửa mọi muộn phiền, để bạn tràn năng lượng tươi mới rồi mạnh mẽ tống bạn ra ngoài, rơi vào hồ nước giữa tiếng reo mừng của người đồng hành. Chỉ có vài giây thôi nhưng cảm giác thật sự lâng lâng và sảng khoái.
Trải nghiệm đã đời xong, cả đoàn sẽ nghỉ ngơi và ăn trưa. Bữa trưa picnic gọn nhẹ và đơn giản giữa rừng là bữa ăn ngon nhất suốt tuần đó của mình.
Những trải nghiệm mạo hiểm tại Datanla đã giúp mình vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Chúng ta có lựa chọn để đi tiếp hoặc dừng lại nhưng điểm cuối hành trình phải được viết tiếp mới khám phá hết sức mạnh của bản thân. Mình sẽ quay lại Datanla và thử Canyoning lần nữa. Hứa sẽ thành thục hơn lần đầu!
Datanla Thác Nước Đẹp Tại Đà Lạt
Thác Datanla là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt được nhiều du khách quan tâm. Nếu muốn trải nghiệm một vẻ đẹp tự nhiên của thác nước núi rừng, vừa hùng vĩ, mạnh mẽ, vừa pha chút gì đó lãng mạn, dịu dàng khi đi Đà Lạt thì đừng nên bỏ qua nơi này.
Truyền thuyết kể rằng, Datanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Datanla
Thác Datanla là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt được nhiều du khách quan tâm. Nếu muốn trải nghiệm một vẻ đẹp tự nhiên của thác nước núi rừng, vừa hùng vĩ, mạnh mẽ, vừa pha chút gì đó lãng mạn, dịu dàng khi đi Đà Lạt thì đừng nên bỏ qua nơi này.
Datanla là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K’Ho ghép lại: “Đạh-Tam-N’ha” có nghĩa là “dưới lá có nước” – liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch – Chil thế kỷ XV – XVII.
Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.
Datanla có dòng chảy hiền hòa và chính điều này làm cuốn hút ánh nhìn của du khách. Nhờ sự chồng xếp của rất nhiều tầng đá nên dòng chảy của thác Dalanta trở nên dịu dàng và uyển chuyển hơn. Vì vậy, dưới chân thác, dòng nước có vẻ hiền hòa hơn bởi rất nhiều mỏm đá chắn lại. Và những dòng chảy này hội tụ về khu vực một hố sâu gọi là vực Tử Thần. Vực Tử Thần nằm giữa hai vách đá dựng đứng càng làm cảnh quan ở đây thêm hùng vĩ, sống động. Ngoài thác nước, cỏ cây hoang dại, rừng già và tiếng thác khi róc rách, khi ầm ầm, càng tạo cho du khách cảm giác thích thú vì sự gần gũi với thiên nhiên và sự hoang dã của ngọn thác.
Khu du lịch Datanla có một đoạn địa hình khá dốc, với khoảng 200 bậc tam cấp nếu đi bộ. Vì thế, nhiều du khách muốn du ngoạn quang cảnh Datanla phải chinh phục cho được con dốc này. Đây sẽ là cơ hội để du khách ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên xung quanh, vừa vận động làm cơ thể nóng cơ thể để tiếp sức cho hành trình khám phá thác Datanla. Tuy nhiên, có một cách khác dễ dàng hơn rất nhiều dành cho những du khách lớn tuổi hoặc thích cảm giác “lướt cùng thiên nhiên”, đó là chinh phục con dốc này bằng máng trượt. Hệ thống máng trượt này ở Datanla dài hơn 1000m. Khi sử dụng dịch vụ này, du khách chỉ mất khoảng 2 phút là đi đến được chân thác. Cách này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo cảm giác hào hứng pha chút mạo hiểm cho du khách. Du khách có thể thử lòng can đảm của mình khi “lướt bay” qua trên những khúc uốn quanh co, trượt nghiêng đến 40 độ. Đây là máng trượt duy nhất ở Đà Lạt dành cho du khách thích chinh phục và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ở khu du lịch thác Datanla.
Yêu thích những dòng suối mát và muốn thử thách lòng can đảm thì đừng bỏ qua việc chinh phục dòng thác Datanla hùng vĩ. Vực Tử Thần cao 18m với hai vách đá dựng đứng hai bên là thử thách đầu tiên. Vượt qua đoạn đường khó khăn này, hành trình tiếp theo sẽ là men theo dòng thác từ đầu nguồn, len qua khu rừng rậm và lội qua những đoạn suối lởm chởm đá. Những chướng ngại vật đầy thú vị này càng giúp cho hành trình chinh phục dòng thác Datanla của bạn thêm phần đáng nhớ.
Thác Datanla là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đi du lịch Đà Lạt. Thác nước này cũng góp phần làm phong phú thêm các điểm đến về thiên nhiên của du lịch Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng.
