Xu Hướng 9/2023 # Câu Chuyện Về Đậu Mơ Đất Hà Thành # Top 10 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Câu Chuyện Về Đậu Mơ Đất Hà Thành # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Câu Chuyện Về Đậu Mơ Đất Hà Thành được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sự ra đời của đậu Mơ

Sau khi nghĩa quân đóng quân, tướng Tam Trinh vào ngôi làng thấy đời sống người dân còn khó khăn nên đã truyền nghề làm đậu phụ cho dân chúng trong làng để có cuộc sống tốt hơn.

Cứ thế người dân của làng đã giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác bí quyết làm đậu Mơ riêng biệt. Nhiều nhà vẫn còn làm bằng thủ công để giữ nguyên được hương vị cũ, vì thế dù đã trải qua nhiều thăng trầm, số lượng gia đình làm nghề cũng không còn nhiều, nhưng với những ai còn yêu nghề họ đều đã cố gắng giữ vững tiếng thơm của thương hiệu đậu phụ Kẻ Mơ.

Quy trình làm đậu Mơ

Quy trình làm đậu Mơ khá vất vả, người làm đậu thường dậy từ rất sớm từ mờ sáng để kịp làm đậu nóng giao cho buổi chợ sáng. Công đoạn sản xuất cũng khá tốn sức và phức tạp mới có thể ra thành phẩm miếng đậu phụ trắng muốt, vuông vức, mềm mại và béo ngậy. Cụ thể theo trình tự như sau:

+ Lựa đậu và ngâm đậu:

Để có được đậu phụ ngon, trước tiên ta phải chọn được loại đậu tương tươi, vàng, không bị sâu mọt, hạt tròn, rắn. Đậu tương tốt nhất là loại đậu trồng ở vùng đất Cao Bằng, sông Mã hay Chiêm Hóa. Sau khi lựa chọn được loại đậu ưng ý, sẽ tiến hành sàng sảy, bỏ vỏ và ngâm trong nước sạch khoảng 3 – 5 giờ.

+ Xay và nấu đậu

Vo tróc lớp vỏ bên ngoài của đậu tương, sau đó đưa vào cối đá để xay và lấy nước cốt đậu. Trong khi xay đậu tương luôn được bổ sung thêm nước nên sau khi xay xong thường thu được một lượng nước cốt đậu lớn.

Lưu ý: Lượng nước vừa đủ để xay đậu được có độ sánh mịn đạt chuẩn.Tiếp theo, phần nước cốt đậu được cho vào một túi vải thô vắt để lọc bớt chất xơ, phải lọc nhiều lần thật kỹ thì nước đậu mới tinh khiết và ngon. Sau vắt chỉ giữ lại phần nước và bỏ phần bã.

Nước đậu sống được đưa vào nấu chín bằng chảo lớn đun bằng bếp than đá. Đây là một trong những khâu then chốt quyết định chất lượng đậu phụ có ngon hay không. Nếu đậu chín non ăn sẽ không ngọt, còn quá lửa ăn sẽ có mùi khét cũng không ngon.

Nước đậu vừa chín tới được đổ ra một cái chum đất lớn và để nguội bớt đến nhiệt độ khoảng 80 °C. Bắt đầu tiến hành thêm nước chua, rồi dùng tay nhẹ nhàng khuấy đều cho đến khi nước đậu kết lại thành những mảng trắng thì dừng lại, để trong ít phút, những mảng đậu lắng xuống và kết thành óc đậu. Nước đậu ban đầu có màu trắng sữa sau kết tủa sẽ chuyển sang trong và có ánh vàng nhạt với từng đám óc đậu lơ lửng.

+ Gói, nén và bóc đậu Mơ

Phần óc đậu được vớt nhẹ nhàng cho vào một chiếc khăn xô nhỏ được đặt chéo và gói lại, sau đó thả vào khuôn gỗ có dạng hộp đứng dài khoảng 45 cm, rộng 4 cm, cao 40 cm. Khuôn này vừa dùng để gói cũng vừa dùng để ép đậu, trong lòng khuôn thường đặt được từ 20 – 30 chiếc đậu một mẻ.

Đậu sau khi xếp đầy khuôn sẽ tiến hành ép. Người làm đậu cho thêm một số thanh gỗ vào lòng khuôn và đè nặng lên những thanh gỗ để ép những chiếc đậu cho chảy hết nước chua ra, từng chiếc đậu lúc này vẫn còn rất nóng. Ép đậu khoảng 30 phút thì mới chắc bánh và thơm ngon.

Sau khi óc đậu đã đông đặc, gói vào khăn vải mỏng được đặt chéo và thả đậu vào khuôn gỗ. Loại khuôn này vừa dùng để gói vừa dùng để ép đậu. Thời gian ép đậu khoảng 30 phút. Đậu ép xong được dỡ ra để nguội. Những bìa đậu trắng vừa lột ra vẫn còn nóng hổi được xếp vào sàng đem bán ngay hoặc ngâm vào chậu nước lạnh.

Đậu ép xong được dỡ ra để nguội và bóc lớp vải xô bao quanh bên ngoài. Từng chiếc đậu Mơ thành phẩm sau khi lột ra vẫn còn nóng hổi được xếp lên sàng bán ngay hoặc bỏ vào nước lạnh để bảo quản.

Thưởng thức đậu Mơ

Từ xưa đến nay, đậu Mơ vẫn mài luôn là một món ăn bình dân, rẻ mà ngon, nó là món khoái khẩu của người dân Hà Nội, thường xuyên góp mặt trong mọi bữa cơm gia đình. Đậu phụ mới còn nóng hổi, có thể ăn ngay mà không cần chế biến, thường được chấm với mắm tôm, mắm tép hoặc nước mắm tỏi là đã đủ ngon.

Bên cạnh đó, đậu Mơ rán cũng được xem là món ăn phổ biến nhất tại Hà Nội, đậu được rán trong mỡ sôi già để đạt độ vàng ròn đúng điệu, vỏ ngoài giòn giòn bên trong mềm mại gây khoái khẩu cho người thưởng thức. Đậu rán có thể ăn với cơm hoặc bún và món bún đậu mắm tôm ăn với nhiều chả, dồi, lòng,… cùng các loại rau là món yêu thích của rất nhiều người.

Phần lớn khi mở quán bún đậu mắm tôm người ta hay chọn loại đậu Mơ cho mẹt của mình, nhằm đạt được độ thơm ngon nhất cho món ăn và qua đó giúp thực khách nếm trọn vị đặc sắc của món ăn chơi nổi tiếng này.

Với độ mềm mịn và hương vị đặc trưng riêng biệt khó có được ở những loại đậu khác, đậu Mơ không chỉ là món ăn thông thường mà còn là cả một tinh hoa gây thương nhớ đối với người làng Mai Động nói riêng và người Hà thành nói chung.

