Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Dị Ứng Nước Rửa Chén Bằng Các Liệu Pháp Đơn Giản Tại Nhà # Top 11 Xem Nhiều | Zrll.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Dị Ứng Nước Rửa Chén Bằng Các Liệu Pháp Đơn Giản Tại Nhà # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Dị Ứng Nước Rửa Chén Bằng Các Liệu Pháp Đơn Giản Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tình trạng dị ứng nước rửa chén

Công việc rửa chén bát luôn là nỗi ám ảnh dai dẳng với những người sở hữu làn da tay nhạy cảm. Trong các sản phẩm nước rửa chén hóa học có chứa những thành phần gây kích ứng da. Nên sau khi rửa xong chén bát, nước rửa chén ăn da tay gây ra các triệu chứng thường thấy như:

Da tay đỏ ửng, sưng phù.

Da bong tróc, ngứa rát gây chảy máu.

Bàn tay trở nên thô ráp, hô cứng.

Xuất hiện mụn nước bị chảy dịch.

2. Cách trị dị ứng nước rửa chén an toàn và mau lành

Để khắc phục tình trạng da tay bị kích ứng bởi nước rửa chén, bài viết sau sẽ cung cấp chi tiết các cách chữa trị cho da tay lấy lại vẻ mịn màng như trước.

2.1. Làm mềm da tay từ dầu dừa hoặc dầu oliu

Axit béo có trong dầu dừa và dầu oliu sẽ giúp giữ ẩm, làm mềm da. Ngoài ra, các vitamin A và E có trong dầu cũng có tác dụng phục hồi, chống oxy hóa và duy trì độ đàn hồi giúp cho đôi tay mềm mịn trở lại.

Cách thực hiện:

Sử dụng một lượng dầu dừa hoặc oliu vừa đủ để thoa đều lên tay.

Massage đôi bàn tay nhẹ nhàng để dầu thấm vào da trong khoảng 3-5 phút.

Dùng khăn lau lại và rửa tay sạch lại với nước.

Nước rửa chén ăn da tay khiến cho da thô ráp, bị bong tróc và nứt nẻ. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để khắc phục tình trạng này. 

2.2. Khắc phục tình trạng dị ứng nước rửa chén từ kem dưỡng ẩm

Với các chị em phụ nữ, kem dưỡng ẩm là sản phẩm chăm sóc da không thể thiếu. Khi da tay bị bong tróc và thô ráp do nước rửa chén hóa học gây ra. Các chị em có thể thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để da tay mềm mịn hơn.

Thoa kem dưỡng ẩm kết hợp massage tay mỗi tối trước khi đi đủ để khắc phục tình trạng nước rửa chén ăn da tay.

2.3. Yến mạch sẽ làm mịn da tay khi bị dị ứng nước rửa chén

Yến mạch xưa nay luôn là nguồn nguyên liệu hỗ trợ cho việc giảm cân và chăm sóc da mà các chị em phụ nữ đều rất yêu thích. Cũng chính nhờ công dụng tẩy da chết từ yến mạch, nên chúng cũng được dùng để khắc phục các triệu chứng của tình trạng dị ứng nước rửa chén.

Cách thực hiện:

Trộn đều hỗn hợp yến mạch, mật ong và dầu quả bơ (có thể thay thế bằng dầu oliu) theo tỉ lệ 3:2:1.

Thoa một lượng hỗn hợp vừa đủ lên tay, massage nhẹ nhàng trong 5 phút.

Tiếp tục thoa hỗn hợp còn lại lên tay và để yên trong 10 phút.

Sau cùng rửa tay lại sạch với nước.

Sử dụng yến mạch để khắc phục tình trạng dị ứng nước rửa chén, lấy lại sự mềm mại vốn có cho đôi bàn tay.

2.4. Sử dụng nước rửa chén từ thiên nhiên

Hiện nay, trên thị trường có phân phối những sản phẩm nước rửa chén gốc thực vật. Bởi thành phần hoàn toàn là từ các loại thảo mộc thiên nhiên nên rất lành tính cho da tay. Hơn nữa, sử dụng nước rửa chén thiên nhiên vừa giúp làm sạch chén bát vừa không lo da bị kích ứng.

