Bạn đang xem bài viết Cá Cháo Nấu Món Gì Ngon? Những Gợi Ý Món Ăn Ngọt Thanh, Kích Thích Khẩu Vị Lạ Miệng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá cháo là một trong những thức quà đến từ biển khơi được người sành ăn yêu thích. Loại cá này có thịt mềm ngọt, béo bở rất thơm ngon. Vào những ngày trời trở lạnh được thưởng thức bát canh cá cháo nóng hổi, tê cay đầu lưỡi thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn. Đặc biệt chúng cũng rất lý tưởng để làm hạ nhiệt cơ thể vào những ngày nóng bức, chán ăn.
1. Cá cháo là cá gì?Cá cháo hay còn có tên gọi khác là cá khoai. Loài cá này có thân hình thon dài, thịt trắng muốt, không vảy, xương mềm mại. Loại thực phẩm này có phần xương sụn chạy dọc theo đường sống lưng, ít xương, hương vị mềm ngọt tự nhiên rất lạ miệng.
Sở dỉ loài cá này có tên cá cháo vì thịt của chúng mềm sau khi nấu sẽ dễ nhừ giống cháo. Tuy nhiên chúng lại rất ngon, lạ miệng chứ không gây ngán. Cá cháo sống ở biển, di chuyển theo từng đàn trong vùng nước cạn. Thông thường chúng thường xuất hiện vào thời điểm cuối hè đến đầu đông. Đặc biệt thịt cá cháo khá mềm, khó giữ được lâu nên cần đưa vào đất liền sớm. Mặc khác chúng cũng có thể bảo quản bằng cách ướp đá, phơi khô. Đến khi tuyền cập đất liền thì mang ra chợ bán.
Thịt cá cháo thường chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Chúng có thể hỗ trợ cải thiện một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, ho khan… Đây chính là lý do chúng được nhiều người ưa chuộng. Cá cháo có thể nấu thành nhiều món ăn ngon như nấu cháo , nấu canh chua, nấu lẩu, nấu ngót… Đặc biệt chúng cũng có thể mang ướp gia vị phơi khô chiên giòn thưởng thức.
Cá cháo hay còn được gọi là cá khoai được ngư dân đánh bắt ở vùng biển khơi. Ảnh: Internet
2. Cách nấu lẩu cá cháo chua cayLẩu cá cháo chua cay rất thích hợp để đánh thức vị giác ngày mưa lạnh. Bên cạnh đó món ăn cũng rất thích hợp để bạn sum họp cả nhà, cùng nhau ngồi ăn bữa cơm ấm áp. Cách nấu món lẩu cá cháo khá đơn giản chị em có thể cùng vào bếp thực hiện nhanh.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
500gram cá khoai
200gram thịt nạc dăm xay
2 quả cà chua
1 củ hành tây
Ít sả, lá chanh
1.5 lít nước dùng gà
Ớt hiểm
Hành tím băm
Ít húng quế
1 thìa canh nước cốt chanh
1 gói gia vị nêm sẵn lẩu Thái
Bún, rau nhúng ăn kèm
Gia vị: Dầu ăn, đường, bột ngọt, hạt nêm,nước mắm, muối.
2.2. Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế nguyên liệu rau củ
Nêm nếm vào thịt xay 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh hành tím băm trộn đều. Kế đến vo thịt xay thành các viên tròn vừa ăn.
cà chua rửa sạch, thái múi cau. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau.
Sả cây rửa sạch, thái lát mỏng. Ớt hiểm đập dập. Húng quế nhặt lá, rửa sạch, thái nhỏ.
Các loại rau nhúng nhặt, ngâm nước muối loãng, rửa sạch.
Thịt xay nêm nếm vừa ăn, nhồi đều vo chiên tròn. Ảnh: Internet
Bước 2: Sơ chế cá khoaiCá cháo (cá khoai) nhờ người bán làm sạch hoặc tự làm. Bạn dùng kéo cắt bỏ đuôi, kỳ, đầu, bỏ ruột cá. Sau đó rửa chúng với ít muối, nước cốt chanh khử tanh. Sau đó rửa sạch chúng với nước lạnh, để ráo.
{Món Ngon Cuối Tuần}Cách Nấu Bún Cá Trộn Lạ Miệng Từ Cá Điêu Hồng
Giá trị dinh dưỡng của món bún cá trộn từ cá điêu hồng
Món bún cá trộn được làm từ cá điêu hồng chắc chắn sẽ làm bạn thích thú bởi cá điêu hồng là loại cá rất giàu dinh dưỡng và ít chất béo, thịt cá thơm ngon và lành tính, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khoẻ.
Để làm món bún cá trộn, ngoài cá điêu hồng thì nghệ là một món gia vị không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn. Nghệ không những được sử dụng phổ biến làm gia vị để tạo màu cho các món ăn mà nó còn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người như tính kháng viêm vượt trội, giảm cholesterol xấu, tốt cho tim mạch não bộ… nên được sử dụng rất nhiều làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra còn có các loại rau thơm như rau thì là, húng lủi, hành lá, gừng…chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn.
Nguyên liệu cần thiết cho món Bún cá trộn (nguồn chúng mình).
Nguyên liệu cần dùng để làm món bún cá trộn
2 con cá điêu hồng tương đương 1,8kg – 2kg.
1 củ nghệ tươi
1 củ gừng tươi
5 gram rau thì là
5 gram hành lá
1 củ tỏi
Vài trái ớt
2 gram rau húng lủi
Nước mắm
Đường
1 muỗng canh dầu ăn
1 muỗng hạt nêm
Đậu phộng rang sẵn, bỏ vỏ
Dụng cụ cần thiết để làm món bún cá trộn
Tô sạch
Cách nấu bún cá trộnBước 1: Cá điêu hồng làm sạch, để ráo nước, phi lê thành từng miếng.
Cá điêu hồng phi lê thành từng lát ( Nguồn chúng mình)
Bước 2: Sau khi phi lê cá, các bạn thái cá thành những miếng hình chữ nhật theo chiều thớ thịt của cá để tránh bị vỡ vụn khi chiên, nướng.
Cá điêu hồng thái từng miếng hình chữ nhật (nguồn chúng mình).
Bước 3: Nghệ và gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng.
Gừng và nghệ rửa sạch thái lát móng. (Nguồn chúng mình)
Bước 4: Nghệ sau khi thái lát, các bạn cho vào máy xay để xay nhuyễn. Lưu ý khi xay nghệ, các bạn cho vào một chút nước để nghệ dễ dàng được nghiền nhuyễn. Các bạn có thể xay nghệ nhiều và chia vào các hộp nhỏ, để vào ngăn đá để dùng cho các lần sau. Gừng để nguyên lát để ướp với cá.
Gừng và nghệ xay nhuyễn (Nguồn chúng mình)
Bước 5: Đổ nghệ vào cá, thêm 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng hạt nêm vào và trộn đều. Để cá ngấm gia vị trong vòng 30 phút.
