Bạn đang xem bài viết Khám Phá Văn Hóa Lịch Sử Thủ Đô Ngàn Năm Văn Hiến Tại Các Địa Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Ở Hà Nội được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Biến chuyến du lịch thủ đô trở nên mới mẻ hơn với hành trình khám phá những mốc son lịch sử, văn hóa ấn tượng tại các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội.
Điểm danh các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội sở hữu những giá trị lịch sử, văn hóa trường tồn tại thủ đô 1. Văn miếu Quốc Tử Giám
Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích nổi tiếng của thủ đô. Ảnh: _pan.18aug_Hiện nay nơi đây vẫn còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa và mang ý nghĩa tâm linh trong lòng người dân bản địa. Ảnh: chinh_0396
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 đời Thánh Tông dưới triều đại nhà Lý được biết đến với vai trò là nơi thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của Đạo Nho và là nơi các Hoàng Thái Tử đến đây học. Trải qua dòng chảy lịch sử, Văn miếu trải qua nhiều lần tu sửa, đổi tên thì hiện nay nơi đây vẫn còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa và mang ý nghĩa tâm linh linh thiêng trong lòng người dân bản địa.
Chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc ấn tượng đến từ các công trình nổi tiếng như Đại Trung Môn, Khuê Văn Các…Ảnh: Trần Lâm
Nếu du khách chưa biết khám phá lịch sử văn hóa Hà Nội ở đâuthì có thể tham khảo thông tin về khu vực Văn miếu Quốc Tử Giám để có cơ hội chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc ấn tượng đến từ các công trình nổi tiếng như Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, 82 tấm bia Tiến sĩ… và trải nghiệm kết hợp du lịch với tìm hiểu lịch sử như một cách hay để bạn giúp chuyến du lịch trở nên thú vị hơn.
2. Hoàng thành Thăng Long
Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
Trải nghiệm kết hợp du lịch với tìm hiểu lịch sử như một cách hay để bạn giúp chuyến du lịch trở nên thú vị hơn. Ảnh: cutekatiee
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành xưa. Hoàng Thành có mặt từ thế kỷ VII qua thời Đinh – Tiền Lê và là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Công trình kiến trúc uy nghi này không chỉ chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là niềm tự hào và biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành xưa và là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: charmingguyen
Địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội trên chắc chắn là một điểm dừng lý tưởng để bạn có thể kết hợp các hoạt động du lịch cùng trải nghiệm tìm hiểu những giá trị xưa trường tồn vô giá. Khu di tích này sở hữu diện tích lên đến 18.395 ha với khu khảo cổ cùng nhiều di tích lịch sử khác còn sót lại bao gồm khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.
3. Nhà hát Lớn Hà Nội
Địa chỉ: 01 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Những tháng đầu năm khi hoa ban sẽ nở rộ trên con đường Hoàng Diệu vô tình tạo nên background check-in lôi cuốn. Ảnh: hanhchipp
Thêm một địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội luôn được nhiều du khách lựa chọn để khám phá chính là khu vực nhà hát Lớn Hà Nội, công trình được mệnh danh là “Châu Âu thu nhỏ” giữa lòng thủ đô nhờ sở hữu nét đẹp kiến trúc Pháp ấn tượng cùng sắc vàng – trắng nổi bật, thu hút.
4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.
Nhà hát hiện nay là nơi diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, hòa nhạc và giao lưu văn nghệ của thủ đo. Ảnh: nguyenhoa17021998
Du khách tham gia tour du lịch Hà Nội chắc chắn không nên bỏ lỡ bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của nước ta. Công trình này được thành lập vào năm 1966 và sở hữu vai trò là nơi nghiên cứu, sưu tập, bảo quản, trưng bày các các tài liệu, hiện vật, tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu và giới thiệu tinh hoa văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam.
Đỗ Hằng
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Hường Đỗ
Từ khoá: Khám phá văn hóa lịch sử thủ đô ngàn năm văn hiến tại các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội
Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Ngàn Năm Của Hà Nội
Mục Lục
Giới thiệu về Chùa Một CộtTrong hàng loạt những công trình kiến trúc cổ tại Hà Nội và vẫn được gìn giữ cho đến ngày này thì chắc chắn không thể không nhắc đến Chùa Một Cột, đây là một trong những kiến trúc đã được xây dựng với hàng nghìn năm tuổi và vẫn được gìn giữ nguyên vẹn nhất cho đến ngày này.
Nơi đây khoác nên mình hơi thở tháng năm của thủ đô Hà Nội, được biết đến là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Hà Nội vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến nay.
Một công trình kiến trúc không chỉ mang ý nghĩa về lịch sử mà Chùa Một Cột cũng là một trong những địa điểm đến của văn hóa tâm linh. Chính vì thế ngôi chùa này đã trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô được khắc trên đồng tiền xu ngày xưa.
Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Chùa Một Cột Địa chỉ cụ thểChùa Một Cột có vị trí tọa lại tại phía sau phố Ông Ích Khiêm, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, Đây là một trong những vị trí nằm tại trung tâm thủ đô, nơi cái nôi văn hóa của người dân Việt Nam ta, vẫn còn được gìn giữ lại nhiều kiến trúc cổ vô cùng độc đáo.
Hướng Dẫn di chuyển cụ thể đến Chùa Một CộtChùa có vị trí nằm ngay phía sau của khu vực Lăng Bác vì thế du khách có thể dễ dàng tìm ra vị trí của chùa.
Nếu như du khách di chuyển đến với Chùa Một Cột từ khu vực nội thành thì có thể sử dụng dịch vụ xe máy, hoặc taxi du khách có thể dễ dàng được đưa đến khu vực bên ngoài của chùa, nếu như du khách tự di chuyển bằng xe máy thì có thể tra địa chỉ lên google.map.
Sau khi gửi xe tại bãi du khách sẽ mua vé và vào tham quan khu vực bên trong của chùa. Đối với hai cách trên du khách có thể chủ động được nhất trong vấn đề di chuyển và đi lại.
Còn nếu như du khách không có xe riêng, muốn tiết kiệm chi phí thì có thể lựa chọn đi xe buýt. Các tuyến xe chạy qua khu vực chùa gồm có xe số 22, 09, 16, 32, 33, 34, 18, 50, 45.
Nếu du khách đi thì có thể xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong. Với việc di chuyển xe Buýt du khách không chỉ tiết kiệm chi phí mà du khách còn có thể ngắm nhìn được toàn bộ quang cảnh của thành phố Hà Nội, đường xá cũng như vẻ đẹp nơi đây. Tuy nhiên vì thế mà thời gian để đến với Chùa Một Cột sẽ lâu hơn một chút.
Giá vé và Thời gian tham quan Chùa Một Cột Giá vé tham quan Chùa Một CộtNếu như là người Việt Nam khi đến tham quan tại chùa thì sẽ được miễn phí hoàn toàn vé vào cửa. Nhưng đối với những du khách nước ngoài, giá để tham quan sẽ là 25.000 vnđ/ người.
Thời điểm mở cửaChùa sẽ mở của để tham quan vào khoảng từ 7h sáng cho đến 18h tối tất cả các ngày trong tuần. Nếu như du khách muốn thắp hương thì có thể ghé đến ngày mồng 1 lịch âm hằng tháng.
Thời điểm thích hợp nhất để tham quan Chùa Một CộtDu khách có thể đến tham quan chùa được vào hầu hết tất cả các ngày trong năm, vì tại mùa nào thì ngôi chùa cũng khoác nên mình nét cổ kính cũng như hơi thở nghìn năm tuổi uy nghiêm.
Tuy nhiên nếu như du khách muốn chiêm ngưỡng được hết sự hưng thịnh, nét đẹp của thiên nhiên cảnh quan chùa, cũng như văn hóa tâm linh thì nên đến vào mùa hè, những ngày mùng 1 đầu tháng và ngày 15 âm lịch.
Bởi khi vào mùa hè bao quanh khu vực chùa là hương thơm ngào ngạt của những bông sen đã nở tại ao của chùa, vừa xanh mướt lại vô cùng thanh cao.
Lịch sử xây dựng Chùa Một Cột Chùa Một Cột được Xây dựng Khi nàoVào mà đông của năm 1049 lúc bấy giờ thuộc thời nhà Lý thì Chùa Một Cột đã được khởi công xây dựng. Ngày được biết vua Lê Thái Tông là một vị vua giống với tất cả những vị vua trước, đều có một lòng hướng phật, tin vào những điều thiện lành.
Chính vì vậy, trong một giấc mơ ngài đã mơ thấy Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi tọa trên một đài sen, và người đã mời Vua ngồi cùng. Nhà Vua đã đem giấc mơ đó kể lại cho những ái khanh đại thần của mình, cuối cùng sau khi đến tai nhà sư Thiền Tuệ nghe được giấc mơ đó của Vua, thì đã đưa ra lời khuyên xây dựng một ngôi chùa với cột đá, tòa sen đặt trên cột giống như việc nhà Vua đã mông thấy, đặt tên là Diên Hựu, với ý nghĩ là phúc lành dài lâu.