Đăng bởi: Như Hòa
Từ khoá: Datanla thác nước đẹp tại Đà Lạt
Trượt Thác Datanla – 1 Địa Điểm Du Lịch Mạo Hiểm Ở Đà Lạt
Trượt thác Datanla là một loại hình du lịch giải trí hấp dẫn được nhiều du khách hưởng ứng mỗi khi tham quan thành phố Đà Lạt.
Thành phố Đà Lạt từ lâu đã gắn liền với những thác nước kì bí, hùng vĩ, mà một trong những địa điểm thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan đó là thác Datanla với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng cao nguyên cùng trò chơi trượt thác mạo hiểm, đặc trưng.
Thác Datanla:
Địa điểm du lịch Đà Lạt nằm ở đèo Prenn quốc lộ 20, phường 3, cách trung tâm phồn hoa của thành phố Đà Lạt chưa đến 10 km đường lái xe. Đến với thác Datanla du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mà thác được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Truyền thuyết Datanla muôn đời
Thác Datanla mang đến cho du khách sự thích thú và yêu mến, không quá ồn ào mạnh mẽ, hay quá dốc trơn trượt, với việc trên thượng nguồn luôn đổ về thác một lượng nước ổn định quanh năm, dòng nước dưới chân thác chảy hiền hoà, nước vượt qua những mỏm đá màu nâu được bao phủ bằng rêu xanh có từ lâu đời, nằm ghồ ghề dưới lòng thác và chảy vào một hố sâu được gọi với một cái tên khá thú vị Vực Tử Thần nằm sâu dưới hai vách đá dựng đứng tạo nên một khung cảnh kì thú vô cùng.
Thác Datanla là địa điểm du lịch gần thành phố Đà Lạt:
Gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết được con người, được núi rừng âm vang kể lại.Du khách có thể đi theo con đường mòn với 200 bậc tam cấp vừa đi bộ vừa ngắm cảnh núi rừng với màu xanh của cây cối và thưởng ngoạn bầu không khí trong lành, mát mẻ đặc sản của phố núi.
Nguồn gốc của tên gọi thác Datanla:Datanla còn được nói đến là nơi các nàng tiên hạ trần xuống tắm và vui đùa nên các nàng hoá phép rất nhiều tầng lá cây xanh mượt để che phủ con thác, sau này người dân phát hiện ra con thác gọi là Đạ Tam Nhan, người Pháp và người kinh biến âm thành Đatina rồi là Datanla.
Mạo hiểm, khám phá cùng trò trượt thác:
Trượt thác Datanla tại địa điểm du lịch Đà Lạt còn gắn liền với truyền thuyết bảo vệ xóm làng, bảo vệ đất đai thời hồng hoang mở cõi. Thời Pôremê, người Chăm tấn công cao nguyên Lang Biang, người Lạch không thể chống đỡ được sức tàn phá của quân địch, dường như đến lúc họ chuẩn bị đầu hàng thì chính con thác đã bao phủ che dấu giúp người Lạch bảo vệ được đất đai, làng bản.
Thác Datanla được thiết kế và xây dựng hệ thống máng trượt đầu tiên và duy nhất tại thành phố Đà Lạt. Chiều dài của máng đến 1000 mét trải dài và uốn lượn theo các sườn núi, để giữ an toàn giữa các xe có một hệ thống phanh cảm biến hãm, giảm lại tốc độ của những chiếc xe khi bị đi quá nhanh để luôn tạo một khoảng cách nhất định.
Đối với những ai thích cảm giác mạnh mẽ có thể sử dụng tốc độ tối đa, tiếng gió vun vút, không gian xung quanh nghẹt thở cùng tiếng hò hét đảm bảo sẽ mang lại cho bạn một khám phá thú vị.Mỗi xe đều có tốc độ tối đa là 40 km trên 1 giờ, tốc độ được nhiều du khách lựa chọn khi chinh phục máng trượt nhất là 10 đến 20 km trên 1 giờ vì có thể thoải mái thư giãn đưa tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp, lắng nghe bản hợp ca với nhiều tiếng chim hót tíu tít vui tai hoà lại làm một cùng tiếng gió vi vu khi thổi qua những tán lá thong, một không gian thật yên bình bao phủ nơi đây.
Còn gì thú vị hơn sau chuyến vui chơi trở về trên con đường mòn tiện tay chụp những bức ảnh lưu lại hình ảnh những cánh rừng nguyên sinh tràn đầy sức sống, những đồi dã quỳ vàng rực như ánh nắng ban mai, những vạt cỏ êm đềm nhẹ nhàng, mơn mởn.