Trộn đều nguyên liệu lên và để cá ngấm gia vị trong 30 phút (nguồn chúng mình).
Bước 6: Trong khoảng thời gian 30 phút, các bạn nhớ thỉnh thoảng đảo cá để gia vị ngấm đều hơn.
Đảo đều cho cá ngấm gia vị (nguồn chúng mình).
Xếp cá vào nồi chiên không dầu (nguồn chúng mình).
Hành và thì là thái nhỏ (nguồn chúng mình).
Cho hành lá và thì là vào chảo đảo đều với 1 chút dầu ăn (nguồn chúng mình).
Bước 10: Tỏi ớt bằm nhuyễn, pha nước mắm, đường, chanh và nêm nếm cho vừa miệng.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí món bún cá trộnMón bún cá trộn sau khi đã hoàn thiện cá sẽ có màu vàng ruộm của nghệ, có mùi thơm của thịt cá quyện với mùi nghệ vô cùng kích thích vị giác.
Để trang trí cho món bún cá trộn vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần xếp bún, thì là và hành lá đã đảo chín vào tô, sau đó xếp cá và rau húng lủi vào. Cuối cùng bạn rắc đậu phộng lên trên.
Bún cá trộn làm từ cá điêu hồng (nguồn chúng mình)
Cách thưởng thức món bún cá trộnMón bún cá trộn chắc chắn sẽ làm thỏa mãn được vị giác của gia đình bạn vì nó có hương vị vô cùng thơm ngon. Bạn pha nước chấm chua ngọt với tỏi, đường, nước mắm, chanh theo tỷ lệ phù hợp với gia đình bạn và rưới lên trên sau đó trộn đều và thưởng thức.
Nếu bạn là người ăn cay, một chút tiêu và vài lát ớt sẽ làm cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Một vài lưu ý khi làm món bún cá trộn
Khi chọn cá điêu hồng để nấu, bạn nên chọn những con cá còn tươi nguyên để thớ thịt săn chắc.
Khi phi lê cá, nhất định bạn phải dùng dao thật sắc bén để tránh làm nát thịt cá.
Để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn, chúng mình khuyên các bạn sử dung nồi chiên không dầu để chiên cá. Trước khi cho cá vào chiên, các bạn để vài lát gừng vào để tăng thêm hương vị cho cá.
Với cách làm món Bún cá trộn từ cá điêu hồng mà chúng mình đã gợi ý, chắc chắn thực đơn của gia đình bạn sẽ được bổ sung thêm một món ngon lạ miệng mà lại vô cùng bổ dưỡng nữa.
Đăng bởi: Phú Ngô
Từ khoá: {Món ngon cuối tuần}Cách nấu bún cá trộn lạ miệng từ cá điêu hồng
4 Cách Nấu Cháo Cá Dìa Cho Bé Ăn Dặm Ngon Miệng, Giàu Dinh Dưỡng
Lợi ích của cháo cá dìa cho bé
Cá dìa là loại cá có thân dẹp tròn, lớp da trơn màu nâu xám, vây sắc xanh nhạt. Phía trên thân có có hình những chấm nâu đen, đầu đỏ, mắt đen tròn. Loại cá này rất khó đánh bắt do thường sống trong các bãi rạn san hô, ghềnh đá, có nhiều nhất vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 (Âm lịch). Kích thước mỗi con cá khá to, bằng bàn tay người lớn khép lại, khá mập, thịt béo và thơm ngon.
Trong thành phần cá dìa có chứa rất nhiều đạm, omega 3 nên rất tốt đối với sự phát triển trí não của bé. Cách chế biến món cá dìa nấu cháo cho bé cũng tương đối đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để bổ sung thêm các loại dưỡng chất cho con.
4 cách nấu cháo cá dìa cho cho bé ăn dặm
Cách 1: Cháo cá dìa nấu với rau cần tây
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá dìa khoảng 500g
– 25g gạo tẻ
– Rau cần tây vừa đủ
– Hành lá, hành tím
– Gia vị cho bé, dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
– Cá dìa làm sạch với nước muối và cho vào nồi hấp chín.
– Gỡ bỏ xương và thịt riêng, tán thịt thật mịn rồi ướp cùng gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm.
– Sau khi thịt cá đã ngấm gia vị, cho thịt cá dìa vào xào thơm cùng hành tím đã băm nhuyễn. Trong khi xào, mẹ có thể cho thêm chút nước đánh đều cá để thịt cá không bị vón cục.
– Gạo mẹ mang ngâm nước trong khoảng 30 phút thì vớt ra để ráo. Sau đó, cho vào trong nồi ninh nhừ thành cháo.
– Rau cần tây chỉ chọn cọng non, mang rửa sạch và băm thật nhuyễn.
– Sau khi cháo chín nhừ thì cho thịt cá dìa đã xào và rau cần vào cháo khuấy đều.
– Trước khi tắt bếp, mẹ có thể nêm thêm chút nước mắm, dầu oliu, hành lá cho cháo ngon.
– Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng.
Cách 2: Cách nấu cháo cá dìa với rau cải xanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá dìa
– 50g gạo nếp và 50g gạo tẻ
– 10 cọng rau cải non
– Hành tím đã băm nhuyễn
– Hành lá đã thái nhỏ
– Dầu ăn và gia vị cho bé
Cách nấu:
– Cá dìa mang làm sạch, xát qua cùng với chút rượu trắng để cá bớt tanh rồi rửa sạch với nước, đổ ra rổ cho ráo.
– Sau đó, cho cá vào nồi luộc chín, gỡ bỏ xương lấy thịt. Phần thịt mẹ dùng tay xé nhỏ mịn, tránh trường hợp vẫn còn xương cá.
– Nước luộc cá dìa, mẹ vo gạo tẻ và gạo nếp cho vào nồi, ninh nhừ thành cháo.
– Thịt cá dìa cho vào trong chảo, xào thơm cùng hành tím đã băm nhuyễn, ướp thêm chút nước mắm giúp thịt cá thơm ngọt hơn.
– Rau cải xanh chỉ nhặt lấy lá non, bỏ phần cọng, mang rửa sạch rồi trần qua nước sôi cho bớt nồng mùi rau. Sau đó, cho vào trong cối xay nhuyễn giúp bé dễ ăn hơn.
– Khi cháo đã nhừ nhuyễn thì mẹ cho thịt cá vừa xào và rau xay vào, khuấy đều tay. Trong thời gian đợi cháo sôi, mẹ nhớ cho lửa liu riu để cháo không bị cháy.
– Sau khi tất cả các nguyên liệu đã chín, mẹ tắt bếp, cho thêm chút dầu ăn và nêm nếm gia vị, rắc hành lá lên trên. Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng.
