Xu Hướng 9/2023 # Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Có Tốt Và Đảm Bảo Dưỡng Chất Không? # Top 15 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Có Tốt Và Đảm Bảo Dưỡng Chất Không? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Có Tốt Và Đảm Bảo Dưỡng Chất Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều bậc phụ huynh thường dễ hiểu nhầm về khái niệm cháo dinh dưỡng cho bé. Món ăn này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ giữa chất đạm và vi chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt an toàn cho sức khỏe của bé. Theo các chuyên gia, những loại cháo dinh dưỡng trên thị trường hiện nay thường không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn của Viện Dinh Dưỡng. 

1. Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ nhỏ cần có một bữa ăn đầy đủ các dưỡng chất để tăng trưởng một cách tốt nhất. Một em bé từ 7 đến 12 tháng tuổi cần rất nhiều chất đạm, trung bình khoảng 80-100 gram thịt hay một lòng đỏ trứng gà cho mỗi bữa ăn. Mỗi tuần bé cần ăn tới 3-4 quả trứng thì mới đủ lượng protein và những dưỡng chất khác cho cơ thể.

2. Cháo dinh dưỡng cho bé có tốt không?

Trên thực tế có nhiều bà mẹ khi đưa bé đi khám thì mới biết thể trạng con mình đang rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen mua cháo dinh dưỡng bên ngoài cho con ăn thường xuyên. Nhiều bé rất thích ăn cháo, ăn thật nhiều nhưng mãi không lên cân. Lý giải chuyên sâu về điều này, các chuyên gia cho rằng thực phẩm chế biến cháo dinh dưỡng không đa dạng, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nhiều món cháo mua bên ngoài thường bỏ rất nhiều hạt nêm, mắm muối. Tuy chúng hợp với khẩu vị người lớn nhưng chẳng hề tốt cho thận của bé.

Cháo gói dinh dưỡng thường xuyên: tiện cho mẹ, hại cho con

Cháo dinh dưỡng ăn liền được nhiều mẹ tin dùng vì cho rằng, cháo rất giàu dinh dưỡng, bổ sung đủ chất cho trẻ và quan trọng hơn là nó rất “tiện” cho các mẹ bận rộn. Tuy nhiên, việc lạm dụng cháo gói dinh dưỡng sẽ khiến trẻ mất…

Đó là chưa kể tới việc thịt cá được bày bán trong một ngày dài nên đã mất đi một lượng lớn dinh dưỡng. Thêm nữa các bà mẹ do không có thời gian nên thường hay mua nhiều cháo dinh dưỡng về, để trong tủ lạnh cho bé ăn dần nhưng đây lại là một cách làm sai lầm. Cháo có chỉ định chính xác thường dài nhất chỉ là trong 24 giờ, nếu cho bé ăn cháo quá hạn thì không chỉ không hấp thu được dưỡng chất mà còn dẫn tới nhiều ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Không chỉ vậy, cháo dinh dưỡng bán trên thị trường hiện nay còn có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và có nhiều hóa chất bảo quản để chống mốc, không cho thực phẩm bị đổi màu, ôi thiu. Nếu trẻ ăn phải những loại cháo này thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, nôn ói… Ngoài ra, bịch và hộp nhựa đựng cháo nếu không có quá trình xử lý đúng cách thì cũng có thể bị nhiễm khuẩn, khi trẻ ăn vào sẽ có những nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Nên làm gì để đảm bảo đủ chất cho bé?

Cách tốt nhất là các bà mẹ nên tự mình nấu cháo cho trẻ thay vì mua cháo dinh dưỡng ngoài thị trường. Có thể nấu một nồi cháo trắng để ăn nhiều lần, tới bữa thì chỉ cần chế biến thêm các loại thịt, cá tôm ăn cùng cháo cho bé. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo dưỡng chất cung cấp. Nếu không có thời gian thì nên chọn những loại cháo dinh dưỡng chất lượng, uy tín nhưng cũng không nên cho bé ăn trong một thời gian dài vì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Mách các mẹ một số sai lầm khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé:

– Chỉ dùng nước hầm xương: Thực chất nước hầm xương chỉ làm cho cháo có vị ngọt và thơm ngon hơn chứ không chứa nhiều dinh dưỡng như các mẹ vẫn nghĩ. Bởi những dưỡng chất quan trọng vẫn còn nằm trong phần thịt.

– Nấu cháo càng lâu càng ngon: Vì muốn bé ăn dễ nhai, dễ tiêu nên nhiều bà mẹ nấu cháo thật nhừ. Thế nhưng khi thực phẩm chịu dưới tác động nhiệt lâu quá sẽ mất đi hàm lượng dinh dưỡng đáng kể.

– Lạm dụng máy xay sinh tố: Bạn chỉ nên sử dụng đồ vật này để hỗ trợ xay nhuyễn thực phẩm giúp bé dễ tiêu trong giai đoạn 6 – 12 tháng. Nếu để đến khi 4 tuổi mà vẫn còn xay đồ ăn thì hệ tiêu hóa của bé đã yếu trầm trọng.

Các bậc phụ huynh cần nhớ rằng cháo dinh dưỡng cho bé chỉ thực sự đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh khi chúng ta tự chuẩn bị ở nhà. Nếu vì lý do nào đó quá bận bạn có thể lựa chọn loại cháo dinh dưỡng bán bên ngoài để cho bé ăn 1 hoặc 2 bữa, nhưng cần mua ở những nơi có thương hiệu, kệ bày bán sạch sẽ.

Học cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ngay tại nhà để đảm bảo dinh dưỡng:

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Tổng Hợp 40 Món Cháo Dinh Dưỡng Nhất Cho Bé Ăn Dặm

Tổng hợp 40 món cháo dinh dưỡng nhất cho bé ăn dặm Cháo tôm với nấm rơm

+ Bước 1: Gạo vo sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi ninh nhừ với 350 ml nước lọc.

+ Bước 2: Hành khô lột vỏ, băm nhuyễn chia thành 2 phần. Tôm làm sạch, bỏ đầu, băm nhuyễn ướp cùng với hành khô, tiêu và 1 thìa nước mắm để trong 30 phút.

+ Bước 3: Nấm rơm bổ đôi, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước. Đậu hũ cắt miếng nhỏ. Cho phần hành khô còn lại vào phi thơm với dầu ăn, đổ tôm vào cùng với nấm, xào chín. Nêm gia vị vừa ăn.

+ Bước 4: Đợi cháo nhuyễn, rồi cho nấm cùng với tôm vào, đảo đều. Nêm lại thêm 1 lần nữa. Cháo chín, múc ra bát, cho đậu hũ vào và rắc vài cọng hành lá lên trên cho đẹp mắt.

Cháo tôm với bí đỏ

Nguyên liệu:

+ Gạo tẻ, gạo nếp 200g, + Tôm 100g, bí đỏ 100g, hành khô, + Mắm, dầu ăn, muối i ốt

Cách nấu:

+ Bước 1: Mang gạo đi vo sạch. Ngâm một tiếng đồng hồ cho gạo mềm và nhuyễn hạt. Có thể cho lẫn hai loại gạo với nhau cũng được.

+ Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch rồi băm nhuyễn. Tôm cắt bỏ phần đầu đuôi râu đem rửa sạch, luộc qua nước sôi. Vớt tôm và bóc vỏ để ráo nước, xay nhuyễn tôm ra. Hành khô rửa sạch băm nhuyễn.

+ Bước 3: Nấu một nồi nước sôi, đổ gạo và bí đỏ vào đun với ngọn lửa nhỏ để gạo và bí được nhừ. Cứ ninh cho đến khi thấy chúng hòa quyện. Có thể thêm nước nếu cháo hơi đặc vì gạo nở ra.

