Bạn đang xem bài viết Cây Lan Ý Bị Vàng Lá, Héo Lá, Cháy Đầu Lá, Nguyên Nhân &Amp; Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây lan ý bị vàng láNguyên nhân: trường hợp lan ý bị vàng lá có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân cây lan ý bị vàng lá có thể kể ra như:
Cây bị úng nước: cây lan ý không chịu được úng nên nếu đất bị ẩm trong thời gian dài cây có thể sẽ bị úng nước dẫn đến thối rễ. Khi cây bị thối rễ sẽ không hút được nước và dinh dưỡng nuôi cây và dẫn đến tình trạng lá cây bị vàng.
Cây bị thiếu nước: nếu bạn ít tưới cho cây dẫn đến đất bị khô cằn quá lâu kèm theo trời nắng nóng thì cây lan ý có thể bị vàng lá do thiếu nước. Một trường hợp khác là đất bị bạc màu khiến đất cứng, không thấm nước được cũng là nguyên nhân khiến cây bị thiếu nước dù bạn vẫn tưới đều đặn.
Cây đang suy yếu chết dần: tình trạng vàng lá ở lan ý có thể là dấu hiệu cây đang suy yếu và chết dần. Cây bị suy yếu có nhiều lý do có thể do thối rễ hoặc côn trùng phá hoại hay bị nhiễm virus.
Lá già quá: cây lan ý là loại cây không có thân mà chỉ ra lá từ củ. Khi lá quá già cây sẽ không cung cấp dinh dưỡng cho lá đó nữa và tập trung dinh dưỡng để sinh ra lá mới. Những lá quá già khi đó sẽ dần chuyển sang màu vàng, héo dần và khô đi.
Cách khắc phục: cây lan ý bị vàng lá có nhiều nguyên nhân nên tùy theo từng nguyên nhân mà bạn nên có cách khắc phục cụ thể khác nhau. Trước hết, bạn cần cắt bỏ những lá vàng này đi vì lá đã bị vàng sẽ không xanh trở lại được. Sau đó, tùy từng trường hợp mà bạn có cách khắc phục cụ thể:
Nếu cây bị úng nước thì bạn không nên tưới cho cây và tìm cách thoát nước cho đất. Nếu không thoát được nước thì tốt nhất bạn nên thay đất cho lan ý.
Nếu cây bị thiếu nước thì cách đơn giản là bạn tưới nước cho cây. Ngoài ra, có một cách khác đó là bạn đặt cả chậu cây vào một chậu nhựa to hơn chậu cây. Đổ đầy nước vào trong chậu nhựa sao cho nước ngập khoảng 1/2 – 1/3 chậu cây là được. Cứ để vậy vài tiếng để nước trong chậu nhựa tràn vào trong chậu cây theo lỗ thoát nước. Sau khoảng 5 – 7 tiếng cây sẽ tươi tỉnh trở lại. Trường hợp cây bị thiếu nước do đất bạc màu thì bạn chỉ cần thay đất cho cây là được.
Cây bị sâu bệnh tấn công: trường hợp cây lan ý bị vàng lá do sâu bệnh tấn công các bạn cần dùng thuốc đặc trị. Lúc này bạn nên liên hệ với shop cây cảnh để được tư vấn cụ thể hơn.
Lá quá già: trường hợp này bạn chỉ cần cắt hết các lá đang bị vàng đi là được.
Cây lan ý bị héo láCây lan ý bị héo lá cũng có nhiều nguyên nhân. Khi cây lan ý bị vàng lá như ở trên thì sau đó có thể chuyển sang héo lá. Do đó, các nguyên nhân cây bị vàng lá vừa kể trên cũng là nguyên nhân cây bị héo lá. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân cây bị héo lá như sau:
Cây đặt gần nguồn nhiệt: lan ý là cây ưa ẩm nên nếu đặt gần nguồn nhiệt thì cây sẽ bị mất nước và héo đi nhanh chóng.
Cây bị nắng gắt chiếu vào: lan ý là cây có thể chịu được nắng nhưng những cây lan ý trồng trong nhà thường chịu nắng rất kém. Nếu bạn để cây trong nhà bị nắng gắt chiếu vào thì cây dễ bị héo lá thậm chí là bị cháy lá. Những cây lan ý trồng ở môi trường nhiều nắng ngoài trời có thể chịu được nắng trực tiếp nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì cây cũng vẫn bị héo.
Cây lan ý bị cháy đầu láTrường hợp cây lan ý bị cháy lá thì thường do cây bị nắng gắt chiếu vào ai cũng biết rồi. Còn trường hợp cây lan ý bị cháy đầu lá thì phần đầu lá khô dần sau đó lan ra cả lá. Đây là trường hợp khác với trường hợp cây lan ý bị cháy lá do nắng hay cây lan ý bị vàng lá. Nguyên nhân cây lan ý bị cháy đầu lá thường do đất trồng gây ra. Đất trồng bạc màu, đất quá cứng hoặc đất quá chặt khiến cây không hút được nước, rễ cây không có không khí để hô hấp nên cây không có dinh dưỡng để phát triển khiến đầu lá bị khô cháy.
