Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhài Nhật # Top 15 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhài Nhật # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhài Nhật được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây hoa nhài Nhật hay còn gọi là hoa nhài đổi màu là loại hoa nhài có hoa rất đẹp với 2 màu tím, trắng xem kẽ rất đẹp. Loại cây hoa này được bán trên thị trường khá phổ biến và cũng rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa nhài Nhật để các bạn nào chưa biết hiểu hơn về cách chăm sóc loại cây này.

Cách trồng và chăm sóc hoa nhài nhật

Cách trồng hoa nhài nhật

Sau khi giâm cành cây đã ra rễ mới và bắt đầu đâm mầm, các bạn có thể trồng cây xuống đất hoặc trông vào chậu mới để cây phát triển tốt hơn. Đất trồng cây nhài Nhật không cần yêu cầu gì nhiều chủ yếu là phải thoát nước tốt. Để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây sau khi trồng, các bạn nên trộn đất với phân bón để cây phát triển tốt hơn. Nếu bạn nhân giống nhài nhật trong bầu ươm thì khi trồng các bạn trồng cả bầu ươm xuống đất, vun đất xung quanh cho bằng với mặt của bầu ươm là được. Sau khi trồng cây xong các bạn tưới cây và đặt cây ở vị trí có nhiều nắng cây sẽ phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc hoa nhài nhật

Sau khi trồng cây nhài Nhật, các bạn cần phải biết cách chăm sóc loại cây này để cây luôn xanh tốt, ra nhiều hoa và tránh được các bệnh thường gặp. Khi chăm sóc cây nhài Nhật các bạn cần làm đảm bảo các yếu tố sau:

Về đất trồng cây: cây nhài nhật không kén đất và đất trồng cây quan trọng là khả năng thoát nước tốt vì đất bị úng nước cây sẽ bị chết. Nếu các bạn trồng cây trong chậu thì khi thấy đất có dấu hiệu bạc màu cần thay đất mới cho cây. Mỗi tháng bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây phát triển.

Về nước tưới: cây nhài Nhật không cần phải tưới quá nhiều. Các bạn chỉ cần tưới 1 – 2 ngày/lần là đủ. Nếu bạn thấy đất trồng cây còn ẩm thì không nhất thiết phải tưới cho cây.

Về ánh sáng & nhiệt độ: cây nhài Nhật là cây ưa sáng và chịu được nắng nên các bạn cần đặt cây ở vị trí có nhiều nắng thì cây sẽ phát triển tốt và ra nhiều hoa. Nhiệt độ phù hợp để cây phát triển vào khoảng trên dưới 25 độ C và độ ẩm vào khoảng 50%.

Theo kinh nghiệm trồng nhài Nhật thì cây nhài Nhật càng khô hạn thì càng ra nhiều hoa. Vậy nên khi trồng loại cây này các bạn không nên tưới nhiều nước mà chỉ tưới vừa phải thậm chí tưới hơi thiếu nước cho cây sẽ giúp cây có nhiều hoa hơn.

Ngoài việc chăm sóc cây đúng cách, các bạn cũng nên chú ý tới sâu bệnh hại cây như nhện, rệp hay các loại côn trùng khác. Khi thấy có dấu hiệu sâu hại tấn công cây thì cần phun thuốc ngay để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cây.

Với cách trồng và cách chăm sóc hoa nhài Nhật vừa nêu trên, các bạn chỉ cần làm đúng thì cây nhài Nhật sẽ luôn xanh tốt và cho hoa đều đặn. Nếu cây gặp phải các dấu hiệu bị côn trùng, sâu bệnh thì cần phải xứ lý càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cây Hoa Nhài: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây hoa nhài

Cây hoa nhài, còn được biết đến với nhiều cái tên khác như hoa lài, hoa mạt ly, hoa mạt lợi,…có nguồn gốc từ các nước tại Đông Nam Á, được du nhập về Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Cây hoa này còn được xem là quốc hoa tại một số nước như Philippines, Indonesia, Pakistan.

Bản thân hoa nhài cũng mang trên mình nhiều tầng ý nghĩa khác nhau theo từng phong tục của các nước. Tại Thái Lan, hoa lài được xem là biểu tượng của người mẹ, thể hiện tình yêu thương và bao bọc cho con. Hay tại Mỹ, hoa nhài còn được xem là biểu tượng của tình yêu, sắc đẹp và sự lãng mạn.