+ Bước 4: Tiếp đến cho tôm vào khuấy đều tay cho tới khi tôm chín là được.

Cháo tôm với cà rốt

Nguyên liệu:

+ Tôm tươi: 100gr, + Gạo tẻ: 5 muỗng, + Gạo nếp: 2 muỗng, + Cà rốt: 1/2 củ, + Dầu olive và nước mắm

Cách nấu:

+ Bước 1: Cà rốt gọt vỏ rửa sạch và đem xắt hạt lựu nhỏ. Gạo tẻ và gạo nếp trộn lẫn với nhau đem vo sạch, để ráo. Tôm tươi cắt bỏ đầu đuôi bóc vỏ tách phần chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch và băm nhỏ. Ướp tôm với chút xíu nước mắm, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

+ Bước 2: Bật bếp, cho gạo đã vo vào nồi, cho thêm nước vào ninh nhừ cháo. Khi cháo bắt đầu nhừ, bạn cho cà rốt đã xắt hạt lựu vào ninh cùng cháo. Thỉnh thoảng khuấy đều tay để cháo và cà rốt hòa quyện với nhau.

+ Bước 3: Khi thấy cháo đã chín nhừ, bạn cho tôm vào nấu cùng, khuấy đều tay cho tôm tan không bị vón cục và nhanh chín. Khi tôm đã có màu hồng, bạn cho thêm 1 muỗng cafe dầu olive và nêm 1 chút xíu nước mắm, khuấy đều và tắt bếp.

Cháo tôm với đậu xanh rau ngót

Nguyên liệu:

+ 8 thìa gạo, 1 thìa đỗ xanh tách vỏ, + 4 con tôm, 50 gam rau ngót, + 1 tép hành khô, 1 miếng bơ lạt, phô mai, + Gia vị: dầu oliu, nước mắm

Cách nấu:

+ Bước 1: Rau ngót tuốt ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Gạo và đậu xanh vo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ.

+ Bước 2: Tôm rửa sạch, bóc chỉ đen ở sống lưng tôm. Băm tôm nhỏ và cho ra bát, thêm vào 1 chút bơ lạt và xíu nước mắm. Trộn đều và ướp tôm chừng 5 phút.

+ Bước 3: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho vào xíu dầu ăn rồi cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đến là thêm tôm vào đảo, khi thịt tôm chuyển sang màu hồng thì tắt bếp.

+ Bước 4: Quay trở lại nồi cháo, lúc này nồi cháo đã nhừ, bạn cho tôm, phô mai và rau ngót vào nấu. Thời gian cho bước này chừng 2-3 phút.

+ Bước 5: Khi tất cả các nguyên liệu đã được, bạn thêm vào 1 thìa cafe dầu oliu, khuấy đều. Khi cháo ấm có thể cho bé ăn được.

Cháo tôm với bông cải phô mai

Nguyên liệu:

+ 1 bát gạo, 150g tôm bóc vỏ lấy chỉ đen luộc chín, Nước hầm xương heo hoặc gà, 50g bông cải xanh, 1 miếng phô mai, ¼ củ hành tây, Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt mè, 1 muỗng canh dầu mè

Cách nấu:

+ Bước 1: Ngâm gạo trong nước trong 1 giờ rồi vớt ra, để ráo.

+ Bước 2: Chần bông cải xanh qua nước sôi có pha chút muối rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bông cải xanh, hành tây thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.

+ Bước 3: Đun nóng nồi với một chút dầu mè, cho hành tây vào xào đến khi thơm thì cho tôm vào xào, nêm thêm chút muối. Sau đó cho gạo vào đảo đều.

+ Bước 4: Cho nước dùng vào nồi đun sôi, khi đã sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu nhừ.

+ Bước 5: Nếu thấy cháo đặc quá thì cho thêm nước dùng. Khi cháo nhừ, bạn cho bông cải xanh vào đun sôi. Cho 1 miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Cháo thịt bò bằm với cà rốt

Nguyên liệu:

+ 1 nửa chén cháo trắng nấu nhừ loãng, Cà rốt 20g băm nhuyễn, thịt bò 30g băm nhuyễn, Dầu ăn dặm cho bé 5g, 1/3 chén nước sôi để nguội

Cách nấu:

+ Bước 1: Hòa cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước cho chúng tan đều vào với nhau .

+ Bước 2: Cho cháo vào đun sôi.

+ Bước 3: Cho dầu vào khuấy cho đều lên

+ Bước 4: Hoàn thành món cháo thịt bò bằm nấu với cà rốt

Cháo thịt bò bằm với bí đỏ

 Nguyên liệu chuẩn bị

+ Thịt bò: 50g, Bí đỏ: 30g, Gạo tám: 50g, Dầu ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo bí đỏ thịt bò

+ Bước 1: Vo qua gạo và cho vào nồi nấu cháo trước để cháo nhanh nhừ.

+ Bước 2: Trong khi chờ cháo chín nhừ thì ta sẽ sơ chế những nguyên liệu khác, bí đỏ gọt vỏ rửa sạch sau đó cho vào máy xay sinh tốt để xay nhuyễn. Thịt bò cũng cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

+ Bước 3: Khi cháo chín nhừ thì cho thịt bò vào đảo đều và đun thêm 10 phút thì cho phần bí đỏ xay vào nấu cùng, khi cho đủ các nguyên liệu nấu cháo vào nồi thì đun thêm 10 phút thì tắt bếp và cho dầu ăn dặm của trẻ vào đảo đều lên là được xong.

Cháo thịt bò bằm với khoai tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị

+ Khoai tây: 30g, Thịt bò: 30g, Gạo: 40g, Dầu ăn dặm cho bé

Cách nấu:

+ Bước 1: Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cho vào hấp hoặc luộc chín rồi tán nhuyễn, bạn cũng có thể cho khoai tây sống vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cũng được.

+ Bước 2: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy vào độ tuổi ăn dặm của trẻ.

+ Bước 3: Cho gạo vào nồi đun chín nhừ, khi gạo chín cho thịt bò và khoai tây vào cùng, đun sôi cháo với lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút cho cháo chín đều thì có thể cho dầu ăn của trẻ vào và tắt bếp. Cháo múc ra bát và nên cho trẻ ăn khi cháo còn ấm.

Cháo thịt lợn bằm với rau cải

Nguyên liệu:

+ Gạo tẻ: 40g., Thịt lợn: 70 gram thịt nạc,  Rau cải xanh: 7 – 10 lá và búp cải, Dầu ăn dặm cho bé, hạt nêm, mắm.

Cách nấu:

+ Bước 1: Gạo vo sạch sau đó đem ngâm với nước lạnh từ 1 – 2 tiếng cho gạo mềm hơn. Rau rửa sạch ngâm qua với nước muối loãng 5 phút. Ngâm xong, bạn cho rau vào để cho ráo nước và thái thật nhỏ.

+ Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, thái thành các lát mỏng sau đó đem băm hoặc xay nhỏ. Băm xong, bạn ướp thịt với một ít gia vị như mắm, hạt nêm để thịt được đậm vị hơn. Ướp thịt xong, bạn cũng chờ cho thịt ngấm trong lúc đi nấu cháo.

+ Bước 3: Cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo cho đến khi hạt gạo nở bung. Bạn cho phần thịt đã băm vào khuấy đều cho thịt chín rồi cho tiếp phần rau cải vào.

+ Bước 4: Bạn tiếp tục ninh cháo cho đến khi phần rau cải mềm nhuyễn và phần cháo hơi sánh là được. Nêm lại gia vị của nồi cháo cho vừa khẩu vị của bé.