Để khắc phục tình trạng cây lan ý bị cháy đầu lá rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt hết các lá bị cháy đầu lá sau đó thay đất cho cây là được. Khi thay đất nên trộn thêm trong đất tro trấu, trấu ủ mục, xơ dừa, sỏi lỗ để tăng khả năng tơi xốp và thoát nước cho đất.
Lịch Lá Vàng Lá Đỏ Mùa Thu Ở Hàn Quốc Và Nhật Bản
Nếu đang chuẩn bị lên đường, bạn hãy ‘ngó’ qua lịch lá đỏ năm nay để biết mình nên tới đâu để chiêm ngưỡng mùa thu.
Lịch lá vàng lá đỏ mùa thu ở Hàn Quốc và Nhật BảnMùa thu là mùa cao điểm du lịch ở các quốc gia miền ôn đới, khi những rặng cây ngả màu vàng đỏ, tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn, mỗi năm chỉ có một lần. Những năm gần đây, du khách Việt đi Hàn Quốc và Nhật Bản ngày một nhiều, do chính sách cấp thị thực được nới lỏng và các đường bay thẳng liên tục hạ giá. Nếu đã lên lịch trình cho chuyến đi của mình, bạn hãy lưu ý lịch lá vàng, lá đỏ được nhiều cộng đồng du lịch chia sẻ.
Ở Hàn Quốc, lá đỏ xuất hiện đầu tiên ở vườn Quốc gia Seorakan từ cuối tháng 9, rực rỡ nhất là ngày 19/10. Vườn quốc gia Bukhansan và thủ đô Seoul có lá đỏ từ ngày 15/10 và giai đoạn đẹp nhất là khoảng ngày 29-30/10. Nơi cuối cùng xuất hiện lá đỏ ở Hàn Quốc là khu vực Naejangsan, ngày 20/10 bắt đầu, thời gian đẹp nhất là ngày 8/11. Lá vàng lá đỏ rực rỡ nhất trong khoảng một tuần, sau đó sẽ bắt đầu lụi dần.
Nếu tham quan thủ đô Seoul, bạn nên ra đảo Nami trước, ở đây lá sẽ chuyển màu sớm hơn trong thành phố. Tại thủ đô có nhiều điểm cho bạn chụp hình đẹp như các cung điện Gyeongbok, Changdeok, Changgyeong, Deoksu và Gyeonghui. Ngoài ra, có rất nhiều con đường đẹp trong thành phố rộ lá vàng như con đường lát đá cổ Deoksugung, bạn có thể tham quan và tự khám phá ra địa điểm chụp ảnh đẹp cho mình.
Ở Nhật, lá ngả màu chậm hơn Hàn Quốc do đặc điểm địa hình, khí hậu. Theo đó, nơi sớm nhất là phía Bắc Nhật Bản: khu vực đảo Hokkaido, Sapporo khoảng giữa tháng 10 đến cuối tháng 10. Tiếp đến là khu vực Niigata, Toyama, Fukushima, Hiroshima với thời gian cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Khu vực Nagasaki chuyển lá vào đầu tháng 11. Khu vực Osaka có thời điểm là từ giữa đến cuối tháng 11. Khu vực thủ đô Tokyo là nơi lá chuyển màu cuối cùng, dành cho những ai muốn đón mùa thu muộn màng trong năm nay, với thời điểm là cuối tháng 11 đến đầu tháng 12.
Ở Tokyo, bạn có thể ghé qua đại lộ Icho Namiki – một trong những nơi tuyệt nhất nằm giữa lòng trung tâm nhộn nhịp. Đại lộ Icho Namiki là thiên đường của những con đường với hàng cây ngân hạnh ngả màu vàng rực rỡ. Ngoài ra còn một số nơi khác ngắm lá rất đẹp như khu vườn cổ Rikygien, núi Takao (cách trung tâm thành phố khoảng 50 phút lái xe), khu vườn Koishikawa Korakuen. Công viên Showa Kinen cũng là một nơi rất lý tưởng. Nằm ở Tachikawa, bạn sẽ mất khoảng 30 phút đi tàu từ trung tâm Tokyo, công viên Showa Kinen là thế giới của những hồ nước, khu vui chơi và điểm tham quan mà bạn sẽ phải dành ra một ngày để khám phá.
Theo Ngôi sao
Đăng bởi: Thúy Trương Diễm
Từ khoá: Lịch lá vàng lá đỏ mùa thu ở Hàn Quốc và Nhật Bản
Những Lưu Ý Khi Xông Lá Trị Cảm
Xông giải cảm không đơn giản chỉ là mua bó lá thuốc, đun sôi rồi chùm chăn cho mồ hôi túa ra…
Phương pháp chữa cảm hữu hiệu
Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi cơ thể bị nhiễm hàn, tà, những lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Xông sẽ làm cho giãn mạch, mở lỗ chân lông để hàn tà, virus thoát ra ngoài.
Trong các loại lá xông lại chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu độc rất tốt. Bởi vậy, từ xưa đến nay dân gian vẫn thường dùng lá xông để chữa cảm. Đông y cũng xem đó là phương pháp điều trị cảm có hiệu quả.