Cách 3: Cháo cá dìa nấu với bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá dìa
– Lượng bí đỏ vừa dùng
– Gạo tẻ nấu cháo theo lượng ăn của bé
– Hành tím băm nhỏ
– Hành lá
– Gia vị cần thiết cho bé.
Cách nấu:
– Làm sạch và lọc thịt, sơ chế cá dìa tương tự như những cách nấu cháo phía trên.
– Bí đỏ mang gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
– Vo sạch gạo, hấp chín ninh nhừ với nước luộc cá.
– Khi cháo bí đỏ nhừ thì mẹ cho phần thịt cá dìa đã xào thơm vào khuấy đều.
– Nhớ đun lửa nhỏ để cháo không bị cháy. Cháo chín thì tắt bếp, nêm thêm gia vị, dầu ăn và rắc hành lá cho thơm rồi múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm nóng.
Cách 4: Cách nấu cháo cá dìa với rong biển
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá dìa
– Lượng rong biển vừa đủ
– Lượng đủ gạo tẻ, gạo nếp
– Hành tím băm nhỏ
– Dầu ăn và các gia vị khác dành cho bé
Cách nấu:
– Sơ chế cá dìa tương tự như những cách trên.
– Rong biển mang ngâm vào nước cho nở, sau đó vớt ra và thái nhỏ.
– Gạo vo sạch và cho vào nồi nước luộc cá, ninh nhừ thành cháo.
– Khi cháo chín thì múc lượng cháo vừa đủ cho bé dùng vào trong nồi cùng với rong biển đã băm nhỏ, thịt cá xào thơm vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn cho bé và tắt bếp.
Khi nấu cháo cá dìa cho bé mẹ cần phải lưu ý, với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên nêm nếm gia vị sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa của bé.
21 Món Cháo Vịt Nấu Với Rau Gì Cho Bé, 6 Cách, Cháo Vịt Nấu Với Rau Gì Ngon Cho Bé Ăn Dặm
Cháo vịt cho bé không chỉ được đánh giá là món cháo đầy dinh dưỡng mà còn giúp giải nhiệt mùa hè cực tốt. Đôi khi, mẹ muốn đổi bữa cho con bằng những món cháo dễ ăn, ngon miệng thì chắc chắn cháo vịt sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý dành cho mẹ đấy.
Cháo vịt cho bé không chỉ được đánh giá là món cháo đầy dinh dưỡng mà còn giúp giải nhiệt mùa hè cực tốt. Đôi khi, mẹ muốn đổi bữa cho con bằng những món cháo dễ ăn, ngon miệng thì chắc chắn cháo vịt sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý dành cho mẹ đấy.
Theo Đông y, thịt vịt là món ăn có tính mát, vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng như photpho, protein, vitamin A, B1, B2, sắt…rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những trẻ em đang trong giai đoạn ăn dặm, hoàn thiện và phát triển.
Bạn đang xem: Cháo vịt nấu với rau gì
Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn cho rừng, lượng các vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà. Vì thế, trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bé, móncháo vịt là không thể thiếu.
Cháo vịt cho bé từ mấy tháng tuổi thì tốt nhất?Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, muốn trẻ ăn dặm đúng cách thì khoảng từ 8 tháng tuổi trở lên, mẹ mới nên cho trẻ ăn các loại thịt gà, thịt vịt hay hải sản do những thực phẩm này có chứa khá nhiều chất đạm.
Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên thường dễ bị nhảy cảm với những đồ ăn lạ. Đồng thời, đường ruột của bé chưa hoạt động hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Cháo vịt nấu với rau gì cho bé?Bên cạnh những tác dụng vô cùng tuyệt vời thì để món cháo vịt cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng nhất, mẹ nên kết hợp nấu thịt vịt với các loại rau của như rau ngót, đậu xanh, đậu que, khoai sọ, củ dền, rau cải, súp lơ, nấm rơm, cà rốt, rau chân vịt, hạt sen….
4 công thức nấu cháo vịt cho bé thơm ngonLưu ý: Trước khi nấu cháo vịt cho bé, mẹ cần phải khử mùi hôi của vịt bằng cách ngâm thịt vịt với gừng, muối tiêu, rượu trắng. Sau đó, rửa sạch thịt với nước. Trong thời gian luộc thịt vịt thì có thể cho thêm vài lát gừng để giúp thịt thơm hơn. Ngoài cách này, mẹ cũng có thể dùng giấm hoặc chanh kết hợp với muối (lượng vừa đủ) rồi chà sát vào thịt vịt từ bên trong lẫn bên ngoài nhiều lần rồi rửa sạch.
Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu xanhNguyên liệu:
– 40g vịt
– 30g gạo tẻ
– 20g đậu xanh nguyên hạt
– Vài nhánh nhỏ gừng tươi, hành lá, rau mùi
Cách làm:
– Thịt vịt rửa sạch (như đã hướng dẫn)
– Vo gạo và đỗ xanh cho sạch
– Gừng nướng lên cho thơm
– Cho thịt vịt, đỗ xanh, gạo và gừng đã nướng vào nồi, thêm nước vào ninh như cháo bình thường.
– Thịt vịt đã chín mềm thì vớt ra và băm nhỏ, bỏ gừng đi.
– Bắc nồi cháo lên rồi cho thịt vịt đã băm vào, nêm nếm gia vị vừa đủ (nếu như bé hơn 12 tháng).
– Cho thêm chút hành hoa, rau mùi đã thái nhỏ vào nồi cháo, đun sôi nhỏ lửa vài phút rồi tắt bếp.
– Múc ra bát và cho bé ăn khi còn nóng (mẹ hãy kiểm tra độ nóng của cháo hoặc chờ cho đến khi cháo nguội âm ấm thì cho bé ăn).
Cách nấu cháo vịt cho bé với rau ngótNguyên liệu:
– 50g thịt vịt sạch
– 50g rau ngót
– 1 nắm gạo tẻ
– 1 số loại gia vị thông dụng
Cách làm:
– Sơ chế sạch thịt vịt, xát muối chanh để khử mùi hôi
– Vo gạo sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 30 phút
– Tuốt lá rau ngót rồi rửa sạch mang xay nhuyễn
– Gạo cho vào nồi cùng với nước rồi bắc lên bếp, nấu cháo ninh nhừ. Mẹ lưu ý, trong quá trình nấu cần phải thường xuyên khuấy cháo để cháo không bị khê hay sát nồi.
– Luộc thịt vịt trong khoảng 20-30 phút cho đến khi chín rồi vớt ra xé nhỏ, mang ra xay để giúp bé dễ ăn hơn.
– Khi cháo gạo đã chín thì mẹ cho vịt và rau ngót đã xay vào nồi, khuấy đều và đun tiếp trong khoảng 5 phút cho tất cả nguyên liệu chín hẳn. Nêm nếm gia vị vừa đủ (tùy theo độ tuổi của bé).