Thư giãn đầu óc sau những ngày tháng làm việc căng thẳng, tìm kiếm những kỉ niệm đẹp khó quên với trò chơi trượt thác đầy tính phưu lưu hay thử sức can đảm với trò leo dây môn thể thao mới được khai trương tại thác.Không chỉ được tham quan và khám phá khi đến với địa điểm du lịch Đà Lạt thác Datanla du khách còn được tìm hiểu thêm về phong tục tập quán, ẩm thực của người dân sinh sống, định cư nơi núi rừng.
Khu máng trượt – Ảnh @huyngvansu
Những trò chơi khác trong khu Datanla:Ngoài đi máng trượt thì trong khu du lịch Datanla còn có các trò chơi sau.
Đu dây vượt thác:Đây là trò chơi mạo hiểm không dành cho người yếu tim nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm vượt thác thì vẫn cứ yên tâm đăng ký vì bạn sẽ được bảo hộ tận răng và quan trọng là sẽ được hướng dẫn tập luyện kỹ năng trước khi tham gia trò chơi vượt thác.
Cảm giác xuống được tầng đáy dưới cùng (còn gọi là tầng địa ngục) là bao phê. Thác Datanla được chia thành 7 tầng, tùy vào thể trạng của bạn mà bạn có thể lựa chọn cung đường vượt thác ngắn hay dài. Mình khuyên bạn chỉ nên thử nghiệm 1-2 tầng thác nếu bản thân chưa có kinh nghiệm.
Nếu cần đặt tour đu dây thác Datanla mình recommend bạn chọn của bên này: Winifred Travel
Chèo thuyền Kayak:Chèo thuyền Kayak cũng là một trải nghiệm khá thú vị khi đi du lịch thác Datanla. Nó khác với kayak ở hồ rất nhiều, độ kích thích rất cao, lần nào mình đi về cũng ướt và choáng nhưng vẫn thích đi nữa.
Giá vé tham khảo là 800.000 vnd, các bạn có thể đặt trực tiếp tại khu du lịch Datanla.
Đu dây mạo hiểm High Rope:
Đây là loại hình mạo hiểm mới mẻ nhưng đã được rất nhiều người hưởng ứng vì độ an toàn của nó, bạn có thể tham gia trò chơi cùng gia đình và con bạn cũng có thể tham gia.
Trò chơi được chia ra nhiều cấp độ, tùy vào khả năng mà hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn bạn nên tham gia chơi ở cấp độ nào.
Giá vé tham khảo dao động từ 300.000 – 350.000 vnd, bạn có thể đặt qua các kênh booking online như traveloka, booking, airbnb…hoặc đặt trực tiếp tại khu du lịch. Mình khuyên bạn nên đặt tại khu du lịch cho tiện và được tư vấn mua đúng với loại hình phù hợp.
Thông tin cần biết về khu du lịch thác Datanla:
Số điện thoại của khu du lịch: 02633.823.238
Địa chỉ và địa điểm khu du lịch thác Datanla: Địa chỉ thác Datanla nằm trên Quốc Lộ 20 đèo Prenn, thuộc P.3, TP.Đà Lạt.
map thac datanla – topdalat.review
Đăng bởi: Bình Hà
Từ khoá: Trượt thác Datanla – 1 Địa điểm du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt
Kinh Nghiệm Du Lịch Đà Lạt: Top 7 Thác Nước Tuyệt Đẹp Hấp Dẫn Bạn Trẻ
1. Thác Datanla – Thác có hệ thống máng trượt lớn nhất Đà Lạt
Địa chỉ: QL20 Đèo Prenn, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Giờ mở cửa: 7:00 – 17:00
Giá vé: 15.000đ – 30.000đ
Thác Datanla nằm giữa đèo Prenn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Con đường đi tới thác Datanla rộng thênh thang, hai bên đường là cánh rừng thông bạt ngàn mang lại không khí trong lành.
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt: Du lịch Thác Datanla
Thác Datanla đổ từ ghềnh cao 20m với nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên. Còn phần vực sâu bên dưới là Vực Tử Thần.
Thác Datanla có hệ thống máng trượt lớn nhất tại Đà Lạt với chiều dài 2240m. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, với mức giá chỉ 80.00đ/người. Sau khi thử cảm giác mạnh với đường trượt máng nước, bạn có thể thử chèo thuyền Kayak với mức phí chỉ 800.000đ/người. Chi phí này bao gồm huấn luyện các kỹ năng cơ bản và quần áo bảo hộ.
2. Thác Voi – Danh thắng nổi tiếng Đà Lạt
Địa chỉ: Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng
Giờ mở cửa: 7:00 – 17:00
Giá vé: 20.000đ/khách
Thác Voi nằm cách thành phố Đà Lạt 25 km về phía Tây Nam. Nó còn có tên gọi khác là thác Liêng Rơwoa. Thác này được gọi là thác voi bởi vì dưới chân thác có những tảng đá lớn có hình thù hệt như những con voi và tiếng thác đổ giống như có một đàn voi chạy đua với nhau.