Chị Lê Tuyết Lan ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội là người thường chữa cảm cho con bằng phương pháp xông lá. Vừa qua, con trai chị 4 tuổi bị sốt xuất huyết. Ngoài việc điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chị Lan đã mua lá xông về đun lấy nước, chờ cho ấm để lau người cho con. Ngày thứ nhất chị lau người, ngày thứ hai gội đầu, ngày thứ ba chị tắm cho con bằng loại nước xông để ấm. Sau 3 ngày, con chị hết sốt và khỏi bệnh.
Theo lương y Lương Đức Mến, trong tất cả các loại cảm như cảm lạnh, sốt virus… (trong Đông y gọi là ngoại cảm phong nhiệt và ngoại cảm phong hàn, dân gian gọi là cảm lạnh hoặc cảm tà) thì điều trị bằng phương pháp xông lá rất hiệu quả. Cảm là tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh, nhiễm gió độc, thậm chí là nhiễm virus ở dạng biểu (dưới da). Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện một loạt những triệu chứng như: Đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô, không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm, sốt…
Chỉ xông trong 3 ngày đầu bị bệnh
Chỉ xông trong 3 ngày đầu bị bệnh
Theo lương y Lương Đức Mến, mặc dù phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu người bị cảm đã bị nhiễm sâu vào trong (khoảng từ ngày thứ 3 trở lên) lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.
Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Đặc biệt, trong lúc xông phải lưu ý tránh nhiệt độ tăng đột ngột.
Cần mở nồi xông he hé, từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến một loạt những triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp…
Những nguyên tắc không nên bỏ qua
Việc chị Lan không xông mà chỉ lau người và tắm gội cho con được đánh giá là một cách làm khôn ngoan. Bởi theo Thạc sĩ Đào Hữu Minh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần… không nên xông hơi, xông lá.
Còn với các nhóm đối tượng khác, khi xông hơi, cần làm sạch cơ thể trước đó; không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết không lưu thông; chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8oC và không được quá 30 phút.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Theo Quỳnh Thy
GĐ&XH
Du Lịch Hàn Quốc Tháng 10 – Những Điểm Đến Tuyệt Vời Ngắm Mùa Lá Vàng
Du lịch Hàn Quốc tháng 10 có gì hấp dẫn mà nhiều du khách lại đổ về xứ sở kim chi vào thời điểm này đến thế? Bài viết sẽ đưa bạn đi khám phá 7 điểm tham quan đẹp nhất của mùa thu Hàn Quốc cùng một số lưu ý khi đi Hàn Quốc tháng 10 để có một hành trình đáng nhớ!
Thời tiết Hàn Quốc tháng 10Mùa thu ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 11. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để bạn bắt đầu chuyến đi Hàn Quốc của mình. Thời tiết tháng 10 Hàn Quốc khá thuận lợi cho một chuyến du lịch, tiết trời nơi đây mới chỉ se lạnh, khô ráo và không mưa, rất thích hợp cho các hoạt động dã ngoại nghỉ dưỡng của du khách.
Thật lý tưởng nếu bạn lên kế hoạch du lịch Hàn Quốc vào tháng 10 – Ảnh: Internet
Tháng 10 cũng là khoảng thời gian cây cối ở Hàn Quốc đồng loạt thay lá, chuyển từ sắc xanh sang gam màu vàng đỏ ấm nóng. Bạn sẽ bắt gặp khung cảnh mùa thu đẹp như mơ khi ngắm nhìn hàng cây hai bên đường hay đến khám phá những ngọn núi, các điểm tham quan.
7 địa điểm du lịch Hàn Quốc tháng 10 lý tưởng nhất Công viên NamsanCông viên Namsan là một trong những biểu tượng của thủ đô Seoul. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp bình dị và êm đềm với hàng cây rậm rạp khoác lên mình tấm áo mới khi thu sang, phủ đầy lá vàng trên những con đường rộng lớn yên tĩnh. Dạo bộ ở công viên Namsan, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn không khí bình yên của mùa thu.
Công viên Namsan được mệnh danh là trái tim của thủ đô Seoul – Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, công viên Namsan còn nổi tiếng với tháp Namsan – nơi du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Seoul lung linh về đêm và gắn ổ khóa tình yêu để nguyện ước chuyện lứa đôi trăm năm hạnh phúc.
Chuỗi cung điện ở SeoulTại thủ đô Seoul có 5 di tích hoàng cung cổ lưu giữ những giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống của Hàn Quốc: Gyeongbokgung, Changdeokgung, Changgyeonggung, Deoksugung và Gyeonghuigung. Vào mùa thu, sắc vàng, đỏ của cây cối xen lẫn với những ngôi nhà cổ kính, trầm mặc ở các cung điện tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, phảng phất hương xưa làm say lòng du khách.
Lễ hội đèn lồng JinjuDu lịch Hàn Quốc tháng 10, bạn sẽ ngây ngất trước lễ hội lồng đèn Jinju lớn nhất xứ kim chi – Ảnh: Internet
Du lịch Hàn Quốc tháng 10, du khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm lễ hội đèn lồng Jinju được tổ chức hằng năm trên sông Nam Giang, thành phố Jinju, tỉnh Gyeongnam. Khi lễ hội diễn ra, hàng ngàn loại đèn lồng treo và đèn lồng thả đủ hình dáng và màu sắc sẽ thắp sáng thành cổ Jinju, khung cảnh rực rỡ vô cùng. Bên cạnh đó, khi đến thăm Jinju từ 1 – 15/10, bạn sẽ được thưởng thức chương trình bắn pháo hoa, các show âm nhạc hay theo dõi các vở kịch lịch sử ngoài trời đặc sắc.
