Xu Hướng 9/2023 # Cây Đa Lông: Công Dụng Của Loài Cây Đa Có Tên Gọi Đặc Biệt # Top 10 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Đa Lông: Công Dụng Của Loài Cây Đa Có Tên Gọi Đặc Biệt # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Đa Lông: Công Dụng Của Loài Cây Đa Có Tên Gọi Đặc Biệt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả dược liệu

Cây to, cao 10 – 15m hay hơn. Cành mập, lúc đầu có lông dài, sau nhẵn. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình bầu dục hoặc trái xoan, gốc tròn, đầu hơi nhọn, lúc non có lông dày ở cả hai mặt, sau nhẵn. Cuống lá dài 0,7 – 1,5cm, có lông, sau nhẵn, lá kèm dài 1cm, có lông dày màu vàng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá đơn độc hoặc đôi một, hình trứng, tổng bao gồm những lá bấc nhỏ. Hoa đực có cuống và lá bấc kèm theo. Hoa cái không cuống hoặc có cuống rất ngắn.

Mùa hoa: vào tháng 4 – 5.  Mùa quả: vào tháng 6 – 7.

1.2. Phân bố, sinh thái

Ficus L là một chi lớn trong họ Moraceae, gồm các cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, bụi và cả dây leo, phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới Nam và Bắc bán cầu. Các nước vùng Đông Nam và Nam châu Á là nơi tập trung nhiều loài nhất.

Trên thế giới: Loài Đa lông có vùng phân bố tương đối, từ Ấn Độ, Srilanca đến Malaysia, các nước Đông Dương, đảo Salomon và vùng Queensland ở Australia.

Ở Việt Nam: Đa lông là loại cây gỗ lớn, khi nhỏ có thể sống bám theo kiểu phụ sinh. Cây mọc rải rác ở các vùng rừng núi trung du hoặc đồng bằng. Cây còn được trồng ở đỉnh chùa, hoặc làng xóm lấy bóng mát. Cây có thể trồng bằng cành, sinh trưởng nhanh và có tuổi thọ hàng trăm năm.

1.3. Bộ phận dùng

Lá và búp lá.

Đa lông có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lơi tiểu, làm ra mồ hôi, hạ sốt, giảm phù thũng.

Ở Việt Nam, lá Đa lông được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng lá thảo dược phối hợp với lá vảy ốc ( lượng bằng nhau) sắc uống vào lúc đói để chứa chứng khí hư. Theo tài liệu nước ngoài, Đa lông cũng như một số loài khác còn được dùng chữa vết thương, mụn nhọt, bong gân, đau lưng.

Theo kinh nghiệm dân gian lá Đa lông được dùng trong những trường hợp sau:

3.1. Chữa vàng da

Lá Đa lông 100g, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, sắc nước làm thang. Nhân trần 160g, Thần khúc 40g, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây thành bột mịn, uống với nước sắc lá Đa lông. Người lớn mỗi lần uống 1 thìa café bột, ngày 3 – 5 lần. Trẻ em tùy tuổi, dùng lượng ít hơn, có thể uống riêng nước sắc lá Đa lông để phòng bệnh.

3.2. Chữa phù thũng

Lá Đa lông 40g, Thương truật, Trạch tả, Trư linh, Bạch linh mỗi vị 12, Mộc thông, Trần bì, Hậu phác, Quế tâm, Xa tiền mỗi vị 8g, Cam thảo 4g. Sắc nước uống.

3.3. Chữa đau đầu, viêm xoang mũi, ngứa mũi, chảy nước trong

Búp lá đa lông, hoa cây tỳ bà, lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu nhạt. Hoặc búp lá đa lông 20g (sao vàng), rễ dâu 40g (dùng sống), quả kê đầu ngựa 20g, cây vòi voi 15g (sao). Sắc uống sau bữa ăn.

3.4. Chữa ho ra máu

Lá hoặc búp đa lông 20g (sao cháy), mạch môn 20g (sao), cỏ nhọ nồi 15g. Sắc nước uống sau bữa ăn.

3.5. Chữa sốt rét

Lá đa lông và lá cối xay, lượng bằng nhau 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống.

Ngoài ra, tua rễ đa 20g, phối hợp với rau dừa nước, tỳ giải, mỗi vị 15g, sắc nước uống chữa tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp.

Bác sĩ Phạm Thị Linh

Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Công Dụng Lọc Không Khí Của Cây Đuôi Công

Cây đuôi công có danh pháp khoa học là Calathea makoyana, thuộc họ Marantaceae xuất xứ ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đuôi công là một loại cây thân thảo, sống được quanh năm, chiều cao trung bình từ 25 – 70cm.