10 Câu Chuyện Hay Về Sự Kiên Trì, Cố Gắng Trong Cuộc Sống

Sống trên đời giống như đang chèo thuyền ngược dòng nước, chỉ có không ngơi nghỉ mới có thể tới được bến bờ. Cũng vậy, con người phải cố gắng vượt qua trở ngại và có lập trường kiên định thì mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời mà bạn buộc phải đối mặt với khó khăn đến mức muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, từ bỏ không phải là một sự lựa chọn. Người dễ dàng từ bỏ mục tiêu thì không bao giờ làm được việc lớn. Nên nhớ rằng thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Muốn nếm trái ngọt thì phải là người gieo hạt, kiên nhẫn chăm sóc cây từng ngày và bảo vệ nó trước sóng gió. chúng mình xin giới thiệu những câu chuyện hay về sự kiên trì, cố gắng trong cuộc sống. Hi vọng qua những câu chuyện này các bạn sẽ có được những bài học hay cho chính bản thân mình.

GIEO GIỐNG!

Hạt đậu xanh nảy mầm chỉ sau một đêm ủ với bông ẩm, hạt ớt cần khoảng 48h, đu đủ cần 15 – 20 ngày, hạt táo cần đến 3 tháng và phải ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo. Cây nào có thời gian nảy mầm của cây đó, không cưỡng ép được. Miễn là môi trường thuận lợi, nước nôi đầy đủ.

Trong công việc và cuộc sống cũng vậy. sẽ có những lúc chúng ta gieo hoài, gieo hoài mà sao không thấy kết quả. Chúng ta bắt đầu nhìn qua bên cạnh thì thấy bạn bè, đồng nghiệp phát lộc và nảy sinh rất nhiều hoa trái. Tự nhiên chúng ta hoài nghi chính bản thân mình, hoài nghi môi trường không phù hợp, hoài nghi tất cả và mất dần sự tự tin ban đầu. Điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thất bại.

Bài học rút ra:

Chúng ta chỉ đang gieo những hạt giống khác với những người xung quanh mà thôi. Chỉ cần tiếp tục kiên trì, tiếp tục chăm bón đúng cách thì chắc chắn bạn sẽ gặt được thành quả. Đừng bỏ cuộc. Công việc cũng vậy, tình yêu cũng vậy.

Trụ Vương đào hầm

GIEO GIỐNG!

hời Trụ Vương, hôn quân nắm quyền, rất nhiều hiền tài chết oan trong ngục. Ngày nọ, có thêm hai người vào ngục lao. Họ là hai cha con, nghe nói là thủ hạ của Chu Vũ Vương.

Như nhiều người khác, con trai vừa vào ngục đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vào đây thì chỉ có một con đường chết. Xưa nay, chưa có một phạm nhân nào có thể sống mà ra ngoài. Người cha an ủi con trai, nhất định sẽ nghĩ ra cách, nhất định sẽ có hy vọng.

Trụ Vương đào hầm

Câu chuyện đâò giếng

Trụ Vương đào hầm

Thời cổ, có hai người đi đào giếng. Một người tương đối thông minh, lúc chọn địa điểm, chọn một nơi tương đối dễ đào ra nước. Người thứ hai khá ngốc, không biết xem địa chất, tùy tiện chọn một nơi rất khó đào ra nước.

Người thứ nhất nhìn thấy nơi người thứ hai chọn, cười thầm trong lòng, sinh ra một kế, muốn chiếm lợi của người thứ hai, thế là giả vờ nói: “Chúng ta cá cược đi. Chúng ta thi đấu thử xem, ai đào ra nước trước người đó chính là kẻ thắng lợi. Kẻ thất bại phải mời kẻ thắng đến quán rượu tốt nhất vùng này để uống rượu. Thế nào, dám thử không?”

Người thứ hai nghĩ ngợi, cảm thấy cá cược đào lên càng có động lực, thế là đồng ý ngay. Người thứ nhất tự cho là nắm chắc thắng lợi, đào bữa đực bữa cái, một ngày đào giếng phải nghỉ ngơi hai ngày. Người thứ hai không ngừng kiên trì, cả ngày không nghỉ ngơi.

Người thứ nhất nhìn thấy độ sâu của người thứ hai sâu hơn của mình thì chế giễu nói: “Anh à, đừng lãng phí sức lực nữa. Tôi thấy anh vĩnh viễn cũng đào không ra nước đâu.” Người thứ hai không để ý hắn, tiếp tục đào giếng của mình.

Lúc này người thứ nhất bắt đầu sinh nghi ngờ đối với nơi mình chọn: “Đào lâu vậy rồi, sao vẫn chưa có nước? Hay là đổi một nơi cạn hơn nữa vậy!” Thế là hắn chọn một nơi càng dễ đào ra nước hơn, gật gù đắc ý nói: “Lần này bảo đảm bảy ngày có thể đào ra nước.”

Nhưng đến ngày thứ sáu, hắn lại bắt đầu nghi ngờ, tại sao vẫn chưa thấy nước? Có phải mình nhìn nhầm rồi không? Thế là hắn lại đổi một nơi khác. Cứ như vậy, người thứ nhất đổi tới đổi lui, từ đầu đến cuối vẫn không đào ra nước, mỗi lần đều là độ sâu cách nơi đào nước chỉ có một tấc thì hắn đã bỏ cuộc rồi. Lại xem người thứ hai, độ sâu anh ta đào sâu hơn tất cả độ sâu của người thứ nhất, đương nhiên kết quả cuối cùng là đã đào ra nước.

Khi điều kiện đầy đủ, mọi việc tự sẽ làm nên. Trước lúc thành công, khó tránh khỏi có lúc thất bại nhưng chỉ cần khắc phục khó khăn, kiên trì cố gắng. Vậy thì, thành công sẽ ở ngay trước mắt.

Câu chuyện của nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch

Câu chuyện đâò giếng

Nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch lúc nhỏ đọc sách không chăm chỉ, thường trốn học. Một lần, ông không kiên trì nổi trên lớp học, bèn chạy đến vùng ngoại thành vui chơi. Ông đến một bờ suối, gặp được một bà lão tóc trắng nhoang nhoáng mài sắt.

Ông đứng đó thật lâu, mắt không chuyển động nhìn bà lão cứ mài sắt không ngừng, cảm thấy kỳ lạ hỏi: “Bà lão, bà mài cái này để làm gì?” Bà lão mỉm cười: “Làm kim khâu”. “Vậy sao có thể thành công?”. “Thành công chứ, nhất định có thể thành công, chỉ cần thời gian thôi”. “Ồ!”, Lý Bạch trầm trồ.

Câu trả lời tự tin của bà lão lay động ông mạnh mẽ! Thế là ông vội vàng xoay người trở về học đường. Từ lúc ấy hăng hái học tập, cuối cùng đạt được thành tựu lớn.

Đây chính là nguồn gốc của “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu chuyện này trăm ngàn năm nay vẫn khuyến khích chúng ta từng bước một đi đến thành công. Rất nhiều lúc, chúng ta không phải không thể thành công, mà là cách thành công chỉ còn một bước, nhưng chính là vì bước này chúng ta không kiên trì đến cùng nên mới thất bại.