Rừng ngân hạnh HongcheonCách Seoul khoảng 2.5 giờ di chuyển, rừng ngân hạnh Hongcheon ở tỉnh Gangwon là điểm du lịch mùa thu Hàn Quốc gây ấn tượng sâu sắc với nhiều du khách. Đây là rừng tư nhân được trồng từ năm 1985 với hơn 2000 cây ngân hạnh cao lớn, đến năm 2010 mới bắt đầu mở cửa đón khách tham quan.
Tận hưởng tuyệt tác mùa thu Hàn Quốc với những hàng cây ngân hạnh rực rỡ sắc vàng lãng mạn – Ảnh: Internet
Khoảng giữa tháng 10, những tán cây ngân hạnh tại khu rừng đồng loạt chuyển màu sang sắc vàng lãng mạn, khung cảnh đẹp mê hồn khiến bất kỳ ai đặt chân tới đây cũng ngỡ ngàng xao xuyến.
Núi SeoraksanNúi Seoraksan là ngọn núi cao thứ 3 tại Hàn Quốc, trải dài trên địa phận Sokcho, Yangyang và Inje của tỉnh Gangwondo. Nơi đây là địa điểm hoàn hảo để ngắm nhìn sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên khi sang thu với khung cảnh rừng cây thay lá. Núi Seoraksan tháng 10 được vẽ lên bởi những gam màu tươi sáng của vàng đỏ, da cam, điểm xuyết trên bức tranh phong cảnh rực rỡ ấy là màu xanh, trắng của thung lũng, thác nước và những rặng núi đá. Chinh phục đỉnh núi Seoraksan sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những ai ưa thích vận động ngoài trời đấy!
Chinh phục núi Seoraksan, ngắm nhìn những gam màu rực rỡ của thảm thực vật và hít thở bầu khí quyển trong lành – Ảnh: Internet
Vườn quốc gia NaejangsanNaejangsan là 1 trong 8 cảnh quan đẹp nhất của bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Tháng 10 và 11 hằng năm là thời điểm du khách bốn phương sẽ đổ về Naejangsan để tham quan và chụp hình với phong cảnh rừng cây thay lá đầy quyến rũ ở đây.
Đảo NamiVới vẻ đẹp quyến rũ, đảo Nami không hổ danh là “thiên đường tình yêu” – Ảnh: Internet
Du lịch Hàn Quốc tháng 10 bạn chắc chắn không thể nào bỏ qua “thiên đường mùa thu” của xứ kim chi, đảo Nami. Cách thủ đô Seoul khoảng 63km về phía Nam, đảo Nami là nơi diễn ra nhiều cảnh quay lãng mạn trong bộ phim lừng danh Châu Á những năm 2000 “Bản tình ca mùa đông”. Khi thu sang, những hàng cây bạch quả cao chót vót trên đảo Nami đồng loạt thay lá, chuyển từ màu xanh mát của mùa hè sang màu vàng, đỏ, cam. Những giây phút dạo bộ cùng người thương trên con đường đầy lá vàng rơi ở đảo Nami sẽ là kỷ niệm tuyệt vời trong chuyến đi của du khách.
Lưu ý khi du lịch Hàn Quốc tháng 10– Đến Hàn Quốc vào tháng 10, bạn nên chuẩn bị thêm những chiếc áo khóa, mũ len, găng tay để giữ ấm vì thời tiết lúc sáng sớm và khi đêm xuống khá lạnh. Ngoài ra, bạn nhớ mang theo máy ảnh, máy điện thoại để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt hành trình.
Ẩm thực Hàn Quốc biến đổi theo từng mùa. Và mùa thu, xứ sở kim chi lại mang đến những món ăn tuyệt diệu như thịt nướng, lẩu bò kim chi, cua xanh – Ảnh: Internet
– Ẩm thực Hàn Quốc mùa thu rất đa dạng, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội làm một tour ăn uống, thưởng thức các món đặc sản Hàn Quốc siêu ngon như bánh Ddeok, táo, lê, quả hồng, bánh rán Hoddeok, cua xanh, cá mòi chấm hay các món nướng ăn vặt vỉa hè như hạt dẻ, ngô, khoai nướng…
– Du khách có thể mua một số loại trái cây đặc sản Hàn Quốc, nhân sâm, linh chi, rượu soju để làm quà cho bạn bè, người thân. Ngoài ra, các mặt hàng như quần áo thời trang, trang sức, cốc sứ, ốp điện thoại, con dấu cá nhân cũng được nhiều du khách chọn mua làm quà lưu niệm.
Đăng bởi: Yến Bùi Thị
Từ khoá: Du lịch Hàn Quốc tháng 10 – Những điểm đến tuyệt vời ngắm mùa lá vàng
Văn Mẫu Lớp 7: Giải Thích Câu Tục Ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách 3 Dàn Ý &Amp; 22 Bài Văn Mẫu Lớp 7 Hay Nhất
Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Tài liệu bao gồm 3 dàn ý và 22 bài văn mẫu, cùng các mẫu mở bài gián tiếp, kết bài gián tiếp vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 7. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
I. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Nghĩa đen: Những chiếc lá được con người sử dụng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn. Họ thường dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn.