Để giải quyết được vấn đề trên, các chị em có thể tham khảo nước rửa chén thiên nhiên Homey. Dòng sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ gốc thực vật. Thành phần chứa hoạt chất tẩy rửa thiên nhiên SLES (Sodium Lauryl Ether Sulfate), chiết xuất từ dầu cọ. Đặc biệt sản phẩm không chứa Paraben – một loại chất gây ung thư da và gây hại cho hệ hô hấp. Bên cạnh đó, độ pH của nước rửa chén Homey luôn đảm ở mức phù hợp với da tay, không gây kích ứng, bảo vệ làn da mịn màng sau mỗi lần rửa chén bát.

Nước rửa chén thiên nhiên Homey – chén bát sạch mà chẳng lo làn da tay nhạy cảm bị kích ứng.

Cách Làm Bánh Pizza Bằng Chảo Đơn Giản Tại Nhà

Có thể làm pizza bằng chảo thật sao? Tất nhiên rồi, xem bài viết này chắc chắn bạn sẽ làm được ngay! Pizza được xem là món ăn yêu thích của rất nhiều gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều muốn thưởng thức những chiếc bánh có phần vỏ nóng giòn cùng hương vị thơm ngon, béo ngậy. Đây cũng là món ăn đơn giản với sự kết hợp của các loại thịt và rau củ nhiều dưỡng chất. Bạn có thể tự tay làm ra những chiếc bánh hấp dẫn này ngay tại nhà để yên tâm hơn về chất lượng.

Làm pizza bằng chảo cần chuẩn bị những gì? Phần đế bánh

Phần nhân bánh Dụng cụ cần thiết khi làm pizza bằng chảo Cách làm bánh pizza bằng chảo chống dính Bước 1: Làm đế bánh/vỏ bánh pizza

– Đầu tiên, bạn rây bột mì vào âu to, thêm men nở, muối, đường rồi trộn đều, sau đó cho tiếp 2 thìa dầu oliu/dầu ăn. Lúc này, bạn hãy từ từ đổ nước vào, vừa đổ vừa trộn đều từ ngoài vào trong và nhớ kiểm soát lượng nước để bột không bị nhão.

– Việc ủ bột cũng không kém phần quan trọng. Trước hết, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu. Để bột nghỉ khoảng 30 – 45 phút trong chỗ tối. Khi thấy phần bột nở ra gấp đôi thì bạn mở ra. Tiếp tục nhào rồi lại cho vào ủ trong 15 – 30 phút nữa.

– Sau khi khối bột đã hết thời gian ủ. Bạn rắc tiếp một lớp bột mì mỏng lên mặt bàn phẳng/mặt thớt hoặc mâm để bột không bị dính. Chia ra thành nhiều phần nhỏ, nặn tròn rồi dùng cây cán bột cán đến khi độ dày còn khoảng 2 – 3 mm. Bên cạnh đó. Bạn hãy chú ý tới đường kính lòng chảo sử dụng làm pizza để chia nhỏ kích thước khối bột một cách phù hợp.

– Tiếp theo, bạn gấp mép lại khoảng 1 cm để tạo thành phần viền bánh. Điều chỉnh cho hình dáng vỏ bánh được tròn đẹp rồi dùng dĩa, tăm xâm những lỗ nhỏ lên bề mặt để bánh nở xốp, mềm mại hơn.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

– Để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể tranh thủ trong thời gian đợi ủ bột đi sơ chế trước phần nguyên liệu để làm nhân bánh. Cụ thể:

– Đối với thịt hun khói hay xúc xích. Bạn thái tất cả thành những lát mỏng dẹt, độ dày càng ít thì sẽ càng nhanh chín hơn.

– Phần cà chua, hành tây, ớt chuông và dứa. Bạn rửa sạch với nước để gột rửa trôi hết những vết đất, vết bụi bẩn trên bề mặt vỏ. Tiếp đó lột sạch vỏ (nếu cần) rồi cắt thành lát hoặc thái kiểu hạt lựu.

– Ngô ngọt cũng rửa sạch, tách hết hạt ra khỏi lõi ngô. Bạn có thể chần qua để ngô có độ chín vừa phải. Lúc vào nướng cùng các nguyên liệu khác sẽ đỡ tốn thời gian.