Cậu bé và hũ đậu phộng

Câu chuyện của nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch

Cậu bé thấy hũ đậu phộng để trên bàn thích quá muốn lấy một ít để ăn. Cậu thọc tay vào hũ và cố bốc một nắm rõ to. Tuy nhiên, cố bốc được nhiều hạt đậu nắm tay quá to để rút ra khỏi miệng hũ nhỏ hẹp được.

Cậu bé vừa cố nắm chặt vốc hạt đậu vừa cố gắng kéo tay ra. Chẳng những không lấy tay và đậu ra được mà tay cậu còn kẹt cứng vào chiếc hũ. Đau quá cậu bật khóc.

Lúc ấy Mẹ cậu chạy vào hỏi:

Có chuyện gì vậy con?

Cậu bé vừa khóc vừa trả lời:

Con không làm sao lấy nắm đậu này ra khỏi hũ được Mẹ ạ!

Ô, đừng có nóng vội như thế. Con cứ lấy từ từ mỗi lần hai ba hạt thì tay con đâu bị kẹt trong đó.

Cậu bé làm theo cách Mẹ chỉ, vừa lấy mấy hạt đậu ra khỏi hũ vừa nhỏe miệng cười:

Đúng Mẹ ạ, thật dễ dàng! Lẽ ra con phải tự mình nghĩ ra điều ấy chứ nhỉ!

Cậu bé và hũ đậu phộng

Câu chuyện chiếc đồng hồ mất tích

Cậu bé và hũ đậu phộng

Một ngày nọ, một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ. Ông nhớ ra, ông chỉ đi loanh quanh kho thóc và ông đã tìm kiếm nhưng không hề thấy.

Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ mà đây là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều về giá trị tình cảm.

Sau một thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ.

Khi nghe thấy được thưởng thì những đứa trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài. Nhưng không có đứa trẻ nào tìm thấy được, nên ông đã đề nghị không tìm kiếm nữa và quyết định từ bỏ.

Tuy nhiên, có một bé trai chạy đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý cho đứa bé tìm lại lần nữa. Một lúc sau, đứa bé đã chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông.

Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó cũng khá là băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại tìm thấy và không từ bỏ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì không tìm thấy.

Và câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều. Cậu bé trả lời: “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.”

Con ngựa chờ làm nghiệp lớn

Câu chuyện chiếc đồng hồ mất tích

Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.

– Thương gia đến, nói: “Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?”

Ngựa lắc đầu nói: :”Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?”

– Binh lính đến, nói: “Bạn có muốn đi theo tôi không?”

Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?”

– Thợ săn đến, nói: “Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?”

Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?”

Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.

Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.”

Khâm sai hỏi: “Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?”, Ngựa lắc đầu.

“Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, Ngựa lắc đầu

Khâm sai lại hỏi: “Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?”

Ngựa trả lời: “Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm”

Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.

“Bạn già rồi, không dùng được!”, nói xong khâm sai liền bỏ đi.

Bạn thân mến, hôm nay những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.

Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!

Con ngựa chờ làm nghiệp lớn

Nghèo vẫn hoàn nghèo

Con ngựa chờ làm nghiệp lớn

Có một người rất nghèo và khổ cực. Một người nhà giàu nhìn thấy đáng thương liền muốn giúp đỡ. Người giàu có đưa cho anh ta một con bò, chúc anh khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo rồi.

Người nghèo cảm thấy hi vọng trong lòng, bắt đầu phấn đấu. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò muốn ăn cỏ, người muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước.

Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê. Trước tiên giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán. Như thế kiếm được nhiều tiền hơn.

Người nghèo tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt một con.

Người nghèo nghĩ: “Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem dê bán đi, mua thành gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.”

Người nghèo lại thực hiện theo kế hoạch. Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có thay đổi, gặp khó khăn, nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng của người nghèo hoàn toàn sụp đổ.

Người nghèo thất vọng: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi việc không còn lo lắng.”

Mùa xuân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.

Người giàu quay đi, người nghèo vẫn cứ tiếp tục.

Rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ không kiên trì đến cùng. Người giàu luôn suy nghĩ tích cực trong khi người nghèo luôn suy nghĩ tiêu cực và không có lòng kiên trì.

Cuộn băng gạc thứ 12

Nghèo vẫn hoàn nghèo

Tại một bệnh viện nổi tiếng ở Mỹ, một vị bác sĩ ngoại khoa có thâm niên sắp thực hiện một ca phẫu thuật giải phẫu phần bụng cho bệnh nhân. Khi đó một ý tá mới đến đã giúp ông chuẩn bị dụng cụ giải phẫu.

Chiếc rìu của người tiều phu

Cuộn băng gạc thứ 12

Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió che mưa.

Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.

Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.

Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.

Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.

Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.

Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.

Người thành công không phải là người chưa từng bị đánh bại, mà là sau khi bị đánh bại, vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước.

Chiếc rìu của người tiều phu

Rốt cục, thành công không hề có con đường tắt nào. Nếu như phải nói có đường tắt, vậy thì đường tắt duy nhất của nó chính là kiên trì. Kiên trì là con đường tắt thu hoạch được thành công có hiệu quả nhất, đơn giản nhất. Nhận biết đúng một phương hướng, không cần tiêu hao quá nhiều tế bào não của bạn, bạn cứ đi về phía trước, đừng quay đầu, cũng đừng nhìn Đông trông Tây, tin tưởng bản thân mình, bạn nhất định sẽ đi đến đích cần đến.