– Múc cháo ra bát, để cháo còn hơi ấm ấm thì cho bé ăn.
Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọNguyên liệu:
– 1 cái đùi vịt (hoặc cũng có thể lựa chọn phần lườn)
– 30g khoai sọ (khoảng 2 củ)
– 2 nắm gạo vừa nếp vừa tẻ
– Hành lá
Cách làm:
– Vo sạch gạo nếp gạo tẻ rồi ngâm cùng nước ấm khoảng 30-45 phút cho hạt gạo nở đều.
– Gọt vỏ khoai sọ rồi đem luộc chín, xay nhuyễn.
– Rửa sạch thịt vịt, khử mùi hôi và lọc thịt, bỏ ra, mang băm nhỏ hoặc xay nhuyễn để ra bát.
– Phần xương vịt cho vào ninh cùng để lấy nước ngọt trong khoảng 30 phút, lọc lấy phần nước và loại bỏ phần xương dăm.
– Cho gạo đã ngâm vào ninh cùng với nước vịt khoảng 1 giờ đồng hồ.
– Đợi cháo đã nhuyễn và quánh lại, mẹ cho thịt vịt, khoai sọ vào nồi cháo, khuấy thêm khoảng 5 phút rồi cho hành lá, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
– Đổ cháo ra bát, chờ cháo chỉ còn ấm ấm thì cho bé ăn.
Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu que, hạt senNguyên liệu:
– 30g thịt vịt
– 30g đậu que
– 10g hạt sen
– 3ml dầu ăn
– 30g gạo nếp, gạo tẻ
Cách làm:
– Mẹ ngâm hạt sen trong nước khoảng 1h để giúp hạt sen mềm hơn khi ninh
– Gạo vo sạch rồi cho cả gạo và hạt sen đã ngâm vào nồi ninh nhừ.
– Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, bỏ da và xay nhỏ (mẹ nên cho thêm chút nước vào thịt vịt rồi xay cho đỡ bị vón cục)
– Đậu que nhặt rồi rửa sạch, mang luộc qua rồi băm hoặc xay nhỏ.
– Khi cháo gạo và hạt sen chín nhừ thì mẹ lấy hạt sen ra đánh nhuyễn.
– Lần lượt cho thịt vịt vào nấu cùng cháo khoảng 3-4 phút thì cho đậu que vào trộn đều lên, đun sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp.
– Nêm nếm thêm chút dầu ăn, gia vị rồi múc ra bát đợi đến khi còn ấm nóng thì cho bé ăn.
Với món cháo vịt cho bé, mẹ chỉ nên cho ăn khi bé đã quen ăn cháo thịt gà. Thời gian mới bắt đầu cho bé ăn cháo vịt, mẹ chỉ nên dùng với lượng nhỏ và chú ý quan sát xem bé có xảy ra bất kì dị ứng nào không. Nếu thấy không có biểu hiện dị ứng, bữa ăn sau, mẹ có thể tăng lượng thịt vịt trong cháo hơn.
Kỳ Lạ Món Cháo “Có Độc” Chỉ Ăn Buổi Tối, Vị Đắng Ngắt Ở Hà Giang
Được làm từ nguyên liệu “độc dược” nhưng qua quá trình chế biến kỳ công của người vùng cao, món ăn này đã trở thành đặc sản hấp dẫn du khách với hương vị rất riêng không nơi nào có.
Không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng nơi địa đầu Tổ quốc mà Hà Giang còn hấp dẫn du khách bởi những đặc sản “độc nhất vô nhị”. Trong đó phải kể đến cháo ấu tẩu – món ăn được ví như “độc dược” nhưng đã gắn bó với cuộc sống của bao thế hệ người dân vùng cao.
Món cháo này còn được người dân địa phương gọi là “cháo độc dược” hay “cháo chết người” bởi thành phần nguyên liệu đặc biệt. Đó chính là củ ấu tẩu.
Củ ấu tẩu không chỉ là vị thuốc quý mà còn được chế biến thành món cháo độc đáo (Ảnh: Việt Anh).
Củ ấu tẩu còn có tên gọi là ô đầu hay phụ tử, thường mọc ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Theo y học, ấu tẩu có vị cay tê, tính nóng nên chữa bệnh rất tốt. Từ lâu người Mông đã dùng củ ấu tẩu ngâm để xoa bóp chân khi đau nhức hoặc chữa cảm gió rất hiệu quả.
Củ ấu tẩu bản chất rất độc nhưng qua quá trình sơ chế kỳ công bằng bí quyết riêng giúp làm giảm độc tính, người Hà Giang đã tạo nên một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng “trứ danh”.
Để chế biến củ ấu tẩu thành món ăn rất công phu và mất nhiều thời gian. Người ta thường ngâm ấu tẩu trong nước gạo một đêm, sau đó rửa sạch, ninh khoảng 4 – 5 tiếng cho chất độc tiết ra hết, tới khi mềm, bở tơi thành thứ bột đặc sền sệt.
Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn với gạo tẻ và nước hầm xương từ chân giò lợn, thêm tí gạo nếp cho đặc sánh, dậy mùi thơm. Để cháo nhừ và sánh nhuyễn, người ta đun cháo trên lửa nhỏ liu riu, lúc nào cũng bốc hơi lục sục.
Cháo có vị đắng khá kén người ăn nhưng lại mang nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh: Đào Xuân Dương).
Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người nấu sẽ nếm thử một lượng nhỏ, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng… thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, chưa thể ăn. Chỉ khi không thấy tê đầu lưỡi tức là cháo chín, có thể thưởng thức.
Cháo ấu tẩu được ăn kèm thịt nạc băm, cho thêm quả trứng gà cùng với ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô để tăng thêm hương vị.
Miếng ấu tẩu bùi, dẻo, hòa quyện với cái ngọt của nước hầm xương ninh và trứng, tạo cảm giác thú vị, mềm tan trong khoang miệng (Ảnh: Lê Quý).
Cháo nấu xong có màu nâu đậm, thoạt nhìn khá giống bát cháo lòng của người miền xuôi. Khi thưởng thức cháo, thực khách đầu tiên sẽ cảm nhận được vị đắng như củ tam thất từ ấu tẩu rồi dần dần thấm thía được cái vị bùi, béo và thơm của nước hầm xương.
Cháo ấu tẩu Hà Giang có suốt bốn mùa nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối. Bởi lẽ theo kinh nghiệm lâu năm của người dân nơi đây, cháo phát huy tác dụng tốt nhất khi qua giấc ngủ đêm. Bởi vậy người ta thường ăn món cháo này vào ban đêm.
Với người dân vùng cao Hà Giang, cháo ấu tẩu từ lâu đã trở thành món ăn đêm thường nhật (Ảnh: Khương Hoàng Anh).
