Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm # Top 10 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe chúng ta? Tại sao trong các loại hải sản, tôm vẫn luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người?

Giá trị dinh dưỡng trong tôm

1. Cung cấp protein dồi dào

Thật khó có thể tìm được thực phẩm nào chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tôm. Trước hết phải kể đến nguồn protetin gần như tinh khiết có trong tôm. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt.

2. Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 (Cobalamin) là loại vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người. Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, cơ bắp trở nên yếu ớt. Trường hợp nặng hơn là bị tổn hại thần kinh, dễ mắc các bệnh thiếu máu và mất trí.

Tôm được xem là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất khi cơ thể cần bổ sung vitamin B12. Theo phân tích, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12. Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất.

3. Bổ sung chất sắt

Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó, hấp thu dinh dưỡng trong tôm là cách tốt nhất. Vì tôm là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt nhất.

4. Chứa dồi dào lượng selen – ngừa ung thư

Cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên ăn tôm để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi dưỡng chất selen có trong tôm được xem như một “anh hùng” chuyên loại bỏ và thải trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

5. Cung cấp canxi

Không có gì quá ngạc nhiên khi người ta thường chọn tôm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Vì cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi. Khoa học đã chứng minh canxi là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh.

Có nhiều người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Do đó nếu cố gắng ăn cả vỏ tôm, cơ thể cũng chỉ bài tiết ra ngoài. Chúng không hề giàu canxi như một số người đã nhầm tưởng.

6. Chứa nhiều omega – 3

Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm. Ngoài ra các axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.

Câu chuyện: Ăn nhiều tôm có làm tăng cholesterol trong máu?

Từng có thời gian người ta ngại ăn tôm vì sợ tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bởi trong một khẩu phần tôm trung bình chứa 189 mg cholesterol. Hàm lượng này chiếm 60% khuyến nghị về dung nạp cholesterol mỗi ngày. Như vậy thực hư thế nào?

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho rằng ăn tôm không làm tăng LDL. Bởi trong tôm không có chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa. Ngược lại, ăn tôm giúp làm tăng hàm lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu ở mức an toàn.

Các nhà khoa học còn khẳng định tôm không làm tăng LDL mà chính phương pháp chế biến mới làm tăng LDL. Chúng ta thấy hầu hết những món ngon từ tôm đều là món chiên, sốt bơ, kem, nhiều muối…Nếu ăn quá nhiều chúng sẽ không hề tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, đối với món tôm cách chế biến tốt nhất nên hấp, luộc, nướng hoặc nấu súp.

Những lưu ý khi ăn tôm

– Không chỉ riêng tôm, kể cả các loại hải sản khác không nên ăn tái vì rất dễ “rước” giun sán và ký sinh trùng vào người, thậm chí gây ngộ độc.

– Đừng cho trẻ con ăn cả vỏ tôm, nếu không trẻ rất dễ bị hóc.

– Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm nhiều có thể gây khó tiêu hóa, hình thành sẹo lồi.

– Nếu là người bị dị ứng tôm, tuyệt đối không nên ăn hoặc ăn với số lượng ít.

– Khi bị ho không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm, chỉ khiến bệnh tình càng lâu khỏi.

– Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C. Vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.

Mặc dù tôm là món ăn hải sản vừa ngon vừa bổ dưỡng. Thế nhưng chúng ta cần ăn với lượng vừa phải và đúng cách để nguồn dinh dưỡng trong tôm có thể phát huy hết giá trị và công dụng của nó.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Đậu Phụ

Đậu phụ thường hay xuất hiện trong bữa ăn chay của người Việt, nhưng không ai ngờ được rằng trong đậu phụ có nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhưng cụ thể giá trị dinh dưỡng trong đậu phụ là gì?

Đậu phụ là một món ăn ngon, được làm từ nhiều loại đậu khác nhau như đậu xanh, đậu phộng, đậu tương… nhưng đa phần người ta thường hay làm đậu phụ bằng đậu tương.

Nó là một món ăn ngon, rất dễ ăn cho nên được nhiều người thích. Nhưng tiềm ẩn trong đó là những giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao:

Phòng ngừa những bệnh tim mạch

Nguyên nhân dẫn đến những bệnh về tim mạch là do hàm lượng cholesterol tăng cao. Muốn điều chỉnh lượng cholesterol chúng ta nên ăn một ít đậu phụ hoặc những sản phẩm được làm từ đậu phụ để cân bằng lượng cholesterol trong máu.