Đăng bởi: Nguyễn Vũ

Từ khoá: 10 câu chuyện hay về sự kiên trì, cố gắng trong cuộc sống

7 Loại Bánh Cuốn Ngon Lẫy Lừng Đất Hà Thành

Bánh cuốn Thanh Trì truyền thống. Ở nhiều khu chợ vẫn có những người chuyên bán bánh cuốn Thanh Trì mỗi sáng. Chỉ 10.000- 15.000 đồng là bạn đã có ngay một bữa sáng no nê và ngon lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé “Bánh cuốn Bà Hoành” trên đườngTô Hiến Thành để thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một suất bánh cuốn ăn kèm chả mỡ ở đây có giá từ 30.000 đồng trở lên. Bánh cuốn nhân thịt Biến tấu đầu tiên và phổ biến nhất của bánh cuốn phải kể đến bánh cuốn nhân thịt và mộc nhĩ. Mộc nhĩ, thịt xay băm nhuyễn nêm chút gia vị rồi tráng khéo, cuộn đều trông thật ngon mắt. Bánh cuốn nhân thịt dù dùng nguội hoặc dùng nóng đều có vị ngon riêng. Chấm một miếng bánh vào bát nước mắm pha vừa vị rồi đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của gạo lẫn trong vị ngọt của thịt, giòn của mộc nhĩ rất hấp dẫn.Bánh cuốn thịt, mộc nhĩ. Mỗi suất bánh cuốn nhân thịt có giá từ 15.000 đồng, thường được ăn kèm chả quế. Gần gầm cầu Chui (Gia Lâm), hoặc trong khu phổ cố có rất nhiều hàng bánh cuốn thịt ngon. Bánh cuốn nấm tôm thịt Không chỉ có thịt, mộc nhĩ như thông thường, bánh cuốn nấm tôm còn có mùi thơm của nấm hương xắt nhuyễn, vị bùi và ngọt của những miếng tôm tươi hấp chín, bóc vỏ. Nhân bánh cuốn gồm rất nhiều các nguyên liệu: thịt, mộc nhĩ, nấm hương, tôm… nhưng khi ăn, ta vẫn cảm nhận rõ rệt hương vị của từng loại nguyên liệu, hòa quyện với nhau thật tài tình.Bánh cuốn nấm – tôm – thịt. Món ăn này có thể ăn kèm với chả quế, lạp xường… đều lạ miệng và thú vị. Tất nhiên không thể thiếu được hành phi, nước chấm chua ngọt. Bạn có thể ghé đoạn giữa phố Bà Triệu hoặc đầu phố Hàng Gà để thưởng thức loại bánh cuốn này. Một đĩa bánh cuốn nấm tôm có giá từ 25.000 đồng. Bánh cuốn thịt gà Bánh cuốn thịt gà là một biến tấu bánh cuốn khá thú vị. Thịt gà được băm nhỏ, lẫn cùng mộc nhĩ, nấm hương. Chậm rãi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của những miếng nhỏ liu xiu lẫn da gà ăn khá ngậy. Món này thường ăn kèm với hành phi, chả quế hay chả cốm đều rất hợp vị.Bánh cuốn thịt gà. Tại Hà Nội, không quá nhiều hàng bán bánh cuốn thịt gà, tuy nhiên bạn có thể ghé qua bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà hay đoạn giữa phố Hàng Bồ để thưởng thức món bánh cuốn lạ miệng này. Một suất bánh cuốn thịt gà có giá từ 20.000 đồng. Bánh cuốn thịt nướng Món ăn này có nguồn gốc từ Phủ Lý. Nếu đã quen với thứ bánh cuốn Thanh Trì hoặc bánh cuốn nhân thịt băm mộc nhĩ xào, thì bánh cuốn thịt nướng sẽ là những trải nghiệm ẩm thực thú vị cho những thực khách khó tính đất kinh kỳ. Loại bánh cuốn ăn kèm thịt nướng là bánh chay và được tráng sẵnNước chấm bánh cuốn thịt nướng có thêm đu đủ bóp. Thịt nướng chả là loại ba chỉ ngon, được tẩm ướp đủ vị, kẹp vào que tre hoặc vỉ thép rồi nướng trên than hoa cho chín vàng, thơm phức. Nước chấm của loại bánh cuốn này cũng được bổ sung thêm đu đủ bóp. Bánh cuốn thịt nướng thường không thể thiếu được các loại rau sống như rau mùi và kinh giới để làm giảm độ ngấy của thịt. Bạn có thể thưởng thức bánh cuốn thịt nướng ở Đào Duy Từ hoặc Trịnh Hoài Đức… với giá từ 25.000 đồng/suất. Bánh cuốn trứng Món bánh cuốn trứng lạ tai là biến tấu có nguồn gốc từ Lạng Sơn, tuy nhiên về tới Hà Nội, nó cũng có thay đổi ít nhiều. Bánh cuốn được tráng trên nồi lớn, khi bánh vừa chín, người ta giở nắp vung, đập vào quả trứng gà rồi đậy lại, chờ tới khi lòng trắng đục, dính vào mặt bánh, phần lòng đỏ vừa chín tới, bọc một lớp mỏng mờ bên ngoài, người làm bánh mới khéo léo xếp bánh lại, phủ lên quả trứng một phần bánh cuốn.Bánh cuốn trứng. Ở Hà Nội, món bánh cuốn trứng mỗi quán lại có sự khác nhau. Có quán nhân bánh cuốn chỉ có trứng, có quán thêm cả thịt và mộc nhĩ, độ chin của trứng cũng được làm tùy theo sở thích của thực khách: chin, chin vừa, lòng đào… Món bánh cuốn trứng ăn rất mềm và thơm, đặc biệt ngon khi ăn nóng. Hầu hết các hàng bánh cuốn nóng đều có bán kèm bánh cuốn trứng với giá từ 7.000 đồng/chiếc. Bánh cuốn chả mực Biến tấu bánh cuốn của Hạ Long đã nhanh chóng được nhiều người dân Hà Thành ưa thích. Bánh cuốn vẫn là những chiếc bánh nhân thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, chấm khẽ vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ, đưa lên miệng bạn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo, giòn, daiBánh cuốn chả mực. Miếng chả mực giòn, ngọt đậm đà hương vị hải sản trong miếng bánh cuốn thịt được làm dịu đi bằng cái ngọt chua của nước chấm pha khéo. Bánh cuốn chả mực có ở Bà Triệu và Mễ Trì Thượng… với giá từ 30.000 đồng/đĩa.Tri thức trẻ

Đăng bởi: Quốc Thiên

Từ khoá: 7 loại bánh cuốn ngon lẫy lừng đất Hà Thành

Những Câu Chuyện Kinh Doanh Và Bài Học “Đắt Giá”

Câu chuyện 1: Người ăn xin mù

Đến một ngày, có một cô gái đi ngang qua và nhìn thấy người mù già cả với chiếc cốc rỗng, cô ta quay lại. Cô lập tức viết gì đó lên mặt sau tấm bảng của ông rồi đặt tấm bảng xuống và bỏ đi. Từ đó ông nhận được nhiều tiền hơn, nhiều sự chia sẻ hơn.

Ngày hôm sau cô gái quay lại, ông già sờ vào đôi giày của cô và nhận ra. Ông hỏi: “Cô đã viết gì vậy?” Cô gái trả lời: Tôi vẫn viết như vậy, chỉ là từ ngữ khác đi thôi! Cô gái đã viết: “Hôm nay là một ngày đẹp trời, và tôi không thể thấy nó.”

Câu chuyện 2: Câu chuyện tại một cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Câu chuyện 2: Câu chuyện tại một cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Câu chuyện 2: Câu chuyện tại một cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Câu chuyện về một anh chàng mới được tuyển vào bán hàng cho cửa hàng. Khi ngày làm việc đầu tiên của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi:

– Hôm nay anh đã bán được bao nhiêu hàng hóa rồi?

– Chỉ một người thôi – Người bán hàng mới trả lời.

– Cái gì, chỉ một người thôi sao – Ông chủ thốt lên bực tức – Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?

– Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD.

– Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn.

Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu các loại cá khác nhau.

Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi liền khuyên ông ta nên mua một cái xuồng máy và bán cái xuồng hiện đại với 2 động cơ.