– Nghĩa bóng: Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
2. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
– Dẫn chứng:
Quá khứ: Dân tộc Việt Nam đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Hiện tại: Các chương trình từ thiện như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Áo ấm mùa đông”…
– Liên hệ bản thân: Giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ trẻ em vùng cao….
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa lớn lao của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện qua câu “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống. Con người thường sử dụng lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn. Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người có cuộc sống tốt đẹp khá giả sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Một câu tục ngữ giá trị. Sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Bởi mỗi người sinh ra đều có số phận của riêng mình. Chúng ta cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Có như vậy, cuộc sống của mỗi người mới trở nên tốt đẹp hơn.
“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. Trước hết, câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ hay dùng lá để gói bánh, các lớp lá xếp lên nhau. Lá rách bên trong. Lá lành bên ngoài. Từ thực tế như vậy, liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh. Lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, bản thân cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Từ sự giúp đỡ này, cuộc sống của con người sẽ ngày tốt đẹp hơn, xã hội trở nên văn minh hơn.
Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:
Hoặc là:
Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Từ đó, mỗi người cần biết sống sẻ chia, yêu thương để cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” để khuyên nhủ con người về tấm lòng đùm bọc, sẻ chia.
Đầu tiên, xét về nghĩa đen, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Còn xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng: có người sung sướng, có người khổ cực. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ… Vậy nên, chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực đó trong khả năng của mình. Đồng thời, mỗi người cũng không nên có thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”. Sự thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.
Chúng ta có thể bắt gặp những hành động thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Một hành động nhỏ bé nhưng đã lan tỏa được tình yêu thương đến mọi người. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.
Như vậy, “Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu giá trị. Hãy biết trao đi yêu thương, sự sẻ chia để có thể nhận lại những điều tốt đẹp hơn.
Ca dao, tục ngữ để lại những lời khuyên quý giá cho con người. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã gửi gắm bài học về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – tinh thần tương thân tương ái.
Trước hết “Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của hàng ngày. Các bà, các mẹ thường dùng lá chuối, lá rong… để gói bay hay đồ ăn. Hết lớp lá này bọc lên lớp lá khác, lá rách ở bên trong còn lá lành ở bên ngoài. Với hình ảnh này, chúng ta có thể liên tưởng đến sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Con người sinh ra đều có hoàn cảnh riêng. Người được sống trong nhung lụa, giàu sang. Người phải chịu cảnh nghèo khổ, vất vả. Chính bởi vậy, chúng ta cần có tấm lòng tương thân tương ái. “Thương người như thể thương thân” – biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong những năm chiến tranh, nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để chống lại kẻ thù xâm lược. Dù bản thân khó khăn, gian khổ vẫn giữ được tấm lòng biết sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Khi chiến tranh qua đi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh. Những chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Điều ước thứ bảy”… để đã thể hiện được tấm lòng biết yêu thương của con người Việt Nam. Đặc biệt nhất, khi đất nước ta đang phải gánh chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Sự hỗ trợ của nhà nước dành cho những người lao động nghèo. Nhiều người dân đã đóng góp lương thực, thực phẩm đến chuyển đến vùng bị phong tỏa, cách ly. Những bữa cơm miễn phí được đưa đến tận tay người vô gia cư, thất nghiệp… Cả nước cùng chung tay để không ai bị bỏ lại phía sau. Thế mới thấy được tấm lòng nhân ái của người Việt lớn biết bao.
Quả thật, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.
Những câu tục ngữ luôn chứa đựng những bài học nhân văn về cuộc sống. Một trong số đó là câu “Lá lành đùm lá rách” – gửi gắm bài học về tinh thần tương thân tương ái.
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh vô cùng quen thuộc trong sinh hoạt. Đó là con người thường tận dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ đó, ý nghĩa của “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ những người có cuộc sống tốt đẹp khá giả cần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ.
“Lá lành đùm lá rách” là một lối sống đúng đắn, tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Vì mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Có người giàu sang sung sướng. Có người nghèo khó bất hạnh. Nếu con người biết chia sẻ giúp đỡ nhau sẽ xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Tinh thần tương thân tương ái chính là cách sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là quá khứ hào hùng, mà ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng cảm thấy điều đó được phát huy. Những ngày vừa qua, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thành phố đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhiều hàng quán đóng cửa. Nhiều người lao động mất việc làm, đặc biệt là những lao động nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng sáng ngời. Những gói hỗ trợ của nhà nước cho những người lao động. Hàng trăm tấm nông sản từ mọi tỉnh thành được chuyển đến thành phố phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều y bác sĩ xung phong vào hỗ trợ miền Nam đánh bại đại dịch… Quả là những hành động cao cả thể hiện một tinh thần Việt Nam.
Còn với một học sinh, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Mỗi người cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy biết giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như cuộc sống để cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh, thịnh vượng hơn.
Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đem đến cho mỗi người một bài học quý giá. Bởi vậy, chúng ta hãy tích cực phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc Việt Nam.
Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.
Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”… đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.
Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.
Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.
Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.
Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động… Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.
Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người có lối sống thờ ơ, vô cảm. Họ sống một cách ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Hoặc có người sau khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì chẳng mấy chốc mà quên đi. Những hành động như vậy thật đáng lên án. Bởi vậy mà mỗi người cần sống biết yêu thương, biết chia sẻ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trái đất sẽ thật lạnh giá nếu như không có tình yêu thương. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi chúng ta. Hãy biết yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
Hay:
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” – mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2023 – một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách” là hình ảnh có thật trong cuộc sống. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ở phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đến những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen này có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hy vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, biết thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Nhân dân ta không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết mà hơn thế nữa còn có lòng nhân ái, yêu thương con người. Truyền thống đạo lí tốt đẹp đó đã được phát huy, giữ gìn biết bao năm qua và được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Để có thể hiểu tường tận những điều ông cha ta gửi gắm chúng ta cần tìm hiểu nội hàm ý nghĩa của câu tục ngữ trên. “Lá lành” tức là những chiếc lá còn nguyên vẹn, còn mới; “lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, bị thương, bị thủng. Lá lành phải đùm lấy lá rách, yêu thương và bảo vệ nhau. Nhưng ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm trong câu tục ngữ này chính là lớp nghĩa bóng. “Lá lành” ở đây là ẩn dụ cho những người có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc đủ đầy, còn “lá rách” là ẩn dụ cho những người có số phận bất hạnh, cuộc sống nhiều khó khăn. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến chúng ta một thông điệp đó chính là những người có điều kiện sống tốt hơn, may mắn hơn hãy mở rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng để giúp đỡ những con người nghèo khó, có số phận bất hạnh, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp.
Vậy, vì sao chúng ta phải lá lành đùm lá rách, phải yêu thương lẫn nhau. Trước hết yêu thương quan tâm giúp đỡ lẫn nhau là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn đời. Là thế hệ sau chúng ta cần tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó. Thứ hai, trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp điều may mắn, hạnh phúc mà cũng đôi khi cũng gặp những khó khăn, bất hạnh. Bởi vậy trao đi yêu thương lúc này, chính là cách chúng ta có thể nhận lại tình yêu thương về sau. Cho đi cũng chính là nhận lại. Sống có tình yêu thương, luôn giúp đỡ những người xung quanh sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
Trong cuộc sống đầy rẫy những bon chen này chúng ta vẫn thấy tình người ấm áp, tỏa rạng khắp nơi. Đợt bão vừa qua đã phá hủy biết bao ngôi nhà ở khu vực miền núi phía Bắc. Rất nhiều nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã ra tay giúp đỡ để cuộc sống bà con dần đi vào ổn định. Sự yêu thương lẫn nhau không phải là điều gì quá to tát, đôi khi chỉ là những hành động rất đỗi nhỏ bé như nói những lời yêu thương, động viên, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Bên cạnh những người có tấm lòng lương thiên, luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người lại có những kẻ sống thờ ơ, vô tâm. Không có trách nhiệm với xã hội và chính bản thân mình. Khi gặp những người bất hạnh không ra tay giúp đỡ. Gặp một người bị móc túi, thay vì lên tiếng lại sợ hãi đứng nhìn. Gặp một người bị nạn, thay vì gọi cấp cứu lại lấy điện thoại ra quay. Đây là thái độ sống lệch lạc, hành động đáng lên án và loại bỏ.
Là một học sinh, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức với mình. Luôn rộng lòng yêu thương và tha thứ cho những lỗi lầm của những người xung quanh. Sống như vậy không chỉ đem đến cho bản thân sự thanh thản, bình yên mà còn đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho những người xung quanh ta.
“Lá lành đùm lá rách” là đạo lí sống tốt đẹp của cha ông ta. Trong xã hội hiện đại nhiều giá trị đạo đức bị phai nhạt, bào mòn nên chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị đạo đức tốt đẹp này của dân tộc. Tình yêu thương, lòng nhân ái là cái cốt lõi để có được xã hội yên ổn, phát triển.
Tinh thần tương thân tương ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và điều đó được thể hiện qua câu: “Lá lành đùm lá rách”.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Khi gói những chiếc bánh ta thường bọc nhiều lớp lá lên nhau. Lá rách ở trong, lá lành ở ngoài. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
Có ai mà phải sống cô lập với xã hội. Chính vì vậy, họ luôn cần đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Dù “lành” hay “rách” cũng là “lá”, dù “giàu sang” hay “nghèo khó” cũng là con người. Đến những chiếc lá vô tri vô giác còn biết che chở cho nhau. Vậy thì con người sao không thể đùm bọc giúp đỡ nhau. Con người cần phải biết cảm thông, giúp đỡ nhau. Đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng là giúp đỡ chính bản thân.