Ý nghĩa phong thủy cây hoa nhài

Ngoại trừ các ý nghĩa mang yếu tố biểu tượng, hoa nhài còn được sử dụng như một loài hoa rất tốt trong phong thủy. Nhờ vào hương thơm dễ chịu, dáng cây đẹp và thanh thoát, hoa nhài được xem là loài cây mang tài lộc và thịnh vượng.

Nó còn giúp bài trừ xú uế, thu hút các nguồn năng lượng tích cực, giảm căng thẳng, kích thích sự hưng phấn cho gia chủ. Khiến cho các mối quan hệ trong gia đình luôn được thuận hòa và nồng thắm.

Đặc điểm, phân loại cây hoa nhài

Đây là loại cây thuộc thân thảo, sống lâu năm theo từng bụi lớn, có chiều cao lên đến 2m, chia ra thành nhiều cành xum xuê. Lá của cây có dạng hình bầu dục, sắc xanh bóng mượt và hiếm khi rụng lá. Mỗi cành thường sẽ có từ 2-3 bông hoa, có màu trắng sữa, hương thơm ngào ngạt. Quả có màu đen và thường khi bắt gặp.

Tùy vào đặc điểm của từng loại mà hoa nhài cũng được chia thành nhiều loại như: hoa lài đơn, hoa lài tây, hoa lài nhật,…Hoa nhài thường xuất hiện quanh năm, nhưng nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa thì nên chọn thời điểm vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 9, hoa sẽ nở to và đẹp hơn.

Tác dụng đối với sức khỏe

Theo y học, hoa nhài có tính mát, vị cay và ngọt, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Thường được sử dụng để trị một số bệnh như phát sốt, đau bụng, sởi,..hiệu quả.

Ngoài ra, trong hoa nhài còn chứa các hợp chất như flavonoid, khoáng chất giúp chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa đường huyết cho cơ thể. Hơn hết, hoa nhài còn có tác dụng an thần nên thường được sử dụng trong việc gây mê.

Tác dụng làm đẹp

Bên cạnh các công dụng về sức khỏe, hoa nhài còn được sử dụng trong làm đẹp. Trong hoa nhài chứa nhiều các chất chống oxy hóa, polyphenol,…giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn. Ngoài ra, hoa nhài còn giúp kháng khuẩn và chống viêm, loại trừ các mụ nám, tàn nhang hiệu quả.

Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống

Hoa nhài có hương thơm ngào ngạt, vị ngọt và tính mát. Vì vậy thường được sử dụng để làm trà, vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe.

Cách trồng cây hoa nhài tại nhà

Để trồng được một cây hoa nhài tốt, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề chọn giống. Cây lài thường sẽ được nhân giống bằng cách giâm cành, nên bạn cần chọn những cành có những bụi hoa phát triển tốt và không sâu bệnh. Một điều khác nữa là việc chuẩn bị đất, nên lựa những đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ.

Cách chăm sóc cây hoa nhài

Nếu bạn muốn hoa nhài khỏe mạnh và thường xuyên ra hoa, bạn nên chăm sóc như sau:

Nước: Tưới nước thường xuyên, nếu vào thời tiết nắng nóng thì tưới 2 lần/ngày

Phân bón: Bổ sung phân chuồng cho cây 2 lần/năm và định kỳ bón phân NPK 3 tháng.lần.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa nhài

Hoa nhài là loài cây ưa sáng, vì vậy bạn nên chọn những địa điểm như ban công, sân thượng để cây được phát triển tốt. Ngoài ra, do là cây sống lâu năm nên nếu thay đất 2-3 năm 1 lần thì bạn chỉ nên thay 1/2 lượng đất trong chậu

Advertisement

Cây Hoa Đỗ Quyên: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Đơn Giản

Hoa đỗ quyên là một loài hoa đẹp và có nhiều tầng ý nghĩa. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc đơn giản loài cây này.

Nguồn gốc hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên là quốc hoa của đất nước Nepal, loài hoa này có nguồn gốc từ vùng đất ôn đới. Tại Việt Nam, hoa đỗ quyên chỉ có thể tự mọc tại những vùng như Sapa của Lào Cai, Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm hoa đỗ quyên

– Thân cây của hoa đỗ quyên có hình dáng phong trần, khẳng khiu, vỏ cây sần sùi và cao khoảng 50-200cm.