Sau khi mua xuồng xong, ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá cho nên không thể chở chiếc xuồng được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải để chở xuồng ra biển.

Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:

– Như vậy là anh đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ đó, trong khi lúc đầu ông ta đến chỉ định mua một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân viên bán hàng giỏi.

– Không, thực ra không hẳn vậy – Người bán hàng giải thích – Lúc đầu, ông ta đến chỉ định mua ít viên thuốc cảm cho vợ. Nhưng tôi nói với ông ta rằng “Tuần này vợ ông bị cảm cúm như vậy, ông ở nhà mà làm gì, tôi khuyên ông nên đi câu”.

Bài học rút ra: “Bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.

Câu chuyện 3: Kinh doanh giày

Câu chuyện 3: Kinh doanh giày

Chuyện kể rằng có hai hãng sản xuất giày nọ đang cạnh tranh với nhau, họ cử các nhân viên của mình đến Châu Phi để khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh của mình ở đây.

Ở công ty thứ nhất: Anh nhân viên sau khi xem xét kỹ tình hình và báo lại về công ty mình rằng “Người dân ở đây chỉ đi chân đất, nên nếu chúng ta phát triển kinh doanh ở đây sẽ không hiệu quả, không phát triển được”.

Bài học rút ra: Mỗi tình huống, trường hợp đều ẩn chứa thuận lợi và khó khăn. Người kinh doanh giỏi là người nhìn thấy thuận lợi trong khó khăn và biết cách tận dụng nó.

Câu chuyện ba: Ngỗng trời sa lưới

Thói quen của đàn ngỗng trời sẽ thường tụ tập ở ve hồ. Mỗi lần nghỉ lại, con ngỗng đầu đàn đều sẽ sắp xếp một con ngỗng canh đêm, khi có người đến hoặc động tĩnh thì lập tức con ngỗng đầu đàn sẽ kêu và báo hiệu cho cả đàn.

Những người thợ săn ở khu vực quanh hồ đã quen thuộc với thói quen của chúng. Cứ đến tối, họ lại cố tình thắp đuốc. Con ngỗng canh đêm trông thấy ngọn lửa liền kêu lên, nhóm thợ săn lại dập tắt ngọn lửa.

Những con ngỗng sợ hãi bay lên, khi không thấy động tĩnh gì nữa, chúng lại quay trở lại chỗ cũ nghỉ ngơi. Nhiều lần như vậy, đàn ngỗng nghĩ rằng con ngỗng canh đêm lừa dối chúng, liền lao vào mổ con ngỗng đó.

Lúc này, người thợ săn cầm ngọn đuốc tiến gần đến chỗ đàn ngỗng. Con ngỗng canh đêm sợ bị cả đàn mổ nên không dám kêu lên. Cứ như vậy, cả đàn ngỗng đang ngủ ngon lành bị nhóm thợ săn tóm gọn.

Bài học rút ra:  Dù bạn kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng luôn gặp phải những thử thách khó khăn. Khi các đối thủ bắt đầu thăm dò thì hệ thống cảnh báo của doanh nghiệp được thiết lập và phát huy tác dụng, khi đó doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đối diện nhưng nhưng lại không thấy phản ứng nào từ đối thủ. Tuy nhiên, sau nhiều lần thăm dò lặp đi lặp lại, ngay cả chính công ty cũng dần dần buông lỏng cảnh giác, khiến các đối thủ của mình giành chiến thắng.

Câu chuyện thứ tư: Nhà vua và tảng đá

Ngày xưa có một vị vua rất quyền lực và giàu có, ông ta là người hay có tính hiếu kỳ. Vị vua này có một tảng đá lớn đặt giữa đường đi, sau đó ông ta núp ở gần đó quan sát, xem ai có thể loại bỏ được tảng đá lớn đặt giữa đường như vậy

Những người đi qua đầu tiên là một số thương gia và cẩn thận giàu có. Thay vì di chuyển nó đi họ lại chọn đi vòng đường khác còn lớn tiếng đổ lỗi cho nhà vua vì đã không duy trì thông thoáng tốt cho con đường. Không ai trong số họ cố gắng di chuyển tảng đá. Cuối cùng có một người nông dân đến và anh đã di chuyển tảng đá đó đi mặc dù mất nhiều công sức.

Sau khi di chuyển tảng đá đi, người nông dân đã được nhà vua ban thưởng cho rất nhiều vàng bạc và nhận được sự nể trọng từ nhà vua.

Bài học rút ra: Trong kinh doanh và cuộc sống cũng thế, có những chuyện chúng ta không thể nào hiểu nổi, mọi trở ngại khó khăn có thể là cơ hội để chúng ta phát triển. Đừng đổ lỗi cho người khác hãy cố gắng giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặp, cuối cùng bạn cũng sẽ nhận lại được thành công.

Câu chuyện thứ 5: Bài học trong kinh doanh về quyền lực

Ngày xưa ở một vùng đất xa xôi, có một vị vua do chán việc triều chính và muốn tìm thú vui tiêu khiển, mà ông ta quyết định mua một con khỉ rất thông minh  đem về nuôi. Con khỉ làm trò rất hay và được nhà vua yêu thích, đi đâu ông cũng mang con khi theo bên cạnh, cho thợ làm quần áo cho nó và giao cho nó thanh kiếm. Một buổi trưa nọ trời mát mẻ, nhà vua ra vườn ngủ, thì bỗng nhiên có một con ong bay đến đậu lên đầu nhà vua. Con khỉ vì muốn đuổi con ong đi đã lấy kiếm mà nhà vua ban tặng chém, thế là đức vua chết một cách tức tưởi.

Bài học rút ra: Khi ban là chủ doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh thì không nên trao quyền lực có những kẻ chỉ biết làm trò, không thật sự có năng lực. Nếu không bạn sẽ nhận thất bại cay đắng mà chính mình cũng không thể lường trước được.

Câu chuyện thứ 6: Thuyết bán kem

Kem là một món đồ ăn quen thuộc đối với mọi người, nhưng sau món kem quen thuộc này ẩn chứa một bài học kinh doanh vô cùng ý nghĩa. Hãy thử nghĩ, bạn muốn mở một cửa hàng kem, vậy bạn sẽ quyết định mở nó vào mùa hè hay mùa đông? Đối với nhiều người, câu trả lời khá đơn giản: Bán kem tất nhiên là phải bán vào mùa hè rồi, bởi khi mùa hè thời tiết nóng bức, nhất định bán sẽ bán được nhiều kem hơn và thu về doanh thu lớn hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh doanh nổi tiếng lại cho rằng nếu bạn bán kem, nhất định phải bán vào mùa đông. Tại sao lại có nghịch lý như vậy? Theo các chuyên gia kinh doanh, quyết định mua sản phẩm của khách hàng tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng, giá cả của sản phẩm và cả “cảm tình” với thương hiệu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đối với việc bán kem cũng vậy, nếu bạn bán kem vào mùa đông, số lượng khách hàng bạn phục vụ sẽ không nhiều, đòi hỏi bạn cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ tốt nhất để đạt được doanh số. Và nếu bạn đạt doanh thu tốt vào mùa đông, thì chắc chắn rằng bạn sẽ không cần lo ngại khi phải cạnh tranh vào mùa hè.