Vì thế vào năm 1105 thì ngôi chùa đã được mở rộng và cải tạo đẹp hơn, và xây dựng thêm Liên Hoa Đài, bên trên hồ Bích Trì.
Chính vì thế vào ngày 8 tháng 4 âm lịch dưới sự chứng kiến của nhiều sư tăng, cũng như nhân dân tại kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ, Vua Lý Nhân Tông đã tổ chức nghi lễ tắm Phật cầu cho quốc thái dân an,
Vào khoảng 3 năm sau đó thì một quả chuông lớn bằng đồng đã được Nguyên phi Ỷ Lan cho đúc, với ý nghĩa là thức tỉnh lòng dân làm tăng thêm sự uy nghiêm, cũng như tín ngưỡng phật giáo của nước ta lúc bấy giờ.
Sau đó trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, dưới thời các triều đại Trần – Lê – Nguyễn, thì chùa Diên Hựu và Liên Hoa Đài đã bị xuống cấp trầm trọng, tuy đã qua nhiều lần cải tạo cũng như gìn giữ thế nhưng tổng thể của Chùa chỉ còn lại Liên Hoa Đài trên cột đá là vẫn được tu sửa và gìn giữ kỹ càng nhất cho đến nay. Và được gọi với cái tên đó là Chùa Một Cột.
Vào thời kỳ chiến tranh khốc liệt năm 1954 thì ngôi chùa này đã bị bom phá hủy, thế nhưng nhờ có bản thiết kế từ thời nhà Nguyễn vẫn được lưu giữ, bảo quản thì Chính phủ nước ta đã nên kế hoạch để trùng tu lại, cho đến năm 1955 thì hoàn thành, và được giữ gìn cho đến ngày nay.
Vào năm 1962, Chùa Một Cột đã được công nhận là một trong những công trình“Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia”
Năm 2006 chùa còn được công nhận là một trong những kỷ lục của Việt Nam.
Cho đến năm 2012, Chùa Một Cột đã được vinh dự khi Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”, điều đó lại một lần nữa khẳng định chắc chắn thêm về những giá trị đặc sắc, và có một không hai của công trình kiến trúc này, bên cạnh đó là góp phần vào việc thúc đẩy phát triển thêm về du lịch của Hà Nội
Biểu tượng của chùa Một Cột Mang ý nghĩa gìChùa được xây dựng bằng nối kiến trúc vô cùng độc đáo,cùng với đó là lấy biểu tượng xây dựng đó là hình bông sen vươn lên khỏi sự hôi tanh của bùn đất. Sự hội tụ của hàng loạt những nghệ thuật của người Việt ta như điêu khắc đá, chạm trổ rồng, điêu khắc gỗ.
Không chỉ thế ngôi chùa này còn là biểu tượng của trí tuệ, mà không kề giống với bất kì một công trình kiến trúc nào khác. Khẳng định được sự phát triển thịnh vượng của nước ta trong thời già bấy giờ.
Bên cạnh đó Chùa Một Cột còn mang những triết lý nhân văn vô cùng sâu sắc, với phần chính của chùa được xây dựng theo hình vuông với các cạnh bằng nhau phía bên ngoài đại diện cho âm, cây cột to hình tròn ở giữa đại diện cho dương. Mang đến cho vẻ đẹp ngôi chùa không chỉ nguy nga mà còn có nét nhẹ nhàng và tinh tế.
Tên gọi khác của Chùa Một CộtChùa một còn thời gian đầu xây dựng được gọi với cái tên là Liên Hoa Đài, có ý nghĩa là đài hoa sen dùng để miêu tả ngôi chùa, thế nhưng cho đến nay đổi tên thành Chùa Một Cột cũng bởi kiến trúc độc đáo của chùa chỉ có một cột.
Nét độc đáo trong kiến trúc Chùa Một CộtBên trong công trình kiến trúc Chùa Một Cột là sự kết hợp táo bạo giữa trí tưởng tượng đầy thì vị giữa hình tượng đầy thi vị, của sự kết hợp của hình tượng hoa sen với kiến trúc kết cấu bằng gỗ hệ móng giằng, đặc biệt là sử dụng nhuần nhuyễn việc dựng các cột chống chèo lớn, và kết hợp của cột với sàn. Vừa có thể khiến cho tổng thể kiến trúc thêm chắc chắn, vừa có thể tạo thành hình cánh sen mềm mại, tạo thành sự hài hòa giữa mái và sàn của chùa,
Những địa điểm độc đáo bên trong khuôn viên Chùa Một Cột Liên Hoa ĐàiChùa Một Cột là một quần thể những kiến trúc nhỏ, và nổi bật nhất trong đó chính là khu vực Liên Hoa Đài. Điểm làm nên sự độc đáo của kiến trúc này bởi toàn bộ công trình được xây dựng bên trên của một trụ bằng đá.
Phía bên trên của ngồi tháp nhỏ là biểu tượng của văn hóa Việt, trời đất dung hòa, trung tâm của vũ trụ. Được xây dựng với hình vuông, chiều dài của mỗi cạnh là 3m, mái cong dựng bên trên cột đá hình trụ cao 4 mét, đường kính 1,2 mét.
Trụ đá được gắn lại bởi 2 khối đá vô cùng khéo léo, tạo cho du khách có cảm giác như là một. Và toàn thể kiến trúc đều được đặt phía bên trên của cột đá này.
Phía trên thân trụ có 8 cánh gỗ, hỗ trợ việc đỡ đòn ngang của mái chùa, phía trên lóc được trạm khác vô cùng tinh xảo với đầu rồng, nguyệt bốc lửa,… Bên trong chùa được đặt tượng Quan Âm Bồ Tát tọa lạc với nhiều tay sơn màu vàng, phía trên tượng phật là Liên Hoa Đài.
Tượng Quan Âm cũng ngồi bên trên một tượng gỗ sơn son thiếc vàng, ở một vị trí cao nhất. 4 mái trong hình vuông của chùa được làm cong vút với hình đầu rồng được đắp.
Một sự kết hợp vô cùng hài hòa, giàu trí tưởng tượng của việc lấy hoa sen để làm nên ngôi chùa này, cùng với đó là sự khéo léo trong quá trình lắp ghép xây dựng chùa, tạo thành một sự hài hòa đến tuyệt đối.
Liên Hoa Đài là sự kết hợp hài hòa của công trình kiến trúc bên trên với ao sen bên dưới tượng trưng cho trời và đất. Bên cạnh đó trong văn hóa Việt Nam, thì bông sen là sự tượng trưng cho vẻ đẹp, sự thuần khiết “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để vươn mình lên tỏa hương thơm ngát dưới ánh nắng.
Cây bồ đề 64 năm tuổiCó vị trí trồng tại ngay cạnh với Liên Hoa Đài, cây bồ đề được chính tay tổng thống Ấn Độ tặng cho Việt Nam trồng vào năm 1958, cho đến nay cây đã có 64 tuổi, với những tán cây to, xanh tỏa bóng mát cho khu vực Chùa Một Cột.
Cây bồ đề còn được biết đến là một loại cây gắn liền với Phật giáo, mang trong mình những triết lý nhân sinh lớn. Vì thế Cây không chỉ là mình chứng cho tình hữu nghị của Việt Nam và Ấn Độ, mà còn làm cho sự uy nghiêm, cũng như tinh thần hướng phận tại ngôi chùa này thêm cao và uy nghiêm hơn.
Cổng Tam Quan chùa Một CộtKhi đặt chân vào đến khu vực của Chùa Một Cột du khách sẽ phải đi qua cổng Tam Quan, đây là một trong những kiến trúc mở rộng và được thiết kế xây dựng trong khoảng thời gian gần đây. được xây dựng với mục đích nhằm phục vụ cho người dân đến với chùa để thăm viếng và hương khói những dịp lễ tết.
Cổng được thiết kế theo lối kiến trúc đặc biệt có 2 tầng và 3 lối đi vào, rộng nhất là lối đi chính ở cửa giữa.
Bậc thang lên chính điện chùa Một CộtĐể đến được với khu vực chính của Chùa thì du khách sẽ phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng là 1,4 mét. Khu vực đã được xây dựng từ thời nhà Lý, chính vì thế khi du khách đến đây vẫn sẽ cảm nhận được nguyên vẹn nét cổ kính hơi thở của năm tháng.
Ngoài ra du khách còn có thể biết thêm về lịch sử của Chùa Một Cột thông qua mặt tường phía bên trái của bậc có gắn bia đá dài 40 cm, rộng 30 cm. Đã được viết từ thời Cảnh Trị, vào thời vua Lê Huyền Tông, và được Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi chép lại.