Sở dĩ loại cây này có tên là “đuôi công” vì lá của cây có hình bầu dục tròn, hơi nhọn ở hai đầu và có vân rất giống đuôi của chim công. Lá của cây mọc trên cuống ngắn, cứng khỏe. Mặt dưới của lá có màu đỏ tía trong khi mặt trên lại có màu xanh lục rất độc đáo.

Hoa của cây đuôi công có màu trắng mịn, hoa nhỏ và kết thành chùm. Không chỉ có phần lá cây độc đáo mà hoa của chúng khi nở cũng vô cùng đẹp. Quả của chúng thuộc loại quả nang, nhỏ bé và không có nhiều giá trị.

Dựa vào màu sắc và đặc điểm của cây mà người ta chia cây đuôi công ra thành nhiều loại như:

Cây đuôi công lá dài

Lá của cây đuôi công này có hình thuôn dài và hẹp, lá có thể dài đến 30cm. Mặt trên lá có viền ngoài màu xanh đậm, có các vệt hình bầu dục lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau nhìn rất thích mắt, mặt dưới của lá có màu đỏ tía.

Cây đuôi công đỏ

Cây đuôi công đỏ có thân nhỏ, lá hình bầu dục, to bản. Lá có viền ngoài màu xanh sẫm và trong lá có màu đỏ hồng. Chính bởi màu đỏ bắt mắt của lá mà cây đuôi công đỏ rất được nhiều người ưa chuộng.

Cây đuôi công táo xanh

Đặc điểm của cây đuôi công táo xanh là những chiếc lá tròn, dày. Lá của nó màu xanh lục có gân màu bạc khắp trên mặt lá. Thân cây dày và mọc uốn cong ra ngoài vì vậy cần một diện tích khá lớn để cây phát triển tốt.

Trong phong thủy, cây đuôi công được xem là một loại cây hút tài lộc, may mắn, tượng trưng cho sự tròn đầy và thịnh vượng của gia chủ.

Chính bởi sự đa dạng về màu sắc và chủng loại nên cây đuôi công phù hợp hết với tất cả các mệnh. Tuy nhiên cây đuôi công thuộc hành Mộc nên những người mệnh Mộc trồng sẽ phát huy được hết công dụng của nó.

Người mệnh Mộc trồng loại cây này có thể giảm bớt được sự nóng giận, giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. Ngoài ra mệnh Hoả cũng rất thích hợp để trồng loại cây này. Tro phong thuỷ ngũ hành, Hỏa tương sinh với Mộc, vì thế người mệnh Hỏa trồng loại cây này sẽ rất tốt.

Về tuổi, cây đuôi công hợp với các tuổi Thìn và Dậu, các tuổi này nếu trồng cây sẽ có được một cuộc sống tràn đầy năng lượng, sự hạnh phúc và yên vui.

Công dụng đầu tiên của cây đuôi công đó chính là mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc của bạn. Cây đuôi công có hình dáng và màu sắc rất độc đáo phù hợp để trang trí trong phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, văn phòng,…

Công dụng tiếp theo của cây đuôi công là mang đến sự may mắn và tiền tài, giúp công việc được suôn sẻ. Chính vì thế mà loại cây này thường được làm cho tặng cho bạn bè và người thân trong những dịp khai trương, tân gia mang ý nghĩa cầu chúc sự tốt lành.

Cây đuôi công còn là một loại cây có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng và tạo nguồn cảm hứng tích cực.

Ngoài ra, cây đuôi công còn có công dụng lọc không khí vô cùng tuyệt vời. Nó có khả năng hút khí độc trong không khí và ngăn chặn các tác động gây ra dị ứng. Đồng thời, đặt cây đuôi công ở bàn làm việc gần các thiết bị điện tử còn có khả năng làm giảm các tia bức xạ có hại cho sức khỏe.

Vì cùng họ cây thân thảo nên dù là cây đuôi công lá dài, cây đuôi công đỏ, cây đuôi công táo xanh hay bất cứ loại cây đuôi công nào khác đều có cách trồng và chăm sóc tương tự nhau.

Cách trồng cây đuôi công

Bạn có thể trồng cây đuôi công bằng 2 cách là trồng trong đất và trồng trong nước (trồng thủy sinh). Trồng trong đất, bạn nên chuẩn bị lớp đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Trồng trong nước, bạn chú ý phải thay nước thường xuyên để tránh bệnh, nấm cho rễ cây.

Có thể nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi. Tách cây con từ bụi và đem trồng ở những nơi ấm áp, đất dinh dưỡng để cây nhanh chóng ổn định và phát triển.

Cách chăm sóc cây đuôi công

Ánh sáng: Là một cây cảnh nội thất nên cây đuôi công không ưa ánh sáng mạnh, nếu trồng cây ở những nơi có ánh sáng trực tiếp thì lâu ngày cây sẽ bị cháy lá, thối rễ và chết. Bạn chỉ nên đem cây ra phơi nắng vào buổi sáng sau đó đem vào ở những nơi thoáng mát.