Thác Voi có chiều cao hơn 30 mét, rộng hơn 15 mét, là một trong ba ngọn thác lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Từ cổng vào rẽ trái chúng ta sẽ thấy một làn sương mờ do hơi nước từ ngọn thác bốc lên. Còn từ chân lên tới đỉnh thác được nối liền nhau bằng 145 bậc tam cấp uốn lượn.
Khi xuống đến chân thác ta sẽ thấy phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Hang này gọi là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, màu sắc lạ mắt.
3. Thác Đam B’ri – Chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng Bảo Lộc
Địa chỉ: Thôn 14, Lý Thái Tổ, Đambri, tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Giờ mở cửa: 6:00 – 17:00
Giá vé: 100.000đ – 200.000đ
Thác Dambri là thác nước lớn nhất Lâm Đồng với chiều cao 60m, tạo thành 2 dòng chảy cao thấp. Xung quanh thác là rừng hoang sơ chưa được khám phá với nhiều cây cổ thụ quý hiếm.
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt: Du lịch Thác Dambri
Đường vào thác có một cầu xi măng dài hơn 20 m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Khi leo lên cầu, du khách có thể thoải mái thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống.
Để chinh phục thác, du khách có thể lựa chọn đi bộ khoảng 138 bậc thang bộ, đi thang máy hoặc trải nghiệm cảm giác mạnh với máng trượt dài 1.650m
Đến với thác Dambri, du khách không chỉ được hưởng thụ những giây phút thư giãn tuyệt vời với không khí mát mẻ và dễ chịu mà còn có thể nhâm nhi cà phê đúng chất Tây Nguyên ngay dưới chân thác và được tận mắt chứng kiến cuộc sống, xã hội và văn hóa sinh hoạt của buôn người dân tộc Châu Mạ vô cùng thú vị.
4. Thác Pongour – Địa điểm lý tưởng cho cắm trại và nghỉ dưỡng
Địa chỉ: Thôn Tân Nghĩa xã Ninh Gia huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng
Giờ mở cửa: 6:00 – 17:00
Giá vé: 20.000đ
Thác Pongour nằm ở phía nam thành phố Đà Lạt khoảng 50km về hướng huyện Đức Trọng. Đường vào thác khá yên bình và nên thơ, vào tháng 10, 11 sẽ có hoa dã quỳ nở rộ nên là địa điểm check in lý tưởng.
Thác Pongour cao khoảng 50m, chia thành 7 tầng thác đổ. Những tảng đó to trên những tầng thác làm cho dòng nước đổ xuống tung bọt trắng xóa tạo nên sự hùng vĩ của ngọn thác này. Du khách đến đây có thể đi thăm khu thung lũng hạ lưu của thác, đây là một địa điểm lí tưởng để cắm trại và nghỉ dưỡng.
5. Thác Prenn – Xứ sở thần tiên
Địa chỉ: Đường cao tốc Liên Khương – Prenn, Phường 3, Thành phố Đà Lạt
Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00
Giá vé:15.000đ – 30.000đ
Thác Prenn là ngọn thác nằm ngay dưới chân đèo Prenn cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km, là điểm đón đầu khách du lịch khi đến với thành phố ngàn hoa. Thác Prenn cao gần 10m, rộng chừng 20m. Thác có tiếng nước chảy không, mà là dịu êm róc rách nhẹ nhàng với khung cảnh hữu tình như cho du khách lạc vào xứ sở thần tiên.
Đến với Thác Prenn, ngoài tham quan thưởng ngoạn, du khách có thể tham gia vào nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền thể thao trên suối, đi cầu mây treo qua suối và thưởng thức món cháo cá lóc độc đáo nơi đây.
6. Thác Hang Cọp – Thác nước lớn nhất Đà Lạt
Địa chỉ: ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt
Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00
Giá vé: 10.000đ/người
Thác Hang Cọp nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50m, dài 500 m. Thác này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thác Đạ Sar, Long Nhân, Thác Ông Thuận, Thiên Thai,…
Thác hang cọp có nước trong vắt có thể nhìn rõ những hòn đá cuội và những chú cá tinh nghịch bơi lội dưới nước. Khi vừa đến chân thác, bạn sẽ bị bao phủ bởi làn hơi nước tỏa mù như sương, hơi đá lạnh ngắt và ẩm ướt, Vào mùa hè đến đây thì quá tuyệt phải không nào?
Thác Hang Cọp hấp dẫn du khách với vẻ đẹp tự nhiên hoang dã, khi đến đây ngoài tham quan bạn còn có thể tham gia nhiều hoạt động dã ngoại khác như đi trekking trên con đường mòn, đi qua những cây cầu treo hay đến với buôn làng của người dân tộc thiểu số,…
7. Thác Camly – Điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn
Địa chỉ: 76 Hoàng Văn Thụ, P.5, Tp. Đà Lạt
Giờ mở cửa: 07:00 – 19:00
Giá vé: 20.000đ/người
Thác Cam Ly nằm ngay trên dòng suối Cẩm Lệ xinh đẹp, được tạo thành nhờ một dòng suối đổ vào hồ Xuân Hương phía bắc và một dòng suối khác ở phía nam từ hồ chảy ra.