Bàn Thờ Quan Thế Âm Bồ TátBàn thờ của Quan Thế Âm Bồ Tát được thiết kế và đặt ngay tại trung tâm phía trong của Liên Hoa Đài. Bức tượng từ bi được được sơn son thếp vàng vô cùng nổi bật.
Những địa điểm tham quan du lịch khác gần với Chùa Một CộtTừ khu vực Chùa Một Cột du khách có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch quanh đấy gồm có khu di tích lịch sử văn hóa Ba Đình gồm có: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh và khu vực quảng trường, khu di tích Phủ Chủ Tịch.
Đến với những địa điểm du lịch này du khách có thể được tham quan, hiểu rõ hơn về đời sống của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh đó là được tham quan nhiều địa điểm thú vị bên trong Lăng Bác.
Ngoài ra đi xa hơn một chút vào trung tâm phố cổ, tham quan những dãy những ngôi nhà cổ kính hay còn được gọi là Phố Cổ. Với nhiều các hàng quán bán đủ loại mặt hàng khác nhau, khoác lên mình một nét hoài cổ vô cùng độc đáo.
Ngoài ra du khách còn có cơ hội được khám phá khu vực ẩm thực của người dân Hà Nội. Hoặc có thể đến với Hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn ngắm nhìn quang cảnh cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây, nghe thăm đền Ngọc để nhìn ngắm cụ rùa.
Bên cạnh đó còn có nhiều những khu di tích lịch sử khác như Chùa Trấn Quốc,Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử hàng đầu của Việt Nam, được biết đến bởi nơi đây chính là trường đại học đầu tiên của nước ta.
Ngoài ra du khách có thể thuê xe đạp lượn quanh khu vực Hồ Tây ngắm cảnh, hoặc có thể đến với Hoàng thành Thăng Long để được cảm nhận hết vẻ uy nghi của nơi đây,…
Những khu di tích này đều có những điểm thú vị khác nhau thế nhưng sẽ có chung một điểm đó chính là hơi thở cổ kính nghìn năm tuổi, nét mộc mạc nhưng lại uy nghiêm của dân tộc ta, xen lẫn vào đó là nét dịu dàng, mộc mạc đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Những khách sạn 5 sao gần với khu vực Chùa Một Cột Khách sạn Sofitel Hà NộiĐược biết đến là một trong những khách sạn vô cùng đẳng cấp nằm ngay tại bên trong khu vực thành phố Hà Nội, khách sạn Sofitel Hà Nội không chỉ là một khách sạn đẳng cấp hàng đầu mà đây còn là nơi được lựa chọn tổ chức nhiều sự kiện khác nhau, hay hội nghị của các nguyên thủ quốc gia. Vì thế chắc chắn du khách có thể yên tâm về dịch vụ, cũng như chất lượng phòng của khách sạn.
Mọi thắc mắc về dịch vụ tiện nghi của khách sạn, cũng như cách đặt phòng du khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0943 333 333 để được tiếp đón và giải đáp.
Khách sạn Hilton Hà NộiKhách sạn Hilton Hà Nội là khách sạn được đông đảo du khách quốc tế cũng như nhiều du khách lựa chọn là nơi nghỉ ngơi trong những chuyến du lịch đến với Hà Nội, không chỉ bởi vị trí của khách sạn nằm ngay tại khu vực trung tâm của thành phố nơi tập chung đông dân cư giúp cho du khách có thể dễ dàng khám phá.
Khách sạn được lấy phong cách thiết kế từ nhà hát lớn, chính vì thế cảm nhận của du khách ngay khi đặt chân tới khách sạn là sự đẳng cấp và sang trọng, nội thất bên trong được bày trí tương đối đơn giản, thế nhưng lại làm cho không gian khách sạn thêm phần thoáng đãng và tinh tế chỉnh chu.
Bằng sự chuyên nghiệp và tinh tế chắc chắn sẽ giúp cho quý du khách sẽ có những giây phút nghỉ ngơi thoải mái nhất tại khách sạn này.
Du khách liên hệ với số điện thoại 025 7777 7777 để biết thêm thông tin của khách sạn cũng như cách đặt phòng.
Khách sạn Movenpick Hà NộiChỉ với 7 phút đi xe là du khách có thể dễ dàng di chuyển từ khu vực khách sạn Movenpick Hà Nội đến với Chùa Một Cột, chính vì vậy đây sẽ là một trong những khách sạn rất đáng để lựa chọn.
Bên cạnh đó còn được biết đến là một trong những khách sạn đẳng cấp 5 sao hàng đầu tại Hà Nội vì thế chắc chắn du khách sẽ cảm thấy hài lòng nhất với chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn, vô cùng hiện đại tiện nghi và được đổi mới thường xuyên nhằm đảm bảo những trải nghiệm tốt chất lượng nhất cho du khách.
Khách sạn được xây dựng lấy cảm hứng từ phong cách Pháp, chính vì thế ngay từ khi bước vào khách sạn du khách đã cảm nhận được một hơi thở hoàn toàn mới, sụ tinh tế sang trọng đặc trưng của lối kiến trúc Pháp với hai gam màu chủ đạo đó là vàng và trắng.
Để biết thêm về dịch vụ của khách sạn cũng như cách đặt phòng du khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại 098 247 9999 để được hướng dẫn chi tiết, và giải đáp.
Đến với khu di tích Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử, cũng như tâm linh vì thế du khách nên lựa chọn những trang phục sao cho lợn lý, như mặc quần dài và áo cộc hoặc dài tay, tránh việc mặc áo ba lỗ, hoặc quần ngắn ra vào chùa.
Ngoài việc mua vé vào tham quan chùa du khách nên tuân thủ những nội quy bên trong chùa đề ra. Không vứt rác, cũng như phá hoại cảnh quan bên trong chùa, có ý thức gìn giữ những nét đẹp nơi đây.
Check in của du khách tại Chùa Một CộtĐăng bởi: Bích Liên
Từ khoá: Chùa Một Cột – Nét đẹp văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Top 12 Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng Ở Ngoại Thành Hà Nội
Contents
Chùa Hương
Điểm thú vị khi đến với Chùa Hương là du khách được ngồi thuyền xuôi theo dòng suối Yến thơ mộng. Trên dòng suối Yến, hoa súng nở rực rỡ, soi bóng xuống làn nước trong vắt, cúi xuống bạn sẽ nhìn thấy cả rong rêu dày đặc xen kẽ nhau, hai bên dòng suối là những dãy núi trập trùng nhấp nhô. Khi thuyền cập bến, bạn sẽ phải leo bộ một quãng khá xa để lên đến động Hương Tích, nếu mệt bạn có thể đi bằng cáp treo để lên được đến đỉnh. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, chùa Hương lại tấp nập các phật tử hành hương về cõi đất phật để dâng lên các loại hoa thơm trái ngọt, cầu mong cho một năm an lành thuận buồm xuôi gió.
Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Mía – Làng cổ Đường Lâm
Chùa Mía là một ngôi chùa nằm trong khu di tích Làng cổ Đường Lâm, nếu như phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An là “Bảo tàng của lối sống đô thị” thì làng cổ Đường Lâm được coi là “Bảo tàng của lối sống nông nghiệp” bởi nơi đây đặc biệt thu hút du khách ở vẻ đẹp mộc mạc giản dị đậm “chất quê” với bờ ao sen đầu làng, cánh đồng cỏ xanh mướt và những công trình kiến trúc nhà ở đậm chất truyền thống. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử vùng đất này còn lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa như: Di chỉ khảo cổ Bến Mả (Văn Miếu) thuộc thời đại Đá mới, các di tích thời các vị anh hùng dân tộc, đình thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh…
Chùa Mía được mệnh danh là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam, do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố. Trên các bức tượng, mỗi vị mỗi vẻ, nhưng đều toát lên vẻ uy nghiêm, thanh tịnh như Động Quán Âm Nam Hải là một bức tượng thuộc loại quý hiếm, ít thấy trong các chùa ở miền Bắc cũng như cả nước; tượng Quan Âm tống tử, thường gọi là tượng bà Thị Kính cao 0,76 m; 18 tượng La Hán được tạo đắp diện tướng khác nhau, nhiều vẻ mặt nhưng đều với trạng thái từ bi đôn hậu; ngoài ra còn có tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật. Với kiến trúc độc đáo và những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Địa chỉ: Xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.
Chùa Thầy
Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng – nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư. Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.
Địa chỉ: Thôn Đa Phúc và thôn Thụy Khuê, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Khu di tích Đền, miếu Sóc Sơn (Đền Sóc)
Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962, được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 980), gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự … tạo ra sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Tương truyền sau khi đánh thắng giặc Ân với sự giúp sức của Thánh Gióng, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Phù Đổng Thiên Vương. Đền Thượng là ngôi đền thờ Thánh Gióng đầu tiên.