Phòng ngừa ung thư

Đậu phụ có tác dụng phòng ngừa một số bệnh ung thư như: ung thư đường tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú,…

Tác dụng giảm béo

Theo nghiên cứu thì đậu phụ sau khi làm đông sẽ sản sinh ra một loại axit và loại axit này có tác dụng phá tan mỡ tích tụ.

Đậu phụ có tác dụng củng cố hệ xương của bạn

Hàm lượng canxi có trong đậu phụ có tác dụng cung cấp nguồn canxi dồi dào cho cơ thể. Canxi có tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương.

Nhưng khi ăn đậu phụ kết hợp với những phụ phẩm khác có thể là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bạn:

Đậu phụ kho thịt tăng hàm lượng protein

Khi bổ sung hàm lương protein có trong thịt kết hợp với đậu phụ sẽ tạo ra một món có hàm lượng protein cao và chất lượng.  Ngoài thịt ra thì có thể kết hợp đậu phụ với trứng….

Đậu phụ kết hợp với rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật

Chất dinh dưỡng có trong đậu phụ không thiếu nhưng đậu phụ lại thiếu hàm lượng chất xơ, cho nên khi đậu phụ kết hợp với chất xơ sẽ tạo ra một món ăn tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh.

Những người lớn tuổi mà lại mắc bệnh thận, thiếu máu hoặc bị gout… thì không nên ăn nhiều đậu phụ.

Đậu phụ kết hợp với lòng đỏ trứng gà giúp tăng sự hấp thụ canxi

Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D khi kết hợp với hàm lượng canxi có trong đậu phụ sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn.

Tuy nhiên nếu như ăn quá nhiều đậu phụ sẽ dẫn đến tình trạng bị suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng mạnh đến tiêu hóa, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch.

Như vậy là chúng ta đã có những kiến thức về dinh dưỡng trong đậu phụ. Từ nay có thể sử dụng đậu phụ thông minh nhất để đem lại sức khỏe toàn diện cho cơ thể.

Theo dinhduong.online tổng hợp

Giá Trị Dinh Dưỡng Đậu Tương Mang Lại Cho Con Người

Các nhà khoa học đã chứng minh đậu tương là một kho dinh dưỡng tuyệt vời cho con người. Nguồn dinh dưỡng đậu tương giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là phòng chống ung thư hiệu quả.

Giúp phòng bệnh tim mạch

Không phải ngẫu nhiên mà đậu tương lại trở thành nguyên liệu chính trong thực phẩm chay. Hàm lượng protein trong đậu tương giúp làm giảm các cholesterol xấu. Nhờ vậy mà thực phẩm này có khả năng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch. Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng đậu tương không chứa cholesterol. Omega-3 axit alpha-linolenic có trong thực phẩm này là một chất béo lành mạnh vô cùng có lợi cho sức khỏe.

Phòng ngừa ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đậu tương có 5 loại chất chống ung thư mà ở sữa không có. Đơn cử như genistein, isoflavone làm nhiệm vụ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Các chị em phụ nữ nên dùng đậu tương thường xuyên để phòng ngừa ung thư vú. Mỗi ngày, cứ 10mg đậu tương được tiêu thụ giúp giảm tái phát ung thư vú 25%. Ngoài ra, công dụng phòng ngừa ung thư từ dinh dưỡng đậu tương cũng phát huy ở nam giới, nhất là phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Giảm nguy cơ loãng xương

Các chuyên gia đã tìm ra chất isoflavone có trong đậu tương có mối liên kết với khả năng giảm nguy cơ loãng xương. Phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh cần dùng nhiều sản phẩm chế biến từ đậu tương ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Tăng cường trí nhớ

Lecithin, sterol là những chất quan trọng trong quá trình hoạt động của não bộ. Người ta đã chứng minh những thành phần này đều có trong đậu tương. Do đó, ăn nhiều đậu tương giúp tăng cường chức năng thần kinh, cải thiện trí nhớ.

Hỗ trợ khả năng sinh sản

Trong thành phần dinh dưỡng đậu tương có hàm lượng axit folic dồi dào. Nhờ đó mà các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên đưa loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày. Vì axit folic có thể chống lại các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Tiêu thụ một cốc đậu tương mỗi ngày cung cấp 121% nhu cầu folate hàng ngày. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu tiêu thụ chất sắt từ thực vật giúp tăng cường khả năng sinh sản.