– Lá cây có màu xanh đậm, dáng hình bầu dục, mọc so le với nhau, thuôn về phía đầu và thường dài tầm 1-2cm.

– Hoa đỗ quyên bao gồm có nhiều cánh xoăn xếp chồng lên nhau, mùi hương của hoa phảng phất dễ chịu. Hơn nữa, đây là loài hoa có rất nhiều màu sắc như tím, đỏ, hồng, trắng,…

Có thể bạn chưa biết, ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp thanh thoát của hoa đỗ quyên là một sự tích vô cùng cảm động. Câu chuyện bắt đầu từ xa xưa, có 2 vợ chồng sống rất hạnh phúc bên nhau. Người chồng thường săn bắt và đốn củi trong rừng sâu nhưng đến 1 hôm, người chồng đi vào rừng sâu mãi không thấy quay trở về.

Người vợ đợi hết tháng này qua tháng khác nhưng không không thấy tin tức từ người chồng. Vì vậy, nàng khăn gói quyết định đi vào rừng sâu để tìm chồng. Nhưng trớ trêu thay, người vợ vừa đi khỏi nhà thì người chồng lại quay trở về.

Người vợ tìm chồng hoài không thấy, nàng kiệt sức và chết bên 1 tảng đá. Ở đó mọc lên 1 bông hoa tỏa mùi thơm ngát hương. Câu chuyện của nàng làm tiên ông cảm động nên đặt tên cho loài hoa kia là hoa đỗ.

Người chồng không thấy vợ ở nhà nên cũng quay vào rừng sâu để tìm. Chàng cũng không thể tìm thấy vợ và vì tìm ngày qua ngày nên người chồng cũng gục xuống tảng đá kia mà chết.

Sau khi chết đi, người chồng vì vấn vương cõi đời mà hóa thành 1 chú chim, ngày ngày ca hót để tìm vợ trở về. Tiên ông thương xót đặt tên cho loài chim này là chim quyên (đọc lái thành ‘quên’).

Từ đó về sau, dân gian gọi loài hoa kia là hoa đỗ quyên với mong muốn 2 vợ chồng được đoàn tụ bên nhau hạnh phúc.

Phân loại hoa đỗ quyên

Ngày nay trên khắp thế giới, có hơn 100 giống loài đỗ quyên vối rất nhiều màu sắc khác nhau được người ta chọn trồng để trang trí cảnh quan. Mà mỗi màu sắc đỗ quyên lại mang 1 vẻ đẹp, ý nghĩa tượng trưng riêng.

Ví dụ như hoa đỗ quyên blue diamond màu xanh tím phổ biến ở Bắc Mỹ và Florida hay đỗ quyên “cecile” màu đỏ rực phổ biến ở Việt Nam.

Ý nghĩa hoa đỗ quyên

Qua sự tích trên có thể thấy được hoa đỗ quyên là biểu tượng của tình yêu lứa đôi, nghĩa tình vợ chồng son sắt, chung thủy. Người Trung Quốc cho rằng loài hoa này thể hiện sự ôn hòa, nữ tính, dịu dàng.

Ngoài ra, theo quan niệm của phong thủy, hoa đỗ quyên tượng trưng cho sự sum vầy, ấm áp trong gia đình, giúp gia chủ xua đuổi tà khí và mang lại sự may mắn, vượng khí.

Ngoài 2 ý nghĩa trên, những màu sắc khác nhau của hoa đỗ quyên cũng mang trong mình 1 ý nghĩa đặc trưng riêng.

– Đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho gia đình và tình bạn.

– Đỗ quyên tím và hồng: Tượng trưng cho sự vui vẻ, thoải mái, không âu lo, căng thẳng.

– Đỗ quyên trắng: Thể hiện sự lịch sự, thanh khiết và biết kiềm chế.

– Đỗ quyên đỏ: Đại diện cho tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng lãng mạn và nồng cháy.

Bên cạnh đó, hoa đỗ quyên còn mang những ý nghĩa khác như ra đi là để trở về, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho mọi người xung quanh, vẻ đẹp nữ tính và thông minh, sự thanh lịch và giàu có, sự mong manh hay đam mê đang phát triển,…

Ngoài để trang trí, làm đẹp nhà cửa và thu hút may mắn, hoa đỗ quyên còn có những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe. Trong y học, người ta có thể dùng đỗ quyên với những lý do như sau:

– Hoa đỗ quyên có thể làm vị thuốc điều hòa kinh nguyệt, trị phong thấp. Tuy nhiên cần phải dùng theo đúng chỉ thị của bác sĩ.