Ngoài Đền Thượng khu di tích này còn có Đền Mẫu thờ mẹ của Thánh Gióng, Chùa Đại Bi; Đền Hạ (Đền Trình) thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc). Bên phải đền lùi về phía sau, trên lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể chuyện Thánh Gióng có niên đại Dương Đức thứ nhất (1672); Chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) là nơi toạ lạc của pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m; Tượng đài Thánh Gióng với chiều cao 9,9m, rộng 13,5m trọng lượng hơn 60 tấn, được đúc bằng đồng mô tả hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời từ trên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.
Địa chỉ: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Khu di tích Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ hiếm có cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Ðây chính là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay – là thủ đô thời các vua Hùng dựng nước). Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Tuy phải làm chứng cho một câu chuyện buồn về sự mất cảnh giác để nước rơi vào tay giặc, song trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm.
Theo truyền thuyết đình/đền Cổ Loa được xây dựng trên nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, bên trong đình còn tấm hoành phi “Ngự triều di quy”. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng (tức đền An Dương Vương), trong đền có tượng An Dương Vương. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận, theo dân gian nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần.
Địa chỉ: Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Khu đền thờ Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn thời Lê (thế kỷ XV). Đền thờ Nguyễn Trãi (còn có tên gọi là Đền Ông Khai Quốc), tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín từ lâu đã là địa chỉ đỏ để người dân Thủ đô đến thăm, viếng mỗi độ Xuân đến, Tết về. Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của Người anh hùng, danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ những truyền thống tốt đẹp về lịch sử hào hùng của cha ông một thời. Hiện nay, quần thể di tích Nguyễn Trãi gồm nhiều hạng mục như ngôi Mộ Tổ, tương truyền do một vị tiền bối của dòng họ thiên di từ Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương chuyển về, đặt tại nơi đắc địa, huyệt phát tích khoa bảng, khu Trại Ổi – Ao Huê tương truyền là nơi cụ Nguyễn Phi Khanh mở trường dạy học từ năm 1387 đến 1400. Khu văn chỉ, là nơi đặt bia đá ghi danh các vị khoa bảng của làng trong đó có tên và tước vị của 2 cha con Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh.
Ngôi đền thờ do vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan đã cho xây dựng để thờ phụng và tưởng niệm Nguyễn Trãi, di tích đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng Tượng đài Nguyễn Trãi, Pho tượng Nguyễn Trãi tay phải cầm bút, tay trái cầm sách… đầy trang nghiêm nhưng không kém phần gần gũi, thân quen, Nhà trưng bày thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trãi… Đặc biệt, giữa đền có tấm biển sơn son khắc chữ Hán, đề “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” do vua Lê Thánh Tông (năm Quang Thuận thứ năm – 1464) ban cho Nguyễn Trãi khi minh oan cho ông năm 1442. Hậu cung của đền có bức chân dung lớn thờ Nguyễn Trãi, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước.
Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sau khi Hai Bà Trưng tạ thế, nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên, là nơi xưng vương và lập đô sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm.
Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử văn hoá linh thiêng không chỉ của người dân Mê Linh mà còn với người dân cả nước. Đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Lễ hội là hoạt động tưởng nhớ công ơn Hai Bà, cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Địa chỉ: Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Chùa Diên Phúc
Chùa Diên Phúc là ngôi chùa có lịch sử hơn 1000 năm, đây là ngôi chùa đã ghi dấu ấn trong sử sách là nơi bà Phạm Thị – thân mẫu của vua Lý Công Uẩn – đã cư ngụ và nghe giảng đạo trong một thời gian dài, cũng là nơi các vị vua nhà Lý thường đến bái yết Thánh mẫu… Đây là một ngôi chùa cổ, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với sự phát triển của vương triều nhà Lý, một vương triều rất thịnh trị trải qua hơn 125 năm với 8 vị vua anh minh. Vương triều nhà Lý cũng là một trong những triều đại mà Phật giáo phát triển rất hưng thịnh, Phật giáo đã trở thành Quốc Giáo.
Hiện ngôi chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như chuông, tượng Quan Âm, tượng Đức Thánh Trần và hơn 2.000 bộ kinh khác nhau. Trước đây chùa Diên Phúc có qui mô kiến trúc lớn và là một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng. Trải qua bao thăng trần cùng lịch sử, với sự hủy hoại, phong hóa của khí hậu và thời gian đã làm cho kiến trúc của chùa thu hẹp lại. Hiện tại kiến trúc của chùa gồm bốn nếp nhà ngang dọc tạo thành. Các bộ phận này được quy hoạch quanh một sân gạch vuông nhỏ: Tiền đường tọa lạc ở phía trước, Thượng Điện nằm ở sân sau, nhà Thờ Mẫu và nhà Tổ nằm theo một trục thẳng phái sau Thượng Điện, Lầu Quan Âm nằm song song với Tiền Đường và trước cửa nhà Tổ.
Địa chỉ: Làng Thái Bình, Xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cụm di tích Đền – Chùa bà chúa Tấm
Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, cụm di tích đền – chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý. Sự ra đời của di tích gắn với Nguyên Phi, Hoàng thái Hậu Ỷ Lan – một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Lý. Sử cũ cho biết, nguyên phi Ỷ Lan giỏi việc trị nước (hai lần nhiếp chính), khiến nhân tâm hoà hợp, đất nước thanh bình, dân gian sùng Phật, tôn bà là Phật Bà Quan Âm. Các huyền thoại, truyền thuyết về Bà phủ trùm lên một vùng văn hoá lịch sử của xứ kinh Bắc xưa. Bà được dân gian gọi là bà Tấm – là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành. Cụm di tích chùa – đền Bà Tấm vốn được xây dựng trên một gò đất cao, rộng, nằm bên hữu ngạn dòng sông Thiên Đức nổi tiếng (phía bên Tả ngạn là chùa Báo Ân thời Trần, gắn liền với cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông). Trải qua quá trình tồn tại, mặt bằng di tích có nhiều thay đổi, còn có chùa, đền và nhà thờ mẫu cùng một số đơn nguyên kiến trúc kề cận.
Hiện nay, trong chùa bà chúa Tấm còn lưu giữ nhiều di vật quý, phản ánh lịch sử và quá trình tồn tại, các lần trùng tu, sửa chữa di tích… Đáng chú ý nhất là 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, 1 thành bậc trang trí sấu, chim phượng, cúc dây nổi tiếng được nhiều nhà nghiên cứu biết tới, cùng các di vật đất nung trang trí kiến trúc thời Lý đang được lưu giữ. Ngoài ra, còn có nhiều bia đá và nhiều di vật khác thời Lê – Nguyễn. Nhận thấy những giá trị lịch sử – văn hoá đang tiềm ẩn nơi đây, trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội, VP. Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học tại cụm di tích này.
Địa chỉ: Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chùa Bối Khê
Bối Khê là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Bắc Bộ, với niên đại 600 năm, lưu giữ nhiều nét độc đáo. Tương truyền, chùa được xây dựng từ năm 1338 dưới thời Trần. Chùa thờ Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, thờ Đức thánh Bối Nguyễn Đình An – người có công đánh giặc phương bắc, và cũng lưu giữ nhiều dấu tích tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo. Chùa được xây trên một khu đất khá rộng rãi, với phần cổng tách biệt bên ngoài, qua cây cầu gạch và một con đường rồi mới vào đến chùa. Cổng chùa cũng là loại năm cổng – ngũ quan (ngũ môn), khác với cổng tam quan thường thấy, phía trên có gác mái và có lối lên. Cây cầu bắc qua hào nước nhỏ, tương truyền là một phần của sông Đỗ Động.
Được xây dựng đầu thế kỷ 14, chùa Bối Khê trải qua tám đợt trùng tu lớn vào các đời Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Hiện nay, kiến trúc và phần nhiều các mảng chạm của chùa mang dáng dấp thời Nguyễn. Có thể nói, chùa hội tụ rất nhiều những nét kiến trúc, mỹ thuật tiêu biểu của nhiều thời kỳ, một phần do yếu tố trùng tu có giữ lại những vật liệu của thời kỳ trước để tận dụng. Bậc thềm phía trước thượng điện còn lưu giữ vết tích của gạch cả thời Mạc và thời Lê, với hoa văn và linh vật trang trí chạm nổi còn gần như nguyên vẹn. Các mảng chạm gỗ của chùa phần lớn là từ thời Nguyễn. Các mảng chạm này độc đáo ở chỗ, thay vì những mô típ quen thuộc như tùng, cúc, trúc, mai, sen, rồng, phượng, hay tiên…
Địa chỉ: Xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Chùa Tự Khoát
Chùa Tự Khoát tên chữ là Hưng Phúc Tự, tọa lạc tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Theo truyền thuyết, dưới thời Lý có hai chị em công chúa là Từ Thục và Từ Huy xuất gia tu hành ở am Đông Phù đều thuộc vùng Ngũ Hiệp. Hai bà đã chia ruộng đất cho dân nghèo và giúp họ vốn liếng để trồng lúa, trồng dâu, mở lò rèn… Khi vua cha gọi về triều để gả cho thổ hào vùng biên giới, hai bà nhất quyết không tuân lệnh. Nhà vua nổi giận cho đốt am nhằm triệt chỗ nương thân của con song hai bà lại được dân làng Tự Khoát đón về, dựng lại am trên gò Trúc Lĩnh, rồi mở mang am thành chùa, nên gọi là chùa Tự Khoát (chùa mở rộng). Hai bà hóa vào ngày 15 tháng Ba âm lịch.