Cháo thịt lợn bằm với rau ngót

Nguyên liệu:

+ Thịt lợn nạc 100 gr, Rau ngót 1/2 mớ, Gia vị: Bột canh, nước mắm, mì chính, hạt nêm, Hành trắng vài nhánh, Gạo tẻ 40g

Cách nấu:

+ Bước 1: Gạo vo sạch sau đó đem ngâm với nước lạnh từ 1 – 2 tiếng cho gạo mềm hơn. Rau ngót các bạn tước lá, bỏ phần lá xấu, lá già rồi đem rửa sạch, vo kĩ để khi ăn đỡ dặm. Sau khi để rau ngót ráo nước thì các bạn băm nhỏ rau ngót.

+ Bước 2: Thịt lợn nạc mua về các bạn rửa sạch rồi băm nhỏ cùng với đầu hành trắng, sau đó ướp thịt với ít nước mắm, hạt nêm.

+ Bước 3: Cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo cho đến khi hạt gạo nở bung. Bạn cho phần thịt đã băm vào khuấy đều cho thịt chín rồi cho tiếp phần rau ngót vào. Cuối cùng cho dầu ăn dặm của trẻ vào.

Cháo thịt gà với rau ngót

Nguyên liệu

+ Gạo: 50g, Thịt gà: 30g (chỉ lấy phần thịt không có xương), Rau ngót: 10g, Dầu ăn dặm cho bé: 1 thìa cà phê

Cách nấu:

+ Bước 1: Với món cháo gà rau ngót thì bạn cần xay nhỏ thịt gà và rau ngót để trẻ có thể ăn được mà không lo bị hóc.

+ Bước 2: Sau khi xay thịt và rau ngót xong thì chúng ta nên cho tất cả những nguyên liệu này vào nồi nấu cháo và cắm điện sau đó chọn chế độ nấu là được.

+ Bước 3: Sau khi hết thời gian thì cháo đã nhừ nhuyễn và không cần xay lại nữa mà bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp.

Cháo thịt gà với cà rốt

Nguyên liệu

+ 60g gạo, 50g thịt gà, 40g cà rốt, hành lá, Gia vị: muối, dầu dinh dưỡng cho bé

Cách nấu:

+ Bước 1: Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín. Xé thịt gà đã luộc, sau đó đem xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.

+ Bước 2: Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, luộc chín, sau đó tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

+ Bước 3: Vo sạch gạo, dùng nước luộc gà ninh nhừ cháo.

+ Bước 4: Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà, cà rốt, một ít hành lá vào đảo đều. Sau đó nêm một ít muối cho vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp.

Cháo thịt gà băm với củ cải ngô ngọt

Nguyên Liệu

+ Thịt gà cắt miếng vừa đủ, Hành tây 1/4 củ, Ngô ngọt cắt khúc vừa đủ, Củ cải cắt khúc vừa đủ, Cháo trữ đông

Cách nấu:

+ Bước 1: Cháo rã đông hâm nóng

+ Bước 2: Thịt gà chọn miếng lườn nhiều thịt, sau đó thì rửa sạch, băm nhỏ

+ Bước 3: Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Phi thơm hành khô với chút dầu oliu, sau đó thì cho hành tây vào, tiếp đó thì cho thịt gà vào xào đến khi chín

+ Bước 4: Ngô ngọt tách lấy hạt. Củ cải gọt vỏ, sau đó thì rửa sạch ngô ngọt và củ cải. Cho ngô với củ cải vào luộc đến khi chín. Củ cải thì băm hoặc nghiền nhỏ, ngô ngọt thì cho vào xay nhuyễn rồi rây qua lưới để bỏ vẩy.

+ Bước 5: Bắc nồi cháo lên, cho thịt gà xào vào đảo đều. Tiếp đó thì cho ngô ngọt, củ cải vào quấy cùng, nêm chút mắm dành riêng cho bé, tắt bếp, cho 1 viên phomai vào.

Cháo thịt gà với nấm rơm

Nguyên liệu:

+ Thịt gà 50g, gạo 40g, Nấm rơm, hành khô, mùi thơm, hành hoa, gừng, Muối, dầu ăn dặm cho bé.

Cách nấu:

+ Bước 1: Thịt gà băm nhỏ. Gạo ngâm sạch rồi đem nấu.

+ Bước 2: Nấm rơm rửa sạch, bóp nhẹ cho ra bớt nước, thái miếng nhỏ vừa bé ăn.

+ Bước 3: Phi thơm hành khô, cho nấm vào đảo đều cho thơm, trút chỗ thịt băm vào đảo cho chín, cho cháo đã hầm nhừ vào. Đun đến sôi trở lại là được, có thể thêm chút mùi thơm, hành hoa cho thay đổi mùi vị.

Cháo thịt gà với khoai lang

Nguyên liệu:

+ Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ, Gạo nếp: 1 nắm nhỏ, Thịt gà: 70 gr, Khoai lang: 50 gr – Dầu ăn ô liu, Mắm ngon, Nước dùng gà (nếu có)

Cách nấu:

+ Bước 1: Gạo tẻ trộn với gạo nếp, xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.

+ Bước 2: Trong lúc đợi cháo chín, thịt gà rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ và viên tròn từng viên cho vào đĩa. Bắc nồi lên bếp cho chút xíu dầu ăn vào phi thơm thịt gà cùng chút mắm ngon, cho nước dùng vào đun cho thịt mềm.

+ Bước 3: Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.

+ Bước 4: Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt. Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu. Như vậy là mẹ đã có món bột ăn dặm khoai lang thịt gà cho bé rồi đấy.

Cháo cá lóc rau mồng tơi

  Nguyên liệu

+ 50g phi lê cá lóc, 50g đọt mồng tơi, 10g bơ lạt, 1 củ hành tím băm nhuyễn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1/4 thìa cà phê đường, 1 chén cháo trắng đặc, 1 chén nước nóng, 4 thìa cà phê dầu ăn dinh dưỡng Kiddy

Cách nấu:

+ Bước 1: Cá ướp với nước mắm, đường, để thấm

+ Bước 2: Làm tan bơ, phi hành tím rồi cho cá vào xào chín, chế 1 chén nước nóng vào, đun sôi lên, cho đọt mồng tơi vào nấu chín

+ Bước 3: Xay nhuyễn cháo và cá, rau trút vào nồi, đun sôi bùng. Múc ra bát, cho dầu ăn dinh dưỡng Kiddy vào trộn đều trước khi dùng.

Cháo cá lóc với đậu xanh nấm rơm

Nguyên liệu:

+ 1 chén cháo trắng, 1/2 chén đậu xanh còn vỏ nấu nở bung, 10 tai nấm rơm, 2 miếng philê cá lóc,  tỏi, hành phi, tiêu, hạt nêm, ngò.

Cách chế biến:

+ Bước 1: Nấm rơm ngâm muối rửa sạch cắt chân. Cho tỏi phi thơm, cho nấm vào xào, nêm nếm, cho nước tí cho gia vị rút vào nấm. xong, cho đậu xanh, cháo vào hầm nhừ.

+ Bước 2: Cá phi lê lạng miếng mỏng, ướp hạt nêm tiêu, đầu hành trắng. Chờ thấm. Bắc chảo phi tỏi thơm cho cả vào xào chín.

+ Bước 3: Múc cháo ra chén, cho cá đã xào chín lên mặt, cho hành phi, tiêu, và trang trí ngò.

Cháo cá lóc, bí đỏ

Nguyên liệu:

+ Cá lóc 1 con khoảng 500g, Cháo trữ đông, Cà chua, Bí đỏ, Hành khô, rau thì là

Cách nấu:

+ Bước 1: Cháo rã đông. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Nghiền nhuyễn bí đỏ.

+ Bước 2: Cá lóc cạo sạch vẩy ướt với 1 ít gừng băm. Sau đó hấp chín. Chỉ nên hấp không nên luộc. Hấp sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên của cá. Nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín mà ngấm hơn. Cho 1 vài nhánh thì là hấp cùng cho thơm.