– Nếu phô mai mozzarella là dạng nguyên miếng. Bạn thái nhỏ thành từng sợi mỏng để có thể rắc đều lên khắp miệng bánh pizza. Trong khi đó, nếu gia đình sử dụng loại phô mai đã bào sợi sẵn thì bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ theo nhu cầu và dùng luôn. Không phải làm gì thêm nữa.

Bước 3: Xếp nguyên liệu lên bề mặt vỏ bánh rồi nướng chín

– Bước cuối cùng trong công đoạn làm pizza. Đó là xếp nguyên liệu lên trên đế rồi dùng kỹ thuật áp chảo để làm chín bánh. Trước tiên, bạn rửa chảo, bật bếp nóng rồi phết một lớp dầu oliu hay dầu ăn mỏng lên. Đặt phần đế bánh xuống và để nhỏ lửa cho phần đế vàng giòn. Khi đã thấy mặt dưới gần đạt yêu cầu về độ chín. Bạn dùng xẻng lật ngược mặt bánh lại.

– Cùng lúc này, bạn phết đều lên bề mặt pizza đã ngả chín vàng một tầng sốt tương cà hoặc sốt pizza làm sẵn. Sau đó xếp lần lượt từng loại nguyên liệu lên đó.

– Cuối cùng, bạn dùng vung đậy miệng chảo lại. Theo dõi và chờ trong khoảng 15 – 20 phút là đã có một chiếc pizza với phần đế giòn rụm. Nhân bánh thơm ngon cùng phô mai béo ngậy rồi đó!

Đăng bởi: Nguyễn Tiến Hoàn

Từ khoá: Cách làm bánh pizza bằng chảo đơn giản tại nhà

Cách Trị Xước Măng Rô (Xước Da Đầu Ngón Tay) Bằng Những Nguyên Liệu Đơn Giản

Xước măng rô tây là gì?

Xước măng rô (hay còn gọi là xước móng rô) là hiện tượng vùng da xung quanh chân móng tay, móng chân bị xước thành từng sợi da nhỏ. Đây là một hiện tượng thường gặp, gây ra đau, rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là một hiện thượng thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân xước măng rô tay?

Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Nhung (Bệnh viện Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể bị thiếu vitamin C và axit folic.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà phòng,…). Hoặc do thói quen lấy khóe móng tay quá sát khi làm đẹp sẽ gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở. Cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý như: Bệnh viêm da, nấm da, bệnh Eczema,… gây tổn thương phần da quanh móng tay, gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang dễ bị trầy xước.

Một số trường hợp thì có hiện tượng xước măng rô mỗi khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, khi đó nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Thói quen cắn móng tay cũng là một trong những nguyên nhân khiến da tay hay bị xước măng rô.

Xước măng rô nhìn có vẻ khá đơn giản vì chỉ là một sợi da nhỏ. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách thì sẽ khiến bạn cực kỳ đau đớn, nặng có thể gây chảy máu, mưng mủ, nhiễm trùng,…

Cách xử lý khi bị xước măng rô tay

Sử dụng kềm hoặc bấm móng tay

Bạn tuyệt đối không dùng tay để dứt ra vì có thể gây xước dài và sâu hơn. Tiếp theo, bạn cần làm giữ vệ sinh cho vết xước, tránh vi khuẩn xâm nhập gây sưng tấy hay nhiễm trùng.

Làm cho phần móng xước măng rô mềm hơn

Ngâm móng tay trong hỗn hợp gồm 2 muỗng dầu ô liu vào nước ấm trong khoảng 10 phút để loại bỏ tình trạng xước măng rô. Có thể ngâm tay sau đó dùng bấm móng tay để loại bỏ sợi măng rô, ngâm tây sẽ khiến da bạn mềm và dễ bấm hơn.

Dùng dầu vitamin E

Mật ong

Mật ong là một hoạt chất dưỡng ẩm và duy trì độ ẩm tự nhiên tốt nhất. Thêm vào đó, mật ong có tính năng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm, chống sưng rất tốt. Để xử lý xước măng tô, bạn có thể thoa mật ong nguyên chất lên phần da xung quanh móng và bọc lại trong khoảng vài tiếng đồng hồ.