Chùa Tự Khoát đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn nhỏ vào các năm 1830, 1865, 1907, 1939, 1995 và gần đây nên dáng vẻ hoàn toàn mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của cuối thời Nguyễn. Chùa Tự Khoát quay mặt về hướng Nam, nhìn ra một đầm sen hình vuông. Từ đường làng có lối đi rộng rãi vào cổng ngách mới mở ở bên hữu tam quan. Chùa Tự Khoát hiện giữ được 2 con rồng đá trước cửa, 52 pho tượng tròn, 1 quả chuông, 3 tấm bia đá, nhiều hoành phi, câu đối, kiệu rước, long ngai, bát hương…Trên các tầng của điện Phật tính từ trong ra có đặt các pho tượng Tam thế, A Di Đà tam tôn, Thích Ca đắc đạo, Di Lặc, Thích Ca sơ sinh (Cửu Long) với hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài tiền đường, sát tường hậu và ở hai bên bày các tượng Tuyết Sơn, Quan Âm tống tử, Khuyến Thiện, Trừng Ác. Hai bên gian sát tường hồi còn có tượng Giám Trai, Đức Ông và bàn thờ hậu. Nhà thiêu hương bày bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Hầu hết hiện vật đều mang các nét đặc trưng của nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn.
Địa chỉ: Thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Cụm di tích đình, chùa, bia Bà La Khê
Những ngày đầu năm mới, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội) để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm “Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà”. Cụm di tích La Khê gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà, trong đó Đền Đức Thánh Bà nổi tiếng linh thiêng với những ai muốn cầu tài, cầu lộc. Nơi đây thờ bà Trần Thị Hiền, con gái cụ đô lực sĩ, dung quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Hiện tại, đình La Khê lưu giữ khá nhiều di vật quý, trong đó có những di vật có giá trị được tạo tác công phu, tỉ mỉ như án giang, hương án, kiều, hoành phi, câu đối, long ngai bài vị. Trong đình (tòa Trung cung) có hai cỗ long ngai, bài vị của Đức Ông và Đức Bà. Ngoài ra còn có một tấm bia thờ 10 vị Tổ sư nghề dệt the. Đình đã được các triều vu từ thời Lê đến thời Nguyễn ban 28 đạo sắc phong. Nhà Nguyễn đã ban sắc 10 vị Tổ nghề the là “Dực Bảo tôn thần”.
La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà – nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp dịu dàng vừa đức thục đoan trang. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt…Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân. Đến với cụm di tích La Khê, du khách không chỉ được chiêm bái những di tích lịch sử – văn hóa của địa phương mà còn có những trải nghiệm thú vị trong cuộc hành hương về quá khứ. Sự thâm nghiêm cổ kính của đình Bia Bà và sự linh ứng của lời nguyện cầu phát tài phát lộc đã thu hút nhiều người đến đây. Năm 1998, đình Bia Bà – La Khê đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Địa chỉ: Làng La Khê xưa, nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.
Đăng bởi: Lê Ngọc Ánh
Từ khoá: Top 12 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội
Bún Ốc Hà Nội Và Hương Vị Chuẩn Ở Các Quán Ngon Nổi Tiếng Thủ Đô
Trên thực tế thì rất khó để đưa ra một chuẩn mực toàn diện để định nghĩa thế nào là bún ốc ngon vì mỗi người trong chúng ta lại có khẩu vị, thói quen ăn uống khác nhau, người thích hương vị truyền thống, người lại quen với việc thêm thật nhiều loại topping ăn cho “đã đời”. Chính vì vậy mà trong bài viết ngày hôm nay, Yeah Travel sẽ cùng bạn tìm hiểu cách người ta làm nên một tô bún ốc cơ bản và top 5 quán ngon không thể bỏ lỡ một khi đã tới thủ đô.
1. Bún ốc Hà Nội – “người họ hàng” giản đơn của bún riêu lừng lẫyChúng ta tạm chia bún ốc Hà Nội thành hai loại: bún ốc nóng và bún ốc nguội với sự khác biệt rõ rệt trong nguyên liệu cũng như cách thức chế biến. Và chúng mình xin phép dành bài viết hôm nay để nói về bún ốc nóng – hương vị có phần quen thuộc hơn với đại đa số tín đồ ẩm thực.
Hà Nội không chỉ sở hữu một mà tận hai món bún ốc đặc sắc, khiến những tín đồ ẩm thực đứng ngồi không yên (Nguồn ảnh: Instagram)
Nói về bún ốc nóng, ta tìm thấy điểm tương đồng giữa món ăn này với bún riêu “vạn người mê” của thủ đô: nước dùng đều được chế biến với nhiều nguyên liệu giống nhau, thiên về vị chua thanh, ngọt nhẹ tự nhiên, sử dụng bún gạo rối và các loại rau gia vị đi kèm cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt cũng xuất hiện ngay tại điểm tương đồng lớn nhất: nước dùng.
Nước dùng của bún riêu dùng thịt cua đồng để tạo ngọt, trong khi đó nước luộc ốc (có thể thêm là nước xương ninh) lại là “chất tạo ngọt”, tạo vị chính của bún ốc (Nguồn ảnh: Instagram)
Bạn thuộc team thích ăn ốc lớn hay ốc nhỏ? Điểm danh một chút nào! (Nguồn ảnh: Internet)
Một buổi sáng cuối tuần, chẳng có gì “xịn sò” hơn việc dậy thật sớm, rủ ngay cạ cứng thẳng tiến quán ngon quen thuộc, gọi ngay bát bún ốc lẫn nhưng nhiều ốc lớn rồi thưởng thức ngay và luôn. Ái chà chà, nước dùng chua thanh đặc trưng của giấm bỗng, đem theo hương vị của hành, các loại rau gia vị kết hợp cùng bún gạo ngon, thịt ốc tươi tạo ra một tổng thể “không chê vào đâu được”.
2. Top 5 quán bún ốc ngon nức tiếng tại thủ đô
Bún ốc Hà Nội cô Huệ
Địa chỉ: 43 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm, tp.Hà Nội
Giờ mở cửa: 6h – 14h
Bún ốc cô Huệ phố Nguyễn Siêu chắc chắn là một trong những quán ngon nhất Hà Nội, sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì cô có “thâm niên” 30 năm trong nghề lại vô cùng kỹ tính nên nguyên liệu đảm bảo tươi ngon. Quán cô Huệ có cả bún ốc nóng và nguội nhưng đa phần mọi người thích loại thứ nhất hơn vì nước dùng của cô nêm nếm vừa vặn, “đưa miệng” vô cùng.
Nhắc đến bún ốc cô Huệ là phải nói ngay tới chả ốc “thần thánh”. Một bát thường đã nhiều ốc rồi, bổ sung thêm một hai viên chả ốc thì đảm bảo “nhớ mãi không quên”
Bún ốc Hà Nội cô Hiền
Địa chỉ: 11A Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, tp. Hà Nội
Giờ mở cửa: 6h – 22h
Một tô full topping ở quán cô Hiền đủ no tới trưa luôn (Nguồn ảnh: Instagram)
Quán ngồi vỉa hè nhưng thoáng mát, sạch sẽ lắm, cô chủ cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình với khách lắm luôn. Nhìn quầy bún của cô tuy nhỏ nhưng rất đầy đủ nguyên liệu để cho ra một bán bún ốc full topping nha
Quầy bún ốc tuy nhỏ nhưng sạch sẽ và đầy đủ nguyên liệu
Bún ốc Hà Nội cô Thêm
Địa chỉ: 6 Hàng Chai, Hoàn Kiếm, tp. Hà Nội
Giờ mở cửa: 7h – 15h
Quán bún ốc cô Thêm có thể coi là lâu đời và khá có tiếng tại khu vực phố cổ, không gian có một gian nhà nhỏ, còn lại thì là ngồi phía ngoài. Với nhiều người thì phần “nhìn” của bát bún ốc cô Thêm không được hấp dẫn lắm vì màu nước dùng khá nhạt mà cũng không có thêm topping gì ngoài ốc, tuy nhiên đến khi thưởng thức rồi thì lại đổi ý vì nước dùng đậm đà, thịt ốc chắc nịch, tổng thể khá dễ ăn.