+ Bước 3: Cá chín thì gỡ lấy thịt. Cá lóc có khá nhiều xương dăm nhỏ. Nên khi nhặt phải hết sức để ý. Bỏ hết xương lấy tay bóp cho cá vụn ra. Và có thể rã hoặc xay nhỏ sau đó rây lại bằng lưới. Rồi cho vào khay trữ đông để tạo thành những viên cá để bé dùng dần.

+ Bước 4: Phi thơm hành với cà chua cho đến khi cà chua nát thì cho phần thịt cá đã lọc vào xào.

+ Bước 5: Cá sau khi sơ chế xong thì cho thêm một chút nước để đánh tơi cá ra.

+ Bước 6: Bắc nồi cháo lên, cho cá quả vào đảo đều trước. Đến khi sôi lăn tăn thì cho bí đỏ vào quấy sau đó tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu.

Cháo cá lóc với rau chùm ngây

Nguyên liệu:

+ Cá lóc 1 con khoảng 500g, Rau chùm ngây, Cháo nấu theo tỉ lệ 1:9, Phô mai 1/2 viên nhỏ, Dầu ăn dặm cho bé

Cách nấu:

+ Bước 1: Rau chùm ngây rửa sạch lấy lá luộc chín mềm. Rồi nghiền nhuyễn bỏ sơ của rau đi để bé ăn k bị hóc.

+ Bước 2: Cá lóc cạo sạch vẩy ướt vs 1 ít gừng băm. Sau đó hấp chín. Chỉ nên hấp k nên luộc. Hấp sẽ giữ đc vị ngọt tự nhiên của cá. Nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín mà ngấm hơn. Cho 1 vài nhánh thìa là hấp cùng cho thơm.

+ Bước 3: Cá chín thì gỡ lấy thịt. Cá lóc có khá nhiều xương dăm nhỏ. Nên khi nhặt phải hết sức để ý. Bỏ hết xương lấy tay bóp cho cá vụn ra. Và có thể dã hoặc xay cho cá nhuyễn. Rồi cho vào khay trữ đông để tạo thành những viên cá để bé dùng dần.

+ Bước 4: Cá sơ chế xong thì cho thêm 1 ít nước luộc bí đỏ vào hâm nóng lại r đánh bông cá lên. Nêm 5ml dầu oliu

+ Bước 5: Cho cháo vào nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi đổ tiếp cá vào quấy cho cá tơi đều ra. Cho 1/2 viên phô mai vào. Rồi đổ tiếp rau đã nghiền nhuyễn vào quấy cho hỗn hợp đều. Hỗn hợp chín đổ ra bát.

Cháo cá lóc với khoai lang

Nguyên liệu:

+ Cháo trắng : 2/3 chén, Nước dùng: 30ml, Cá lóc: 3 muỗng canh, Khoai lang: 2 muỗng, Nước mắm, Dầu ăn cho bé

Thực hiện:

+ Bước 1: Đầu tiên bạn nấu cháo trắng cho bé.

+ Bước 2: Cá lóc hấp chín, gở bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.

+ Bước 3: Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.

+ Bước 4: Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm vào cháo 3 muỗng cà phê nước mắm, và 10ml dầu ăn cho bé, tắt lửa.

Cháo lươn khoai môn

  Nguyên liệu:

+ 200g thịt lươn,100g gạo., 100g khoai môn đã được thái nhỏ., 1 thìa cafe hành tím, Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.

Cách nấu:

+ Bước 1: Vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.

+ Bước 2: Lươn lóc bỏ xương, làm thật sạch kỹ, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.

+ Bước 3: Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm. Cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.

Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu:

+ Gạo tẻ 25g, Thịt lươn 100g, Cà rốt băm nhuyễn 20g, Dầu ăn 1,5 thìa, Cà phê nước mắm 1 thìa, Cà phê muối iốt 1 muỗng

Cách nấu:

+ Bước 1: Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc.

+ Bước 2: Lươn luộc hoặc hấp chín, phải thật chín kỹ rồi gỡ thịt, xé nhỏ.

+ Bước 3: Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước, bắc lên bếp nấu sôi trở lại. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.

+ Bước 4: Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Cháo lươn với bí đỏ

Nguyên liệu:

+ 200g lươn, 100g gạo, 100g Bí đỏ, gừng, Gia vị: Hạt nêm, mắm, dầu ăn dặm cho bé.

Cách nấu:

+ Bước 1: Cho lươn làm sạch da vào nồi, thêm một chút muối, dấm vào để lươn quẫy ra hết nhớt. Sau đó bóp muối thêm một lần nữa để sạch nhớt và hãy rửa lại bằng nước sạch.

+ Bước 2: Vo gạo để ráo và rang trên chảo cho dậy mùi thơm. Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng nạo vỏ rồi đập dập.

+ Bước 3: Bạn luộc lươn với nước cho thêm gừng đập dập vào để loại bỏ mùi tanh. Thịt lươn chín thì bạn tróc thịt và giữ lại xương để nấu cháo. Thịt lươn băm nhỏ cho bé dễ ăn. Luộc bí đỏ cho chín rồi cho vào xay.

+ Bước 4: Đun thêm nồi nước rồi cho xương lươn vào đun liu riu cho ngọt nước rồi lọc qua rây để loại bỏ vụn xương và cặn. Tiếp theo cho gạo vào ninh cho nở bung, nêm chút gia vị vào cho đậm đà. Sau đó cho bí đỏ đã luộc mềm vào cháo xay nhuyễn và cuối cùng cho thịt lươn băm vào. Múc cháo ra tô để hơi ấm thì cho bé ăn.

Cháo lươn với đậu xanh bí đỏ

Nguyên liệu:

+ Lươn 200g, Gạo 100g, Đậu xanh 50g, Bí đỏ 100g, Hành ngò Các loại gia vị: Nước mắm, đường, dầu, muối

Cách nấu:

+ Bước 1: Với lươn khi mua ở chợ về cho vào túi nilong, cho vào đó một chút muối để lươn quẫy ra hết nhớt. Khi lươn đã sạch nhớt thì đổ lươn ra rửa sạch.

+ Bước 2: Đun sôi nước cho chút muối cùng giấm vào, để lươn sạch hoàn toàn rồi cho vào luộc chín. Chờ đến khi lươn chín vớt lươn ra gỡ lấy thịt, bỏ phần ruột đi. Phần xương bạn xay rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

+ Bước 3: Đậu xanh ngâm nước ấm trong 30 phút, gạo vo thật sạch. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ hạt lựu. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ.

+ Bước 4: Nước vừa lọc ở xương ninh cùng đậu xanh và gạo. Khi cháo sôi khoảng 3 phút cho bí đỏ vào ninh đến khi cháo nở, bí chín mềm nhừ là được.

+ Bước 5: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho lươn đảo đều săn thì cho bí ngòi vào đảo chín. Cho những nguyên liệu trên vào nồi cháo, thêm chút hành vào nêm vị cho vừa miệng bé.

Cháo lươn rau ngót

Nguyên liệu:

+ 50 gram gạo tẻ, 100 gram rau ngót, 1 con lươn to, Gia vị cơ bản

Cách nấu:

+ Bước 1: Dùng nước vo gạo cho vào chậu sạch rồi thả lươn vào ngâm, hoặc thay nước vo gạo bằng nước pha cốt chanh đều được. Sau khi ngân chừng vài phút thì tuốt hết nhớt của lươn, rửa sạch.

+ Bước 2: Cho lươn đã sơ chế sạch vào nồi nước sôi, luộc chừng 5 phút, vớt ra đĩa, để nguội. Lọc riêng phần thịt và xương của lươn, thịt để riêng, xương bỏ.

+ Bước 3: Rau ngót đem tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch rau rồi để ráo. Thái rau dạng chỉ nhỏ.