Đứng dưới chân thác Camly, bạn sẽ được nghe tiếng róc rách của dòng suối hoà cùng tiếng chim hót líu lo và hòa mình vào khoảng không bao la của đất trời. Đến với Cam Ly, chỉ ngắm nhìn thôi thì chưa đủ. Bạn có thể check in, chụp lại những tấm hình về thiên nhiên nơi đây. Địa điểm này cũng được khá nhiều cặp đôi chọn làm nơi để lưu giữ những tấm ảnh cưới ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào nhất của mình.
Đăng bởi: Hồng Ngọc
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt: Top 7 thác nước tuyệt đẹp hấp dẫn bạn trẻ
Thác Pongour Đà Lạt: Ngọn Thác Hùng Vĩ Nhất Đông Dương
1. Giới thiệu về thác Pongour Đà Lạt Thác Pongour ở đâu?
Địa chỉ: Thôn Tân Nghĩa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
SĐT: 02633 675 202
Thác Pongour Đà Lạt tọa lạc ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km. Đây là một khoảng cách tương đối xa thành phố, tuy nhiên thác Pongour lại là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách ở khu vực Nam Tây Nguyên. Chắc chắn vẻ đẹp ấy sẽ không làm bạn thất vọng và cảm thấy mất thời gian khi tới nơi này.
Ảnh: @curly_fox_on_the_road
Lý giải tên gọi của thácTheo người K’Ho kể lại, thác Pongour là hình ảnh đẹp, ca ngợi sự dũng cảm, bao dung của người nữ tù trưởng K’Ho đã dám mạnh mẽ đứng lên chinh phục thú dữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng. Sau khi người tù trưởng mất, vị trí nàng yên nghỉ cuối cùng đã hóa thành một con suối đẹp tuyệt trần chính là thác Pongour.
Ảnh: @viajarenverso
Cũng có người kể rằng tên gọi này xuất phát từ cách phiên âm của người Pháp. Người Pháp phiên âm từ K’Ho thành Pon:gou có nghĩa là “ông chủ của vùng đất sét trắng”. Còn người dân địa phương quen gọi là thác Bảy Tầng. Vì sao lại được gọi là thác bảy tầng? Vì từ trên thác chảy xuống qua 7 tầng đá bậc thang với chiều cao khoảng 40m. Có nhiều cái tên và sự tích khác nhau nhưng vẻ đẹp của thác vẫn không thay đổi và còn nguyên vẹn theo thời gian.
2. Giá vé và đường đến thác Pongour Đà LạtẢnh: @chaammmmm
Nếu là lần đầu đến thác Poungour chắc hẳn bạn sẽ có phần e ngại vì chưa biết đường đến thác và khoảng cách từ thác đến trung tâm thành phố Đà Lạt tương đối xa. Tuy nhiên, đường đến thác hoàn toàn là đường nhựa nên rất dễ dàng di chuyển.
Bạn có thể đi theo bản đồ đi thác Prenn, đến ngã ba Tân Hội hỏi người dân đường để vào thác. Đường rất dễ đi nên bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của Google Maps là tới. Đường tới thác Pongour khá thuận lợi với các cung đường đẹp và bằng phẳng. Nhưng du khách lưu ý có những đoạn đổ đèo, ôm cua nguy hiểm, bạn nên đi cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Nếu bạn xuất phát đi từ thành phố Hồ Chí Minh thì trên đường đi bạn có thể ghé qua thác luôn rồi mới lên Đà Lạt để tiện đường và tiết kiệm thời gian.
3. Nên đi thác Pongour thời điểm nào?Ngoài ra, nếu bạn đi vào tháng 10 thì sẽ rất tuyệt. Bởi đây là thời điểm lúa chín vàng và hoa dã quỳ nở rộ. Vì thế trên đường vào thác bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt vời.
Ảnh: @world_best_spots
4. Những hoạt động hấp dẫn tại thác Pongour Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác Pongour Đà Lạt
Tới thác Pongour, những dải thác như một dải lụa tuyệt đẹp đổ xuống trần gian. Thác có chiều cao khoảng 50m và chia thành 7 tầng. Đứng từ xa bạn sẽ trông thấy thác với vẻ đẹp hùng vĩ. Những tảng đá to trên thác vẫn ở đó từ bao đời nay làm cho dòng nước tung bọt trắng xóa. Chỉ cần đến thác, ngắm nhìn và cảm nhận âm thanh thác chảy đã là điều vô cùng tuyệt vời
Ảnh: @iamldat
Lễ hội hàng năm tại thác Pongour
Nếu đến thác Pongour Đà Lạt vào tháng giêng, bạn sẽ được tham gia lễ hội cùng người K’Ho. Lễ hội tổ chức nhằm tưởng niệm nữ tù trưởng Kanai. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể cảm nhận phong tục tập quán người địa phương. Ngoài ra cũng là dịp để biết thêm về những người dân tộc anh em của mình.