Giảm stress, giảm nguy cơ trầm cảm

Theo nghiên cứu homocysteine là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm. Homocysteine dư thừa còn gây trở ngại cho việc sản xuất các hormone cảm giác tốt. Ví dụ như serotonin, dopamin và norepinephrin. Những hormone tác động đến tâm trạng, giấc ngủ. Các folate trong đậu tương có thể giúp ngăn ngừa sự dư thừa homocysteine hình thành trong cơ thể.

Giảm huyết áp

Đậu tương là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dồi dào hàm lượng kali. Cụ thể cứ 100 g đậu tương chứa 1503 mg kali. Nhờ vậy mà đậu tương thường được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của những bệnh nhân cao huyết áp.

Thịt Heo: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Sức Khỏe

Thịt heo là thịt của loài heo nhà (Sus domesticus).

Đây là loại thịt đỏ được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Á, nhưng một số tôn giáo vẫn cấm tiêu thụ, chẳng hạn như Hồi giáo và Do Thái giáo.

Vì lý do này, thịt heo là loại thịt bất hợp pháp ở nhiều quốc gia Hồi giáo.

Nó thường là loại thực phẩm không qua chế biến, tuy nhiên loại thịt heo ướp muối (bảo quản) vẫn rất phổ biến. Bao gồm thịt heo xông khói, giăm bông, thịt heo muối xông khói và xúc xích.

Chứa nhiều chất đạm, giàu vitamin và khoáng chất, thịt heo nạc là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Đây là thịt heo đã nấu chín (thịt heo nướng):

Giá trị dinh dưỡng

Thịt heo là loại thực phẩm có lượng protein cao và chứa lượng chất béo đa dạng.

Loại

Thịt heo xay nấu chín

Khẩu phần

100 gram

Thông tin chung

Hàm lượng

297

53 %

25.7 g

0 g

0 g

0 g

20.8 g

7.72 g

9.25 g

1.87 g

0.07 g

1.64 g

~

Vitamin

%DV

0%

1%

10%

1%

~

59%

17%

26%

10%

30%

23%

2%

16%

Khoáng chất

%DV

2%

16%

6%

32%

8%

5%

29%

5%

0%

64%

Thêm chi tiết

Protein trong thịt heo

Như những loại thịt khác, thịt heo chủ yếu được tạo thành từ protein.

Hàm lượng protein trong thịt heo nạc nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi.

Tính theo trọng lượng khô, hàm lượng protein trong thịt heo nạc có thể lên tới 89%, khiến nó trở thành một trong những nguồn thực phẩm giàu protein nhất (1).

Thịt heo cũng chứa tất cả các loại axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể. Trên thực tế, thịt là một trong những nguồn protein hoàn thiện nhất.

Vì lý do này, việc ăn thịt heo hoặc các loại thịt khác sẽ đặc biệt hữu ích cho những người tập thể hình, vận động viên phục hồi thể lực, bệnh nhân sau phẫu thuật, những người muốn có thân hình vạm vỡ hoặc tái tạo cơ bắp.

Kết luận: Protein chất lượng cao là thành phần dinh dưỡng chính trong thịt heo, khiến nó có ích cho sự phát triển và duy trì cơ bắp.

Mỡ heo

Thịt heo chứa các hàm lượng chất béo khác nhau.

Tỷ lệ chất béo trong thịt heo thường dao động từ 10-16% (2), nhưng nó cũng có thể cao hơn nhiều, tùy thuộc vào mức độ cắt thịt và các yếu tố khác nhau.

Chất béo được lọc hay còn gọi là mỡ heo đôi khi còn được dùng để nấu ăn. Giống như các loại thịt khác, thịt heo chủ yếu gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, với lượng tương đương nhau.

Các thành phần axit béo trong thịt heo hơi khác so với thịt của động vật nhai lại, như thịt bò và thịt cừu.

Nó có hàm lượng axit linoleic liên hợp (CLA) thấp, nhưng khá giàu chất béo không bão hòa (3).

Kết luận: Hàm lượng chất béo trong thịt heo khác nhau tùy theo loại. Nó chủ yếu được tạo thành từ các chất béo bão hòa và không bão hòa đơn.

Vitamin và khoáng chất

Thịt heo cung cấp các loại vitamin và khoáng chất phong phú.

Thiamin: Không giống các loại thịt đỏ như thịt bò và thịt cừu, thịt heo đặc biệt giàu thiamin. Thiamin là một trong những vitamin B đóng vai trò thiết yếu trong các chức năng của cơ thể (4).

Selen: Thịt heo là loại thực phẩm giàu selen. Nguồn cung cấp loại khoáng chất cần thiết này tốt nhất là từ những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa (5).

