Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Làm Trà Đào Tươi Thơm Ngon Uống Hoài Không Chán được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi làm trà đào cần lưu ý những điều sau:
Với cái nóng oi bức của mùa hè có một cốc trà đào tươi mát lạnh quả thật là tuyệt vời đúng không ạ? Với vị đắng nhẹ của trà, hòa quyện với vị ngọt ngọt chua chua của đào, kèm thêm miếng đào giòn giòn thơm thơm uống hoài không chán. Bạn còn chần chừ gì nữa? Nhanh tay vào bếp làm trà đào để chiêu đãi cả nhà thôi.
Tác dụng tuyệt vời của trà đào đối với sức khỏeTrà đào là sự hòa quyện giữa vị trà thanh mát với những miếng đào vàng ươm, thơm ngon và vô cùng bắt mắt. Không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà trà đào còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngăn ngừa thiếu máu
Quả đào chứa rất nhiều chất sắt, có khả năng thúc đẩy tạo máu trong cơ thể. Ngoài ra, trái đào còn có chất ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu rất tốt.
Chính vì vậy, uống trà đào đều đặn sẽ giúp ích cho việc tái sinh hemoglobin, góp phần phòng ngừa thiếu máu cho chúng ta.
Tránh bị táo bón
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, đào có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của giun trong ruột hiệu quả. Uống trà đào thường xuyên có thể giúp tránh được táo bón và điều chỉnh nhu động ruột.
Cho nên, các chuyên gia khuyến nghị nên dùng trà đào cho những người bị bệnh thấp khớp hay bệnh gút.
Hệ tim mạch khỏe mạnh
Đào có chứa lutein, lycopene và kali giúp hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate cũng như ổn định mức độ chất điện giải của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngăn ngừa loãng xương
Trà đào là một nguồn cung cấp canxi, phốt pho và flo dồi dào. Chính vì vậy, thức uống này có lợi cho việc tăng cường xương và răng, giảm thiểu nguy cơ loãng xương sau này và ngăn ngừa sâu răng cho bé.
Ngăn ngừa ung thư
Quả đào giàu vitamin A, là một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp kiểm soát các gốc tự do, góp phần làm cho cơ thể hạn chế sự hình thành các tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc sử dụng đào thường xuyên sẽ có khả năng chống lại sự phát triển của các khối u tiềm ẩn ở trong cơ thể.
Giảm cân
Lượng calo và chất béo thấp cùng các hợp chất phenolic, đường tự nhiên có trong trà có tác dụng tuyệt vời cho việc giảm cân và làm giảm nguy cơ béo phì.
Tốt cho đôi mắt
Uống trà đào cũng là một cách để bổ sung thêm dưỡng chất cho đôi mắt của trẻ. Beta-carotene trong đào là tiền thân của vitamin A – được cho là thúc đẩy thị lực rất tốt bằng cách bảo vệ võng mạc của bé.
Giải độc cơ thể
Chất xơ và kali trong trà có tác dụng rất tốt với đường ruột, ngăn ngừa các tình trạng tiêu hóa thường gặp như táo bón, viêm dạ dày, viêm đại tràng, loét dạ dày cũng như loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể, qua đó thúc đẩy chức năng của thận và gan.
Bí quyết làm trà đào tươi thơm ngon uống hoài không chán Nguyên liệu chuẩn bị làm trà đào:
Đào tươi: 1 kg
Đường: 1 gram
Chanh: 2 quả
Lưu ý khi chọn đào tươi ngon:
Bạn nên chọn quả có lớp vỏ ngoài màu đỏ đậm xen kẽ màu vàng xanh, xung quanh quả đào không bị bầm dập.
Với những quả đào có lông, thì bạn nên chọn những quả có lớp lông bên ngoài đều, không bị rụng, cuống còn tươi mới không bị hư.
Nên mua những quả đào tròn đều, chắc tay, ấn nhẹ tay vào thì quả không bị mềm.
Cách bước làm trà đào tươi tại nhàBước 1: Đào sau khi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng. Bạn cắt đào thành 4 miếng tách rời sau đó hãy gọt vỏ đào để tránh làm nát đào
Bước 2: Ngâm đào đã cắt cùng với 3 muỗng canh đường trong vòng 15 phút để cho đào ngẫm.