– Rễ cây đỗ quyên có tác dụng ngăn ngừa phong thấp, hoạt huyết và cầm máu.

– Lá cây đỗ quyên chống ngứa, thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt sưng lỏ, ngoại thương xuất huyết, mề đay,…

Với nguồn gốc xuất phát từ vùng ôn đới, hoa đỗ quyên đặc biệt ưa thích khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, với những kĩ thuật sau của chúng tôi có thể khiến hoa đỗ quyên nở đẹp quanh năm.

Cách trồng hoa đỗ quyên

Bước 1 Chọn giống hoa đỗ quyên

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều giống hoa đỗ quyên khác nhau nhưng phổ biến và dễ trồng ở Việt Nam nhất thì nên chọn hoa đỗ quyên Bỉ.

Đây là giống đỗ quyên nhỏ, nhiều hoa, hoa lại to và đẹp, có cây còn nở ra cả 2 màu hoa, rất đẹp và bắt mắt. Nếu trồng cây trong nhà nên chọn phương pháp giâm và chiết cành sẽ cho ra thành quả nhanh hơn cách gieo hạt giống.

Bước 2 Chọn đất trồng

Hoa đỗ quyên phát triển tốt trong đất chua, độ pH từ 4-5 là phù hợp nhất. Có thể sử dụng đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí,… và trộn với lá cây tùng mục, học thông.

Bước 3 Chọn chậu

Chọn chậu nông, có lỗ thoát nước ở đáy to, miệng rộng thì nước được thoát và bốc hơi nhanh.

Bước 4 Tiến hành trồng cây

Dùng 1 lớp nilon lót dưới đáy chậu rồi xếp 1 lớp gạch vụn, sỏi dày từ 2-3cm lên phía trên. Sau đó mới đổ đất vào trong chậu sao cho lượng đất chiếm khoảng ½ hoặc ⅔ chậu là được.

Mang cành giống đã chuẩn bị vào trong chậu, chú ý để bộ rễ của cành được tự do và dùng tay đắp nhẹ nhàng. Khi thấy rễ cây phát triển tới đáy chậu thì thay chậu to hơn cùng với đất chuẩn bị như trước.

Advertisement

Cách chăm sóc hoa đỗ quyên

– Tưới nước bằng bình phun sương 1-2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý tăng lượng nước khi cây bước vào thời kỳ nứt nụ, ra hoa.

Trước khi cây lên chồi chỉ cần tưới cho mặt đất đủ ẩm, sau nửa tháng thì dùng nước vo gạo hay đậu chua để tưới cho cây. Ngoài ra, mỗi tháng tưới nước sunfat sắt từ 5-10% một lần để cây không bị bệnh vàng lá

– Khi cây được 2 tuổi trở lên thì bắt đầu bón phân.

+ Cây được 2-3 tuổi, tưới phân loãng 2 lần/tháng cuối xuân hoặc hè.

+ Cây được hơn 4 tuổi, bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và hạ. Đến giữa tháng 6 thì bón phân phốt pho, kali và dừng lại sau tháng 6 để cây tập trung ra hoa.

– Cắt tỉa những cành lá vàng úa, sâu bệnh, có thể bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng để tăng giá trị cho cây.

– Cần phòng trừ những loại sâu bệnh như rệp ống, sâu ngắn, nhện đỏ, bệnh thối rễ, đốm nâu, lá vàng,… bằng cách tìm mua những loại thuốc phù hợp ở cửa hàng phân bón, chủ cửa hàng sẽ tư vấn rõ hơn cho các bạn.

Hoa đỗ quyên rất phổ biến ở Việt Nam nên bạn có thể tìm mua tại những cửa hàng kinh doanh hoa cảnh, cây cảnh với giá từ khoảng 80.000-300.000 đồng cho 1 chậu tùy kích cỡ. Nếu không ra ngoài được thì bạn có thể tìm mua tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…

Lan Kiếm: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Cây Ra Hoa Đều, Đẹp

Lan kiếm là loài thực vật thuộc dòng địa lan và có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum. Lan kiếm có nguồn gốc từ Đông Á và thường xuất hiện ở các vùng rừng nhiệt đới cụ thể là ở các nước: Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, bắc Ấn Độ.