+ Bước 4: Trước tiên lấy gạo ra rổ vo, đãi sạch. Cho gạo vào nồi cơm điện rồi thêm nước với tỉ lệ 1 gạo 10 nước. Bắc nồi cháo lên bếp nấu cho thật nhừ, nhuyễn.

+ Bước 5: Phần lươn và rau ngót đã chuẩn bị sẵn ta cho vào nồi cháo. Nêm gia vị vừa ăn rồi nấu tiếp chừng 2 tiếng nữa là cháo chín.

Cháo chim bồ câu băm với cà rốt

Nguyên liệu:  Chim bồ câu 1 con, Cà rốt 1/2 củ, Cháo 1 bát vừa đủ với khẩu phần ăn của trẻ,  Gia vị: Hạt nêm, mắm, dầu oliu, sau khi chuẩn bị đầy đủ, các mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo chim bồ câu với cà rốt qua các bước:

+ Bước 1: Chim bồ câu làm sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.

+ Bước 4: Bắc nồi cháo lên, sau đó cho chim bồ câu, cà rốt vào đảo đều lên. Nêm một chút mắm dành riêng cho trẻ, 1 thìa dầu oliu.

Cháo bồ câu nấu đậu xanh

Nguyên liệu:

+ Gạo nếp 200gr, Gạo tẻ 150gr, Đỗ xanh 200 gr, Hạt sen 30 hạt, Hành khô 3 củ, Dầu olive 2 thìa nhỏ, Hạt tiêu 1 thìa nhỏ, Rau mùi một ít, Nấm hương vài cái, Hạt nêm, nước mắm

Cách nấu:

+ Bước 1: Làm thịt chim bồ câu thật kỹ sạch sẽ. Lọc thịt chim, xưởng chim để riêng. Thịt chim đem băm nhỏ.

+ Bước 2: Gạo, hạt sen, đỗ xanh đem vo và đãi cho sạch bụi bẩn và sạn. Nấm hương ngâm nước nóng cho nở rồi rửa sạch lại với nước.

+ Bước 3: Sau đó cho gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh, hạt sen, nấm hương, xương chim vào xoong cho nước chừng 1 lít nước vào đậy vung kín và đun nhỏ lửa cho cháo nhừ khoảng 30-40 phút.

+ Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu olive vào, phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho thịt chim vào xào chín tới.

+ Bước 5: Khi cháo nhừ thì cho 1/2 thịt chim vào cùng nồi nấu cháo đun sôi chừng 5-7 phút nữa cho cháo ngấm thịt chim. Để 1/2 thịt chim lúc ăn rồi cho vào bát cháo cũng được.

+ Bước 6: Cháo chín, đem loại bỏ phần xương, vớt hạt sen và nấm hương chín ra, giã nhỏ hoặc dầm nát hoặc xay nhỏ rồi mới cho vào đánh tan đều cùng cháo. Nêm nếm lại gia vị, múc cháo ra tô, xúc thịt chim còn lại lên trên cho đẹp mắt và thưởng thức.

Cháo cá hồi

  Nguyên liệu gồm:

+ 50g gạo tẻ, 1 nắm nhỏ gạo nếp, 2 lát cá hồi tươi, Rau mùi, hành lá, Gia vị: muối, tiêu, hành khô.

Cách nấu cháo cá hồi:

+ Bước 1: Cá hồi mua về làm sạch, luộc cá chín và vớt ra tách riêng phần thịt và phần xương ra.

+ Bước 2: Phần thịt cá hồi băm nhuyễn và cho phi thơm cùng với hành nêm gia vị vừa ăn. Phần xương cá hồi tiếp tục ninh để lấy nước dùng.

+ Bước 3: Gạo tẻ và gạo nếp cho vào nồi nước dùng nấu nhừ.

Cháo cá hồi bí đỏ

Nguyên liệu gồm:

+ 300gram gạo tẻ, 1 nắm nhỏ gạo nếp, Cá hồi tươi ngon, bí đỏ, Hành lá, hành khô, gia vị,…

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bé như sau:

+ Bước 1: Cá hồi mua về mẹ rửa sạch với chút dấm, đem chần với nồi nước sôi có thả vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau đó, mẹ gỡ riêng phần thịt cá và phần xương.

+ Bước 2: Cho gạo, xương cá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để nồi cháo sôi lăn tăn cho nhừ.

+ Bước 3: Bí đỏ, hành rửa sạch. Bí đỏ thái miếng vuông, hành lá thái nhỏ.

+ Bước 4: Phần thịt cá mẹ đem sao khô thành ruốc cá với một chút muối, chút nước mắm và chút xíu đường. Ruốc sao đến khi thấy không còn hơi nước bốc lên, đảo thấy nhẹ tay và phần thịt cá nhìn bông lên thì tắt bếp.

+ Bước 5: Khi thấy gạo trong nồi đã nhừ, nở hết thì vớt xương cá ra, cho bí đỏ vào nồi đun cho sôi lại rồi vặn nhỏ lửa để cháo và bí nhừ. Cháo bí đỏ cá hồi nhừ thì đảo đều, ngoáy nhẹ nhàng để cháo được nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Cháo cá hồi với rau chân vịt, cà rốt, phô mai

Nguyên liệu:

+ Cá hồi 1 miếng vừa đủ, Cà rốt cắt miếng vừa đủ, Hành củ 1 nhánh, Rau chân vịt vừa đủ, Pho mai 1 viên

Cách làm:

+ Bước 1: Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.

+ Bước 2: Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.

+ Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn

+ Bước 4: Rau chân vịt chọn những cọng non, rửa sạch. Cho vào trần qua với nước luộc cà rốt sôi.

+ Bước 5: Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chân vịt vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu, 1 viên phomai vào dằm nhỏ.

Cháo ếch với bí đỏ

  Nguyên liệu:

+ Thịt ếch, 30g bí đỏ, 10g dầu ăn, 250ml nước, 20g gạo, Gia vị: nước mắm và muối iốt

Cách nấu:

+ Bước 1: Gạo các bạn lựa sạch, vo sơ, rồi ngâm 30 phút, giã cho giập, nấu cháo cho chín mềm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau đó cho tiếp bí đỏ vào nấu chung.

+ Bước 3: Cháo chín múc ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi cho bé yêu dùng ấm.

Cháo ếch với đậu xanh

Nguyên liệu:

+ Thịt ếch 100g, Gạo tẻ 100g, Gạo nếp 50g, Đậu xanh 50g, Hành khô 2 nhánh, Gia vị: dầu ăn, nước mắm

Cách nấu:

+ Bước 1: Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

+ Bước 2: Thịt ếch làm sạch, bỏ hết nội tạng, chỉ lấy thịt. Sau đó cắt thành khúc vừa miếng ăn. Ướp gia vị trước khoảng 15-20 phút cho thấm vị.

+ Bước 3: Trộn gạo tẻ với gạo nếp rồi vo sạch, sau đó rang qua để gạo có màu vàng tươi và mùi thơm.

+ Bước 4: Cho nước và đậu xanh vào nấu cháo chung. Lưu ý khi cháo sôi nhớ dùng thìa hớt bớt phần bọt ở trên, hầm càng nhừ thì món cháo ếch càng ngon.

+ Bước 5: Bắc chảo dầu rồi xào qua hành với thịt ếch cho thơm. Đến khi cháo gần chín cho thịt ếch vào khoảng 3-5 phút, nêm vị vừa ăn rồi bắc ra.

Cháo ếch với bí đao

Nguyên liệu:

+ 50gr gạo tẻ, Một con ếch 200gr, Bí đao thái miếng nhỏ, Dầu mè, nước, hành ngò

Cách chế biến:

+ Bước 1: Mẹ làm sạch ếch, lột da, sau đó rửa sạch lọc lấy phần thịt ếch. Phần xương cho vào nấu với cháo.