Bước 3: Bạn nấu hỗn hợp đào một cái nồi ở mức lửa nhỏ, cho đến khi đường chuyển sang màu vàng đậm.
Sau đó, bạn mới đổ 3 chén nước vào. Đợi đường sôi trở lại cho đào vào đun khoảng 5p tới khi miếng đào trong. Lưu ý: Bạn không nên để lâu quá làm các miếng đào sẽ bị nát ra.
Bước 4: Bạn hãy vớt đào ra khỏi nước đường, cho vào nước đá ngâm, ráo nước, rồi bạn hãy bỏ đào vào trong ngăn đông 30 phút cho đào giòn là được.
Sau khi phần nước đường trong nồi đã nguội, thì bạn hãy cho nước cốt chanh vào để tăng thêm vị thanh thanh, và món trà đào cũng sẽ không bị ngọt gắt.
Lưu ý: Bể nước đường nguội rồi mới cho nước cốt chanh vào nếu không nước đường sẽ bị đắng. Sau khi hỗn hợp nước đường nguội hẳn, thì trút đào vào ngâm cùng nước đường.
Khi làm trà đào cần lưu ý những điều sau:– Bạn có thể chọn đào chín hoặc đào xanh tùy theo sở thích, đào chín ăn sẽ mềm, đào xanh ăn sẽ giòn hơn.
– Đào xanh muốn lên màu vàng đẹp như đào chín thì bạn thắng đường hơi vàng nâu, sau khi ngâm đào sẽ có màu vàng rất đẹp.
– Bạn có thể gọt vỏ hoặc không gọt vỏ đều được, tuy nhiên gọt vỏ đào ăn sẽ giòn và không bị dai.
Bí Quyết Làm Nạm Bò Luộc Mềm, Thơm Ngon Nhức Nách
1. Nạm bò là gì? Có gì ngon đặc biệt?
Thịt nạm bò hay còn được gọi là thịt ức bò, thực tế thì thịt nạm bò được chia thành 3 loại khác nhau gồm: nạm sườn, nạm và phần nạm bụng dịch dần về phía mông con bò. Đây là loại thịt được khá nhiều người yêu thích bởi ngoài thịt nạc có khá nhiều gân, khi ăn có độ giòn độc đáo.
Ngoài tăng thêm hương vị, độ hấp dẫn cho món ăn, thịt nạm bò còn chứa rất nhiều dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể. Với hàng loạt khoáng chất trong thịt gồm kẽm, kali, axit amin và các loại vitamin B tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nạm bò luộc là món ăn giúp bạn cảm nhận được trọn vẹn độ ngon của nạm bò với hương vị đặc biệt của các loại gia vị kết hợp cùng độ giòn dai nhất định.
Ảnh: Sưu tầm
Đừng bỏ qua:
2. Cách luộc nạm bò mềm, không dai
Khẩu phần ăn Thời gian chuẩn bị Thời gian nấu Tổng thời gian
5 – 6 người 15 phút 40 phút 55 phút
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt nạm bò 1kg
Gừng 1 củ
Sả 3 nhánh
Ớt 1 quả
Tỏi 2 nhánh
Chanh tươi 2 quả
Các gia vị chế biến đi kèm: Nước mắm, xì dầu, muối, hạt nêm, tiêu xay, bột ngọt, đường,…
Hoa hồi, quế
Ảnh: Sưu tầm
Các bước chế biến chi tiếtBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nạm bò bạn để nguyên cả miếng rửa sạch, có thể rửa qua nước ấm hoặc nước muối pha loãng thêm chút gừng băm nhỏ để khử mùi khôi. Sau đó bạn ướp nạm bò với gừng, sả băm, hạt nêm, xì dầu, đường trắng, nước mắm,… khoảng 30 phút, dùng lạt buộc quanh miếng nạm để khi luộc tạo độ chắc, miếng thịt không bị rời rạc.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch sau đó thái lát rồi băm nhuyễn.
Sả bỏ phần vỏ hỏng bên ngoài, rửa sạch rồi băm dập, cắt khúc dài.
Tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ.
Ớt rửa sạch, thái miếng và băm nhỏ.
Chanh cắt làm đôi, vắt lấy phần nước cốt.
Bước 2: Tiến hành luộc nạm bò
Bạn chuẩn bị nưng nồi nước lên bước, thêm sả gừng cùng hoa hồi, quế và các loại gia vị vào, đun cho đến khi nước sôi bạn cho nạm bò vào luộc.