Những người trung tuổi ăn cháo ấu tẩu để bồi bổ xương cốt, còn với du khách đường xa, người buôn bán tứ xứ lại coi món ăn này như liều thuốc thần giúp xoa tan mệt nhọc, lấy lại giấc ngủ sâu và khoan khoái sau ngày dài lao động vất vả.
Mỗi bát cháo ấu tẩu có giá khoảng 30.000 đồng. (Ảnh: @vancoco).
Ban đầu, cháo ấu tẩu chỉ được biết đến như món ăn giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người dân Hà Giang đã thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo “đặc sản” ở vùng cao nguyên đá khiến thực khách gần xa ăn một lần là nhớ.
Thảo Trinh
Đăng bởi: Hân Ngọc
Từ khoá: Kỳ lạ món cháo “có độc” chỉ ăn buổi tối, vị đắng ngắt ở Hà Giang
Gợi Ý Những Món Ăn Ngon Nhất Ở Đà Lạt Không Nên Bỏ Lỡ
CÁC MÓN ĂN NGON DÀNH CHO BUỔI SÁNG Ở ĐÀ LẠT
Đà Lạt buổi sáng có rất nhiều món ăn ngon. Cùng với đó là giới thiệu một vài món để các bạn lựa chọn.
1. Bánh mỳ xíu mại
Theo như cảm nhận của nhiều du khách thì đây chính là món ăn sáng được người dân Đà Lạt ưa thích nhất. Vừa ngon, vừa rẻ…không phụ lòng thực khách khi thử qua món ăn này.
Bánh mì xíu mại chấm Hoàng Diệu: nằm ngay ngã 3 Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu. Quán náy rất ngon và khá đông khách, thường thì quán bán sẽ hết khá sơm. Nếu như các bạn muốn thưởng thức thì tranh thủ đến sớm nha.
Giá một phần từ 12 – 15k bao gồm xíu mại, da heo, chả và nước dùng được nấu khá đậm đà và vừa miệng. Ăn kèm với bánh mì nóng thì còn gì nói nữa.
Bánh mì xíu mại 79: Quán nằm đối diện chợ Bùi Thị Xuân, Phường 2, Đà Lạt. Hương vị cũng rất ngon không thua kém gì quán bên đường Hoàng Diệu cả. Đây là quán theo mình đánh giá được rất nhiều bạn trẻ ưa thích, đặc biệt là các bạn phượt thủ.
Bánh mì Liên Hoa: có 2 cơ sở trên đường 3 tháng 2 và trên đường Phan Đình Phùng. Ngoài bánh mì xíu mại tiệm còn bán thêm rất nhiều loại bán khác nữa các bạn thoải mái lựa chọn.
Bánh mì chảo 27 – 16B An Dương Vương: đây là món ăn rất ngon và bổ dưỡng vào buổi sáng cho quý thực khách lựa chọn.
2. Bánh căn Đà Lạt
Đây là một trong những món khá nổi tiếng tại Đà Lạt. Bất cứ con đường nào cũng có một vài quán ngon và nổi tiếng.
Một món ăn khá bình dân nhưng lại rất “ấm bụng” được chế biến từ bột gạo. Kèm theo một số nguyên liệu khác như trứng, thịt, giá…
Bánh căn Cây Bơ: tọa lạc tại 56 đường Tăng Bạt Hổ, phường 1. Đây cũng là một quán bánh căn nổi tiếng không kém với hương vị thơm ngon, bánh giòn, nước chấm thì lại rất vừa miệng.
Bánh căn Nhà Chung: 13 Nhà Chung, bánh thì cũng không có gì đặc biệt so với những quán còn lại. Nhưng nước chấm theo mình đánh giá lại rất ngon, ngon tuyệt luôn đó. Nước chấm có kèm thêm hành phi, đậu phộng dã nhuyễn, xoài nữa, hấp dẫn làm sao, ngồi tưởng tượng thôi đã…
Bánh căn đối diện FPT Shop Phan Đình Phùng: quán chỉ bán vào buổi chiều, bánh giòn, chất lượng, nước chấm khá đậm đà.
3. Bún bò Huế Đà Lạt
Bún bò Huế được xem là món ăn khá phổ biến tại Thành phố Đà Lạt. Tóp những món ăn ngon tại Đà Lạt chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món ăn này được rồi.
Bún Công: nằm trên đường Phù Đổng Thiên Vương, quán này bún bò huế khá ngon. Nhưng giá lại khá là cao, hương vị thì đặc trưng của xứ Huế. Nên các đoàn khách du lịch hoặc các đơn vị tổ chức tour du lịch Đà Lạt chất lượng nhất thường chọn quán để thực khách thưởng thức.
Bún bò Huế Xuân An: tọa lạc tại số 15A đường Nhà Chung. Quán khá sạch sẽ phục vụ rất nhiệt tình và chu đáo, tuy có những đánh giá khác nhau. Nhưng quán là một sự lựa chọn thích hợp nếu như các bạn đến với Đà Lạt.
Bún bò Huế dốc đá: tọa lạ trên đường Phù Đổng Thiên Vương, quán buổi sáng bán bún bò Huế. Buổi chiều lại bán bánh canh, đây cũng là một sự lựa chọn khá quen thuộc của rất nhiều người dân cũng như khách du lịch.
Bún bò Thiên Trang: tọa lạc tại số 2 đường Hồ Tùng Mậu, Phường 10. Món bún bò cho buổi sáng có gì từ 35 – 50k/tô, quán có view khá đẹp, không gian lại rất yên tĩnh.
4. Phở Đà Lạt
Phở chính là một món nâng tầm nên ẩm thực Việt Nam ra tầm thế giới. Phở tại Đà Lạt cũng là một món ăn không thể thiếu được.
Dưới thời tiết se se lạnh, lâu lâu còn có sương mù mà ngồi thưởng thức một tô phở thì còn gì bằng.
Phở Hằng: 2A đường Thiện Ý, hay còn được gọi là “phở mũi tàu”. Quán được nấu theo một phong cách rất riêng, hương vị cũng ngon không kém.
Phở Phúc: gần cuối đường Phan Đình Phùng, quán rất ngon và rẻ, phong cách phục vụ thì sao sao á. Cứ như những quán chửi nổi tiếng nhưng được cái lại rất vui tính và dễ gần.
Phớ Bắc Hải: nằm gần với nhà ga Đà Lạt địa điểm chụp ảnh cưới tuyệt đẹp, tọa lạc tại số 2B đường Quang Trung, phường 10.
Phở Bằng: 18 Nguyễn Văn Trỗi
Phở Hiếu: 25 Tăng Bạt Hổ
5. Mì quảng Đà Lạt
Lại một món ăn có xuất xứ tại miền Trung đầy nắng và gió nhưng khi đến với Đà Lạt lại có một hương vị tuyệt ngon. Một trong những món ăn sáng không thể nào thiếu khi nhắc đến Đà Lạt.