Lan kiếm là dòng cây thuộc loại thân thảo, phân nhánh và thường mọc thành bụi. Phần thân lan kiếm là những bẹ lá dày, mọc từ gốc có màu xanh mướt và lá lan kiếm có hình lưỡi kiếm, khá cứng và vươn thẳng ra phía bên ngoài, có chiều dài khoảng 50 – 70cm, chiều rộng từ 3 – 5cm. Điều đặc biệt là lá lan kiếm sẽ thay đổi theo môi trường, thời tiết. Nếu nơi có ít ánh sáng thì lá màu xanh đậm và dày hơn, còn nơi có nhiều ánh sáng thì màu lá ngả vàng và lá mỏng hơn.

Lan kiếm là loại cây thuộc dạng rễ chùm, đầu rễ có màu trắng hoặc tím và thân rễ thường có màu trắng ngà. Còn về hoa lan kiếm thường mọc từ nách lá và mỗi cành có khoảng 20 – 50 hoa lan kiếm, những bông hoa rũ xuống đất và kéo dài khoảng 60 – 90cm. Kích thước của hoa lan kiếm khá lớn có đường kính khoảng 6cm và có hương thơm nhẹ nhàng, thoải mái.

Hoa lan kiếm thường có màu sắc rực rỡ và hương thơm thoang thoảng, mỗi cây thường có 2 – 3 cành hoa và mỗi năm có thể có đến 3 lần ra hoa.

Lan kiếm tiên vũ

Đây là loài lan có kích thước lớn nhất trong các dòng lan kiếm, phần lá dài với kích thước chiều rộng khoảng 3 – 7cm và chiều dài đến 1m. Lá lan kiếm tiên vũ thường dày và cứng. Cành hoa của giống lan này dài từ 50cm – 1m và trên mỗi cành hoa có khoảng 30 bông hoa, mỗi bông hoa có đường kính tới 4cm và có mùi hương nhẹ rất thu hút.

Lan kiếm lô hội

Lan kiếm lô hội thường là phong lan hoặc thạch lan và thường phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía bắc. Loại lan này thường có lá nhỏ dày, cứng với chiều rộng 3cm và chiều dài khoảng 60 – 70cm, lá của lan kiếm lô hội vươn thẳng hơi cong và phần củ nhỏ khoảng 2-3cm.

Còn về hoa lan kiếm lô hội thường có màu đỏ nâu và thường nở từ tháng 2 đến tháng 4. Chùm hoa lan kiếm dài khoảng 60cm, mỗi hoa to có đường kính khoảng 2 – 4cm và hoa có mùi thơm dịu nhẹ.

Lan kiếm hai màu

Đối với loại hoa này có lá cứng, dày với chiều rộng khoảng 3cm và chiều dài lên đến 70cm. Hoa của giống lan này thường có màu viền vàng và nâu đỏ, chùm hoa dài 70cm và mỗi chùm hoa có khoảng 30 – 40 bông, mỗi bông có đường kính 4cm. Giống hoa này thường nở vào mùa xuân có hương thơm rất riêng biệt.

Lan kiếm dừa

Loài này mang vẻ ngoài đặc biệt với phần lá dày và dài lên đến 1m, còn chiều rộng khoảng 1 – 2cm. Hoa thường nở từ 3 – 5 ngày vào mùa xuân có hương thơm ngọt đầy quyến rũ. Mỗi chùm hoa chỉ khoảng 40cm, trên mỗi chùm có từ 10 – 20 bông và mỗi bông có đường kính là 5cm.

Ngoài ra, còn có những loại lan quý được nhiều người ưa chuộng như lan kiếm xanh huế, lan kiếm vị hoàng.

Advertisement

Hiện nay lan kiếm đã có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu sắc đều thể hiện một ý nghĩa riêng biệt.:

Lan kiếm màu đen thể hiện sự trang trọng, ấn tượng và huyền bí.

Lan kiếm màu đỏ, hồng thể hiện sự quyền lực, lộng lẫy và quyến rũ.

Lan kiếm màu trắng thể hiện cho sự tinh khôi, thuần khiết và mộc mạc.

Lan kiếm màu trắng ngà thể hiện sự e ấp, ngại ngùng và nữ tính.

Lan kiếm màu tím thể hiện sự thủy chung, mê đắm.

Lan kiếm màu tía thể hiện sự chân thành và thu hút.