Bài học kinh doanh rút ra:

Hãy luôn nhớ rằng, khi bạn biết cách trải qua khó khăn bạn mới biết cách tồn tại và phát triển ở hiện tại và tương lai như thế nào. Vì vậy, đừng ngại khó khăn và hãy luôn sẵn sàng đương đầu với nó.

Bài học kinh doanh số 7: Bán lược cho sư

Bán lược cho sư? Đây là một điều phi lý và bạn nghĩ sẽ chẳng bao giờ thực hiện được vì nhà sư thì làm gì có tóc. Nếu không có tóc sẽ không có nhu cầu sử dụng lược, và nếu không có nhu cầu thì sao bạn có thể bán lược được cho nhà sư? Nếu bạn đã từng nghe đến câu chuyện kinh doanh này, bạn sẽ có một cách nhìn khác về việc bán hàng hiện tại của doanh nghiệp mình. Câu chuyện như sau: Một công ty muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người 100 cây lược và yêu cầu họ vào chùa để bán lược cho các nhà sư. Có rất nhiều người không bán được một chiếc lược nào và bỏ cuộc, tuy nhiên có 3 người bán được lược cho nhà sư

Thông qua câu chuyện trên, có thể thấy: Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù và chịu khó. Người thứ 2 là người bán hàng có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Cuối cùng, người thứ ba là người biết phân tích nhu cầu và tâm lý đám đông, có ý tưởng tốt có giải pháp cụ thể nên đã mở một thị trường mới cho sản phẩm. Như vậy, tại một nơi không có yêu cầu, nếu biết quan sát, quan sát các mối quan hệ và biết sử dụng các cách kích cầu để bán hàng bạn sẽ tạo ra được một thị trường mới cho sản phẩm của bạn và mang về nguồn doanh thu lớn.

Bài học kinh doanh rút ra:

Bài học kinh doanh số 8: Một vụ cướp ngân hàng

Trong một vụ cướp nhà băng, một tên cướp hét lên: “Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người”. Nghe xong câu nói này, tất cả mọi người có mặt trong ngân hàng đều nằm xuống và im lặng. Đây được gọi là “cách thức khai tâm, thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn” . Thông thường, khi gặp cướp bạn thường hành động như thế nào? Chắc chắn rằng đa phần bạn đều kêu lên hoặc bỏ chạy. Tuy nhiên trong câu chuyện này, tên cướp đã biết đánh đúng vào tâm lý của những người có mặt tại nhà băng, đưa ra những lý lẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, chính vì vậy, tất cả đều nghe theo tên cướp và yên lặng.

Khi tên cướp đã cướp xong và trở ra ngoài, gặp lại đại ca của mình là một tên cướp đã đi cướp lâu năm và nói với tên đó rằng: “Đại ca, có phải xem chúng ta đã cướp được bao nhiêu?”. Nghe thế tên cướp đại ca gằn giọng lại rằng: “Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền đếm thế nào được. Đợi đi, tối nay tivi sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu”. Điều này được gọi là “kinh nghiệm”. Có thể thấy rằng, để thực hiện một công việc đếm được số tiền đã cướp được là bao nhiêu, những người có kinh nghiệm sẽ biết cách làm đạt hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất. Trong kinh doanh cũng vậy, bạn cần tích lũy và học hỏi thật nhiều để có thể tích lũy những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí của mình.

Sau khi bọn cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh đã gọi điện để báo cảnh sát. Tuy nhiên, kế toán trưởng đã ngăn cản và nói rằng: “Đợi đã, hãy để cả số tiền 80 triệu chúng ta biển thủ vào số tiền bị băng cướp lấy mất”. Điều này gọi là “Bơi theo dòng nước, chuyển đổi những tình huống bất lợi thành có lợi”. Trong hoạt động kinh doanh cũng như vậy, bạn sẽ gặp rất nhiều những yếu tố tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng, hãy nghiên cứu thật kỹ và phân tích các yếu tố đó, biết đâu bạn sẽ tìm được cơ hội mới cho doanh nghiệp của bạn.

Tối hôm đó, tivi nói rằng nhà băng bị cướp 100 triệu. Tuy nhiên, bọn cướp đã đếm đi đếm lại số tiền đã cướp được và chỉ có 20 triệu. Tên đại ca bực tức nói rằng: “Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình mà chỉ cướp được có 20 triệu, còn bọn chúng chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng”. Điều này cho thấy rằng “ Kiến thức thì giá trị như vàng”. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu hai người cùng kinh doanh một mặt hàng như nhau, những người có kiến thức chuyên môn về kinh doanh chắc chắn sẽ có những phương pháp kinh doanh và triển khai các hoạt động kinh doanh sản phẩm hiệu quả hơn, thu được doanh số cao hơn.

Đăng bởi: Đinh Tân

Từ khoá: Những câu chuyện kinh doanh và bài học “đắt giá” 

Những Câu Chuyện Phượt Việt Nam Khiến Ta Ngưỡng Mộ

Với nhiều người, những chuyến đi đã trở thành một phần cuộc sống, mỗi cung đường, mỗi nơi họ đến đều là những câu chuyện đầy thú vị. Họ – những con người đam mê xê dịch luôn có những trải nghiệm mới mẻ, những khám phá, chinh phục  tưởng chừng không thể. Phượt và câu chuyện của những con người nhiệt huyết ấy luôn khiến chúng ta không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ.

Những chuyến đi đã trở thành một phần cuộc sống – Ảnh: amy86

PHƯỢT VÀ NHỮNG BỨC ẢNH KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG

Nhắc đến Phượt, chắc hẳn các bạn trẻ không thể nào không biết đến những anh chàng phượt thủ đời đầu nổi tiếng. Miền Bắc có anh Ngô Huy Hòa (biệt danh Hachi8), anh Nguyễn Chí Nam (biệt danh Nam Chấy), anh Trần Việt Anh…. Miền Nam có anh Ngô Trần Hải An (biệt danh Quỷ Cốc Tử) hay anh Phạm Nguyễn Khánh Bằng…

Phượt thủ nổi tiếng Ngô Huy Hòa (biệt danh Hachi8) – Ảnh: Hachi8

Họ là những con người có niềm đam mê bất tận cho những chuyến đi.  Họ là tác giả của những bức hình xinh đẹp nơi rẻo cao Tây Bắc đến tận miền đảo xa xôi nơi Thổ Chu( Phú Quốc), những điểm cực, những ngọn núi cao ngất ngưỡng… những địa danh khi chưa có nhiều người chưa đặt chân đến.