+ Bước 2: Thịt ếch đem băm nhuyễn. Phi thơm hành, cho ếch vào xào sơ qua, ếch chín rắc hành ngò vào cho thơm.

+ Bước 3: Nồi cháo trắng sau khi chín nhuyễn thì cho thịt ếch đã xào chín vào, đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp.

+ Bước 4: Múc ra chén nhỏ và cho bé ăn nóng.

Cháo óc heo rau ngót

Nguyên liệu:

– Óc heo, Rau ngót, Gạo

Cách thực hiện:

– Hấp sơ óc heo, gỡ bỏ chỉ, màng.

– Rau ngót rửa sạch băm nhuyễn.

– Nấu cháo chín, nở đều, cho rau chín và óc heo vào, rau chín tắt bếp.

Cháo trứng đậu hũ non

Nguyên liệu:

– Trứng gà, Đậu hũ non, Gạo

Cách thực hiện: 

– Gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc.

– Trứng và đậu trộn đều đánh nhuyễn, cho vào cháo đang sôi, nêm gia vị rồi tắt bếp.

Cháo thịt gà nấm hương

Nguyên liệu: 

– Đùi gà, Nấm hương, Gạo

Cách thực hiện:

– Ninh đùi gà lấy nước để nấu cháo, thịt gà xé nhỏ để riêng

– Nấm hương làm sạch thái nhuyễn.

– Khi cháo sôi, cho nấm hương vào đun cho đến khi cháo chín rồi cho thịt gà vào.

Cháo bồ câu hạt sen

Nguyên liệu:

– Chim bồ câu, Hạt sen, Gạo 

Cách thực hiện:

– Cho chim bồ câu và gạo vào nồi nấu cho mềm và ngọt

– Vớt chim bồ câu ra, xé thịt nhuyễn.

– Hạt sen nấu nhừ cho vào cháo, cho thịt chim bồ câu xé nhuyễn vào, tắt bếp.

Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

– Khoai tây, Thịt bò, Gạo

Cách thực hiện:

– Gạo nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm.

– Khoai tây luộc chín, tán nhuyễn.

– Thịt bò bằm nhuyễn.

– Cho thịt bò vào cháo, nêm gia vị, cho khoai tây vào tắt bếp.

Cháo ếch rau mồng tơi

Nguyên liệu: 

– Ếch loại vừa, Rau mồng tơi, Gạo

Cách thực hiện:

– Gạo nấu thành cháo đặc

– Băm nhỏ thịt ếch đã sơ chế, xào qua.

– Rau mồng tơi thái chỉ.

– Cho thịt ếch và mồng tơi vào cháo đã chín, khuấy đều, nêm gia vị, chờ rau chín.

Cháo cá lóc khoai lang

Nguyên liệu:

– Khoai lang, Cá lóc, Gạo

Cách thực hiện:

– Nấu cháo trắng đặc

– Cá lóc hấp chín, gõ bỏ xương, tán nhuyễn.

– Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.

– Cho khoai và cá vào cháo trộn đều.

Cháo gà bí đỏ phomai

Nguyên liệu:

– Trứng gà, Bí đỏ, Gạo tẻ, Phomai

Cách thực hiện:

– Gạo tẻ nấu cháo hơi đặc

– Bí đỏ hấp chín tán nhuyễn

– Cho bí đỏ vào nồi cháo, nêm nếm.

– Khi ăn dùng thìa tán nhuyễn trứng và phomai cho tan vào cháo.

Cháo thịt nạc cải bó xôi

 Nguyên liệu: 

– Thịt nạc, Cải bó xôi, Gạo

Cách thực hiện:

– Thịt nạc bằm nhuyễn

– Gạo nấu thành cháo trắng.

– Cải bó xôi bằm nhuyễn.

– Sau khi cháo chín, cho thịt nạc bằm vào khuấy đều, chờ cháo chín, cho cải bó xôi vào, khuấy đều tắt bếp.

9 Cửa Hàng Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Uy Tín Nhất Ở Sài Gòn

Quán ăn chất lượng: 4.1/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 363 Đ. Phan Văn Trị, Phường 11, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 12.000 – 79.000 đồng

Giờ mở cửa: 7h00 – 20h20 (Thường đông khách lúc 9h00)

Facebook: Thực phẩm dinh dưỡng Cây Thị

Số điện thoại: 02835161082

Giao hàng: Có (ShopeeFood)

Ưu điểm: Thương hiệu lâu đời, hương vị thơm ngon

Nhược điểm: Chờ món lâu

Quán ăn chất lượng: 5/5 (Đánh giá bởi Google)

Số điện thoại: 0902773767

Facebook: Cháo dinh dưỡng Măm Măm

Giao hàng: Không

Ưu điểm: Thực đơn phong phú, nhân viên nhiệt tình

Nhược điểm: Thời gian chờ lâu

Đây cũng là cửa hàng cháo uy tín, thành lập từ năm 2011 bởi Công ty Cổ phần Việt Ngân. Đến nay, Măm Măm đã có 103 cửa hàng trải dài từ khu vực miền Trung đến miền Tây Nam Bộ. Quán có thực đơn đa dạng từ các món cháo truyền thống đến nhiều loại cháo hải sản, cháo bồ câu, cháo bát bửu, cháo sườn non,… với hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Quán ăn chất lượng: 4.0/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 93 Đ. Trần Não, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0903556782

Facebook: Hệ thống cháo dinh dưỡng VinaBaby

Giao hàng: Có (ShopeeFood, GrabFood)

Vina Baby với phương châm 4 sạch là “Thực phẩm sạch, chế biến sạch, nấu cháo sạch, đóng gói và xuất hàng sạch” mang đến cho khách hàng những phần cháo dinh dưỡng thơm ngon. Bạn có thể thay đổi thực đơn đa dạng các món cháo cho bé nhà mình với Vina Baby như cháo thịt heo, cháo cá lóc, cháo lươn, cháo cá thu, cháo thịt gà,…

Quán ăn chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 110 Đ. Lê Văn Lương, Tân Hưng, Quận 7

Giá thành: Khoảng 5.000 – 360.000 đồng

Giờ mở cửa: 6h00-18h20

Số điện thoại: 0938919801

Facebook: Cháo Dinh Dưỡng Wow, 110 Lê Văn Lương, Q7, Tphcm

Giao hàng: Có (ShopeeFood)

Ưu điểm: Cháo ngon, vừa ăn

Nhược điểm: Chờ món lâu

Cháo Dinh Dưỡng Wow có thực đơn rất đa dạng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé. Nhân viên ở quán cũng khá nhiệt tình, bạn có thể yêu cầu quán làm theo mong muốn của mình nếu như bé không ăn được một số món.

Quán ăn chất lượng: 5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 35 Đ. Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 20.000 – 40.000 đồng

Giờ mở cửa: 05h00 – 12h00, 16h00 – 19h00

Số điện thoại: 1900636743

Giao hàng: Không

Quán ăn chất lượng: 4.7/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 44 Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 22.000 – 220.000 đồng

Giờ mở cửa: 6h10 – 20h00 (Thường đông khác lúc 8h00)

Số điện thoại: 02839236804

Giao hàng: Có (ShopeeFood)

Ưu điểm: Cháo vừa ăn, menu đa dạng

Nhược điểm: Chờ món lâu

Hương vị cháo ở đây vô cùng thơm ngon, hấp dẫn và đa dạng. Cháo ở đây có rau củ rất tươi, cháo sánh mịn, không quá đặc hay lỏng, rất vừa ăn. Đảm bảo món cháo nơi đây sẽ chinh phục được cả những em bé khó tính nhất.