Lan kiếm màu lục thể hiện sự tinh tế và mạnh mẽ.

Lan kiếm màu vàng thể hiện sự giàu năng lượng và sang trọng.

Lan kiếm nhiều màu thể hiện cho tài lộc và tráng lệ.

Cách trồng

Đối với lan kiếm thường được sử dụng bằng phương pháp chiết cành để nhân giống. Và phương pháp ấy được thực hiện cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không bị sâu và trên 3 năm tuổi. Đồng thời, cũng cần chuẩn bị các dụng cụ như dao, kéo, chậu, đất, giá thể (đất ao bùn, sỏi)

Cách trồng lan kiếm

Bước 1 Bạn tách nhánh cây và cắt bỏ những lá vàng, rễ khô,… Sau đó, bạn dùng dao cắt thành từng khóm và mỗi khóm bạn tách làm 2 đến 3 nhánh để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách thuận lợi.

Bước 2 Bạn cần lấy lượng thuốc sát trùng vừa đủ bôi lên phần vết cắt rồi để chúng trong bóng râm khoảng 1 ngày.

Bước 3 Bạn rải dưới chậu một lớp than, sau đó cho giá thể lên trên phần than khoảng 8cm (tính từ phần đáy chậu).

Bước 4 Bạn định hình khóm lan ở giữa chậu rồi rải giá thể phủ đều phần rể. Sau đó, bạn tưới nước và đặt chậu lan vào bóng râm. Để lan tươi tốt thì bạn cần duy trì độ ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Cách chăm sóc

Về nhiệt độ, bạn nên tránh để lan kiếm nơi có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nền nhiệt tối thiểu mà cây lan chịu được là 15 độ C và tối đa là 35 độ C, do đó nhiệt độ lý tưởng để bạn trồng lan kiếm là từ 20- 30 độ C. Và trong giai đoạn ra hoa thì nhiệt độ thích hợp nhất vào ban đêm là 7 – 10 độ C, còn ban ngày là từ 18 – 22 độ C.

Về ánh sáng thì bạn nên đặt lan kiếm dưới những bóng cây, thế nên để tiện lợi thì tốt nhất bạn nên để lan kiếm trong giàn che lưới để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi cây hấp thụ đủ ánh sáng thì cây sẽ cứng cáp, có màu xanh ngả vàng, mặt lá sáng bóng. Còn cây thiếu sáng thì lá mỏng có màu xanh đậm, mặt lá kém bóng và khi cây thừa ánh sáng thì ngược lại.

Lan kiếm là loài cây ưa ẩm nên có thể tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối. Khi thời tiết lạnh thì bạn chỉ nên tưới 1 lần/ngày. Đồng thời vào các giai đoạn như cây đẻ nhánh, cây có chồi hoa, sau khi ra hoa thì lan kiếm cần lượng nước tưới lớn. Còn khi cây chuẩn bị ra hoa hay đang trong giai đoạn phát triển hoàn chỉnh thì cần giảm lượng nước tưới.

Về phân bón bạn nên chọn chủ yếu là phân NPK và bạn chỉ bón phân trong thời kỳ cây đang phát triển. Bạn tránh việc dùng phân hữu cơ vì sẽ dễ gây nên hiện tượng sót cây và phát sinh mầm bệnh

Hoa Mõm Sói: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa hoa mõm sói

Hoa mõm chó có tên tiếng anh là Snapdragon Flowers hay những tên thường gọi như mõm sói, mõm rồng, mõm sư tử, mép dê, kim ngư thảo,… Ngoài ra loài hoa này có danh pháp khoa học là Antirrhinum majus L. thuộc họ mõm sói (Scrophulariaceae).

Từ xa xưa, người Hy Lạp đặt tên cho loài hoa này là Antirrhinum có nghĩa là mõm hoặc mũi, nó cũng có một cái tên tiếng nước ngoài nữa là Kynokephelon có nghĩa là “đầu con sói”.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 dòng hoa mõm chó với nhiều màu sắc và hình thái khác nhau. Ở nước ta hoa mõm chó được trồng nhiều ở Đà Lạt và khu vực miền núi phía Bắc.

Ý nghĩa biểu tượng của cây hoa mõm chó

Ý nghĩa trong văn hóa

Vào thời La Mã, hoa mõm sói lại tượng trưng cho sự thị phi, xảo trá trong cuộc sống.