Nhiệt độ: Là loài cây ưa mát nên nhiệt độ thích hợp của cây đuôi công là từ 21 – 29 độ C.

Độ ẩm: Cây đuôi công cần độ ẩm khoảng 60%.

Đất trồng: Đất trồng tơi xốp, nhiều mùn, tránh úng tốt. Trồng trong chậu cần phải có lỗ thoát nước, bạn có thể lót thêm một lớp sỏi phía dưới trước khi cho đất vào chậu để thoát nước tốt hơn.

Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên nhưng vừa đủ tránh để cây bị úng. Không nên tưới cây trực tiếp dưới vòi nước

Bón phân: Bón phân đạm và phân vi lượng cho cây 3 tháng 1 lần. Hoà phân vào nước và tưới cho cây sẽ giúp cây hấp thụ tốt hơn.

Advertisement

NƠI BÁN GIÁ THAM KHẢO (ĐỒNG)

170.000 – 270.000

165.000 – 220.000

60.000 – 200.000

159.000 – 249.000

200.000

100.000

170.000 – 400.000

Lưu ý: Đây chỉ là giá bán mang tính chất tham khảo vì thế bạn nên nhờ sự tư vấn trực tiếp của cửa hàng để biết được giá bán cụ thể của cây đuôi công. Tuỳ thuộc vào giống cây, hình dáng và kích thước cũng như có chậu hay không chậu mà giá bán có sự khác nhau.

Vừa rồi là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về cây đuôi công. Hy vọng bạn sẽ có cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích. Còn chần chờ gì nữa mà không mua ngay cho mình một cây đuôi công phải không nào.

Dầu Gió Thảo Dược Thái Lan Có Gì Đặc Biệt? Công Dụng Ra Sao?

Dầu gió thảo dược Thái Lan (dầu sâm Thái Lan) được chiết xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên dưới dạng tinh dầu. Những loại thảo dược này bao gồm: sâm, bạc hà, đinh hương, hạt tiêu và nhiều loại thảo dược quý khác…

Một điểm đặc biệt khiến dầu sâm được mọi người ưa chuộng là do mùi hương của dầu. Theo nhiều cảm nhận, dầu sâm có mùi thơm dễ chịu, không quá nồng.

Quan trọng nhất, loại dầu này để lâu sẽ không bị mất tác dụng do càng lâu thì tinh chất càng được ngấm kiệt. Dầu sâm sẽ thích hợp cho người ở vùng cao, có không khí lạnh.

Giá của sản phẩm này dao động trong khoảng từ 25.000 – 30.000 đồng một chai 10ml.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió do dầu có hương thơm dễ chịu lại vừa có tính chất sát khuẩn.

Thích hợp cho những người bị viêm xoang, làm giảm triệu chứng đau đầu.

Giảm các cơn đau ở vị trí khớp tay, chân. Thường được xoa vào chỗ nhức mỏi, thích hợp cho người già thường xuyên bị nhức mỏi, khó chịu ở tay chân khi thời tiết thay đổi.

Giảm ngứa ngáy tại nơi côn trùng cắn, giảm sưng da và ngứa.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu sâm thay dầu xanh hay dầu nóng.

Dầu gió sâm thường được sử dụng với liều lượng tùy theo diện tích của vị trí cần thoa dầu.

Không có quy định cụ thể về liều dùng của dầu sâm đối với người lớn và trẻ em. Thường sẽ thoa một lớp dầu mỏng lên vị trí cần.

Có rất nhiều cách sử dụng dầu gió sâm Thái Lan, có thể dùng các cách dưới đây:

Thoa dầu sâm vào vùng da bị ngứa, khó chịu, đau nhức.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu sâm theo dạng xông trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…

Xông, hít nhẹ, ngửi dầu vào vùng mũi họng.

Tắm nước ấm có pha thêm một ít dầu sâm.

Dầu gió sâm được chiết xuất từ các thành phần từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Ít các trường hợp được ghi nhận lại có xảy ra tác dụng ngoại ý khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng dầu sâm cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng trên da như nóng rát, nổi mẩn đỏ…

Trong trường hợp sau khi sử dụng dầu gió sâm xảy ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường bạn nên ngưng sử dụng. Tiếp đến, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và điều trị để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ.

Mặc dù dầu gió sâm được chiết xuất từ các thành phần từ thiên nhiên, lành tính, nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng như sau:

Không thoa dầu trực tiếp lên chỗ vết thương đang bị viêm, loét.

Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.

Ở trẻ em, không nên sử dụng nhiều dầu gió do trẻ có làn da nhạy cảm, khi thoa nhiều sẽ dễ dẫn đến kích ứng.