Quán ăn chất lượng: 4.0/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 127 Bình Lợi, Phường 13, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 20.000 – 30.000 đồng

Giờ mở cửa: 6h00-19h00

Số điện thoại: 0935940579

Facebook: Cháo Dinh Dưỡng Panda

Giao hàng: Có (ShopeeFood)

Quán ăn chất lượng: 4.0/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ:

Advertisement

509A Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 17.000 – 22.000 đồng

Giờ mở cửa: 7h00-19h00

Số điện thoại: 0913239533

Giao hàng: Không

Ưu điểm: Cháo ngon, vừa ăn

Nhược điểm: Chờ món lâu

Cháo Mẹ Nấu sử dụng nguyên liệu tươi ngon, mang đến cho bé những phần cháo dinh dưỡng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thực đơn ở đây cũng vô cùng đa dạng như cháo tổ yến, cháo thịt bò, cháo lá mía, cháo tim cật, cháo thịt heo, cháo hải sản, cháo hột vịt bắc thảo,… để bạn tha hồ thay đổi thực đơn.

Quán ăn chất lượng: 4.8/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 281 Bàu Cát, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thành: Khoảng 15.000 – 20.000 đồng

Giờ mở cửa: 6h00 – 20h00 (Thường đông khách lúc 17h00)

Số điện thoại: 0938533551

Giao hàng: Có (ShoppeFood, GrabFood)

Ưu điểm: Thực phẩm tươi ngon

Nhược điểm: Chờ món lâu

4 Cách Nấu Cháo Cá Dìa Cho Bé Ăn Dặm Ngon Miệng, Giàu Dinh Dưỡng

Lợi ích của cháo cá dìa cho bé

Cá dìa là loại cá có thân dẹp tròn, lớp da trơn màu nâu xám, vây sắc xanh nhạt. Phía trên thân có có hình những chấm nâu đen, đầu đỏ, mắt đen tròn. Loại cá này rất khó đánh bắt do thường sống trong các bãi rạn san hô, ghềnh đá, có nhiều nhất vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 (Âm lịch). Kích thước mỗi con cá khá to, bằng bàn tay người lớn khép lại, khá mập, thịt béo và thơm ngon.

Trong thành phần cá dìa có chứa rất nhiều đạm, omega 3 nên rất tốt đối với sự phát triển trí não của bé. Cách chế biến món cá dìa nấu cháo cho bé cũng tương đối đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để bổ sung thêm các loại dưỡng chất cho con.

4 cách nấu cháo cá dìa cho cho bé ăn dặm

Cách 1: Cháo cá dìa nấu với rau cần tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 con cá dìa khoảng 500g

– 25g gạo tẻ

– Rau cần tây vừa đủ

– Hành lá, hành tím

– Gia vị cho bé, dầu ăn trẻ em

Cách nấu:

– Cá dìa làm sạch với nước muối và cho vào nồi hấp chín.

– Gỡ bỏ xương và thịt riêng, tán thịt thật mịn rồi ướp cùng gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm.

– Sau khi thịt cá đã ngấm gia vị, cho thịt cá dìa vào xào thơm cùng hành tím đã băm nhuyễn. Trong khi xào, mẹ có thể cho thêm chút nước đánh đều cá để thịt cá không bị vón cục.

– Gạo mẹ mang ngâm nước trong khoảng 30 phút thì vớt ra để ráo. Sau đó, cho vào trong nồi ninh nhừ thành cháo.

– Rau cần tây chỉ chọn cọng non, mang rửa sạch và băm thật nhuyễn.

– Sau khi cháo chín nhừ thì cho thịt cá dìa đã xào và rau cần vào cháo khuấy đều.

– Trước khi tắt bếp, mẹ có thể nêm thêm chút nước mắm, dầu oliu, hành lá cho cháo ngon.

– Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng.

Cách 2: Cách nấu cháo cá dìa với rau cải xanh

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 con cá dìa

– 50g gạo nếp và 50g gạo tẻ

– 10 cọng rau cải non

– Hành tím đã băm nhuyễn

– Hành lá đã thái nhỏ

– Dầu ăn và gia vị cho bé

Cách nấu:

– Cá dìa mang làm sạch, xát qua cùng với chút rượu trắng để cá bớt tanh rồi rửa sạch với nước, đổ ra rổ cho ráo.

– Sau đó, cho cá vào nồi luộc chín, gỡ bỏ xương lấy thịt. Phần thịt mẹ dùng tay xé nhỏ mịn, tránh trường hợp vẫn còn xương cá.

– Nước luộc cá dìa, mẹ vo gạo tẻ và gạo nếp cho vào nồi, ninh nhừ thành cháo.

– Thịt cá dìa cho vào trong chảo, xào thơm cùng hành tím đã băm nhuyễn, ướp thêm chút nước mắm giúp thịt cá thơm ngọt hơn.

– Rau cải xanh chỉ nhặt lấy lá non, bỏ phần cọng, mang rửa sạch rồi trần qua nước sôi cho bớt nồng mùi rau. Sau đó, cho vào trong cối xay nhuyễn giúp bé dễ ăn hơn.

– Khi cháo đã nhừ nhuyễn thì mẹ cho thịt cá vừa xào và rau xay vào, khuấy đều tay. Trong thời gian đợi cháo sôi, mẹ nhớ cho lửa liu riu để cháo không bị cháy.

– Sau khi tất cả các nguyên liệu đã chín, mẹ tắt bếp, cho thêm chút dầu ăn và nêm nếm gia vị, rắc hành lá lên trên. Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng.

Cách 3: Cháo cá dìa nấu với bí đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 con cá dìa

– Lượng bí đỏ vừa dùng

– Gạo tẻ nấu cháo theo lượng ăn của bé

– Hành tím băm nhỏ

– Hành lá

– Gia vị cần thiết cho bé.

Cách nấu:

– Làm sạch và lọc thịt, sơ chế cá dìa tương tự như những cách nấu cháo phía trên.

– Bí đỏ mang gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.

– Vo sạch gạo, hấp chín ninh nhừ với nước luộc cá.

– Khi cháo bí đỏ nhừ thì mẹ cho phần thịt cá dìa đã xào thơm vào khuấy đều.

– Nhớ đun lửa nhỏ để cháo không bị cháy. Cháo chín thì tắt bếp, nêm thêm gia vị, dầu ăn và rắc hành lá cho thơm rồi múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm nóng.

Cách 4: Cách nấu cháo cá dìa với rong biển

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 con cá dìa

– Lượng rong biển vừa đủ

– Lượng đủ gạo tẻ, gạo nếp

– Hành tím băm nhỏ

– Dầu ăn và các gia vị khác dành cho bé

Cách nấu:

– Sơ chế cá dìa tương tự như những cách trên.

– Rong biển mang ngâm vào nước cho nở, sau đó vớt ra và thái nhỏ.

– Gạo vo sạch và cho vào nồi nước luộc cá, ninh nhừ thành cháo.

– Khi cháo chín thì múc lượng cháo vừa đủ cho bé dùng vào trong nồi cùng với rong biển đã băm nhỏ, thịt cá xào thơm vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn cho bé và tắt bếp.

Khi nấu cháo cá dìa cho bé mẹ cần phải lưu ý, với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên nêm nếm gia vị sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa của bé.

Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Ăn Dặm Cho Bé

Khi bé tròn 5-6 tháng là thời điểm các bậc phụ huynh bắt đầu trang bị nhiều kiến thức hữu ích về chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé.

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu đón nhận những nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên một số mẹ còn lúng túng không biết cách cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách. Bài viết này sẽ đưa ra một vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé. Hy vọng sẽ có ích cho các bậc làm cha mẹ khi có con nhỏ.

Dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Sau khi bú no bé vẫn khóc, cáu kỉnh, đòi mút tay hoặc đòi bú tiếp. Bé ngủ không yên hoặc nửa đêm thức giấc đòi bú. Có một cách nữa cũng rất hay, các mẹ thử đưa muỗng trước mặt của bé, thay vì đẩy muỗng ra xa thì bé của bạn mở miệng hoặc cái tay cố gắng chụp lấy đồ ăn ở trước mắt và đưa vào miệng.

Không nên cho ăn bé dặm quá sớm

Các bác sĩ nhi khoa chỉ định nên cho bé ăn dặm khi được 4-6 tháng tuổi. Thời điểm sớm nhất được khuyến cáo cho bé ăn dặm sớm nhất là 17 tuần. Đối với những bé sinh non, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nhiều mẹ sốt ruột, muốn tập cho con ăn dặm sớm nên thường cho con ăn nước cơm hoặc nước cháo có sẵn ở nhà. Tuy nhiên những thức ăn này lại không đảm bảo thành phần dinh dưỡng ăn dặm cho bé. Thêm tình trạng nếu ăn dặm sớm hơn 4 tháng, bé bị tiêu chảy, dễ đau bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Đa số các bé ăn dặm quá sớm tuy có phần bụ bẫm nhưng có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng.

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Do hệ tiêu hóa của các bé còn non nớt, nên chúng ta nên cho bé ăn từ ít đến nhiều để tập dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm lạ. Chúng ta nên áp dụng công thức tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn. Ban đầu chỉ là một vài muỗng ăn loãng trong 1 bữa. Những ngày tiếp theo tăng lên 2-3 bữa, thức ăn cũng đặc dần lên.

Không được cho bé bỏ sữa hẳn

Khi bé ăn dặm nhiều thì bé sẽ bú sữa ít, nhưng tuyệt đối không được dứt sữa, vì sữa vẫn là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Nhờ có sữa mẹ hoặc sữa theo công thức mới bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, bé nên được cung cấp khoảng 500-600 ml sữa mỗi ngày. Với những ngày đầu khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên cho bé bú 1/2 lượng sữa hàng ngày. Nếu quen với việc ăn uống, số cử và thời gian bú sữa của bé cũng giảm dần dần.

Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường

Dinh dưỡng cho người tiểu đường là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà người bệnh cần lưu ý. Khi mắc bệnh, bạn nên và không nên ăn gì? Đâu sẽ là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh? Thực phẩm nào thân thiện với người bệnh tiểu đường và thực phẩm nào sẽ là “kẻ thù” với chúng ta?

Bệnh tiểu đường – những điều cần biết

Tiểu đường được hiểu đơn giản là bệnh lý rối loạn đường huyết do thiếu hụt lượng insulin cần thiết. Bạn có biết cứ 7 giây trôi qua lại có thêm 1 người tử vong vì căn bệnh tiểu đường nguy hiểm? Theo thống kê, cứ mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của từ 4 – 5 triệu người trên thế giới. Hàng năm tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta gia tăng đến mức chóng mặt. Hầu hết thường xuất hiện ở lứa tuổi còn trẻ 30 – 65, có cả trường hợp 9 – 10 tuổi. Trên thực tế, khoảng 70% người mắc bệnh tiểu đường không biết mình đang mắc bệnh.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố góp phần điều trị bệnh tiểu đường. Nếu biết ăn uống đúng cách ta có thể hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ protit, lipit. Trong đó, gluxit chiếm 50% lượng calo chung của cả khẩu phần, protid chiếm 15% và lipit 35%. Như vậy trong khẩu phần dinh dưỡng cho người tiểu đường, ta cần ưu tiên và hạn chế lựa chọn những loại thực phẩm nào? Nội dung tiếp theo sẽ là những gợi ý tuyệt vời giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Thực phẩm “thân thiện” với người tiểu đường

1. Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua là một trong những thực phẩm không xa lạ gì đối với người mắc bệnh tiểu đường. Trong khổ qua có chứa nhiều hoạt chất làm nhiệm vụ hạ đường huyết. Cụ thể là các hoạt chất charantin, polypeptid-P và vicine. Chúng được ví như insulin giúp cải thiện và tăng khả năng dung nạp glucose. Dịch ép từ khổ qua làm tăng đáng kể sự dung nạp glucose ở 73% bệnh nhân tiểu đường type 2.

Ngoài ra, các vitamin B1, B2, C và chất sắt có trong khổ qua còn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng từ các biến chứng của tiểu đường. Theo các chuyên gia, khổ qua còn có khả năng loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa. Mù mắt, mắt kèm – là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Ăn khổ qua sẽ giúp làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc cũng như chứng đục thủy tinh thể.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh có khả năng kích thích sản xuất ra enzym giúp bảo vệ mạch máu. Ăn bông cải xanh có thể làm đảo nghịch tác hại gây ra bởi căn bệnh tiểu đường. Bổ sung nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa trong bông cải còn giúp cơ thể sống khỏe mạnh hơn.

3. Cà rốt

Bạn có biết đường trong cà rốt được chuyển hóa chậm hơn so với lượng đường trong các thực phẩm khác? Lượng beta-carotene có trong cà rốt cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vậy tại sao chúng ta không bổ sung cà rốt trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường ngay nào!

4. Cá hồi

Cá hồi được biết đến là nguồn cung cấp omega – 3 tự nhiên nhất cho con người. Loại axit béo này đảm nhiệm vai trò cải thiện tình trạng kháng insulin, tốt cho người bệnh tiểu đường.

5. Các loại đậu

Ăn nhiều đậu giúp kiểm soát đường huyết tốt. Từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các biến chứng khác. Với hàm lượng chất xơ phong phú, các loại đậu bao giờ cũng là thực phẩm “thân thiện” với bệnh nhân tiểu đường.

Thực phẩm  “khắc tinh” với người bệnh

1. Gạo trắng

Tuy cơm từ gạo trắng là món ăn chủ yếu nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến bệnh tiểu đường càng trầm trọng hơn. Do gạo trắng có hàm lượng đường rất cao, khiến cơ thể bệnh nhân mất khả năng kiểm soát lượng đường gia tăng. Người ta đã lựa chọn gạo lứt hoặc ngũ cốc thay thế cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày.

2. Kẹo và bánh ngọt

Những đồ ăn ngọt – chắc chắn là “kẻ thù” với người bệnh tiểu đường. Các loại bánh kẹo, bánh ngọt, bánh quy thường được làm từ đường hóa học, bột mỳ, chất béo không bão hòa. Chúng không hề tốt cho sức khỏe, gây cản trở hoạt động của insulin.

3. Nước ép hoa quả

Đường từ hoa quả làm tăng lượng đường đi vào máu. Vì vậy, nếu bạn là một trong hàng triệu người bệnh tiểu đường nhất thiết phải tránh ngay nước ép hoa quả. Thay vào đó, nên uống nước lọc nhiều hơn sẽ rất tốt cho cơ thể.

4. Mật ong

Mật ong là thực phẩm tốt cho mọi người, riêng người bệnh tiểu đường thì không. Mật ong không nên xuất hiện trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Vì lượng đường có trong mật ong chiếm đến 40%, quá mức cho phép khi đưa vào cơ thể.

5. Rượu, bia

Khi có men rượu, bia vào cơ thể thì lượng đường trong máu hoàn toàn không khống chế được nữa. Hậu quả của việc uống rượu bia quá nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các biến chứng về tim mạch. Có thể là tăng huyết áp, tăng cân, gia tăng mỡ máu. Vì vậy khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần tránh xa những chất có cồn gây hại này. Bạn có thể thay thế bằng cách dùng rượu vang nguyên chất. Nếu uống với một lượng vừa phải, rượu vang sẽ giúp hệ tim mạch của bạn thêm khỏe mạnh hơn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Có Tốt Và Đảm Bảo Dưỡng Chất Không? trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!