Quán vì nhỏ lại đông, chỗ ngồi chỉ có vài chiếc ghế nhựa con chứ chẳng có bàn nên thực khách khi đợi được đến lượt mình thì đều phải lót giấy cầm cho đỡ nóng rồi cứ thế xì xụp. “Vất vả” là thế nhưng các thượng để vẫn sẵn sàng chờ để được thưởng thức tô bún ốc ngon với hơn 25 năm tuổi nghề.
Quán bún cô Thêm tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách
Bún ốc Hà Nội cô Huê
Địa chỉ: 26 Đặng Dung, Ba Đình, tp. Hà Nội
Giờ mở cửa: 6h – 14h
Điểm danh các quán bún ốc ngon đất Hà Thành thì không lẽ nào thiếu tên cô Huê phố Đặng Dung. Bún ốc quán cô Huê cũng là kiểu thuần truyền thống, không thêm topping gì ngoài ốc luộc, vì vậy mà khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị nước dùng thanh thanh, dễ chịu. Bí kíp ăn bún ốc “never sai” là cứ thêm ít ớt chưng và đừng bỏ qua tía tô không sẽ thấy mùi vị sai sai ngay đó.
Cận cảnh bát bún “chỉ thấy ốc không thấy bún” tại quán cô Huê (Nguồn ảnh: Instagram)
Bún ốc cô Huê có tuổi đời lên tới 30 năm, gắn bó với khu phố cổ như một địa chỉ không thể không ghé tới của dân sành ăn.
Bún ốc cô Huê có tuổi đời lên tới 30 năm, gắn bó với khu phố cổ như một địa chỉ không thể không ghé tới của dân sành ăn.
Bún ốc sườn Hai Bà Trưng
Địa chỉ: 57 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, tp. Hà Nội
Giờ mở cửa: 14h30 – 22h
Hạ cánh ở vị trí thứ 5 trong danh sách các quán bún ốc Hà Nội của chúng ta ngày hôm nay chính là bún ốc sườn nổi danh phố Hai Bà Trưng. Ở đây ngoài topping là hai loại ốc thì bạn có thể gọi thêm sườn cho bát bún thêm đủ đầy. Sườn của quán được chặt miếng nhỏ, ninh nhừ, thưởng thức cùng nước dùng từ ốc thì hợp vô cùng, không bị ngán.
Vừa thích ốc, vừa yêu thịt thì về ngay đội bún ốc sườn 57 Hai Bà Trưng (Nguồn ảnh: Instagram)
Ở Hà Nội, ngoài bún thang, bún chả thì không thể nào quên bún ốc. Chỉ từ những nguyên liệu dân dã nhất, cách thức chế biến không cầu kỳ nhưng người Hà Nội đã thành công tạo nên một món ngon mà không ai không mê. Và với list những quán bún ốc ngon Hà Nội mà Yeah Travel đã đề cập phía trên, chúng mình tin rằng bạn đã nắm trong tay những địa chỉ “vàng” tại thủ đô rồi đấy, giờ thì lên đường thưởng thức ngay thôi.
Đăng bởi: Vũ Phương Tú
Từ khoá: Bún ốc Hà Nội và hương vị chuẩn ở các quán ngon nổi tiếng thủ đô
Khám Phá Chùa Thầy – Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Ngay Gần Hà Nội
1. Chùa Thầy ở đâu?
Chùa Thầy hay còn có tên gọi khác là chùa Cả, tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa Thầy được mệnh danh là một trong “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”. Chùa cách trung tâm nội thành khoảng 20km về phía Tây Nam. Được khởi công xây dựng và hoàn thiện dưới thời vua Lý Nhân Tông, là nơi tu hành của vị thiền sư Từ Đạo Hành, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho nhân dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Những cây hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời tô điểm cho nét đẹp cổ kính của Chùa Thầy
2. Hướng dẫn cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa ThầyChùa Thầy cách trung tâm nội thành Hà Nội khoảng trên dưới 20km, tùy vị trí điểm xuất phát mà bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến chùa Thầy.
Xe máy: Nếu sử dụng phương tiện xe máy, các bạn có thể chạy dọc Đại lộ Thăng Long. Sau khi đến cầu vượt Sài Sơn thì rẽ phải, tiếp tục đi thêm khoảng 1km nữa là tới chùa Thầy.
Ô tô: Nếu di chuyển bằng ô tô các bạn đi theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08), tới nút giao Sài Sơn thì rẽ ra khỏi cao tốc, đi về phía bên phải khoảng 3km sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn phân làn phương tiện vào nơi gửi xe.
Nếu muốn đi đến chùa Thầy bằng phương tiện công cộng, bạn có thể sử dụng xe buýt. Bạn chỉ cần đến bến xe Mỹ Đình và bắt tuyến xe buýt số 73. Mức giá xe buýt khoảng 10.000 VND/ lượt/ khách. Trung bình một ngày có 6 – 10 chuyến, thời gian giữa các chuyến từ 10 – 20 phút/chuyến.
Hiện nay, giá vé tham quan chùa Thầy là 10.000 VND/vé. Ngoài ra, phí dịch vụ trông xe máy là 10.000 VNĐ/xe và ô tô là 30.000 VNĐ/xe.
3. Sự tích chùa Thầy Quốc OaiChùa Thầy – tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội. Nếu như chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy ban đầu chỉ là một am nhỏ gọi là Hương hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì.
Chùa Thầy nhìn từ trên cao
Đến thời vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại bao gồm hai cụm chùa: chùa Cao (trên núi) và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc đã cho trùng tu xây dựng thêm điện Phật, điện Thánh, nhà hậu, nhà bia và gác chuông.
Theo phong thủy, chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình con rồng, phía trước, bên trái chùa là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Mặt chùa hướng về phía Nam, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ nước rộng có tên là Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân chùa giống như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Hai cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều giống như hai chiếc râu rồng.
4. Lễ hội chùa Thầy diễn ra khi nào?Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng 3 ( Âm lịch) hàng năm, trong đó chính hội là ngày 7 tháng 3.
Lễ hội chùa Thầy cũng giống như nhiều ngôi chùa lớn khác bao gồm có hai phần: Phần lễ và phần hội. Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị; Lễ tế và lễ rước. Các diễn xướng, trò chơi dân gian gồm: đấu vật, múa rối nước và hội leo núi chơi xuân.
Sáng ngày mùng 5, nhà chùa cùng dân làng chuẩn bị nước thơm, khăn mới để làm lễ Mộc dục. Nếu như lễ Mộc dục ở các nơi khác chỉ được thực hiện trong cung cấm do chủ tế đảm nhiệm thì ở chùa Thầy, nghi lễ diễn ra trong sự chứng kiến của dân làng và du khách.
Tham gia lễ mộc dục cùng với nhà sư trụ trì là 12 vị bô lão được tuyển chọn trong dân làng. Khi tham gia nghi lễ, các cụ phải mặc trang phục chỉnh tề: áo the, khăn xếp, quàng khăn bịt khẩu. Nghi lễ Mộc dục bắt đầu bằng bài đọc kinh của nhà sư trụ trì, khi bài kinh kết thúc, cụ chủ tế cùng các vị bô lão làm lễ xin phép. Sau đó, cửa khám thờ nơi đặt tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh được mở ra để nhà sư vào hai vị bô lão vào trong làm nghi lễ tắm tượng thánh, sau đó khám được đóng lại.
Trong khi đó, bên ngoài khám thờ, trong khuôn viên tòa điện thánh, lần lượt các tượng Từ Đạo Hạnh ở 2 kiếp: Vua và Phật cùng 2 tượng phỗng cũng được tiến hành lau rửa cẩn thận bằng nước thơm và được thay những chiếc áo mới. Mọi hoạt động diễn ra từ tốn, tỉ mỉ, cẩn thận và trang trọng trong sự kính cẩn trang nghiêm của tăng ni và phật tử.
Sau lễ Mộc dục là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo Hạnh từ tòa điện Thánh xuống tòa chùa Trung để đức Thánh “chứng kiến tận mắt” các nghi lễ rước, cúng và các trò diễn trong sân chùa. Lễ rước được diễn ra nhanh chóng và trang trọng.
Sau khi chủ tế xin phép chiếc ngai thờ bên trong có bài vị của đức thánh Từ được khiêng lên cẩn thận. Dọc hai bên lối đi từ điện Thánh xuống chùa Trung là 2 hàng vãi già đeo tràng hạt, cầm phướn, lần lượt xếp hàng đổ xuống theo ngai. Tiếp theo là cờ ngũ phương, trong tiếng trong trống rộn rã thúc dục. Tổng cờ đi đầu như người chỉ huy để đám rước trật tự, ăn nhịp rước ngai thờ, bài vị yên ổn xuống toàn chùa Trung.