Kẽm: Một khoáng chất quan trọng và dồi dào trong thịt heo. Nó là khoáng chất cần thiết giúp bộ não và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin B12: Chỉ tìm thấy trong thực phẩm nguồn gốc từ động vật, vitamin B12 là rất quan trọng cho sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và tổn hại đến tế bào thần kinh.

Niacin: Là một trong những loại vitamin B hay còn được gọi là vitamin B3. Nó phục vụ cho rất nhiều chức năng trong cơ thể, rất quan trọng cho việc tăng trưởng và chuyển hóa.

Phốt-pho: Là loại khoáng chất dồi dào và phổ biến trong hầu hết các loại thực phẩm, phốt-pho là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của con người. Nó là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể.

Sắt: Thịt heo chứa ít chất sắt hơn thịt cừu và thịt bò. Tuy nhiên, việc hấp thu sắt động vật (sắt heme) từ đường tiêu hóa thì lại rất hiệu quả và thịt heo có thể được xem là nguồn thực phẩm sắt khá nổi bật.

Thịt heo còn chứa một lượng vừa đủ các vitamin và khoáng chất khác.

Các sản phẩm từ thịt heo chế biến như giăm bông hay thịt xông khói có thể chứa một lượng muối rất cao (natri).

Kết luận: Thịt heo là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamin, kẽm, vitamin B12, vitamin B6, niacin, phốt-pho và sắt.

Các hợp chất khác từ thịt

Các loại thực phẩm từ động vật còn chứa một số hoạt chất sinh học, khác với các vitamin và khoáng chất, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Creatine: Có nhiều trong thịt, chức năng của creatine là nguồn năng lượng cho cơ bắp. Nó là một loại thực phẩm bổ sung phổ biến cho những người tập thể hình. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó giúp cải thiện sự tăng trưởng và duy trì cơ bắp (6, 7).

Taurine: Được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một axit amin chống oxy hóa được hình thành bởi các cơ quan trong cơ thể. Chế độ ăn hấp thụ taurine rất quan trọng cho chức năng tim và cơ bắp (8, 9, 10).

Glutathione: Là một chất chống oxy hóa, phần lớn có trong thịt nhưng cũng có thể tự tạo ra trong cơ thể con người. Dù glutathione là chất chống oxy hóa thiết yếu trong cơ thể, tuy nhiên vai trò của nó như một phân tử dinh dưỡng từ động vật lại không rõ ràng (11, 12).

Cholesterol: Một loại sterol được tìm thấy trong thịt và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác, chẳng hạn như sữa và trứng. Cholesterol thực phẩmkhông tác động đến mức cholesterol trong cơ thể, ít nhất là đối với phần lớn dân số (13).

Kết luận: Thịt heo chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học như creatine, taurine và glutathione.

Lợi ích sức khỏe từ thịt heo

Thịt heo cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh khác nhau, cũng như nguồn protein chất lượng cao. Thịt heo nấu chín là một phần tuyệt vời trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Duy trì khối cơ

Cùng với nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, thịt heo là một trong những loại thực phẩm chứa protein chất lượng cao tốt nhất.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, teo cơ có thể dẫn đến một tình trạng gọi là sarcopenia, biểu hiện khi khối cơ bị suy giảm nghiêm trọng cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Sarcopenia phổ biến nhất ở người cao tuổi.

Protein chất lượng cao, có chứa tất cả các axit amin thiết yếu, rất quan trọng cho việc duy trì khối lượng cơ bắp, đặc biệt là khi kết hợp với việc rèn luyện thể lực.

Ăn thịt heo hoặc các thực phẩm từ động vật giàu protein khác là một cách tuyệt vời để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ lượng protein chất lượng cao và giúp duy trì khối lượng cơ bắp.

Kết luận: Thịt heo là nguồn cung cấp protein chất lượng cao tuyệt vời, do đó nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì khối lượng cơ bắp.

Cải thiện hoạt động thể chất

Ăn thịt là không chỉ có lợi cho việc duy trì lượng cơ bắp mà còn giúp cải thiện chức năng cơ bắp và hoạt động thể chất.

Ngoài việc giàu protein chất lượng cao, cơ động vật (thịt) còn chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho cơ bắp của con người. Chúng bao gồm taurine, creatine và beta-alanine.

Beta-alanine là một axit amin được dùng để sản xuất carnosine trong cơ thể.

Carnosine là một chất rất quan trọng cho chức năng cơ bắp (15, 16).

Lượng carnosine cao trong cơ bắp con người, trên thực tế, đã được chứng minh giúp giảm mệt mỏi và cải thiện hoạt động thể chất (17, 18, 19, 20).