Mì quảng Hằng: phường 9, Đà Lạt, quán theo như mình đánh giá là ngon nhất tại Đà Lạt. Sợi mì vàng thơm, cùng với nước dùng khá đậm đặc, hương vị thì khỏi phải bàn, giá từ 30 – 40k/tô.
6. Bánh canh Đà Lạt
Bánh canh, một món ăn có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, bất cứ lúc nào cũng có thể ăn được.
Bánh canh Xuân An: 15A đường Nhà Chung, Phường 3. Quán có thể khẳng định là nổi tiếng bậc nhất tại Đà Lạt. Sợi bánh canh dai và ngon, nước dùng rất đậm đà hợp khẩu vị.
Bánh canh cá Lóc: nằm trong hẻm đường Bà Triệu, cô chủ rất vui tính. Sợi bánh được làm thủ công nên rất vừa miệng, cá lóc được cô chế biến theo một công thức riêng khá là ngon.
7. Bánh cuốn nóng Đá Lạt
Bánh cuốn, một món ăn sáng đặc trưng tại khu vực ngoài Bắc. Nhưng khi vào đến Đà Lạt lại có một hương vị rất riêng, ngon không kém.
Bánh cuốn ông Sỹ: đây theo mình là quán ngon và nổi tiếng bậc nhất tại Đà Lạt. Bánh cuốn mỏng, dai dai thơm mùi gạo đặc trưng, nhân thịt, chả…ăn chung “hòa huyện” vào nhau tạo nên một hương vị rất ngon.
8. Hủ tiếu Đà Lạt
Nổi tiếng nhất theo mình được biết đó chính là quán hủ tiếu Sáu Dần, nằm trên đường Võ Thị Sáu, phường 2. Nghe chủ quán nói lại thì quán bán hủ tiếu đến nay đã hơn 30 năm.
Sợi hủ tiêu mền, dai, nước dùng cũng như các loại thịt thì khỏi phải bàn, ngon tuyệt. Đây chính là địa điểm được người dân Đà Lạt rất ưa thích.
9. Miến gà Đà Lạt
Đây cũng là một món ăn sáng cũng nổi tiếng không kém tại Đà Lạt. Giá của một tô miếng gà cho bữa ăn sáng của các bạn cũng khá rẻ.
10. Bún riêu Đà Lạt
CÁC MÓN ĂN NGON DÀNH CHO BUỔI TRƯA/TỐI Ở ĐÀ LẠT
Điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu khá thuận lợi, mát mẻ trong lành cùng với việc mãi mê tham quan, khám phá. Cho nên cơm chính là món ngon tại Đà Lạt không thể thiếu cho bữa trưa và bữa tối.
1. Món Nướng Đà Lạt
Thời tiết se se lạnh, ngồi bên cạnh bếp than hồng thưởng thức các món nướng hoặc một nồi lẩu. Cùng nhau nhâm nhi những ly rượu hâm nóng là một điều sung sướng nhất.
Nướng BBQ: hệ thống nhà hàng, quán nướng BBQ tại Đà Lạt khá phát triển. Một vài quán ngon và khá nổi tiếng phải nhắc đến như quán trên đường Lê Hồng Phong. Nằm sau lưng khách sạn Sammy Đà Lạt đẳng cấp 4 sao ngay trung tâm, quán nướng BBQ nằm trên đường Bùi Thị Xuân. Không gian quán được trang trí khá trẻ trung, bắt mắt, rộng rãi thoáng đãng, phục vụ chuyên nghiệp, tận tình nên quý thực khách đến với nơi đây đều rất hài lòng.
Túy Tửu Lầu: tọa lạc tại số 9 đường Thủ Khoa Huân, Phường 1. Với một phong cách phục vụ tại quán cũng như menu khác đặc biệt. Nếu như những bạn đam mê những bộ truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung (Trung Quốc) chắc có lẻ sẽ rất thích quán này. “Tửu” tại quán ngon cực kỳ, cùng với không gian rất ấm cúng. Quán nằm ngay tại khu vực trung tâm nhưng giá lại rất phù hợp. Tuy quán chỉ mới vừa đưa vào hoạt động không lâu nhưng đã được đánh giá là quán lẩu nướng ngon và nhân viên phục vụ thân thiên nhất tại Đà Lạt.
2. Lấu Bò Ba Toa Đà Lạt
Lẩu bò Sau Hít: quán bắt đầu bán vào tầm 14:00 ngoài những món nướng, món lẩu được chế biến từ bò. Còn rất nhiều món ngon khác với thực đơn rất phong phú và đa đang, các bạn thoải mái lựa chọn.
Lẩu bò Ba Toa: lẩu bò Quán Gỗ tọa lạc tại số 1/29 đường Hoàng Diệu, Phường 5. Nhắc đến lẩu bò tại Đà Lạt chắc chắn một điều rằng sẽ không thể nào bỏ qua quán lẩu bò Ba Toa này được. Ngoài lẩu bò quán còn phục vụ các món ngon từ bò khác nữa như: bò bóp thấu, lá sách bò hấp…
3. Cháo Đà Lạt
Cháo, một trong những món ăn cực kỳ thích hợp với thời tiết lạnh, kèm với đó là một chút sương mù đặc trưng tại Đà Lạt.
Một tô cháo nóng hổi lúc các bạn đang đói thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Cháo chả cá: 15D Hai Bà Trưng, chả cả tại quán có 2 loại đó là chả cá hấp và chả cá chiên. Giá thì rất mềm tầm 20k/tô. Quán phục vụ quý thực khách đến nay đã hơn 40 năm
Cháo gà: nằm trên đường Phan Bội Châu, Phường 1. Tuy chỉ là quán vỉa hè nhưng cháo gà nơi đây lại khá ngon và đông khách.
Cháo vịt Thịnh: hẻm đường Thông Thiên Học
Cháo vịt Nữ: nằm trên đường Nguyễn Công Trứ
4. Lẩu cá Đà Lạt
5. Lẩu gà lá é Đà Lạt
Nổi tiếng nhất tại Đà Lạt với món lẩu gà lá é chắc phải nhắc đến quán Tao Ngộ. Tọa lạc tại số 5 đường 3 tháng 4, quán đặc trưng chỉ phục vụ đúng một món duy nhất đó chính là lầu gà lá é.
Hương vị lẩu tại quán ngon tuyệt, rẻ, được rất nhiều quý thực khách đánh giá cao.
Ngoài ra còn có quán lẩu gà phan rang: quán cũng phục vụ lẩu ga lá é. Gà theo như chủ quán nói được nhập từ vùng Phan Rang, Ninh thuận nên thị gà rất thơm và dai, không thể nào chê vào đâu được.
6. Lẩu thái Đà Lạt
Ngon và đặc trưng nhất chắc chắn phải kể đến đó chính là quán Khap Bun Kha. Ẩm thực Thái tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Văn Cừ.