Tiếp đến là lễ cúng yên vị do các sư tiến hành. Nghi lễ là một diễn xướng mang tính chất tôn giáo, phối hợp với các nhạc cụ trong không gian trang trọng linh thiêng.
Lễ hội chùa Thầy
Lúc này, dưới tòa chùa Hạ, đội nhạc tế gồm trống, chiêng, gõ trong trang phục chỉnh tề. Du khách thập phương và dân làng ngồi theo thứ tự trước ban thờ chờ xem cúng Phật. Khi nhà sư trong bộ áo cà sa, mũ tì lư trang trọng xuống chùa Hạ, tất cả mọi người đứng dậy làm lễ tạ của nhà của nhà sư và các vãi, tiếng trống, chiêng, tiếng mõ… nổi lên rộn rã cùng bài múa cúng Phật vô cùng lôi cuốn, đưa người xem vào thế giới vừa tâm linh vừa trần thế.
Tương truyền ngày 7 tháng 3 (Âm lịch) là ngày hoá của Thiền sư Từ Đạo Hạnh nên được người dân lấy làm ngày lễ chính. Vào ngày này sẽ có mặt đầy đủ 4 thôn Đa Phúc, Thuỵ Khuê, Sài Khê và Khánh Tân với 4 cỗ kiệu đặt bài vị thành hoàng làng cùng lễ vật của 4 làng đến yết kiến Đức thánh Từ.
Sau hai giờ đi ra tới Quán Thánh, các thôn rước lễ vào quán để nhà sư và ông thống trông coi quán làm lễ Thánh. Trong khi đó, áo vàng của Thánh sẽ được thay bằng áo cà sa nhà phật. Hình thức này được gọi là “đi Thần về Phật”, diễn tả lại quá trình tu luyện của Đức Thánh Từ ban đầu là luyện pháp tu tiên, đắc đạo rồi mới tu phật.
Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, khi đám rước quay về theo quy định chặt chẽ, cụ thể: Đi đầu đầu tiên là bài vị và ngựa “Xích Thố” của thôn “anh cả” Thụy Khuê; sau là bài vị và ngựa “Bạch Vân” của “anh hai” Đa Phúc, rồi đến bài vị của Từ Đạo Hạnh được đại diện bốn thôn tham gia để rước đi rước về. Khi rước về thì bài vị và ngựa “Bạch Vân” lại đi trước ngựa “Xích Thố”.
Đám rước đi đến địa phần làng nào thì làng đó phải làm lễ nghênh đón kiệu thánh với ý nghĩa chúc mừng và cầu mong Thánh che chở, ban phước cho dân làng.
Trong các ngày lễ hội chùa Thầy, ngoài các nghi thức diễn ra trong chùa thì tại tòa thủy đình và bãi cỏ rộng trước chùa còn diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đá cầu nhưng đặc biệt là múa rối nước cùng thú chơi cuốn hút nam thanh nữ tú là leo núi, ngắm cảnh và vào hang Cắc Cớ.
Tiếng trống kèn rộn rã hòa cùng không khí xuân tưng bừng tạo nên một bầu không gian tươi vui và cuốn hút của lễ hội chùa Thầy.
5. Khám phá các kiến trúc chùa ThầyVề kiến trúc chùa Thầy là ngôi chùa được xây dựng theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”, đánh dấu sự kết hợp cả vương quyền, thần quyền (cả Phật giáo và Đạo giáo) và các tín ngưỡng dân gian. Các hạng mục của chùa bao gồm:
Thủy đình
Được xây dựng vào thời Hậu Lê (1533 – 1788). Thủy đình nằm giữa hồ Long Trì gồm 1 gian, 2 dĩ theo kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng và 8 mái với góc đao cong. Thủy đình chia thành 2 cấp, hai bên cao trên mặt nước, ở giữa ngập nước. Nơi đây được sử dụng để biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước.
Thủy đình
Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên
Cây cầu được xây dựng theo kiểu “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nguyệt Tiên nằm ở bên phải chùa Thầy, nối với bờ hồ lên núi. Còn cầu Nhật Tiên ở bên trái, dẫn ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Tương truyền rằng, hai cây cầu này được xây dựng bởi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vào những năm đầu của thế kỷ XVII.
Cầu Nguyệt Tiên dẫn lên núi
Đền Tam Phủ
Đền Tam Phủ được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn, nằm trên một gò đất cao nổi giữa hồ Long Trì. Đền rộng 5m, dài 7m bao gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ và được xây dựng bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài. Kết cấu của đền Tam phủ theo kiểu “chồng rường bẩy hiên”.
Đền Tam phủ
Chùa Hạ
Hay còn gọi là tiền đường với chiều dài 20m, cao 5.2m, rộng 5m gồm 3 gian 2 chái. Chùa Hạ được xây trên nền với độ cao khoảng 1m so với sân chùa. Phần mái được lợp ngói mũi hài, 4 đầu bao cong vươn lên. Trên bộ mái được trang trí lân, makara, rồng.
Chùa Hạ
Nhà cầu
Nhà cầu hay ống muống của chùa thầy có vai trò nối tiền đường với thượng điện. Thiết kế của nhà cầu gồm 1 gian, 2 mái chạy dọc, rộng 4.5m, dài 4.1m với kết cấu 2 bộ vì 4 hàng kẻ góc đỡ đẩu máu và 4 hàng chân cột. Bộ vì kèo được thiết kế theo kiểu “kẻ truyền giá chiêng” với các trụ ngắn. Trên vách ngăn gỗ và 2 hàng lan can được trang trí chấn song con tiện với nhiều họa tiết trang trí vô cùng độc đáo.
Nhà cầu
Chùa Trung
Chùa Trung hay còn gọi là thượng điện gồm 3 gian 2 chái, rộng 9.5m, dài 20m, cao 5.5m. Nơi đây có khám thờ bên trong. Kết cấu bộ vì theo kiểu “chồng rường – giá chiêng”. Nhờ hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên bồi và phía sau giúp thượng điện có kết cấu rất thông thoáng.
Chùa Trung
Chùa Thượng
Chùa Thượng hay điện Thánh với 1 gian 2 chái lớn với chiều rộng 11.7m, dài 14.7m và cao 6m. Bộ khung của điện gồm 16 cột quần và 4 cột cái. Vì nóc theo kiểu “chồng rường con nhị – giá chiêng”. Phía bên trong điện Thánh có rất ít họa tiết trang trí. Nhưng bên ngoài ở 3 mặt ván gỗ bưng lại được chạm trổ tinh tế, cầu kỳ với các đề tài phượng, lân, rồng,… Phía sau điện là hệ thống bậc đá với đôi sấu đá đầu nghê mang đậm phong cách kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
Điện Thánh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần
6. Hang Cắc Cơ – Sơn Đoòng thu nhỏ ngay gần Hà Nội“Hỡi ai chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ chiều về có ngay
Ai mà chưa có con trai
Vào hang Cắc Cớ ngày mai có liền…”
Hang Cắc Cớ chùa Thầy là hang động tự nhiên được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ gần Thủ đô. Hang Cắc Cớ vô cùng huyền bí và linh thiêng, nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh quan độc đáo mà còn ẩn chứa các giá trị tâm linh.
Hành trình đi vào hang Cắc Cớ du khách phải men theo con đường nhỏ đầy đá nhọn, càng lên đỉnh càng khó đi hơn. Người dân truyền tai nhau rằng, đường lên hang Cắc Cớ hiểm trở như vậy là để thử thách những cặp đôi, hay khách đến đây cầu nguyện những điều tốt lành chủ yếu là cho đường tình duyên của mình.
Tương truyền rằng hang có 9 tầng, tương ứng với 9 tầng địa ngục. Khu vực này như một ma trận với rất nhiều ngóc ngách, sâu thẳm, tối om, phải dùng đèn pin và đi dò dẫm từng bước mới có thể xuống được.
Đi sâu vào bên trong hang động này dường như vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên kiến tạo nên. Ở gần cửa hang có một “bức tượng” đá khá đặc biệt hình một cậu bé. Nó không được đục đẽo hay tạo hình bởi bàn tay con người mà bởi thiên nhiên tạo ra.
Hang Cắc Cớ
Những nhũ đá trong hang có hình thù thiên tạo gắn với nhiều sự tích huyền bí như có bàn tay con người tạo tác, Đi sâu hơn đến cổng trời, nơi thông thiên giữa trời và đất, sương mù từ dưới bay lên gặp ánh sáng trở nên vô cùng huyền ảo.
Điểm đáng chú ý nhất của hang Cắc Cớ cũng là điểm cuối cùng du khách được phép tới là Bể xương nằm ở cuối tầng 2 của “hang Địa ngục”. Qua tấm kính mỏng, du khách có thể thấy rất rõ ràng hàng ngàn mẩu xương.