Việc áp dụng chế độ ăn chay hoặc chay thuần với lượng beta-alanine rất thấp, sẽ gây cắt giảm lượng carnosine trong cơ bắp theo thời gian (21).

Ngược lại, chế độ ăn uống chứa nhiều beta-alanine (từ thực phẩm chức năng) giúp tăng đáng kể mức carnosine ở cơ bắp (15, 17, 22, 23).

Do đó, ăn thịt heo hoặc các nguồn thực phẩm giàu beta-alanine khác sẽ giúp ích cho những người muốn tối đa hóa hoạt động thể chất.

Kết luận: Giống như các loại thịt khác, thịt heo giúp cải thiện chức năng cơ và hoạt động thể chất.

Thịt heo và bệnh tim

Bệnh tim hay còn gọi là bệnh tim mạch, là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên thế giới. Nó bao gồm các tình trạng bất lợi như đau tim, đột quỵ và huyết áp cao.

Những kết quả không nhất quán từ các nghiên cứu quan sát trên thịt đỏ và bệnh tim.

Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ bệnh tim gia tăng cho cả hai loại thịt đỏ chế biến và không qua chế biến (24), trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy nguy cơ chỉ gia tăng đối với thịt chế biến (25, 26).

Những nghiên cứu khác không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ đáng kể nào (27).

Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng nào cho rằng thịt thực sự gây ra bệnh tim. Các nghiên cứu quan sát chỉ đưa ra các liên kết có thể xảy ra, nhưng không thể cung cấp bằng chứng cho mối liên hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp.

Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng cholesterol có rất ít hoặc không có tác dụng lên mức cholesterol trong máu và không được coi là một mối quan ngại đối với sức khỏe (13).

Mối liên hệ giữa chất béo bão hòa và bệnh tim cũng không rõ ràng, các nghiên cứu chất lượng cao cũng không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ quan trọng nào (31, 32, 33).

Kết luận: Tiêu thụ thịt heo vừa phải trong chế độ ăn uống lành mạnh không có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Thịt heo và ung thư

Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự tăng trưởng không kiểm soát được của các tế bào trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ và nguy cơ ung thư đại tràng (34, 35, 36).

Các nghiên cứu khác lại không tìm thấy tác động đáng kể nào (37, 38).

Việc chứng minh thịt heo thực sự gây ung thư cho con người rất khó khăn.

Đó là bởi vì các nghiên cứu quan sát chỉ có thể phát hiện ra sự liên đới chứ không thể cung cấp bằng chứng cho một mối liên hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp.

Tuy nhiên, thịt nấu quá chín có thể chứa một số chất gây ung thư, đặc biệt là heterocyclic amine (39).

Heterocyclic amine là một nhóm các chất không lành mạnh được tìm thấy với lượng tương đối cao trong thịt, cá hoặc các nguồn protein từ động vật khi được nấu quá chín.

Chúng được hình thành khi protein từ động vật, như thịt heo, tiếp xúc với nhiệt độ rất cao trong quá trình nướng, quay hay chiên (40, 41).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm giàu chất heterocyclic amine sẽ làm tăng nguy cơ gây một số loại bệnh ung thư, như ruột, vú, tuyến tiền liệt và một số loại ung thư khác (42, 43, 44, 45, 46).

Vai trò của việc tiêu thụ thịt gây phát triển bệnh ung thư là không rõ ràng. Dù không có bằng chứng cụ thể nào về các chất gây ung thư có trong thịt, những lại có rất nhiều dấu hiệu.

Nếu đang có chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ lượng thịt heo nấu chín vừa phải sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng để tối ưu sức khỏe, nên hạn chế tiêu thụ loại thịt nấu quá chín.

Kết luận: Thịt heo không phải là nhân tố gây nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, tiêu thụ lượng lớn thịt heo nấu quá chín là một vấn đề cần quan tâm.

Tác dụng phụ và các trường hợp cá biệt

Nên tránh hoàn toàn việc ăn sống hoặc nấu chưa chín (hiếm khi) thịt heo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Điều này là bởi vì thịt heo có thể chứa một số loại ký sinh trùng dễ lây nhiễm sang người (47).

Sán dây ở thịt heo

Sán dây thịt heo (Taenia solium) là một loại ký sinh trùng đường ruột. Đôi khi nó dài đến 2-3 mét.

Việc nhiễm trùng là rất hiếm ở các nước phát triển. Nhưng đó là một mối quan ngại lớn ở châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ (47, 48, 49).