Anh Ngô Huy Hòa là tác giả của nhiều bức ảnh tạo cảm hứng cho giới trẻ – Ảnh: Hachi8

Chính những phong cảnh tuyệt vời bước ra từ nhiều bức hình đầy nghệ thuật đã kể cho giới trẻ nghe về sự giàu đẹp của Tổ quốc quê hương. Để rồi những người trẻ lại khát khao chinh phục, mong muốn được tận mắt ngắm nhìn cho kỳ hết vẻ đẹp của non sông đất Việt. Và cứ thế, ngọn lửa ấy dần lan tỏa đi khắp con tin giới trẻ, âm ỉ và cháy mãi cho tới tận hôm nay.

Phượt thủ nổi tiếng Trần Hải An (biệt danh Quỷ Cốc Tử) – Ảnh: Quỷ Cốc Tử

PHƯỢT VÀ NHỮNG CHUYẾN XE CHUYÊN CHỞ YÊU THƯƠNG

MC Nguyên Khang trong một chuyến Phượt từ thiện – Photo: Phạm Hưởng

Những nhóm từ thiện được nhắc đên trên mặt báo có thể kể đến như Tim Hồng, Sống Hướng Thiện, Mùa Đông Ấm, Phượt Hà Nội, Phượt Sài Gòn,… bên cạnh đó còn có rất nhiều nhóm kín khác vẫn đang chung tay, góp sức vì cộng đồng. Các bạn trẻ đã không ngại khó khăn đi những quảng đường xa xôi, nguy hiểm đến tận rẻo cao Tây Bắc, các hải đảo vắng người để tiếp thêm ngọn lửa yêu thương nồng ấm.

Gom yêu thương đi khắp miền Tổ quốc – Ảnh: Hachi8

Chính những chuyến đi Phượt kết hợp từ thiện của các bạn trẻ đã vun đắp thương yêu và xóa nhòa khoảng cách giữa các vùng miền cả nước. Những chuyến đi ấy càng làm ta ngưỡng mộ bởi những hành động cao đẹp, ý nghĩa và đầy tính nhân văn.

PHƯỢT TỪ THIỆN 0 ĐỒNG – THE JAILBREAK 2014

Có lẽ những ai quan tâm sẽ không thể nào quên được những điều không tưởng mà các bạn trẻ đã làm được trong cuộc thi The Jailbreak 2014. Là một dự án phi lợi nhuận nhằm gây quỹ từ thiện, The Jailbreak (Chinh phục giới hạn) là cuộc thi được tổ chứa bởi một nhóm du học sinh đầy hoài bão. Chỉ với 0 đồng, bạn có thể đi được bao xa trong 36 tiếng đồng hồ?. Mỗi người tham dự phải tự kiếm tiền, đi nhờ xe và làm mọi cách để đi được càng xa càng tốt.

The Jailbreak 2014 ngày khởi động – Ảnh: Sưu tầm

Nepal là nơi những bạn trẻ chọn làm đích đến chỉ với 0 đồng trong tay – Ảnh: chandatmattoet

Nepal – đất nước mang đậm đà bản sắc – Ảnh: chandatmattoet

Nhóm đã có một chuyến đi rong ruổi đến vùng đất Nepal đậm đà bản sắc văn hóa, quyển sách “99 điều không thể không làm ở Nepal” nhằm gây quỹ từ thiện cũng được nhóm ấp ủ xuất bản sau chuyến đi này.

PHƯỢT VÀ CUỘC GẶP LẠI SAU 40 NĂM

Đó là cây chuyện hi hữu của người phượt thủ đã gần 70 tuổi mà người ta quen gọi ông với biệt danh thương mến: Bố Già. Sau khi vợ mất, các con cũng đã có gia đình ông tìm vui trên chiếc xe gắn máy cùng những cung đường khắp mọi miền đất nước. Trong một chuyến phượt Xuyên Việt, ông gặp lại cô Út ngày xưa khi có cuộc giao lưu với câu lạc bộ xe cổ tại Đà Nẵng. Cô Út chính là bà chủ nhà hàng mà hai đoàn ghé lại ăn trưa.

Chọn những cung đường làm niềm vui sống- Ảnh: Hachi8

Ngày đó, ông và cô Út quen nhau tại chiến trường Tây Nguyên, thời kháng chiến chia ly, loạn lạc, mỗi dịp gặp mặt họ chỉ kịp trao nhau nụ cười và ánh mắt nhẹ nhàng, đầy ý nhị. Sau đó, cả hai mất liên lạc trong những cuộc chiến tranh khói lửa, chẳng ai biết tin nhau suốt những năm dài đằng đẵng, những tưởng rằng họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại bạn xưa. Ấy vậy mà họ đã gặp được nhau trong một chuyến phượt sau 40 mất hẳn liên lạc. Cô Út giờ đã ngoài 60, chồng mất sớm cô ở vậy lo cho các con ăn học thành tài, đến tận khi con có gia đình ấn êm, viên mãn.

Con đường đỡ chông chênh khi có người đồng hành ăn ý – Ảnh: Sưu tầm

Từ dịp gặp gỡ, ông thường mời cô xuống nhà chơi và gặp mặt các con. Cũng từ dạo ấy những chuyến phượt dài cũng đỡ phần chông chênh, cô quạnh, chiếc yên sau cũng được lấp dầy bời người bạn tâm giao nhiều năm xa cách. Họ trở thành một đôi bạn đường ăn ý, do là người cùng thời nên họ rất dễ sẻ chia và đồng điệu với nhau về tâm hồn.

Khi nào đôi chân còn khát khao đi và con tim vẫn còn đam mê xê dịch thì khi ấy những câu chuyện trên các nẻo đường vẫn còn tiếp tục, phượt và những câu chuyện dài khiến ta trầm trồ, ngưỡng mộ và suy ngẫm. Những cây chuyện nhặt nhạnh ở trên chỉ là những mảnh ghép nhỏ bé trong thế giới đầy sắc màu của Phượt. Sẽ còn rất nhiều những câu chuyện hay đầy thú vị khác mà phượt thủ chỉ giữ lại cho riêng mình. Bạn cũng có thể tự khám phá bản thân, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi của riêng mình. Tất cả đều xuất phát từ sự lựa chọn của bạn, ngay chính giây phút này.

Đăng bởi: Tống Thị Yến

Từ khoá: Những câu chuyện phượt Việt Nam khiến ta ngưỡng mộ

Dinh Cậu Phú Quốc Và Những Câu Chuyện Li Kỳ

Dinh Cậu ở Phú Quốc là nơi quy tụ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người Khmer – Hoa – Việt mà trong đó văn hóa Việt, với tín ngưỡng thờ Mẫu là chủ đạo.