Bổ sung vitamin C, axit folic

Những người thường bị chứng xước măng rô tay cần điều chỉnh chế độ ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Dâu tây, mùi tây, rau cải, bưởi, cam, quýt,…

Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như: Gan các loài động vật (lợn, gà, bò), các loại cá ,bông cải xanh, các loại rau có màu xanh thẫm,.. hoặc giá đỗ, mầm lúa gạo, mầm lúa mì,…

Loại bỏ thói quen cắn móng tay

Móng tay là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn càng có nguy cơ sinh sôi trong vòm họng và đường ruột.

Giảm tiếp xúc với các hóa chất

Khi cần phải tiếp xúc với hóa chất như rửa chén, bột giặt, hóa chất tẩy rửa,… cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này để dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.

Advertisement

3 Cách Làm Nước Mắm Đậu Phộng Đơn Giản Tại Nhà

1. Cách làm nước mắm đậu phộng tỏi ớt Chuẩn bị nguyên liệu

Đậu phộng (hạt lạc): 100g

Đường trắng: 2 thìa

Ớt: 3-4 quả

Tỏi: 1 củ

Nước mắm ngon: 1-2 thìa

Trái tắc (quất): 1-2 quả

Nước lọc: 1/2 chén

Ảnh: sưu tầm

Các bước thực hiện

Đậu phộng rang chín, xát vỏ.

Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ lụa.

Cho tỏi, ớt, lạc vào cối giã nhuyễn. Đậu phộng giã càng nhuyễn thì chén nước chấm càng thơm và ngon.

Cho tiếp đường vào cối giã cùng các nguyên liệu. Có thể cho thêm bột ngọt, muối để cân bằng hương vị.

Sau khi các nguyên liệu đã được giã nhuyễn, bạn lấy ra cho vào bát. Sau đó, bạn cho nước mắm, nước tắc, nước lọc vào khuấy đều. Nêm nếm và gia giảm thêm các gia vị cho vừa miệng.

Nếu bạn muốn nước mắm đặc sệt hơn thì có thể pha một chút bột bắp hòa tan với nước rồi cho vào nước mắm và đun sôi. Sau đó bạn để nguội và thưởng thức.

Thành phẩm

Chén nước mắm hơi sệt, hòa quyện hài hòa giữa vị cay – mặn của ớt tỏi và nước mắm. Nước cốt tắc giúp vị cân bằng hơn và có mùi thơm hấp dẫn. Đậu phộng giã nhỏ quyện vào món ăn mang đến vị ngon khó cưỡng.

Ảnh: sưu tầm

2. Cách làm sốt mắm đậu phộng Chuẩn bị nguyên liệu

Bơ đậu phộng: 1 thìa

Nước mắm ngon: 1 thìa

Mè trắng: 1/3 thìa

Tỏi băm: 3-5 tép tỏi

Sốt tương đen: 1 thìa

Đường trắng: 1/2 thìa

Tương ớt Hàn Quốc: 2 thìa

Ớt băm: 2 quả

Ảnh: sưu tầm

Các bước thực hiện

Tỏi, ớt băm thật nhỏ.

Cho vào bát gồm tỏi ớt, tương ớt Hàn Quốc, bơ đậu phộng, tương đen, đường, mè rang, nước mắm. Dùng thìa trộn đều tất cả cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện thành sốt sánh mịn.

Cách làm nước mắm đậu phộng này đơn giản và tốn ít thời gian nhất. Sốt bơ đậu phộng vẫn cho hương vị bùi bùi thơm lừng như đậu phộng rang và giúp cho chén nước chấm có độ sánh mịn. Nếu bạn muốn ăn vị cay nhẹ hơn thì có thể giảm lượng ớt tươi hoặc tương ớt Hàn Quốc.

Thành phẩm

Nước chấm sánh sệt, vị cay hấp dẫn. Bạn có thể chấm cùng thịt luộc, thịt nướng đều ngon.