Con người bị nhiễm trùng do ăn thịt heo sống hoặc nấu chưa chín.

Trong phần lớn thời gian, nó hoàn toàn vô hại và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến bệnh giun sán, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm (47).

Một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh giun sán là bệnh động kinh. Trong thực tế, bệnh giun sán được coi là nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh (50).

Giun tròn ký sinh

Trichinella là một họ của giun tròn kí sinh gây ra bệnh giun xoắn.

Dù bệnh giun xoắn không phổ biến ở các nước đang phát triển, nhưng ăn thịt heo sống hoặc nấu chưa chín (hiếm khi) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là thịt heo hoang dã hoặc thả vườn (47).

Thông thường, bệnh giun xoắn có triệu chứng rất nhẹ, chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ợ nóng hoặc không có triệu chứng gì cả.

Tuy nhiên, bệnh giun xoắn có thể phát triển thành một biểu hiện nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến suy nhược, đau cơ, sốt và sưng quanh mắt. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể gây tử vong (51).

Bệnh nhiễm kí sinh trùng

Toxoplasma gondii là tên khoa học của một sinh vật đơn bào ký sinh chỉ có thể nhìn thấy trong kính hiển vi.

Nó được tìm thấy trên toàn thế giới, ước tính có mặt trong khoảng một phần ba dân số (47).

Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này là do tiêu thụ thịt heo sống hoặc nấu chưa chín (52, 53, 54).

Thông thường, nhiễm Toxoplasma gondii không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, nhưng ở những người có hệ miễn dịch yếu, nó có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là nhiễm kí sinh trùng.

Các triệu chứng khi nhiễm kí sinh trùng thường khá nhẹ. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho thai nhi và gây nguy hiểm đến tính mạng những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu (47, 55).

Dù ký sinh trùng trong thịt heo không phổ biến ở các nước phát triển, nhưng thịt heo vẫn nên được nấu chín trước khi ăn.

Kết luận: Do có thể bị kí sinh trùng, nên tránh việc ăn thịt heo sống hoặc chưa nấu chín.

Tổng kết

Thịt heo là loại thịt phổ biến nhất trên thế giới.

Nó là một nguồn thực phẩm giàu protein chất lượng cao, cũng như các vitamin và khoáng chất khác.

Vì thế, nó giúp thúc đẩy tăng trưởng và duy trì cơ bắp, cải thiện hoạt động thể chất.

Về mặt tiêu cực, nên tránh việc tiêu thụ thịt heo nấu chưa chín hoặc quá chín.

Thịt heo quá chín có thể chứa chất gây ung thư và thịt heo sống có thể chứa ký sinh trùng.

Do đó, tiêu thụ vừa phải lượng thịt heo đã được chế bién đúng cách sẽ rất phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe Của Dầu Cọ

Tìm hiểu về dầu cọ

Loại dầu thực vật hữu ích có nguồn gốc từ cây cọ dầu

Dầu cọ còn được gọi là dầu cọ đỏ là một loại dầu thực vật có vị ngọt và mặn. Chúng có nguồn gốc từ quả cọ Elaeis guineensis. Nó thường được sử dụng cho mục đích nấu nướng. Đương nhiên, nó có màu đỏ do chứa nhiều beta carotene.

Cây cọ có nguồn gốc từ Tây Phi và được sử dụng làm dầu cách đây 5000 năm. Ở các nước Trung và Tây Phi, nó được công nhận là dầu ăn.

Dầu cọ chứa rất giàu chất béo thực vật bão hòa và trở nên bán rắn ở nhiệt độ phòng. Do đó chúng giúp tăng cholesterol LDL và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó bao gồm các axit béo cùng với cholesterol. Nó có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Vì nó rất linh hoạt, nó được sử dụng trong chất tẩy rửa, sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm. Ngày nay nó được sử dụng nhiều làm nhiên liệu sinh học.

Thành phần dinh dưỡng

Một muỗng canh dầu cọ khoảng 14 gram sẽ bao gồm:

Lượng calorie: 114

Chất béo: 14 gram

Chất béo bão hòa: 7 gam

Chất béo không bão hòa đơn: 5 gam

Chất béo không bão hòa đa: 1,5 gam

Vitamin E: 11% RDI

Tất cả calorie của dầu cọ đều đến từ chất béo. Sự phân hủy axit béo của nó là 50% axit béo bão hòa. Cùng với đó là 40% axit béo không bão hòa đơn và 10% axit béo không bão hòa đa.