Ảnh: @al_schu
Ngọn thác hùng vĩ nhất tại Đông DươngNgọn thác Pongour Đà Lạt xưa kia được người Pháp đánh giá và bình chọn là “ngọn thác hùng vĩ nhất tại Đông Dương”. Nơi đây cũng từng được vua Bảo Đại đặt chân đến và không ngớt lời khen ngợi. Ông còn đặt tên cho nơi này là ”Nam Thiên Đệ Nhất Thác”. Cái tên có nghĩa là thác nước vĩ đại nhất trời Nam. Đến năm 2000 thì nơi đây chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Quả không hổ danh với vẻ đẹp tuyệt vời của thác.
Ảnh: @iamldat
5. Kinh nghiệm đi thác Pongour Đà Lạt
Từ chỗ gửi xe bạn sẽ phải đi bộ vào thác khoảng 15 phút. Vì thế để thuận tiện hơn trong việc di chuyển và tránh đau chân bạn nên đi giày thể thao hoặc dép dễ đi.
Tại thác khá vắng vẻ và không sầm uất như trong thành phố. Đồ ăn ở đây chủ yếu là khoai nướng, trứng nướng và vài đồ xiên que. Vì thế nếu đi cả ngày bạn nên chuẩn bị đồ ăn trước để không bị đói và mệt.
Khi trèo lên các tảng đá để checkin, chụp ảnh bạn nên hết sức cẩn thận vì có rất nhiều tảng đá trơn và nhiều rêu.
Nên xem dự báo và hỏi tình hình thời tiết theo số điện thoại đã cung cấp ở trên. Vì nếu đi vào hôm trời mưa sẽ rất bất tiện.
Top 6 ngọn thác Đà Lạt đẹp nhất
Đăng bởi: Thắg Thái ĐỘ
Từ khoá: Thác Pongour Đà Lạt: ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương
Kinh Nghiệm Đi Phượt Thác Bản Giốc
ALONGWALKER – Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung: 德天-板約; bính âm: Détiān – Bǎnyuē), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Toàn cảnh thác Bản Giốc (Ảnh – Hung Tran)
Giới thiệu Thác Bản GiốcPhần thác phụ hiện nằm bên lãnh thổ Việt Nam, phần thác chính được chia đôi theo các hiệp ước về biên giới lãnh thổ (Ảnh – Mèo Già)
Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil – Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia – Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Thác Bản Giốc khi nhìn từ phía Trung Quốc (Ảnh – gudaduo)
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là “Quy Xuân hà”). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km.
Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp – Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
Đi thác Bản Giốc mùa nào đẹpNên đi Bản Giốc vào mùa mưa, thác có nhiều nước sẽ đẹp hơn (Ảnh – lengkiong)
Nhiều bạn trước khi đi đều cố công tìm kiếm xem đi phượt Thác Bản Giốc thì nên đi vào mùa nào, mùa nào đi Thác Bản Giốc đẹp nhất? Các bạn chỉ cần để ý một chút sẽ thấy, đi thác thì phải đi vào mùa mưa lúc đó lượng nước đổ về từ đầu nguồn sẽ nhiều khiến thác đẹp lung linh huyền ảo. Mùa mưa Cao Bằng nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thường vào mùa hè, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Chính vì vậy, lựa chọn đi Bản Giốc vào mùa này sẽ đẹp hơn, tuy nhiên vì mùa mưa miền Bắc thường kéo theo lũ quét khá nguy hiểm nên nếu đi các bạn nên chọn thời điểm sau khi kết thúc khoảng thời gian mưa cho an toàn.
Hướng dẫn đi tới Thác Bản GiốcCách Hà Nội vào khoảng gần 400km, đi phượt thác Bản Giốc bằng xe máy sẽ là một lựa chọn thú vị với những nhóm có đông người, đi bằng xe máy các bạn còn có thể kết hợp phượt Hà Giang hoặc phượt Mẫu Sơn để làm tròn một cung đường
Phượt thác Bản Giốc bằng xe máyNếu có thể, hãy đi đến Bản Giốc bằng xe máy (Ảnh – Glenn Phillips)
Đi bằng xe máy các bạn cũng có 2 lựa chọn. Nếu mang theo xe máy từ Hà Nội các bạn có thể tranh thủ đi Bản Giốc trong 2 ngày cuối tuần, khởi hành từ tối thứ 6 (tuy nhiên nếu 3 ngày thì thoải mái hơn nhiều) theo lịch trình Hà Nội – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Thác Bản Giốc – Cao Bằng – Thất Khê – Lạng Sơn – Hà Nội.