Vào thời kỳ của nữ hoàng Victoria tại vị, hoa mõm chó mang ý nghĩa là tình yêu mặn nồng của đôi lứa nên thường được nhiều cặp đôi lựa chọn để tặng nhau.

Ngoài ra, hoa mõm chó có thể hiện sự mạnh mẽ, vượt khó, luôn hướng về phía trước dù cuộc sống nhiều chông gai, khó khăn.

Ý nghĩa qua từng màu sắc

Ngoài mang những ý nghĩa của từng nền văn hóa khác nhau, mỗi màu sắc của hoa mõm chó cũng ẩn chứa những điều thú vị.

Hoa mõm chó màu đỏ tượng trưng cho sự đam mê, tình yêu thương, lời chúc phúc với những người thân yêu.

Hoa mõm chó màu vàng mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt.

Hoa mõm chó màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ, sự trân trọng và may mắn.

Hoa mõm chó màu hồng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, thủy chung và hạnh phúc.

Đặc điểm, phân loại hoa mõm sói

Hoa mõm chó có chiều cao trung bình 80 đến 100 cm và loài hoa thân thảo, cành nhánh nhiều và khá mềm. Lá của loài hoa này có màu xanh đậm, hình bầu dục và mọc trực tiếp từ thân. Phấn hoa có tràng chia thành 2 môi riêng biệt, hai bên hóp lại, phía dưới lại há ra như mép dê đang kêu.

Cây cho ra hoa quanh năm, mọc thành từng chùm và khi nở hoa cực kỳ đẹp. Ngoài ra, hoa mõm chó cũng có khả năng kết quả, quả mõm sói có hình dạng cầu không đều, kích thước nhỏ bé và bên trong chứa hạt.

Ngoài mang ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống, cây hoa mõm chó còn có công dụng làm đẹp cảnh quan, làm sạch không khí, tô điểm cho không gian sống thêm sức sống và bình an, may mắn.Vì vậy, người ta thường dùng nó làm quà tặng các dịp khai trương, tân gia, thôi nôi,…

Hơn nữa, cây hoa mõm chó cũng là dược liệu trị một số bệnh phù nề, giảm đau, sưng tấy toàn thân hay căng cơ. Hạt của hoa mõm sói còn có thể ứng dụng làm dầu ăn.

Cách trồng hoa mõm sói tại nhà

Loài hoa này bạn có thể trồng theo phương pháp gieo hạt, bạn mua hạt giống về ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút và vớt ra để ráo. Sau đó, bạn đem gieo trong chậu với đất trồng tơi xốp và phủ lên một lớp đất, tưới phun sương để tạo độ ẩm, sau vài tuần thì hạt sẽ nảy mầm.

Cách chăm sóc hoa mõm sói

Hoa mõm chó là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Bạn nên duy trì độ ẩm bằng cách tưới cây 2 – 3 lần/tuần, tránh tưới lên hoa, cành.

Đất trồng nên chọn loại đất tơi, xốp và dễ thoát nước.

Để cây hoa mõm chó ra hoa thường xuyên và phát triển tốt thì bạn nên bón phân hữu cơ, phân trùn quế sau khi trồng 10 ngày để tăng chất dinh dưỡng cho cây. Sau đó, bạn bón phân NPK 10 ngày/ lần và tưới vào gốc theo tỉ lệ phân và nước là 1 : 4 tùy kích thước chậu mà tùy chỉnh lượng phân.

Cây hoa cũng dễ bị sâu bệnh nên bạn dùng các loại thuốc trừ sâu để diệt, thường xuyên tỉa bỏ lá úa, già để rễ thông thoáng, giảm nấm bệnh.

Advertisement

Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa mõm sói

– Đất phù hợp để trồng hoa mõm sói có độ pH từ 6.2 – 7.0, đây là loại đất giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt.

– Hoa mõm sói là cây ưa ẩm, cần tưới nước vừa đủ và đặt cây ở nơi thoáng mát để cây phát triển tốt, tránh tưới nước quá nhiều gây ngập úng.

– Khi cây mới bắt đầu ra hoa nên sử dụng một loại phân bón đa năng để giúp cây phát triển tốt, ra hoa đẹp.

Bên trên là một số thông tin thú vị về hoa mõm sói, mong rằng qua bài chia sẻ các bạn đọc sẽ hiểu thêm về loài hoa này cũng như cách trồng và chăm sóc chúng.