Sau khi bỏ nạm vào nồi bạn đợi sôi rồi để nhỏ lửa khoảng 30 phút cho chín đều từ trong ra ngoài. Để kiểm tra xem nạm bò đã chín chưa, bạn dùng đũa xiên vào miếng thịt, nếu thịt nạm mềm, dễ đâm vào bên trong và không có nước đỏ chảy ra tức là đã chín.
Cuối cùng bạn vớt nạm ra đĩa rồi để nguội, rồi tiến hành thái. Đừng quên chuẩn bị 1 con dao thật sắc để thái miếng nạm mỏng sẽ mềm, dễ ăn hơn.
Trong khi chờ nạm bò luộc để nguội để thái, bạn tiến hành pha nước chấm tỏi ớt theo tỉ lệ mắm hợp với khẩu vị gia đình.
Ảnh: Sưu tầm
3. Thành phẩm món ăn 4. Lưu ý khi chế biến món nạm bò luộc ngonBên cạnh việc áp dụng công thức chế biến nạm bò luộc ở chúng mình Blog thì để có được món ăn thành công nhất, bạn hãy chú ý một vài lưu ý sau:
Phần nạm bò để luộc ngon bạn nên chọn phần nạm bụng, sát với bắp bò để tịt mềm và ngon hơn.
Nạm bò là phần bán rất chạy nên bạn chú ý đi chợ vào buổi sáng sớm để có phần nạm tươi. Hoặc bạn mua tại các lò mổ là tốt nhất vì bò vừa mổ xong sẽ có phần thịt tươi ngon hơn rất nhiều. Tránh mua phải những miếng nạm đã có mùi hôi, màu thịt không còn đỏ tươi.
Để nạm bò không bị đen bạn có thể cho thêm vài hột muối trắng khi luộc.
Khi luộc bạn cũng đừng quên đổ nước gập miếng nạm để không bị thâm phần nạm không có nước bên trên.
Quá trình luộc bạn cũng cần chú ý thời gian để phù hợp với phần nạm bò, tránh luộc quá lâu sẽ mất độ tươi ngon và bị nhừ.
Ảnh: Sưu tầm
Đăng bởi: Quân Nguyễn
Từ khoá: Bí quyết làm nạm bò luộc mềm, thơm ngon nhức nách
Bí Quyết Nấu Cháo Thơm Ngon, Nhanh Nhừ, Không Dính Nồi
Công đoạn này sẽ giúp cho món cháo của bạn có hương vị thơm ngon hơn nhiều so với cách nấu thông thường. Gạo nếp với hương thơm đặc trưng, khi trộn vào sẽ giúp cho món cháo của bạn có độ sánh dẻo, mềm mịn hơn.
Nấu cháo trộn gạo nếp với gạo tẻ sẽ cho món cháo hương vị thêm thơm ngon, bạn cũng có thể kết hợp gạo nếp với gạo tẻ để nấu cơm, sẽ làm cho mẻ cơm của bạn ngon hơn. Vừa có độ tơi xốp của gạo tẻ, vừa có độ dẻo của gạo nếp
Lưu ý: Nên trộn gạo với tỷ lệ phù hợp, tốt nhất là 1 chén gạo tẻ trộn với 1 nắm gạo nếp bởi vì cho quá nhiều gạo nếp sẽ làm cho cháo bị đặc quánh, ăn bị ngán.
Trước khi nấu, bạn hãy ngâm gạo với nước lạnh tầm 30 phút. Công đoạn ngâm gạo sẽ giúp cho hạt gạo mềm ra, khi nấu thì cháo sẽ nhừ nhanh hơn.
Lưu ý: Khi ngâm không cần phải vo gạo, vo gạo sẽ làm trôi đi các chất dinh dưỡng trên gạo đấy!
Trước khi nấu cháo, bạn nên rang gạo để cháo nấu nhanh nhừ nhưng không bị nát mà lại còn dậy mùi thơm khó cưỡng. Lý do là bởi vì trong khi rang, hạt gạo sẽ bị nhiệt độ làm cứng và định hình được hạt gạo, cho dù có nấu lâu thì hạt gạo vẫn giữ được hình dáng chứ không bị nhừ nhuyễn.
Sau khi đã ngâm gạo, hãy cho gạo vào chảo rang trên bếp tới khi hạt gạo chuyển màu từ trắng đục sang trắng trong thì ngừng lại.