Ảnh: sưu tầm

3. Cách làm nước mắm đậu phộng dưa leo

Dưa leo giòn mát, đậu phộng bùi bùi, tạo nên một sự kết hợp kỳ lạ nhưng rất ngon và hấp dẫn. Nước chấm này có thể dùng với cá chiên, giò chả, bún tươi đều rất ngon miệng.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nước mắm: 2 thìa

Dưa leo: 1/2 trái

Đậu phộng: 3 thìa

Đường trắng: 1 thìa

Hành tím: 1 củ

Ớt: 2 quả

Nước cốt chanh: 1 thìa

Các bước thực hiện

Đậu phộng rang chín, xát vỏ, cho vào cối giã nhỏ (không nên giã quá nát).

Dưa leo gọt vỏ, bào mỏng.

Hành tím bỏ vỏ lụa, thái lát mỏng.

Ớt bỏ hạt, thái nhỏ.

Cho vào bát các gia vị gồm nước mắm, đường, nước cốt chanh. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Nêm nếm thêm nước lọc và các gia vị sao cho vừa với khẩu vị của bạn.

Cuối cùng, bạn cho hành tím, dưa leo, đậu phộng, ớt vào bát và khuấy đều.

Thành phẩm

Ảnh: sưu tầm

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thúy Liễu

Từ khoá: 3 Cách làm nước mắm đậu phộng đơn giản tại nhà

Cách Trị Chấy Bằng Chanh An Toàn, Hiệu Quả, Đơn Giản

1. Chấy là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chấy

Chấy hay còn được gọi là chí được biết đến là một loài côn trùng nhỏ ký sinh ở trên da đầu và tóc của con người. Chúng có tên tiếng anh là Pediculus humanus capitis. Loại ký sinh này sống bằng việc hút máu từ người .Thông thường, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi sẽ là đối tượng người tiêu dùng bị chấy nhiều hơn so với người lớn. Những trẻ bị chấy ký sinh sẽ luôn cảm thấy không dễ chịu, ngứa ngáy khắp cả da đầu. Vì thế, cha mẹ nên chú ý chăm sóc đến yếu tố vệ sinh cá thể của con yêu. Nếu như nhận thấy trẻ có tín hiệu như liên tục bị ngứa hay Open những vết lở loét trên da đầu. Trên thân tóc của trẻ cũng Open trứng chấy lốm đốm và cảm thấy khó ngủ hơn nhất là vào buổi tối thì năng lực cao trẻ đang bị chấy tóc làm cho không dễ chịu .

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chấy, tiêu biểu nhất là do tiếp xúc trực tiếp với tóc của người có chấy, dùng chung các đồ vật với người bị chấy như khăn tắm, lược, mũ đội, khăn choàng cổ,… Việc ngủ chung cùng giường, sử dụng chăn, gối cùng với người bị chấy cũng sẽ làm cho trẻ dễ bị lây lan loại ký sinh này. Nhất là với những trẻ đi học mẫu giáo hay cấp 1, cấp 2 ở lại bán trú tại trường. 

Cũng chính cho nên vì thế mà rất nhiều bậc cha mẹ luôn phải đau đầu, sầu não để tìm ra phương pháp trị chấy sao cho dứt điểm. Bên cạnh thuốc trị chấy, cha mẹ hoàn toàn có thể dùng những cách trị chấy tự nhiên bằng những nguyên vật liệu có sẵn trong nhà bếp, tiêu biểu vượt trội như :

Trị chấy bằng chanh

Trị chấy bằng dầu ô liu

Diệt chấy bằng hạt na

Sử dụng baking soda để đuổi chấy

2. Cách trị chấy bằng chanh hiệu quả

Có rất nhiều cách trị chấy khác nhau nhưng trị chấy bằng chanh là một trong những giải pháp được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi. Trong chanh có chứa nhiều axit citric có tác dụng tốt trong việc diệt nấm và các loại ký sinh trên da đầu. 

Việc dùng chanh để trị chấy vừa bảo đảm an toàn, mang lại hiệu suất cao cao vừa không mất quá nhiều ngân sách. Các bạn cũng hoàn toàn có thể thuận tiện sử dụng tại nhà chỉ bằng một vài bước chuẩn bị sẵn sàng đơn thuần. Cha mẹ chỉ cần sử dụng muối pha với nước cốt chanh rồi bôi lên tóc của trẻ, ủ khoảng chừng 15 – 20 phút rồi gội sạch đầu. Kiên trì dùng liên tục trong 3 – 4 ngày thì sẽ tự động hóa hết chấy. Ngoài ra, việc ủ tóc bằng chanh tươi còn giúp cho tóc sạch gàu, mềm mượt hơn trông thấy .