Loại chất béo bão hòa chính được tìm thấy trong dầu cọ là axit palmitic, chiếm 44% lượng calorie. Nó cũng chứa một lượng lớn axit oleic và một lượng nhỏ axit linoleic và axit stearic.

Sắc tố đỏ cam của dầu bắt nguồn từ các chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid,. Trong đó bao gồm beta-carotene, mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa thành vitamin A.

Lợi ích sức khỏe mà dầu cọ đem lại

Dầu cọ mang đến nhiều tác động có lợi cho sức khỏe

Dầu cọ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Sự hiện diện của lycopene và beta carotene giúp nó có màu đỏ. Hàm lượng caroten cao gấp 300 lần so với cà chua và 15 lần so với cà rốt.

Tăng cường năng lượng

Dầu cọ có beta carotene trong đó cung cấp cho chúng màu cam đến đỏ. Beta carotene hỗ trợ thúc đẩy mức năng lượng. Đồng thời nó cũng có khả năng tăng cường sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho biết, tác dụng của dầu cọ mà bạn không thể bỏ qua là cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên. Nó giúp ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.

Tăng sức khỏe não bộ

Dầu cọ là một nguồn tuyệt vời của tocotrienols. Đây là một dạng vitamin E có đặc tính chống oxy hóa mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ. Các nghiên cứu đã chỉ ra các tocotrienol trong dầu cọ giúp bảo vệ các chất béo không bão hòa đa tinh tế trong não. Điều đó giúp làm chậm sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương não.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Dầu cọ đã được ghi nhận là bảo vệ chống lại bệnh tim. Loại dầu này có tác dụng giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt”. Điều đó giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Hàm lượng LDL cholesterol cao giúp tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Nó duy trì sự cân bằng trong mức cholesterol để đảm bảo sức khỏe tim mạch

Tăng cường thị lực

Dầu cọ chứa nhiều chất chống oxy hóa hoạt động như các cơ chế bảo vệ trong cơ thể. Nó ngăn chặn các gốc tự do vì chúng là sản phẩm phụ có lợi của quá trình trao đổi chất tế bào. Các gốc tự do gây đột biến và phá vỡ tế bào dẫn đến các vấn đề về thị lực. Dầu này có thể được sử dụng thay thế cho các loại dầu khác giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Dầu cọ có chứa tocopherols là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ các gốc tự do. Các gốc tự do gây ra sự đột biến của các tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.

Thai kỳ

Cải thiện tình trạng vitamin A ở phụ nữ mang thai

Sự thiếu hụt vitamin có thể gây hại cho phụ nữ mang thai cũng như thai nhi. Dầu cọ có Vitamin D, A và E có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại dầu này giúp tăng mức vitamin A trong máu phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Đồng thời cả trẻ nhỏ đều được bổ sung vitamin A qua bú sữa mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai nên thêm dầu cọ vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin.

Dầu cọ là một trong những loại dầu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc sản xuất chúng đến môi trường, sức khỏe động vật hoang dã và cuộc sống của người dân bản địa là rất lớn. Do đó bạn cũng nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn sử dụng loại dầu này.

Đăng bởi: Hoàng Ngân Hà

Từ khoá: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe của dầu cọ

Giá Trị Dinh Dưỡng Thịt Heo (Lợn) Nạc Thăn Tươi Ít Mỡ Tốt Cho Thể Hình

Xin chào các bạn!

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày của Gymer chúng ta khi tập luyện cơ bắp. Mỗi một nguồn thực phẩm tự nhiên đều chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, để biết được chúng ta nạp cụ thể là bao nhiêu gram protein, bao nhiêu vitamin khoáng chất, cholesterol hay bao nhiêu gram chất béo bão hòa cũng như để biết được những ưu và nhược điểm riêng của từng thực phẩm đó thì hôm nay Hương sẽ cùng các bạn tiếp tục tìm hiểu về Giá Trị Dinh Dưỡng của 100g Thịt Nạc Heo.

Giá trị dinh dưỡng thịt heo (lợn) nạc thăn tươi ít mỡ tốt cho thể hình

Hàm lượng Protein trong Thịt nạc heo

Với Thịt Nạc Heo chắc có lẽ các bạn cũng ăn rất nhiều rồi, theo như phân tích dinh dưỡng của ThehinhOnline trên đường link cho chúng ta kết quả về hàm lượng protein của Thịt Nạc Heo là 20,9g Protein.

Chất lượng của Protein từ Thịt Nạc Heo

20,9g protein quả là con số không hề nhỏ nhưng liệu chất lượng của nó có tốt hay không?