Cây Cau Nhật: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

 Cây cau Nhật là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây cau Nhật

Cau Nhật là một loài cây có nguồn gốc từ các đảo Morris và Reunion, có tên khoa học là Dypsis Lutescens. Ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì cau Nhật thường được sử dụng để làm cây cảnh vì có dáng đẹp.

Ý nghĩa phong thuỷ cây cau Nhật

Ngoài vẻ đẹp thì cây cau Nhật được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh vì ý nghĩa sâu sắc của nó. Trồng cây cau Nhật trong nhà sẽ giúp mang đến bình an, hạnh phúc và những điều tốt đẹp, giúp xua đuổi những điều xui xẻo.

Cây cau Nhật đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thổ, mệnh Mộc. Những người mệnh này nếu trồng cây cau Nhật trong nhà sẽ gặp nhiều điều thuận lợi, may mắn trong công việc và cuộc sống. Với những người mệnh Hỏa, Thủy, Kim thì trồng cây cau Nhật cũng sẽ giúp thu hút những điều tích cực, mang đến sức khỏe và bình an.

Ngoài ra thì cây cau Nhật còn hợp những người có tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, giúp mang đến thành công trong cuộc sống.

Đặc điểm, phân loại cây cau Nhật

Loài cây này có sức sống cực kỳ mãnh liệt và tốc độ sinh trưởng nhanh chóng. Trung bình một cây cau Nhật cao từ 1,5 – 3m. Cây cau Nhật có phần thân chắc khỏe mọc thẳng đứng và chia thành nhiều đốt nhỏ. Cây cau Nhật cũng có hoa tuy nhiên rất hiếm gặp.

Tác dụng của cây cau Nhật Tác dụng đối với sức khoẻ

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu trước đây về thực vật học thì trong cây cau Nhật có chứa rất nhiều tế bào chlorophyll. Thành phần này có công dụng tích cực với cơ thể, đặc biệt là đôi mắt vì nó sẽ hút đi những tia điện từ gây hại từ các thiết bị điện tử.

Tác dụng làm đẹp

Công dụng chính của cây cau Nhật là dùng làm cây kiểng nội thất gia đình, văn phòng, giúp cho không gian thêm phần xanh mát, sinh động. Đặc biệt là vì nó có ý nghĩa sâu sắc nên bạn cũng có thể dùng nó làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác,…

 Cách trồng và chăm sóc cây cau Nhật Cách trồng cây cau Nhật tại nhà

Bước 1 Nhân giống cây

Bạn tách hạt từ cây cau lớn sau đó ươm chúng vào các túi bầu.

Bước 2 Chọn đất trồng

Khi cây cao khoảng 50cm thì tiến hành đem trồng nơi cố định, đảm bảo môi trường ẩm, đất tơi xốp, màu mỡ, thông thoáng để hạt dễ nảy mầm.

Bước 3 Điều chỉnh môi trường trồng cây

Cây cau Nhật phù hợp với nhiệt độ của hầu hết các nước nhiệt đới, tuy nhiên nhiệt độ tốt nhất để trồng cây cau Nhật là khoảng 30 độ C, cũng như cây nên được trồng trong môi trường có đầy đủ ánh sáng nhưng vẫn râm mát.

Cách chăm sóc cây cau Nhật

Bước 1 Tưới cây

Vì là một loài cây ưa ẩm nên bạn phải tưới nước cho cau Nhật 1 lần/ngày. Tuy nhiên khi tưới thì bạn nên điều chỉnh lượng nước cho phù hợp để không gây ra tình trạng ngập úng cho cây, cũng như không tưới quá ít dẫn đến cây bị khô héo.

Bước 2 Bón phân và thay đất

Để cây có thể phát triển tươi tốt, bạn nên bón phân hữu cơ cho cây khoảng 2 – 3 tháng/lần và thay đất mỗi năm.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cau Nhật

Cau Nhật là một loài cây ưa sáng, vì vậy bạn nên đặt chúng ở những vị trí có nhiều ánh sáng nhưng không quá nắng gắt, ví dụ như cạnh cửa sổ hoặc ban công. Với những cây có kích thước lớn thì bạn cũng có thể đặt trong vườn để cây phát triển tốt hơn và giúp khu vườn tươi mát hơn.

Advertisement

15 hình ảnh đẹp về cây cau Nhật

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhài Nhật trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!