Nếu không muốn chạy xe máy từ Hà Nội, các bạn có thể đi xe khách giường nằm lên Tp Cao Bằng, lên tới nơi thì thuê xe máy ở Tp Cao Bằng rồi đi thác Bản Giốc, xong xuôi thì quay lại trả xe rồi lại lên ô tô về Hà Nội, cách này nhàn hơn nhưng đi kiểu vậy hơi chán. Bạn có thể gửi xe máy cùng ô tô đi lên Cao Bằng từ tối thứ 6, sáng thứ 7 có mặt ở Cao Bằng rồi đi Bản Giốc, lúc về vẫn chạy theo đường Lạng Sơn cho nhanh.
Dành cho các bạn thích các cột mốc biên giới
Mốc 835 tại khu vực thác Bản Giốc (Ảnh – gnuttp48)
Từ Cao Bằng các bạn đi lên thác Bản Giốc, đến Quảng Uyên có một ngã 3 giữa 2 đường TL 206 và TL 207, 2 đường này nối thành 1 vòng tròn và có điểm chung là thác Bản Giốc. Chiều đi các bạn hãy đi đường 206, chiều về từ thác Bản Giốc đi thẳng theo đường 207 sẽ có một đoạn khá dài đi dọc sông Quây Sơn và gặp rất nhiều cột mốc biên giới Việt Trung.
Phượt thác Bản Giốc bằng xe kháchPhương án này phù hợp với các bạn không có khả năng chạy xe máy, nhất là nhóm các bạn nữ đi với nhau. Từ Hà Nội các bạn bắt xe khách giường nằm lên Tp Cao Bằng, tiếp theo từ đây các bạn đi xe Thành Luân với lịch trình Cao Bằng – Động Ngườm Ngao – Thác Bản Giốc, xe chạy liên tục từ 6h30 đến 15h30 với tần suất mỗi chuyến cách nhau 1h, chuyến cuối cùng từ Bản Giốc về là khoảng 14h nên các bạn cần chú ý.
Nếu không muốn chuyển xe ở Tp Cao Bằng, các bạn có thể đi xe Vĩnh Dung vào đến tận chợ Trùng Khánh rồi từ đây bắt xe ôm đi Ngườm Ngao và Bản Giốc.
Lưu trú khi Du lịch Thác Bản Giốc ?Một góc khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc (Ảnh – Tiến Đạt)
Homestay ở Thác Bản GiốcKhu vực Thác Bản Giốc hiện cũng có khá nhiều người dân cung cấp dịch vụ homestay phục vụ du khách, bao gồm cả dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống. Nếu tới đây muốn tìm hiểu văn hóa người dân bản địa, các bạn có thể lựa chọn ở homestay, rất hợp lý.
Một số homestay tốt ở Thác Bản Giốc
Khách sạn nhà nghỉ ở Trùng KhánhPhương án khác, các bạn có thể nghỉ đêm tại Trùng Khánh rồi sáng hôm sau từ đây chạy ra thác Bản Giốc (khoảng hơn 20km).
Chơi gì khi đi phượt Thác Bản GiốcДђi thГЎc thГ¬ rГµ rГ ng chỉ cГі chЖЎi thГЎc thГґi Д‘Гєng khГґng? NГіi vбєy chб»© trГЄn Д‘Ж°б»ќng Д‘i BбєЈn Giб»‘c cГі khГЎ nhiб»Ѓu Д‘iб»ѓm hay ho mГ cГЎc bбєЎn cГі thб»ѓ kбєїt hб»Јp Д‘б»ѓ Д‘i cГ№ng, mấy khi cГі dб»‹p du lб»‹ch Cao Bбє±ng mГ
Hồ Thang HenHồ Thang Hen (Ảnh – Nguyễn Thuý Huyền)
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thăng Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Một điều đặc biệt kỳ thú khi người dân nơi đây cho biết cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thăng Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên. Và ấn tượng nữa là khi vào mùa lũ nước hồ Thăng Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng chuyển màu đỏ lựng.
Hồ Thăng Hen có huyền thoại rất thú vị. Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, Chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thăng Hen ngày nay.
Động Ngườm NgaoBên trong động Ngườm Ngao (Ảnh – Lê Ngọc Long)
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.
Theo tiếng Tày, “ngườm” là “động”, “ngao” là “hổ”; “Ngườm Ngao” có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản GiốcThác Bản Giốc phía xa nhìn từ Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (Ảnh – Kiều Vân)
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ… được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam.