Dầu gió thảo dược Thái Lan hầu như chỉ có tác dụng tại chỗ, không có tác dụng toàn thân. Vì vậy, việc tương tác thuốc với những thuốc dùng đường toàn thân như tiêm hay uống là hiếm xảy ra. Đồng thời, dầu sâm được sản xuất từ việc chiết xuất các nguyên liệu tự nhiên, tương đối lành tính.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng đồng thời dầu sâm với các thuốc bôi ngoài da khác. Tốt nhất là không sử dụng chung 2 sản phẩm này với nhau để tránh việc các thuốc bôi không đạt hiệu quả như mong đợi.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Nhiệt độ bảo quản không quá 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, hy vọng YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi về dầu gió thảo dược Thái lan. Công dụng, cách dùng và những điều cần chú ý khi sử dụng. Theo đó, trong quá trình sử dụng, nếu có xảy ra bất cứ vấn đề về sức khỏe nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

9 Món Đặc Sản Gọi Tên Miền Đất An Giang

Đường thốt nốt, cơm tấm Long Xuyên, bánh bò rễ tre, bún cá Châu Đốc hay canh cá linh bông điên điển là những món ăn nức tiếng ở An Giang.

Du lịch An Giang thưởng thức 9 món đặc sản nổi tiếng

Đường thốt nốt 

Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản của người An Giang. Đường thốt nốt chính hiệu được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.

Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon ngọt, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị.

Đường thốt nốt được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị.

Bánh bò rễ tre

Bánh bò là một loại bánh quen thuộc nhưng bánh bò rễ tre thì chỉ ở An Giang mới có. Sở dĩ có tên gọi là bánh bò rễ tre vì khi cắt ngang miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông y hệt như rễ tre – một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon.

Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt. Bánh sản xuất không hương liệu, phẩm màu, có thể để qua ngày.

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một món ăn đặc sản của Châu Đốc, An Giang nói riêng và của vùng Tây Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là một món ăn trong bữa cơm hằng ngày mà còn là mồi nhậu rất “bén” mà cánh đàn ông đặc biệt yêu thích.

Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá lóc đồng, thật tươi và đem rửa cho sạch bùn nhớt. Sau đó, người ta xuyên một que tre qua thân cá (mà không cần đánh vảy hay làm ruột) rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô lên và châm lửa đốt.

Cá lóc nướng trui, đặc sản khó quên ở An Giang.

Nướng cá phải chín vừa phải, sao cho vảy cá cháy đều nhưng không làm khét thịt cá. Khi cá vừa chín tới, phần vảy cá cháy được cạo bớt và trút ra khỏi que tre rồi thưởng thức.

Cá lóc nướng trui ngon khi chín đều sẽ để lộ phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức. Ăn kèm là bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm kèm nước mắm chua ngọt, nước mắm me đều ngon hết sảy.

Cơm tấm Long Xuyên

Dọc đường về Long Xuyên, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn phổ biến như bún, phở, hủ tiếu, bánh canh… trong đó món cơm tấm Long Xuyên hẳn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị về món ăn tưởng chừng quen mà lạ này.

Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ, vừa đẹp mắt lại vừa tiện lợi cho người ăn. Thịt sườn khi nướng cũng được cắt thành lát dài, ướp gia vị rồi mới đem nướng.

Đặc biệt, ngoài phần thịt sườn, đĩa cơm tấm ở Long Xuyên còn có thêm món trứng kho như món thịt kho tàu, trứng có màu gạch tôm và thấm gia vị rất tuyệt. Khi bày trí trên phần cơm, trứng cũng được cắt thành từng lát mỏng giúp người ăn không có cảm giác ngán.

Mỗi phần cơm tấm ở Long Xuyên dao động từ 20.000 đồng. Có dịp về Long Xuyên, bạn có thể ghé quán cơm tấm Cây Điệp (số 67 Lý Tự Trọng, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên) để thưởng thức sự độc đáo của món cơm tấm này.

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc gần như giữ được trọn vẹn hương vị nguyên sơ của nó.

Bún cá là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng như bún cá Cà Mau, bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang… Trong số đó bún cá Châu Đốc nổi tiếng hơn cả vì gần như giữ được trọn vẹn hương vị nguyên sơ của bún cá (vốn có nguồn gốc từ Campuchia).

Nước lèo món bún cá Châu Đốc được ninh từ xương heo, nêm thêm mắm cá linh, mắm ruốc để tạo nên hương vị độc đáo. Phần cá phải là cá lóc, luộc chín rồi xào sơ qua với nghệ để giảm mùi tanh, tăng hương vị cho món bún cá.

Món bún cá Châu Đốc thường được ăn kèm rau diếp cá, húng quế, bắp chuối và bông điên điển, rất đặc trưng miền Tây.

Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò – một món ăn truyền thống của người Chăm (là những người theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn).

Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi… để làm gia tăng hương vị cho từng khúc lạp xưởng. Món lạp xưởng bò thường được nướng hoặc chiên để ăn kèm với cơm rất ngon, thậm chí làm mồi nhậu cũng rất “bắt”.

Lẩu mắm

Lẩu mắm là một trong những đặc sản của người miền Tây. Và món lẩu chỉ thực sự ngon khi nước lẩu được chế biến từ mắm cá linh hay mắm cá sặc Châu Đốc, An Giang.

Lẩu mắm là một trong những đặc sản của người miền Tây.

Nước lẩu được nấu từ xương heo kết hợp cùng mắm linh hoặc mắm sặc, sau đó thêm vào ít nấm rơm, cà tím để gia tăng hương vị. Những nguyên liệu ăn lẩu mắm thường là thịt ba rọi, tép bạc, cá basa, lươn, thịt bò, ốc bươu… tạo thành một nồi lẩu thập cẩm, đậm đà hương vị.

Đặc biệt, món lẩu mắm không thể thiếu rau sống ăn kèm là các loại bông điên điển, bông so đũa, lục bình… của miền Tây dân dã.

Chuột đồng nướng muối ớt

Chuột đồng nướng muối ớt là một trong những món ăn ngon hết sảy của người miền Tây. Loại chuột dùng để ăn thịt là chuột đồng, quanh năm ăn lúa nên chắc thịt, thịt béo và rất ngọt.

Thịt chuột khi làm sạch sẽ đem ướp với muối, sả, ớt và các loại gia vị khác trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều rồi cho lên bếp than nướng. Khi thịt chín sẽ có mùi thơm phức, miếng thịt săn lại và có màu vàng ruộm trông rất bắt mắt. Xé từng miếng thịt nóng hổi, chấm muối tiêu chanh và nhâm nhi vài ly rượu đế quả thì không có cao lương mĩ vị nào có thể sánh bằng.

Canh chua cá linh bông điên điển

Có hai thứ làm nên đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây là cá linh và bông điên điển. Cũng chính hai nguyên liệu này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển đặc trưng của người miền Tây.

Mùa nước nổi đến An Giang nhớ thưởng thức món canh chua cá linh bông điên điển.

Món canh chua này cũng được nấu tương tự như các loại canh chua thông thường khác. Cá linh sau khi làm sạch thì cho vào nồi nước me chua nấu. Đợi nước sôi rồi tiếp tục các nguyên liệu như giá, cà chua, ngò gai, rau thơm và bông điên điển vào nồi, nêm nếm gia vì rồi nhắc xuống.

Món canh chua cá linh hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt thanh kèm chút beo béo của cá linh non, nước canh chua cùng với mùi thơm từ các loại rau nêm khiến bạn ăn mãi không thấy ngán.

1. Khách sạn Victoria Châu Đốc 

2. Khách sạn Victoria Núi Sam Lodge 

3. Khách sạn Phú Thông Châu Đốc

Đăng bởi: Thịnh Nguyễn

Từ khoá: 9 món đặc sản gọi tên miền đất An Giang

9 Loài Cây Cảnh Dễ Trồng, Sống Không Cần Nước

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài

[xem]

Lô hội (hay còn gọi là nha đam)

Cây lô hội là loài cây rất quen thuộc với chúng ta với rất nhiều công dụng như chữa mụn, làm sạch da, làm nước uống… Không những thế, nếu trồng chúng làm cây cảnh bạn sẽ nhận ra rằng nó vô cùng hữu ích vì đây là loại cây có thể sống tốt mà không cần đến sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của các “cô chủ”, “cậu chủ”.

Với những cây lô hội còn bé, bạn có thể tưới nước cho nó mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng một lần vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu mùa hè trời mưa nhiều, bạn có thể sẽ không cần tưới nước cho nó.

Cây kim tiền

Cây kim tiền không những là một cây trồng “dễ tính” mà nó còn là loài cây được rất nhiều người trồng vì chính cái tên của nó – phát tài phát lộc. Cây này có thể trồng trong một chiếc chậu nhỏ xinh.

Cây kim tiền rất hiếm khi cần nước, vì vậy bạn chỉ cần mỗi tuần tưới nước cho nó một lần. Nếu đến ngày tưới cây mà bạn vẫn thấy đất ẩm thì không cần tưới nữa bởi có thể những chiếc lá rụng xuống sẽ là nguồn cung cấp chất mùn và độ ẩm cho đất. Trong suốt mùa thu và mùa đông, bạn nên giảm lượng nước tưới xuống, chỉ cần 1-2 lần mỗi tháng là đủ.

Spurge – cây đại kích

Với hình ảnh những bông hoa đỏ rực, cây đại kích là một trong những loài cây được rất nhiều người yêu thích trên thế giới.