Trước tiên, chúng ta phải đánh giá Chất Lượng Protein qua 3 yếu tố, trong 100g Thịt Nạc Heo tươi sống có:

Chỉ số PDCAAS: 1. Với kết quả này, cho chúng ta thấy được trong 100g Thịt Nạc Heo chứa rất nhiều nguồn Acid Amin thiết yếu mà cơ thể cần và khả năng hấp thu của cơ thể đối với nguồn thực phẩm này.

Chỉ số về sự Cân Bằng và Đầy Đủ của các Acid Amin Thiết Yếu: 150. Điểm số này mang lại cho chúng ta sự yên tâm về mặt cân bằng và đầy đủ của các Acid Amin.

Chỉ số BV: 78. Đây là chỉ tương đối cao, acid amin tương đối nhiều và khả năng giữ Nitrogen trong cơ thể càng cao giúp tổng hợp Protein và phát triển cơ bắp.

Thịt Nạc Heo nhìn ngon và bổ nhưng Gymer hãy cẩn thận!!!

Các chỉ số trên cho chúng ta thấy rằng nguồn protein từ Thịt Nạc rất là tốt để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng tăng cơ hằng ngày. Tuy nhiên, khi các bạn mua thịt nạc heo về, khi các bạn cắt thịt ra để chiên hoặc luộc, xào thì đều thấy xen kẽ những sợi mỡ động vật ở bên trong thịt. Và Fat từ 100g Thịt Nạc Heo là 2,2g.

.

Đáng sợ hơn nữa là hàm lượng Cholesterol của 100g Thịt Nạc Heo là 65mg. Đây là chỉ số rất cao và cũng chính là nhược điểm của Thịt Nạc Heo. Cho nên về mặt giá trị về sức khỏe thì không nên ăn nhiều.

Bên cạnh đó, Thịt Nạc Heo cũng có chứa Omega 3 và Omega 6, tuy nhiên tỉ lệ Omega này vẫn chưa lí tưởng.

Thực Phẩm Bổ Sung thay thế, ít cholesterol

Tóm lại, Thịt Nạc Heo trên khía cạnh hàm lượng Protein có thể giúp các gymer phát triển cơ bắp, không may thay về khía cạnh cholesterol, chất béo bão hòa có trong Thịt Nạc Heo thì không tốt cho sức khỏe. Nếu các bạn muốn bổ sung một lượng protein cao để tăng cơ từ các thực phẩm tự nhiên bên ngoài mà không dùng thực phẩm bổ sung thì phải chấp nhận hàm lượng cholesterol. Trong khi đó các bạn nên tham khảo những loại thực phẩm bổ sung thay thế như ISO 100 mang lại cho bạn 25g protein, trong 25g này chỉ có 5mg cholesterol thôi hoặc Elite Casein cũng mang lại 25g protein và kèm theo 10mg cholesterol.

Một ngày ở TheHinhOnline có rất nhiều bạn tới đo máy InBody và hầu hết các bạn đó cần 120g protein để tăng cơ. Giả sử như với lượng protein đó, bạn ăn Thịt Nạc Heo thì phải cần tới 600g Thịt Nạc Heo mới cho ra 120g protein và đồng thời là 390mg cholesterol, đây là lượng cholesterol rất cao so với khuyến nghị của tổ chức Y Tế Thế Giới. Cho nên bạn cũng nên cân nhắc tới việc sử dụng Thực Phẩm Bổ Sung để vừa đảm bảo được giá trị tăng cơ bắp và vừa đảm bảo luôn cả sức khỏe.

Vitamin Khoáng Chất có trong Thịt Nạc Heo

Ngoài ra, trong Thịt Nạc Heo cũng chứa nhiều vitamin nhóm B tương đối cao. Nhóm Vitamin B này giúp chúng ta tập trung hơn trong khi tập và khi bổ sung đầy đủ thì nó sẽ thúc đẩy chuyển hóa Carb, Fat, Protein thành Glucose để cho chúng ta hoạt động cơ bắp. Và chỉ số cân bằng về vitamin, khoáng chất trong Thịt Nạc Heo là 53, đây cũng không phải là kết quả cao, tuy nhiên nếu muốn ăn đầy đủ lượng vitamin khoáng chất thì với thực phẩm tự nhiên, các bạn ăn không bao giờ là đủ cho nên các bạn cũng có thể sử dụng thêm Thực Phẩm Bổ Sung Vitamin, Khoáng Chất để cung cấp đủ cho chúng ta.

Hương Trần – HLV Fitness

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!