Ảnh – Nguyễn Hoàng
Cột mốc biên giới Việt – TrungTrong số 1.971 cột mốc cắm ở 7 tỉnh biên giới phía bắc, Cao Bằng có nhiều cột mốc nhất (634 cột mốc), nên được gọi là tỉnh có ‘thế mạnh cột mốc’ – thế mạnh mà đã phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi, xương máu. Các bạn yêu thích việc check-in với các cột mốc biên giới có thể tham khảo và kết hợp khi đi du lịch Cao Bằng. Khu vực thác Bản Giốc hiện có các mốc 835 và 836 mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận chụp ảnh mà không cần xin phép như các khu vực khác (dọc theo bờ sông Quây Sơn các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều mốc chạy dọc bờ sông này, đây là đoạn biên giới tự nhiên giữa 2 nước)
Ăn gì khi du lịch Thác Bản GiốcLà một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Cao Bằng, thác Bản Giốc cũng có đầy đủ những món ăn ngon Cao Bằng mà bạn có thể thưởng thức trong suốt hành trình của mình. Ngoài ra, thác Bản Giốc còn có một món ăn đặc sản là cá Trầm Hương. Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác, trước đây ở phía dưới chân thác có rất nhiều cá trầm hương. Người dân dễ dàng đánh bắt và bán nhiều ở chợ Trùng Khánh. Tuy nhiên ngày nay loài cá này ngày càng ít đi và trở thành một đặc sản.
Cá trầm hương nướng (Ảnh – Youtube VTV)
Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Lịch trình đi phượt Thác Bản Giốc Hà Nội – Ba Bể – Cao Bằng – Bản GiốcLịch trình này các bạn đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên Bắc Cạn, ghé qua hồ Ba Bể, chạy xuyên qua Đèo Gió, Đèo Giàng rồi lên Tp Cao Bằng.
Ngày 1: Hà Nội – Ba Bể
Từ Hà Nội khởi hành đi Bắc Kạn rồi ghé vào Ba Bể, dọc đường đi nếu muốn bạn có thể ghé qua một số địa điểm du lịch ở Thái Nguyên. Tối ngủ tại Ba Bể, có thể lựa chọn ở các homestay ở bản Pác Ngòi
Ngày 2: Ba Bể – Tp Cao Bằng – Pác Bó – Tp Cao Bằng
Ngày 3: Tp Cao Bằng – Trùng Khánh – Thác Bản Giốc
Từ Tp Cao Bằng đi thẳng lên Thác Bản Giốc, có thể ghé qua cửa khẩu Tà Lùng, thăm một số mốc biên giới ở Cao Bằng. Tiếp đó đi lên Trùng Khánh ghé động Ngườm Ngao, Thiền viện Trúc Lâm rồi đi Thác Bản Giốc. Chiều từ đây quay lại Tp Cao Bằng để nghỉ ngơi.
Ngày 4: Trùng Khánh – Cao Bằng – Hà Nội
Ngày này khởi hành sớm từ Tp Cao Bằng quay về Hà Nội
Hà Nội – Mẫu Sơn – Bản Giốc – Ba Bể – Hà NộiLịch trình này kết hợp đi du lịch Lạng Sơn rồi mới qua Cao Bằng, sau đó sẽ về Hà Nội qua đường Bắc Kạn – Thái Nguyên, tạo thành 1 cung đường tròn
Ngày 1: Hà Nội – Lạng Sơn – Mẫu Sơn
Ngày đầu tiên, xuất phát từ Hà Nội các bạn đi theo đường Lạng Sơn rồi đi tiếp lên đỉnh Mẫu Sơn, tối ngủ tại Mẫu Sơn
Ngày 2: Mẫu Sơn – Thất Khê – Tp Cao Bằng – Trùng Khánh
Ngày 3: Trùng Khánh – Thác Bản Giốc – Động Ngườm Ngao – Tp Cao Bằng – Quốc lộ 3 – Hồ Ba Bể
Ngày này các bạn dạo chơi Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, một số địa điểm du lịch gần đó rồi khoảng đầu giờ chiều đi ngược theo QL 3 về Ba Bể, tối ngủ Ba Bể
Ngày 4: Ba Bể – Hà Nội
Dành khoảng nửa ngày để khám phá Ba Bể rồi sau đó từ đây đi ngược về Hà Nội
Tìm trên Google
kinh nghiệm du lịch Thác Bản Giốc 2023
du lịch Thác Bản Giốc tháng 3
tháng 3 Thác Bản Giốc có gì đẹp
review Thác Bản Giốc
hướng dẫn đi Thác Bản Giốc tự túc
ăn gì ở Thác Bản Giốc
phượt Thác Bản Giốc bằng xe máy
Thác Bản Giốc ở đâu
đường đi tới Thác Bản Giốc
chơi gì ở Thác Bản Giốc
đi Thác Bản Giốc mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Thác Bản Giốc
homestay giá rẻ Thác Bản Giốc
Đăng bởi: Đình Lưu
Từ khoá: Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đu Dây Vượt Thác Datanla Tại Đà Lạt trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!