Trong suốt mùa xuân và mùa hè, bạn sẽ không cần tưới nước quá nhiều, bạn chỉ cần tưới nước vừa phải, chỉ khi thấy đất gần khô mới phải tưới. Còn vào mùa đông, bạn nên tưới khoảng 2-3 lần mỗi tháng. Với loài cây này, đất khô sẽ tốt hơn đất ướt.

Cây trầu bà (Hoàng tâm điệp)

Cây trầu bà hay còn gọi là cây hoàng tâm điệp cũng là loại cây rất dễ sống, không những thế nó còn giúp không khí trong nhà sạch hơn, trong lành hơn, vì vậy rất nhiều người chọn nó làm cây cảnh.

Trong suốt những tháng mùa xuân và mùa hè, bạn chỉ cần tưới nước 5-7 ngày một lần (nếu trồng cây ở nhiệt độ phòng). Còn vào mùa đông, bạn có thể kéo dài thời gian này ra, khoảng 7-10 ngày.

Lan bình rượu

Lan bình rượu với hình dáng khá lạ mắt, lại mang đến tài lộc, phú quý cho gia chủ nên rất nhiều gia đình chọn nó làm cây cảnh. Không những thế, cây lan này còn rất dễ sống, nó không cần đất quá ẩm mới có thể sống tốt.

Với cây lan bình rượu này bạn có thể tưới cây theo tháng, khoảng 20-30 ngày lại tưới cây một lần.

Cây lá bỏng (cây sống đời)

Cây lá bỏng (cây sống đời) có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt, đây cũng là đặc điểm chung của nhóm Bryophyllum thuộc chi Kalanchoe. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ. Lá dùng để đắp lên vết bỏng.

Cây sống đời dễ trồng, có thể trồng bằng cây con tách từ cây mẹ hoặc bằng lá cũng được. Với loài cây này, bạn sẽ không cần phải tưới nước quá nhiều vì nó không chịu được úng. Khoảng 2-3 ngày bạn nên tưới nước cho cây một lần nếu trong điều kiện phòng nhưng mỗi lần tưới chỉ nên tưới ít mà thôi. Thậm chí ngay cả khi bạn quên thì nó vẫn có thể sống tốt.

Podocarpus – Cây bụi

Cây bụi được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh vì nó đẹp, tạo dáng bonsai nghệ thuật và còn rất dễ sống. Nó có thể sống trong nhà bạn tốt, y như khi nó sống ngoài trời vậy. Vào mùa hè bạn chỉ cần tưới nước vừa phải, mùa đông bạn thậm chí phải chăm sóc nó ít hơn.

Cây lưỡi hổ

Loài cây này có thể giữ nước ngay trong những chiếc lá của nó, đó cũng là lý do giải thích tại sao bạn không cần tưới nước cho nó quá nhiều. Dù bạn 1 tháng tưới nước cho nó một lần thì nó cũng không hề dễ bị khô héo.

Cây sen đá

Cây sen đá không những dễ sống mà nó còn sống tốt, sống khỏe mạnh, sinh sôi nhanh chóng mà không cần quá nhiều sự chăm sóc. Nếu mùa hè thời tiết kho hạn, bạn có thể sẽ phải tưới nước cho nó 1-2 lần mỗi tuần, tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ phòng thì cứ 7-10 ngày mới phải tưới một lần. Điều quan trọng bạn nên làm đó là hãy quan sát đất, chỉ khi thấy nó khô bạn mới cần tưới nước mà thôi.

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Công Dụng Và Cách Dùng Cây Lược Vàng Tốt Cho Sức Khỏe

Cây lược vàng là cây gì?

Tùy theo mỗi vùng miền mà cây lược vàng có những tên gọi quen thuộc khác như lan rũ cây giả khóm, địa lan vòi, cây bạch tuộc hoặc trái lá phất dũ. Ngoài ra, cây lược vàng còn có tên khoa học là callisia fragrans và basket plant, thuộc họ Thài Lài, ưa bóng râm cũng như dễ sinh trưởng ở nơi có nhiều bóng râm.

Đặc điểm của cây lược vàng

Là một loài thân thảo, thân cây lược vàng lâu năm có thể cao đến gần một 1m, lá có hình elip và sẽ dài đến 25cm, rộng tầm 4cm khi cây đã trưởng thành. Ngoài ra, hoa cây lược vàng còn thường mọc thành nhiều cụm, mỗi cụm khoảng 6 – 12 bông, có màu trắng trong và mùi thơm dịu nhẹ, từ đó tạo nên một chùm hoa nổi bật với vẻ đẹp đầy thu hút.