Lẩu thái tại quán ngon tuyệt, chế biến đúng theo hương vị đặc trưng củaThái. Mỗi nồi lẩu còn có thêm một con mực to chà bá lửa, thấy là kích thích rồi.
7. Fungi Chingu Đà Lạt
Các tín đồ Kpop đâu, cảm giác được thưởng thức những món ăn đúng chuẩn Hàn Quốc ngay tại Đà Lạt nó mới ngon làm sao.
Fungi Chingu có cơ sở:
Số 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, Đà Lạt.
Số 205 đường Bùi Thị Xuân, phường 2, Đà Lạt.
Số 151 đường Ba Tháng Hai, phường 1, Đà Lạt.
8. Bánh ướt lòng, gà Đà Lạt
Buổi sáng có món bánh cuốn nóng, đúng chuẩn hương vị miền Bắc. Nhưng bắt đầu từ buổi trưa tại Đà Lạt lại có thêm món bánh ướt lòng, gà khá lạ miệng.
Đà Lạt có rất nhiều quán bán bánh ướt lòng gà ngon và nổi tiếng, các bạn có thể tham khảo.
Bánh ướt lòng, gà Long: quán nằm tại khu quy hoạch Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Phùng. Phục vụ quý thực khách với 2 loại bánh ướt đó là bánh ướt lòng, bánh ướt ga, các bạn cũng có thể gọi thập cẩm.
Bánh ướt lòng, gà: tọa lạc tại số 47 đường Tăng Bạt Hổ, Phường 1. Quán bắt đầu mở bán vào lúc 2h chiều đến khoảng 7h tối là đóng cửa. Quán ăn khá ngon nhưng khá nhỏ nếu như các bạn tới trễ phải chời lâu.
9. Bánh bèo Đà Lạt
Bánh bèo một món ngon nữa có xuất xứ từ Huế lại được du nhập vào đến Đà Lạt. Nghe thì có vẻ khá bình thường, nhưng thưởng thức bánh bèo tại Đà Lạt thì hương vị sẽ hoàn toàn khác.
Sau một ngày “ngao du” khắp tất cả các phồ phường, hết địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác. Các bạn sẽ được thưởng thức một loại bánh bèo “bánh bèo chén”. Với hương vị thơm ngon, dẽo, dai từ bột, nhân thịt thì vừa ăn, không có gì phải chê cả.
10. Bún thịt nướng Đà Lạt
Lại một món ngon – bổ – rẻ được rất nhiều người ưa thích nữa đó chính là món bún thịt nướng. Bún – thịt nướng – rau sống thái nhỏ – nước mắm – đậu phộng – …Trộn đều lên và thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn nữa đây.
2 quán theo được đánh giá là ngon và giá lại rẻ đó chính là quán nằm tại cuối đường Phan Đình Phùng. Quán còn lại nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi.
11. Bánh xèo Đà Lạt
Đến Đà Lạt mà không thử qua món bành xèo chảo thì chỉ có “buồn thúi ruột”. Đặc biệt là những thực khách có tâm hồn ăn uống.
Bánh xèo được đỗ bằng một loại gạo đặc trưng, vàng ươm, ngon ơi là ngon. Kèm theo đó là rau sống tại Đà Lạt thì khỏi phải bàn nên món bánh xèo nơi đây ăn ngon cực kỳ.
Nước chấm có kèm thêm một chút cà rốt, củ cải cắt sợi ướp dấm tạo nên một hương vị say đắm lòng người.
Bánh xèo Ty: quán này tuy nằm trong sâu một con hẻm nhưng lại là một địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân Thành phố Đà Lạt. Bánh tại quán giòn, ngon, mà giá lại khá rẻ.
Bánh xèo Quê Hương: quán nằm ngay cổng sau trường Đại Học Đà Lạt. Đây là một trong những quán được rất nhiều các bạn sinh viên ưa thích. Bánh thì chất lượng khỏi phải bàn, giá lại khá phải chăng.
12. Cơm niêu Đà Lạt
Ngoài cơm lam, vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió còn có thêm một loại cơm khác ngon không kém đó chính là cơm niêu.
Cơm niêu Hương Trà: Nguyễn Thái Học, Phường 1, Đà Lạt. Quán ngon cực kỳ, nằm gần ngay chợ Đà Lạt, hồ Xuân Hương nên rất dễ dàng để di chuyển.
13. Cơm gà Đà Lạt
Cơm gà Phan Rang: ẩm thực Phan Rang – Ninh Thuận khá nổi tiếng tại Đà Lạt. Ngoài các món lẩu thì cơm gà Phan Rang cũng rất nổi tiếng tại Đà Lạt. Nào là cơm gà luộc, cơm gà chiên, cơm lòng gà, cơm gà rô ti, cơm gà kho…
Ngoài cơm gà Phan Rang thì cũng có những quán bán các loại cơm gà khác như: cơm gà Như Ý, cơm gà Thụy Kha…rất nhiều quán cơm gà cho các bạn thoải mái lựa chọn.
14. Cơm tấm Đà Lạt
15. Cơm lam Đà Lạt
Cơm lam gà nướng trên đỉnh đồi Trăng – K27 đường Ngô Thị Sỹ. Hoặc những quán cơm lam – gà nướng trên đường đi vào những khu du lịch: Làng Cù Lần, Suối Vàng, Thung Lũng Vàng, Ma Rừng Lữ Quán..đều rất ngon mà giá lại rất thích hợp.
16. Cơm lá chuối – ẩm thực Việt
Lá Chuối: 21/9 đường Trần Phú, phường 3. Quán phục vụ rất nhiều món ăn dân dã Việt Nam, cực kỳ đặc sắc. Thực đơn hằng ngày gồm có 1 món mặn, 1 món xào, 1 món canh kèm theo đó là một món trắng miệng. Quán bán theo phần, giá rất thích hợp tầm 30-50k/người.
Mậu Dịch BBQ: bữa trưa quán phục vụ các món ăn gia đình đậm đà hương vị vùng quê bản sắc Việt Nam. Giá cũng rất thích hợp tùy món, thực đơn thì rất phong phú và đa dạng các bạn thoải mái lựa chọn. Buổi tối quán phục vụ các món nướng BBQ, lẩu, đặc trưng của quán là vỉ nướng từ đồng nên hương vị các món nướng sẽ rất ngon.
CÁC MÓN ĂN VẶT NGON Ở ĐÀ LẠT
Ngoài những bữa ăn chính, quý du khách còn có thể thưởng thức những món ăn vặt. Ngon tuyệt và mang đậm hương vị đặc trưng tại Đà Lạt
1. Nem nướng Đà Lạt
Danh sách các món ngon Đà Lạt không thể bỏ qua đó chính là nem nướng. Không chỉ ăn vặt mà các bạn còn có thể sử dụng như ăn chính cũng không sao.