2.1 Cách trị chấy bằng chanh và tỏi

Ngoài cách trị chấy bằng chanh pha với muối thì các bạn còn có thể kết hợp chanh với tỏi để dọn sạch chúng. Các bạn hãy thực hiện theo vài bước như sau:

Nghiền sẵn một tép tỏi pha với nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên tóc của trẻ .

Tiến hành xoa đều và mát xa lên quanh da đầu .

Ủ tóc của trẻ cùng hỗn hợp trên qua một đêm rồi xả sạch lại với nước .

Với hai nguyên vật liệu đơn thuần là tỏi với chanh, cách diệt chấy này còn giúp bạn vô hiệu những xác chấy trên tóc đầy hiệu suất cao .

2.2 Trị chấy bằng hỗn hợp chanh và trứng

Trị chấy bằng chanh và trứng cũng là một trong những phương pháp diệt chấy được nhiều người sử dụng. Tuy rằng phương pháp này nghe khá lạ tai nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. 

Các bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị sẵn 2 lòng đỏ trứng cũng 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh nước cốt chanh .

Kế đến là trộn đều hỗn hợp trên rồi dùng lược chải đều hỗn hợp lên tóc .

Mát xa lên da đầu và ủ trong vòng 20 phút .

Cuối cùng là cho trẻ đi tắm và giúp trẻ xả thật sạch tóc .

Chỉ cần thực hiện cách diệt chấy bằng chanh và trứng gà này trong 4, 5 ngày thì sẽ loại bỏ được chấy hoàn toàn trên gia đầu. Thêm vào đó, cha mẹ hãy kiên trì, dành ra thêm một chút thời gian để tước trứng chết trên thân tóc của trẻ nữa là đã hoàn thành việc trị chấy một cách triệt để.

3. Biện pháp ngừa chấy an toàn, hiệu quả

Sau khi áp dụng việc trị chấy bằng chanh, cha mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa chấy cho trẻ như: 

Giúp trẻ vệ sinh đầu tóc thật sạch mỗi ngày .

Thường xuyên giặt sạch, thay mới chăn màn, quần áo và vật dụng cá thể của những bé .

Không nên cho trẻ dùng chung những loại vật dụng như mũ, khăn, quần áo, … của người khác .

Hạn chế việc cho trẻ ngủ chung với người bị chấy .

Thường xuyên kiểm tra da đầu và tóc của bé xem có Open chấy hoặc trứng chấy hay chưa. Nếu có thì những bạn hoàn toàn có thể dùng tay bắt chấy hoặc dùng lược dày để chải tóc cho trẻ .

Cách Tự Làm Nước Mắm Cá Cơm Tại Nhà Cực Kỳ Đơn Giản

Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắm

Để tạo ra nước mắm thơm ngon, đúng chuẩn, bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị như sau:

Nguồn cá

Nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên nước mắm ngon đậm đà, tròn vị chính là cá. Cá làm mắm không được ươn vì sẽ làm mắm giảm chất lượng và nặng mùi. Hiện nay, có nhiều loại cá dùng làm mắm nhưng nguyên liệu làm ra mắm ngon nhất là cá cơm Than.

Cá cơm Than bắt đầu xuất hiện nhiều từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 hàng năm. Trong đó, thời điểm cá béo và ngon nhất là khoảng tháng 10-12. Nếu mua số lượng nhỏ thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày. Cá có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.

Vào đúng thời điểm tháng 10 -12, cá cơm béo và ngon nhất nên sẽ tạo ra nước mắm ngon và chất lượng.

Nguồn muối

Hãy chọn muối tinh khiết không lẫn tạp chất và được lưu trữ ít nhất 1 năm. Điều này sẽ loại bỏ bớt các ion Ca, Mg, K – những thành phần gây chát, nóng cổ, đắng giúp muối “ngọt” hơn.