Bên cạnh vị thần chủ là Bà Mẹ Xứ Sở – Chúa Ngọc Nương trên ban thờ chính còn có hai “Cậu” thể hiện mong ước được ban hưởng nhiều“Tài” – “Quý” của người dân.Người Phú Quốc gọi chệch chữ “Cầu Tài” thành “Cậu Tài”. Trong chính điện còn có 2 cặp đối liễn: “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa), “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển), “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành), “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). Ngôi điện thờ này mang những nét đặc trưng cho văn hóa tâm linh miền biển đảo, bởi nếu như ở đồng bằng, chúng ta sẽ thấy trên điện thờ chính là các Bà – Mẫu. Nhưng ở đây, với đặc điểm của nghề biển, người đàn ông luôn có vị trị trọng yếu trong cuộc mưu sinh, vì thế chúng ta không bất ngờ khi các “Cậu” đã được tôn lên vị trí cao, bên cạnh vị thần chủ Chúa Ngọc Nương Nương. Đây là nét đặc trưng của sự giao thoa văn hóa tâm linh giữa các cộng đồng người Việt Nam nơi biển đảo, thể hiện tính đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam.

Câu chuyện thứ nhất: Người ngồi canh giữ Sấu Tinh

Người dân nơi đây ngày nay vẫn còn truyền miệng rằng, vùng đất này xưa kia trước khi có tên là Xích Thổ, tức là vùng đất có màu đỏ. Khi đó, Xích Thổ nằm dưới sự cai quản của Thủy Long Thần Nữ, thường được gọi là Bà Chúa Đảo. Bà có người con mà người dân thường quen gọi là Cậu, tuy được mẹ hết mực thương yêu nhưng Cậu lại có tính khí thất thường.

Trong một lần không nghe lời mẹ, Cậu đã giải thoát cho Sấu tinh đang bị giam cầm nên bị phạt phải đời đời ngồi trên lưng Sấu tinh để canh giữ, dù cho nó đã bị hóa đá. Thương cho cảnh Cậu phải dầm mưa, dãi nắng nên dân làng liền góp tiền bạc dựng miếu ngay lưng chừng núi đá. Về sau người dân quen gọi là Dinh Cậu, mỗi khi ra khơi, dân làng đều đến dâng lễ và xin Bà – Cậu phù hộ bình an, thuận buồm xuôi gió.

Câu chuyện thứ hai: Mỏm đá thiêng nhô ra từ biển Dinh Cậu

Khoảng TKXVII, tương truyền có từ khi những người dân miền Trung đến định cư trên đảo. Nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt và gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên họ nhìn thấy mỏm đá dần nổi lên tren nơi cửa biển nên đã leo lên thuyền và đến được bờ. Dân đảo cho là núi thiêng lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở trước tai ương biển cả. Từ khi xây dựng và bắt đầu thờ cúng, quả nhiên các chuyến ra khơi luôn gặp sóng yên, biển lặng, tin lành dần dần đồn xa. Dần hình thành những tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là Dinh Cậu.

Câu chuyện thứ ba: Bà chúa Thủy và hai cậu con trai

Ven cổng lên núi là một ngôi miếu Thổ thần. Đường lên miếu gồm 29 bậc đá. Bên ngoài ngôi miếu thờ Long Vương là bàn thờ “thông thiên”. Bên trong ngôi miếu thờ Long Vương không phải là tượng cốt của Long Vương, của ông Cậu mà là 3 nhân vật thuộc về tín ngưỡng Chăm tức Bà Chúa Ngọc cùng 2 cậu con trai là Cậu Tài, Cậu Quí.

Câu chuyện thứ tư: Người đàn ông truyền đạo ẩn cư

Rất nhiều bậc cao niên ở đảo Phú Quốc đã khắng định. Vào đầu thế kỷ XX đã có một người đàn ông lạ xuất hiện ở miếu Long Vương. Ban đầu ông ở trong miếu quét dọn và nhang khói. Người đàn ông này tịnh khẩu, giao tiếp với mọi người bằng chỉ dấu. Vì vậy, mà người dân ở đây không biết được quê quán của ông.

Mọi người ở đây đoán ông là người ở đất liền ra đảo để tu hành. Thời gian sau đó ông không ở miếu mà chuyển xuống hang ở dưới hòn đá lớn để ở ẩn. Và ông đã dùng đá để lấp cửa hàng. Người dân đảo sợ ông chết đói đã đem cơm đến để trước cửa hang. Nhưng đến ngày hôm sau thấy cơm vẫn còn y nguyên.

Vào một ngày nọ khoảng 2 năm sau, họ thấy ông ra khỏi hang trở lên miếu. Ông vẫn tiếp tục với công việc như trước đây. Song lần này thì ông đã nói chuyện, nhưng vẫn còn kiệm lời. Mỗi khi nói ông đều tiên tri hậu vận của những người đến miếu. Vào 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng năm ông ngồi giá lên đồng và phát lộc cho ngư dân. Và cũng trong thời gian này, ông đã tổ chức lễ cúng Long Vương. Từ đó trở đi, người đan ở đây gọi ông là “Cậu”.

Câu chuyện thứ năm: Truyền thuyết về Gia Long bôn tẩu Tây Sơn

Thời nhà Nguyễn có ghi nhận một truyền thuyết cho rằng “Cậu Tài, Cậu Quí” là 2 anh em ruột đều là con của Thánh Mẫu Chúa Ngọc Nương Nương. Một truyền thuyết khác năm 1777, trong cuộc bôn tẩu, Nguyễn Ánh, bị quân Tây Sơn truy đuổi có đến lánh nạn tại hòn đảo Phú Quốc. Tại đây, đoàn tàu của ông ta bị mắc cạn tại rặng đá ngầm ở đảo. Trong cơn nguy khốn, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng khẩn cầu Bà Chúa Ngọc phù hộ độ trì.

Ông hứa, sau khi lấy lại được vương triều sẽ phong sắc “Thượng Đẳng Linh Thần” cho bà. Sau khi khấn xong, bỗng có một ngư phủ trên bờ trông thấy tàu mắc cạn đã dùng dây rừng kéo tàu ra khỏi chỗ nông và đưa mọi người lên bờ an toàn. Nguyễn Ánh đã sắc phong cho Bà Chúa Ngọc và cất ngôi thờ tại Dương Đông. Vì thế, Dinh Cậu là nơi thờ Cậu Tài, Cậu Quí là đúng.

Dinh Cậu đã được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng Di tích cấp tỉnh, loại hình Danh lam thắng cảnh, vào năm 2012. Dinh Cậu là một nơi linh thiêng nên khi tham quan chúng ta vui lòng giữ sự tôn nghiêm bằng cách không nên gây ồn ào, chen lấn trong khu đại điện.

Dinh Cậu cũng là một nơi check in đẹp với bãi đá kỳ dị và đường đê đâm ra biển. Ngoài ra đây cũng là một nơi ngắm hoàng hôn siêu đẹp ở Phú Quốc. Nếu có dịp hãy tới check in nha nhà mình.

Đăng bởi: Trần QThiên

Từ khoá: Dinh Cậu Phú Quốc và những câu chuyện li kỳ

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Chuyện Về Đậu Mơ Đất Hà Thành trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!