Nem nướng được tẩm ướp với một bí quyết riêng, hương vị khác lạ không thể lẫn vào đâu được. Cùng với đó là nước chấm cũng thơm và ngon hơn những nơi khác.
Nem nướng Bà Nghĩa: tọa lạc tại số 4 đường Bùi Thị Xuân, đối diện Nhà thờ Donbosco Đà Lạt.
Nem nướng Út Huệ: tọa lạc tại số 1 đường Chi Lăng, phường 9. Quán này có tuổi đời khá lâu, nghe đâu đây chính là nơi xuất phát của Nem nướng Đà Lạt.
2. Kem, chè trái cây
Không chỉ là một món ăn ngon, bổ dưỡng với rất nhiều hương vị, đặc trưng khác nhau. Mà những quán chè, kem này được rất nhiều các bạn trẻ đến thưởng thức và review sống ảo chia sẽ trên trang cá nhân của mình.
Chè thái Bà Triệu: 4H đường Bà Triệu, phường 4. Quán này có tuổi đời khá lâu, cũng là một trong những quán được rất nhiều người nổi tiếng ghé đến và thưởng thức.
Quán kem Nari: 74C đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2. Quán phục vụ rất nhiều món chè và kem ngon tuyệt, giá cũng vừa phải không quá mắc.
Quán chè Như Ý: 59 đường 3 tháng 2, phường 1. Quán phục vụ rất nhiều các món chè như: chè thái, chè bưởi…
3. Bơ, dâu dầm Đà Lạt
Nhắc đến Đà Lạt, các loại nông sản nổi tiếng không thể nào không nhắc đến bơ và dâu. Đặc biệt là các bạn nữ xinh đẹp sẽ là rất buồn nếu như không được thưởng thức món ngon này còn có công dụng làm đẹp da nữa.
Bơ, dâu dầm được bán tại rất nhiều quán chè, kem, sinh tố tại Đà Lạt.
4. Ốc nhồi thịt Đà Lạt
Ốc bưu nhồi thịt là một trong những món đặc sắc nhất của ẩm thực vùng đất thơ mộng và lãng mạn này. Món ăn cực ngon không thể nào bỏ qua khi đến Đà Lạt.
5. Hải sản ở Đà Lạt
Lên núi mà ăn đồ hải sản chắc các bạn cũng sẽ có nghi vấn riêng cho mình. Vừa không biết giá thành thế nào và chất lượng ra làm sao.
Quán Út Như 2: 158 đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2. Quán cũng phục vụ các món ốc, hải sản rất tươi và ngon, giá cũng không quá cao.
6. Sữa nóng, bánh ngọt Đà Lạt
Một cảm giác rất tuyệt với sau khi đi dạo một vòng chợ đêm hoặc đâu đó tại Đà Lạt, cùng với “người ấy”. Vào một quán sữa nóng ven đường thưởng thức một ly sữa. Thêm một vài cái bánh ngọt nữa thì cảm giác đói sẽ tan biến đi đâu mất.
Đây được đánh giá là một trong những món ăn vặt đêm ngon, rẻ được rất nhiều người dân Đà Lạt ưa thích.
Sữa nóng Huệ: quán chỉ bán tại vỉa hè, ngay tại ngã 3 đường Bà Triệu và Nguyễn Văn Cừ. Theo như mình đánh giá thì đây là quán sữa nóng ngon nhất và đông khách nhất tại Đà Lạt.
7. Sữa chua, Yaourt phô mai, trứng gà lòng đào Đà Lạt
Món sữa chua phô mai hoặc Yaourt phô mai là một trong những món tráng miếng rất được ưa thích tại Đà Lạt.
Những món này thường được bán tại những quán kem, quán chè, quán café…Đặc biệt 2 món này sẽ ngon tuyệt nếu như được ăn kèm với trứng gà lòng đào.
8. Bánh tráng nướng – Pizza Đà Lạt
Thêm một món ngon nữa mà khi nhắc đến Đà Lạt không thể nào bỏ qua được. Đó chính là món bánh tráng nướng, món ăn này ngon và nổi tiếng. Đến nổi mọi người đã đặt cho nó một cái tên khá “kêu” pizza Đà Lạt.
Bánh tráng nướng Dì Dinh: địa chỉ này buổi sáng bán bánh mì xíu mại buổi chiều lại bán bành tráng nướng. Theo như quý thực khách đánh giá thì đây là quán bánh trang nướng ngon nhất tại Đà Lạt. Chỉ là một quán bánh tráng nướng mỡ hành thông thường nhưng tại quán lại được chế biến thêm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nướng xíu mại, xúc xích, phô mai…nhiều nhìn menu đến phát ngợp.
Quán bánh tráng nướng Cô Hoa: hẻm 3 thông thiên học hay còn được người dân nơi đây gọi là hẻm trúc vàng. Quán tuy nằm trong hẻm nhưng khách khá đông giá cũng khá mền.
Hoặc những quán bánh tráng nường dọc lề đường Nguyễn Văn Trỗi.
9. Xắp xắp – Bột chiên Đà Lạt
Xắp xắp hay còn gọi là gỏi đủ đủ, được chế biến tuy rất đơn giãn nhưng lại khá ngon. Tai Đà Lạt có rất nhiều quán, hoặc xe bán dạo các bạn hãy thử qua và cảm nhận.
Bột chiên A Tỷ: quán nằm tại đường Nguyễn Văn Trỗi, bán nào là xắp xắp, bột chiên, bánh tráng trộn, gỏi xoài, bò bía…giá từ 10-20k.
Ăn vặt Bà Triệu: quán do một vợ chồng cô chủ đứng tuổi kinh doanh nhưng lại được các bạn trẻ rất ưa thích. Quán bán đầy đủ các món ăn vặt đặc trưng.
Bột chiên bên cảnh Khách sạn River Prince Đà Lạt. Quán do một chỉ chủ “xinh đẹp” bán, bột chiên nơi đây thì ngon khỏi phải bàn.
10. Xiên que nướng Đà Lạt
Đối diện khách sạn River Prince, quán vừa bán xiên nướng vừa bán xôi khá là ngon. Ăn xiên que nướng nếu còn chưa no thì có thể ăn thêm một dĩa xôi, chắc chắn no căng bụng cho mà xem.
Dọc 2 bên đường khu vực Ngã Năm Đại Học cũng có rất nhiều các quán nướng. Các bạn có thể đến và thưởng thức dưới một khung cảnh tuyệt đẹp. Ngắm nhìn xe cô qua lại, không khí se se lạnh nữa thì quá tuyệt vời.
Đăng bởi: Đỗ Yến Hưng Yên
Từ khoá: Gợi ý những món ăn ngon nhất ở Đà Lạt không nên bỏ lỡ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Cháo Nấu Món Gì Ngon? Những Gợi Ý Món Ăn Ngọt Thanh, Kích Thích Khẩu Vị Lạ Miệng trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!