Cách làm nước mắm cá cơm thơm ngon tại nhà

– Bước 1: Rửa sạch và phơi cá cơm.

Cá cơm tươi đem rửa thật sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút, vớt ra để ráo rồi đem phơi cho cá dập mình.

– Bước 2: Ướp cá cơm với muối theo tỷ lệ chuẩn là 1: 3 và đem ủ chượp.

Rửa sạch hũ đựng, tráng qua 1 lớp nước sôi, sau đó ướp cá với muối theo tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Từ đây, hỗn hợp cá muối còn được gọi là chượp. Hãy làm lần lượt 1 lớp muối rải đáy hũ, rồi đến 1 lớp cá, làm như vậy cho đến khi hết số cá và muối. Có một mẹo nhỏ đó là thêm 3-5% thơm (dứa) xay nhỏ vào khối chượp. Cuối cùng, đậy 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rải thêm 1 lớp muối nữa lên trên, vừa dùng làm sức nén, vừa tạo môi trường kỵ khí (ép hết khí ra ngoài) rồi đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát.

– Bước 3: Tháo nước bổi ra khỏi thùng.

– Sau khoảng 2-4 ngày, khi cá đã ăn muối, tiến hành mở nút lù tháo nước trong khối chượp ra khỏi thùng. Nước này được gọi là nước bổi. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.

– Bước 4: Ủ chượp và đảo lại định kỳ.

Khi rút nước bổi ra, tất nhiên khối chượp chỉ còn 60-70% so với ban đầu. Lúc này, cần cho thêm chượp vào đến khi đầy thùng thì đậy một lớp nilon lên mặt. Ép cho tấm nilon dính sát vào khối chượp, tiếp tục đổ lên đó lớp muối mỏng để thêm sức ép, tạo môi trường kỵ khí cho khối chượp, tránh vi khuẩn háo khí có thể sinh ra dòi bọ. Muốn cá thủy phân nhanh hơn, cứ nửa tháng bạn mở nắp, dùng đũa sạch (đã nhúng qua nước sôi), khuấy hũ mắm đều lên.

– Với 3kg cá thì chỉ sau khoảng 6 tháng là có thể dùng mắm được. Thời gian ủ chượp từ nhà thùng càng lâu, khoảng 12 tháng thì nước mắm sẽ tuyệt vời hơn do cá lúc ấy đã thủy phân trọn vẹn. Nước mắm thành phẩm vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon với màu sắc hấp dẫn.

Phải ủ nước mắm trong một thời gian khá lâu từ 6 đến 12 tháng mới có thể sử dụng được.

Những lưu ý khi tự làm nước mắm cá cơm tại nhà

Công đoạn cầu kỳ, khá mất thời gian.

Nếu cuộc sống quá nhiều bận rộn, bạn khó có thể dành thời gian tự làm nước mắm tại nhà. Không những vậy, phải cần ít nhất 6 tháng ủ chượp, nước mắm mới có thể sử dụng được.

Thay vì vậy, các chị em có thể lựa chọn những sản phẩm nước mắm cá cơm có sẵn trên thị trường chẳng hạn như nước mắm Nam Ngư. Đây là sản phẩm nằm trong Top 3 thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn, đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe và hương vị thơm ngon, sánh đậm. Sản phẩm này được làm từ cá cơm, ủ chượp và đóng chai hoàn toàn tại Phú Quốc.

Vị nước mắm nguyên chất có nhiều độ đạm nên có vị mặn gắt, cần pha chế để dễ ăn hơn.

Nước mắm nguyên chất nhà làm có độ đạm cao nên có vị mặn gắt, khó ăn. Chính vì vậy, bạn cần pha với gia vị khác như đường, giấm, chanh, nước,..sẽ không chỉ làm giảm độ mặn của mắm mà còn tạo nên bát nước chấm thơm ngon.

Hãy sử dụng nước mắm giảm mặn để bảo vệ sức khỏe tim mạch của cả gia đình.

Đăng bởi: Diệu Tâm

Từ khoá: Cách tự làm nước mắm cá cơm tại nhà cực kỳ đơn giản

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Dị Ứng Nước Rửa Chén Bằng Các Liệu Pháp Đơn Giản Tại Nhà trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!