Dù sống ở miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều… thì tất cả đều chung dòng máu của người Việt Nam. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng “hạt muối cắn đôi” với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Dù là quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, dân tộc ta đều giữ lấy tấm lòng vàng bao bọc, cưu mang đồng bào. Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân ta đã thực hiện phong trào “nhường cơm sẻ áo”, “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Ngày hôm nay, nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh thì tinh thần ấy lại trỗi dậy mãnh liệt. Những điểm phát lương thực, thực phẩm, khẩu trang… miễn phí giúp đỡ người nghèo. Những món ăn đầy sáng tạo như bánh mì thanh long, bún dưa hấu… đã giúp đỡ bà con nông dân khi nông sản không thể xuất khẩu được. Tất cả đều thể hiện một tấm lòng tương thân tương ái của người Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, lợi dụng dịch bệnh để kiếm lợi cho bản thân. Họ là những người đáng phê phán.
Như vậy, câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là tấm lòng nhân ái bao la giữa con người với con người.
Dân tộc Việt Nam được biết đến từ xưa đến nay với tinh thần tương thần tương ái. Đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhủ thế hệ sau giữ vững truyền thống tốt đẹp đó.
Đầu tiên, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những chiếc lá được con người sử dụng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Những người có cuộc sống tốt đẹp khá giá sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người.
Advertisement
Trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng đều được sống trong hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì điều đó, chúng ta là những người được hưởng cuộc sống ấm no, đầy đủ về vật chất cần biết chia sẻ cho những người khó khăn hơn. Bởi khi biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương của những người chúng ta giúp đỡ. Bản thân cũng sẽ cảm thấy thanh thản và hạnh phúc. Có vậy, xã hội sẽ ngày một phát triển hơn. Cũng như bản thân cũng cảm thấy hạnh phúc hơn.
Trong những ngày không quên của năm 2023 vừa qua, khi mà đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người trên thế giới. Thì ở Việt Nam, chúng ta thật tự hào khi “chiến thắng đại dịch”. Toàn thể nhân dân đã đoàn kết một lòng và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đầu tiên, đó là những chính sách hỗ trợ đến từ Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, người thất nghiệp… do ảnh hưởng của đại dịch. Tiếp đến là những phát minh đầy sáng tạo và tình người như cây ATM gạo, ATM khẩu trang… – ai cần thì đến lấy, tất cả đều miễn phí. Đó chính là tinh thần “lá lành đùm lá rách” thật đáng quý của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ý thức được tránh đi thái độ coi thường dè bỉu xa lánh những người mang thân phận “lá rách”, thay vào đó là cảm thông và chia sẻ để cuộc sống của họ và bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Tóm lại, câu tục ngữ trên chứa đựng một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Bởi “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) để lan tỏa những yêu thương tốt đẹp cho cuộc đời.
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được coi là vốn kinh nghiệm quý giá. Mỗi câu tục ngữ lại ẩn chứa những bài học sâu sắc về cách sống, cách làm người. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Đầu tiên, xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh những chiếc bánh thường thường bọc nhiều lớp lá. Những lá rách ở bên trong, những lá lành ở bên ngoài. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh: “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Cách sống này là hoàn toàn đúng đắn. Bởi trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng được sống trong nhung lụa, sung sướng. Có những người phải chịu đựng những khổ cực về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh cho tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2023 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.
Chính vì đó, thế hệ trẻ hôm nay hãy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Phải biến những tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình. Tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời răn dạy quý giá của ông cha ta để lại. Mỗi người hãy ghi nhớ để có thể trở thành những con người sống biết yêu thương để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Một trái tim còn đập là trái tim biết yêu thương. Cuộc sống có yêu thương, mới có hạnh phúc. Và con người Việt Nam vẫn giữ gìn được tinh thần tương thân tương ái. Quả đúng với tinh thần của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” mà ông cha ta đã để lại.
Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.
Ca dao, tục ngữ để lại những lời khuyên quý giá cho con người. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã gửi gắm bài học về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – tinh thần tương thân tương ái.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” – Lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắc nhở con người bài học về lòng yêu thương. Cùng đề cập đến vấn đề này, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cũng đã gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.
“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” – tình yêu thương rất quan trọng với con người. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Lá lành đùm lá rách” để răn dạy con cháu bài học về tình yêu thương.
Ông cha ta có câu:
Bài ca dao gửi gắm bài học về lòng yêu thương con người. Cũng cùng quan điểm với bài ca dao trên, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn nhưng lại mang tính nhân văn sâu sắc.
Tóm lại, câu tục ngữ trên chứa đựng một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Bởi “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) để lan tỏa những yêu thương tốt đẹp cho cuộc đời.
Trái đất sẽ thật lạnh giá nếu như không có tình yêu thương. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi chúng ta. Hãy biết yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Quả thật, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.
Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:
Trong cuộc sống, chúng ta cần biết cho đi yêu thương. Bởi vậy lời răn dạy của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cũng thật giá trị.
Như vậy, “Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu giá trị. Hãy biết trao đi yêu thương, sự sẻ chia để có thể nhận lại những điều tốt đẹp hơn.
Trái đất sẽ thật lạnh lẽo nếu không có tình yêu thương. Con người cần phải sống biết yêu thương, chia sẻ như bài học mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” muốn gửi gắm đến mỗi người.
Lạc Bước Giữa Rừng Cao Su Thay Lá Ở Gia Lai
Không chỉ có sắc vàng rực rỡ của dã quỳ hay sắc hồng thơ mộng của đồng cỏ, mùa khô Gia Lai còn có những cánh rừng cao su chuyển mình thay lá đẹp như tranh.