Ngoài ra, lược vàng còn là loại thảo dược có nguồn gốc từ Mexico, sau đó được đem đi di thực đến một số khu vực ở Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác như Tây Ấn Độ, Nga,… Riêng ở Việt Nam hiện nay, lược vàng đã được trồng tại rất nhiều tỉnh thành mà chủ yếu là ở những nơi ẩm ướt, nhiều bóng râm như các sườn đồi thuộc Tây Bắc.

Bộ phận sử dụng dược liệu

Giống với hầu hết các loại thảo dược khác, các bộ phận thuộc cây lược vàng thường được sử dụng nhất là lá, thân hoặc rễ. Đặc biệt khi cây đã trưởng thành, bạn nên thu hoạch sản phẩm của cây từ lúc sáng sớm, đồng thời phải rửa sạch sau khi thu hoạch xong, sau đó trực tiếp sử dụng cây còn tươi hoặc đem cây sấy khô.

Theo kiến thức Đông Y, cây lược vàng là loại thảo dược có khả năng thanh nhiệt, hóa đờm, cầm máu, tiêu độc, tiêu viêm cũng như hỗ trợ chữa các vết bầm, vết thương rất hiệu quả. Đồng thời, cây còn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề tiêu hoá như viêm đại tràng, loét hành tá tràng hay viêm loét dạ dày,…

Bên cạnh đó, trong nền y học hiện đại ngày nay, chiết xuất từ cây lược vàng còn thường được ứng dụng để ức chế sự phát triển tế bào ung thư, cải thiện sức đề kháng và kích thích sự tăng sinh của tế bào. Đồng thời, các hoạt chất trong cây còn mang giá trị sinh học rất cao đối với cơ thể, trong đó điển hình là những hợp chất sau:

Flavonoid: Ngoài khả năng bảo vệ mạch máu cũng như kích thích tác dụng vitamin C, flavonoid còn đặc biệt hiệu quả trong việc kháng viêm, giảm đau và an thần, từ đó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét tá tràng, dạ dày,…

Steroid: Là một hoạt chất phytosterol có tính sát khuẩn và kháng sinh cao, người ta thường dùng steroid được chiết xuất từ cây lược vàng nhằm để tẩy uế, sát khuẩn cũng như điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm hay rát họng,…

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – viện trưởng Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, cây lược vàng có thể phát huy hiệu quả tối đa khi được sử dụng trong những bài thuốc hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khác nhau và đã qua sự tư vấn từ các thầy thuốc, chuyên gia, trong đó điển hình là những bài thuốc sau đây:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan

Để được hỗ trợ điều trị những bệnh lý về ung thư hay xơ gan, bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 5 lá màng màng và 3 lá lược vàng tươi, sau đó đem rửa sạch, cắt nhuyễn, xay nhỏ rồi chắt lấy nước cốt.

Bước 2 Kế tiếp, bạn cho phần nước cốt vừa rồi đi ngâm cùng 200ml rượu trắng trong khoảng 30 ngày. Hết thời gian này, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc này với lượng khoảng 10 – 15ml/ngày.

Bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Để giúp suy giảm tình trạng đau nhức xương khớp, bạn có thể làm bài thuốc này theo những bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 200g thân và lá lược vàng tươi, sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ và cắt khúc ngắn.

Bước 2 Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp lá trên đi ngâm cùng 1 lít rượu trắng khoảng 40 – 45 độ với thời gian ngâm ít nhất là 2 tháng.

Bước 3 Khi thuốc đã ngâm đủ thời gian, bạn có thể dùng phần rượu thuốc này để thoa vào những vùng bị đau xương khớp, đồng thời massage nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình thẩm thấu các dược chất cũng như giúp làm giảm sự sưng đau.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị men gan cao, viêm gan virus hoặc gan nhiễm mỡ

Để hỗ trợ điều trị các vấn đề về men gan cao, viêm gan virus hay gan nhiễm mỡ, bạn có thể thực hiện bài thuốc theo các bước sau:

Bước 1Đầu tiên, bạn lấy 2 lá mồng tơi xanh và 2 lá lược vàng tươi đi rửa sạch cùng nước muối loãng, sau đó xay nát hỗn hợp trong máy xay và chắt lấy nước.

Bước 2 Kế đó, bạn lấy phần nước vừa rồi để uống vào mỗi tối trước khi ngủ, từ đó giúp làm giảm lượng mỡ trong gan và hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bài thuốc chữa ho, viêm họng

Để có thể phát huy tối đa công dụng trị ho, viêm họng của cây lược vàng, bạn có thể tiến hành làm bài thuốc này theo những bước sau:

Bước 1 Sau khi chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng tươi, bạn đem lá đi rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ để lấy nước cốt.