Hang Cắc Cớ không chỉ thu hút những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm đến đây khám phá mà còn cả những vị khách nước ngoài cũng không khỏi tò mò.
7. Văn khấn khi đi lễ chùa ThầyChùa Thầy cầu gì? Chùa Thầy là ngôi chùa nổi tiếng khi du khách thập phương ghé nơi đây cầu bình an, sức khỏe. Ngoài ra chùa cũng rất linh thiêng với những ai tình duyên trắc trở muốn có mối duyên lành thì thường sắm lễ vật đến đây cầu xin, ước nguyện.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm
Tín chủ con là …………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
8. Những lưu ý khi khám phá chùa Thầy
Lựa chọn trang phục kín đáo, trang nhã khi đến lễ chùa. Nếu mặc váy thì nên chọn váy dài qua đầu gối.
Chú ý đến lời ăn tiếng nói, đi nhẹ nói khẽ, tránh nô đùa cãi nhau to tiếng làm mất đi sự thanh tịnh của ngôi chùa.
Nếu mua lễ tại các hàng quán xung quanh chùa bạn nên hỏi trước giá và thương lượng để tránh bị “chặt chém” giá cao.
Không ngắt hoa bẻ cành trong khuôn viên chùa, không được tự ý chạm vào tượng thờ khi không được cho phép.
Chú ý không xả rác bừa bãi làm mất cảnh quan chùa.
Nếu muốn khám phá hang Cắc Cớ bạn nên thuê đèn pin với giá khoảng 5.000 VNĐ/lần.
Nếu bạn đang muốn tìm về chốn thanh tịnh, xua tan mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống thì còn chần chờ gì nữa hãy đến với chùa Thầy ngay thôi!
Đăng bởi: Trịnh Vân
Từ khoá: Khám phá chùa Thầy – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ngay gần Hà Nội
Khám Phá Nước Đức Đừng Bỏ Qua Các Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Munich
Đức được xem là trái tim của châu Âu nơi sở hữu nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn. Nếu đã có cơ hội đến thăm đất nước này đừng bỏ lỡ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich – Đức.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich – ĐứcMunich, thủ phủ của vùng Bavarian, và là thành phố lớn thứ ba của nước Đức. Tọa lạc bên cạnh dòng sông Isar trên rìa của dãy núi Alps hùng vĩ, Munich sở hữu phong cảnh hữu tình kết hợp với hàng loạt các công trình kiến trúc độc đáo. Do vậy, Munich đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Đồng thời cũng là sự lựa chọn cho những tín đồ yêu thích khung cảnh du lịch châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng.
Thành phố Regensburg thơ mộng hấp dẫn du kháchMột trong các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich phải nhắc tới Regensburg. Thành phố Regensburg sở hữu một vẻ đẹp tương phản. Một bên của Regensburg mênh mông biển nước với dòng sông Danube uốn quanh. Còn bên kia của Regensburg là các tòa nhà cổ lâu đời, tráng lệ bậc nhất được xây dựng từ những năm của thế kỷ 13 và 14.
Thành phố Regensburg mang vẻ đẹp đầy thơ mộng
Cảnh quan nơi đây được ví như “chiếc khăn lụa xanh trên đôi vai kiều diễm của nàng thiếu nữ châu Âu”. Chính vì vậy, hàng năm Regensburg thu hút nhiều du khách tới tham quan và khám phá.
Vẻ đẹp cổ kính ở lâu đài HohenschwangauLâu đài Hohenschwangau tọa lạc ở làng Hohenschwangau gần thị trấn Fussen, cách thành phố Munich 2 tiếng lái xe. Lần đầu đặt chân tới đây, du khách phải choáng ngợp với vẻ đẹp cổ kính, huyền ảo. Khung cảnh cộng với lối kiến trúc công trình nhìn chẳng khác gì trong những câu chuyện cổ tích.
Lâu đài Hohenschwangau thiên đường cổ tích ở Munich
Lâu đài được xây dựng từ đống đổ nát được phát hiện bởi ông, Maximillian II, cha của Ludwig II. Trải qua thời gian xây dựng và trùng tu, nay lâu đài đã trở thành một địa điểm để nghỉ ngơi. Đồng thời cũng là một nơi để du khách thư giãn vào mùa hè.
Cung điện hoàng gia HerrenchiemseeCung điện hoàng gia Herrenchiemsee địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich
Ghé thăm Tổ Đại BàngTổ đại bàng được Martin Bormann xây dựng. Đồng thời cũng là nơi rút quân của trùm phát xít Hitler. Trong quá khứ, nhờ có Tổ Đại Vàng mà Hitler đã thoát khỏi các vụ ném bom của quân đồng minh vào cuối thế chiến II. Có rất nhiều du khách dành thời gian khi đến thăm Munich đều ghé qua Tổ Đại Bàng, một điểm đến lịch sử thời thế chiến thứ hai.
Ghé thăm Tổ Đại Bàng địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich
Trước đây, một tổ chức từ thiện tạm thời quản lý Tổ Đại Bàng, sau đó thì lại được chuyển đổi thành một nhà hàng. Chuyến tham quan Munich, du khách đừng bỏ lỡ địa điểm lịch sử một thời vàng son ở Tổ Đại Bàng.
Rothenburg ob der Tauber – địa điểm du lịch nổi tiếng ở MunichTrong chuyến hành trình tới Munich du khách đừng bỏ qua đó là Rothenburg ob der Tauber. Thành phố Rothenburg ob der Tauber nằm giữa Frankfurt và Munich. Sau nhiều năm, Frankfurt và Munich vẫn còn giữ được nét cổ kính và đặc biệt riêng. Nếu có điều kiện đến đây vào cuối tháng 12, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều gian hàng hay khu chợ giáng sinh nổi bật giữa tiết trời lạnh giá.
Khám phá Rothenburg ob der Tauber – địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich
Thăm Trại tập trung DachauNhững năm 1930 tới khi kết thúc Thế Chiến II, Trại tập trung Dachau đã xảy ra sự khủng hoảng và tàn bạo, tập hợp hàng ngàn tù nhân. Họ bị tra tấn, giết hại dã man, thi thể xếp chồng lên nhau hoặc chôn cất tập thể.
Cảm xúc khó phai từ chuyến đi thăm Trại tập trung Dachau
Trại tập trung Dachau cách thành phố Munich khoảng 16km. Bạn có thể đến đây bằng nhiều phương tiện như tàu hỏa, xe buýt. Trại tập trung Dachau mở cửa miễn phí đón du khách tới tham quan và tìm hiểu.
Ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich, bạn còn được chiêm ngưỡng nhiều cảnh quan khác. Trong số đó phải kể tới: Bảo tàng Deutsches, Vườn Tiếng Anh, nhà thờ St Peter…
Một số lưu ý khi đi du lịch Munich – Đức+ Thời gian thích hợp để du lịch Munich đó chính là mùa hè, tháng 6 tới tháng 8. Nhiệt độ dao động ở mức 23-27 độ C. Đồng thời các lễ hội cũng được tổ chức nhiều vào thời điểm này.
+ Munich có hệ thống giao thông công cộng phát triển. Bạn có thể khám phá thành phố bằng các phương tiện khác nhau như xe đạp, tàu lửa, xe buýt…
+ Giá khách sạn bình dân khoảng 60 EUR/đêm/ phòng đôi 2 giường. Phòng ngủ bao gồm đầy đủ wifi, nhiều trường hợp có bữa ăn sáng miễn phí.
+ Chi phí ăn uống trung bình dưới 18 EUR cho một bữa ăn không quá cao cấp.
+ Đến với Munich du khách đừng bỏ qua các món ăn ngon, đậm sắc bản địa. Đó là: giò heo bắp cải muối chua, xúc xích trắng Weisswurst, thịt viên Frikadelle, bia Đức…
Thưởng thức ẩm thực trong chuyến đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich
Năm 2012, Munich được tạp chí Monocle xếp vị trí thứ 5 trong số 25 thành phố có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới. Và thật vinh hạnh được Mercer của Mỹ bình chọn là thành phố đứng thứ 4 đáng sống trên thế giới.
Lần đầu đặt chân tới Munich, du khách sẽ cảm nhận một thành phố thân thiện, an toàn, kiến trúc đa dạng, phong phú… Đi một lần để rồi khao khát được đặt chân đến đây thêm nhiều lần khác.
Nguyên Bình – Du Lịch Việt Nam
Đăng bởi: Hiếu Bánh Đa
Từ khoá: Khám phá nước Đức đừng bỏ qua các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Munich
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Văn Hóa Lịch Sử Thủ Đô Ngàn Năm Văn Hiến Tại Các Địa Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Ở Hà Nội trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!