Sau chuyến xe đêm từ TP. HCM, tôi tìm về cao nguyên đại ngàn. Cách TP HCM hơn 500 km, Gia Lai là một tỉnh rộng lớn của Tây Nguyên. Về với Gia Lai là về với những con đường đất đỏ bazan thơm nồng, về với nắng, gió, về với “đôi mắt Pleiku” – biển Hồ đã đi vào thơ ca, về với sự hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng và những con đường cao su đẹp như tranh vẽ. Gia Lai là vùng trồng cao su lớn của cả nước, toàn tỉnh hiện có khoảng 88.000 ha cao su.
Đặc trưng khí hậu của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng là hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Trong khi mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thì thời điểm chuyển sang tháng 11 là khi đất trời Gia Lai bước vào mùa khô, độ ẩm và nhiệt độ thấp. Những ngày cuối đông đầu xuân, khi rừng rục rịch thay áo, lá bắt đầu trút xuống miên man khắp cả một khoảng trời rộng lớn.
Tôi tìm về Chư Păh, một huyện của Gia Lai cách trung tâm Pleiku 30km. Khi nhà thưa thớt dần và những con đường xuyên qua rừng cao su bắt đầu hiện ra trước mắt. Tôi ngỡ ngàng vì những cánh rừng ở đây rộng lớn hơn những gì mình đã hình dung trong đầu.
Dọc hai bên đường là những hàng cây cao su được trồng thẳng tăm tắp, thân cây tuy khẳng khiu, trụi lá nhưng vô cùng vững chãi và đầy kiêu hãnh như tính cách mộc mạc, chịu khó của người dân nơi đây. Trên thân cao su có những vết cứa là dấu vết để lại sau khi nông dân thu hoạch mủ.
Những hàng cây cao su cứ thế nối tiếp nhau không có điểm kết thúc. Tôi đi mãi, đi mãi nhưng cũng không thấy một mái nhà dân nào. Tôi chợt nghĩ, hay là mình đã đi lạc? Những con đường vắng vẻ tới mức chỉ cần nghe thấy một tiếng sột soạt dưới đám lá cũng có thể làm tôi giật mình. Thỉnh thoảng có vài chiếc xe máy chạy ngang qua. Sự hoang vu, heo hút trong những phút đầu đã khiến tôi hoang mang, thậm chí muốn òa khóc. Vừa cầm lái, tim đập thình thịch, mắt vừa dáo dác xem có ai phía sau không. Chốc chốc, tôi nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu để kìm hãm nỗi sợ.
Sau vài phút nghỉ chân, gió lùa vào áo khoác, nhìn đám lá đỏ vàng in giữa nền trời, tôi như bị thôi miên. Tôi đứng lại, đầu tiên là cảm thấy lạ lẫm, bé nhỏ trước thiên nhiên, rồi sau đó là ngẩn ngơ trước bức tranh ấn tượng, sống động đầy quyến rũ nơi cao nguyên đất đỏ bazan.
Rừng cây thay lá không đều. Có những vạt rừng, lá cao su đã rụng xếp đầy dưới gốc cây như những tấm thảm trải dài trên mặt đất. Có những đoạn lá chỉ vừa chuyển vàng, đỏ. Giữa nền trời xanh mây trắng bay, sắc màu vàng, đỏ của những chiếc lá điểm xuyết khắp con đường ngay lập tức thu vào tầm mắt tôi, đôi mắt luôn khát tìm vẻ đẹp của thiên nhiên. Phải chăng trong nhiều tình huống, đi lạc cũng là cách hay nhất để tìm ra cái đẹp? Nhìn những hàng cao su đứng thẳng tăm tắp, tôi tự hỏi người dân đã bỏ bao nhiêu công sức để có những “công trình” quy mô như thế.
Bỗng chốc, tôi lại cảm thấy mình thuộc về cái không khí nơi tôi đang dừng chân – không ồn ào, đông đúc khách thập phương đến check-in. Không gian đủ rộng để tôi thả hồn vào mây gió, hít thở thật chậm để cảm nhận mùi hương của rừng núi, đủ tĩnh lặng để lắng nghe hơi thở đại ngàn.
Có lẽ tạo hóa và bàn tay con người đã vô tình tạo nên bức tranh hài hòa khi xếp những cánh rừng cao su lên trên dải đất bazan đỏ rực, rồi ưu ái dệt thêm vào bức tranh ấy màu nắng lấp lánh và những bờ cỏ khô giòn rụm.
Ở các huyện lân cận thành phố Pleiku (tỉnh lỵ của Gia Lai) như Chư Păh, Chư Sê, Chư Prông…, sẽ có rất nhiều con đường cao su như thế. Tôi tin rằng nếu đến đây bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và bị “đánh cắp trái tim” bởi sự hoang dã, đầy mộng mị, bí ẩn và quyến rũ của những cánh rừng.
Writer: Lê Phương
Đăng bởi: Đức Lê
Từ khoá: Lạc bước giữa rừng cao su thay lá ở Gia Lai
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Lan Ý Bị Vàng Lá, Héo Lá, Cháy Đầu Lá, Nguyên Nhân &Amp; Cách Khắc Phục trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!