Bước 2 Sau đó, bạn uống phần nước cốt này 2 lần/ngày vào mỗi sáng và mỗi tối, sau vài ngày sử dụng sẽ thấy tình trạng ho, viêm họng được điều trị cũng như cải thiện đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị gút

Nhằm có thể điều trị bệnh gút, bệnh nhân có thể thực hiện bài thuốc đơn giản này bằng rửa sạch 3 – 4 lá lược vàng tươi, sau đó đem lá đi thái nhỏ, phơi khô và dùng khoảng một nắm lá để pha trà uống mỗi ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Nhằm giúp hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng viêm loét dạ dày, bạn có thể làm bài thuốc này theo các bước sau:

Bước 1 Khi đã rửa sạch 3 – 5 lá lược vàng tươi, bạn đem phần lá này đi xay nhuyễn hoặc giã nát, đồng thời dùng qua rây lọc 1 – 2 lần và thu lấy nước cốt.

Bước 2 Kế tiếp, bạn trộn thật đều phần nước cốt lá cùng mật gấu với tỷ lệ 5:1, sau đó sử dụng hỗn hợp này 2 lần/ngày vào mỗi sáng và mỗi tối. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng ngay sau khi ăn và kiên trì uống trong khoảng 1 tháng để tình trạng sức khỏe được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường

Để hỗ trợ điều trị tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân bị tiểu đường, bạn có thể thực hiện bài thuốc bằng cách sử dụng 3 – 5 lá lược vàng tươi để nhai cả lá hoặc ép lấy nước, đồng thời phải kiên trì sử dụng mỗi ngày thì tình trạng bệnh mới có thể cải thiện, tiến triển.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến, viêm da cơ địa

Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, cây lược vàng thường được dùng trong các bài thuốc giúp suy giảm tình trạng vảy nến, viêm da do di truyền mà không gây tác dụng phụ. Vì thế, để điều trị tình trạng này thì bạn có thể thực hiện một trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1 Khi đã chuẩn bị 5 – 6 lá lược vàng, bạn đun phần lá tươi này cùng với nước sôi cho đến khi nước trong ấm còn khoảng một nửa thì tắt bếp, sau đó chắt nước cốt đều ra 2 bát để uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2 Với 4 – 6 lá lược vàng tươi, bạn đem lá đi giã nát rồi chắt lấy nước cốt để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phần bã còn lại để thoa lên các vùng da bị vảy, viêm nhằm giúp giảm các triệu chứng như ngứa, sưng cũng như kích thích sự bong vảy và mọc da non.

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, bạn có thể làm bài thuốc theo 2 cách sau đây:

Bài thuốc 1 Sau khi rửa sạch 4 lá lược vàng tươi với nước sạch, bạn sẽ nhai sống phần lá này cùng với vài hạt muối trắng, nuốt lấy nước rồi nhả phần bã ra.

Bài thuốc 2 Khi đã chuẩn bị 3 – 4 lá lược vàng tươi, bạn tiến hành loại bỏ vi khuẩn trên lá bằng cách rửa sạch với nước muối, sau đó đem lá đi giã nhuyễn, trộn với ít hạt muối rồi sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp vào vùng hậu môn trong khoảng 30 phút.

Advertisement

Để tránh một số tác dụng phụ khi sử dụng cây lược vàng làm thuốc chữa bệnh, bạn nên lưu ý đến vài điểm sau đây:

Bài thuốc từ cây lược vàng không nên dùng cho ai có hệ miễn dịch suy yếu.

Vì có thành phần là những hoạt chất kháng viêm mạnh, thuốc từ cây lược vàng có thể làm tổn thương phần dây thanh quản của người uống nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng quá mức.

Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ nhằm biết được thể trạng của mình ra sao, từ đó có thể thực hiện bài thuốc hợp lý và phù hợp với bản thân mình.

Điều trị bằng cây lược vàng chỉ phù hợp cho những tình trạng bệnh nhẹ, không nghiêm trọng, vì thế nếu vấn đề bạn gặp có dấu hiệu nặng nề hơn thì bạn nên đến bệnh viện để nhận được sự thăm khám chính xác.

Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc từ cây lược vàng, bạn cũng nên kết hợp với những thói quen sinh hoạt lành mạnh khác như ăn uống khoa học, tập thể dục, chơi thể thao,… để tình trạng sức khỏe có thể được cải thiện đáng kể hơn.

Trên thị trường hiện nay, cây lược vàng vẫn chưa được giao bán rộng rãi mà chỉ có ở một số địa chỉ uy tín, trong đó điển hình nhất chính là Trung Tâm Nghiên Cứu Và Nuôi Trồng Dược Liệu Vietfarm, dược liệu sau khi sấy khô có mức giá khoảng 125.000 đồng/500g và 250.000 đồng/kg cũng như đóng gói trong túi zip rất an toàn, thẩm mỹ.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia – Vietfarm

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Đa Lông: Công Dụng Của Loài Cây Đa Có Tên Gọi Đặc Biệt trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!