Để cháo trắng ngon, không quá lỏng hoặc đặc sệt, bạn nên canh lượng nước với lượng gạo theo tỉ lệ 3 phần nước và 1 phần gạo.
Với món cháo thịt, cháo cá, hải sản thì tỉ lệ nước và gạo sẽ là 4 phần nước và 1 phần gạo.
Cách nấu cháo cá lóc rau đắng, đậm chất miền Tây
Thông thường mọi người sẽ cho gạo vào nồi, cho nước lạnh vào rồi mới bật bếp nấu. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm cho hạt cháo nở không đều mà lại còn nồi dễ bị cháy khét ở dưới đáy.
Cách làm đúng là hãy nấu nước sôi sau đó mới cho gạo vào nấu, đậy kín nắp nồi rồi tắt bếp, sau 15 phút, bạn bật bếp cho nồi cháo sôi lên lần nữa, sau đó vặn nhỏ lửa hoặc tắt bếp để vậy một lúc, cháo sẽ tự nở nhừ.
Nấu cháo theo kiểu này, không những giúp cháo nhanh nhừ mà còn tiết kiệm điện, gas tối đa cho gia đình, gạo sẽ không bám dính vào đáy nồi, không bị cháy.
Trong quá trình nấu cháo nếu bạn cho vào nồi cháo một ít dầu ăn, sau khi chín, cháo sẽ có vẻ bóng loáng đẹp mắt mà khi ăn cháo cũng dễ ăn hơn.
Hãy bỏ thói quen nấu chung cháo với các nguyên liệu khác như hải sản, thịt, rau củ. Nấu kiểu này, cháo đục mà hương vị món cháo cũng không thơm ngon.
Bạn nên nấu cháo riêng, nấu thịt, hải sản, rau củ riêng, sau đó khi tất cả các thành phần đều chín, bạn mới cho vào nồi nấu chung ở 10 phút cuối cùng trước khi tắt bếp. Cháo sẽ trong, ngon, hương vị rõ rệt, không bị lẫn lộn mùi vị.
Khuấy tưởng chừng là công đoạn giúp cho cháo chín đều, nhừ nhanh hơn nhưng việc này hoàn toàn là sai lầm!
Khuấy cháo quá nhiều trong khi nấu sẽ làm cho hạt gạo bị vữa, nát. Ngoài ra nếu bạn đang nấu chung với các nguyên liệu khác thì sẽ làm cho cháo bị tanh.
Advertisement
Bạn chỉ nên khuấy cháo 2 lần trong quá trình nấu:
Lần thứ nhất là khi mới cho gạo vào nước sôi, lưu ý chỉ khuấy 1 chiều.
Lần thứ hai là khi nấu cháo được 20 – 25 phút, khuấy 1 chiều tầm khoảng 5 phút thì đậy nắp lại và ninh thêm khoảng 3 – 5 phút nữa là cháo đã chín.
Chia Sẻ Cách Làm Trà Sữa Đào Cozy Tại Nhà Thơm Ngon, Đơn Giản
1. Cách làm trân châu trắng trà sữa đào cozy
Nguyên liệu làm trân châu trắng:
– 100 gr bột năng.
– 60 ml nước.
– 80 ml mật ong.
– 40 gr đường vàng.
– Nước lọc.
– Nấu nấu, bếp gas, rây lọc, muôi, âu đựng, bát tô, ….
Công thức làm trân châu trắng trà sữa đào cozy:
– Bước 1: Trộn và nhào bột
Dùng ấm siêu tốc đổ đầy nước lọc vào và rồi cắm dây điện và bật nút đun sôi nước.
100 gr bột năng cho vào âu đựng cho thêm 60 ml nước sôi nóng vào nhanh tay dùng muôi khuấy đều bột năng với nước nóng.
Sau đó, chờ bột nhào với nước nóng nguội bớt bạn dùng tay nhào bột đến khi bột năng nhuyễn mịn dẻo không dính vào tay và tạo thành hình khối là được.
Tiếp tục, cho 30 ml mật ong vào âu bột năng đã nhào rồi tiếp tục dùng tay nhào cho đến khi mật ong hòa quyện với nhau là được.
– Bước 2: Nặn hạt trân châu trắng
Cho một lượng bột năng vào nhào ở bước 2 vừa đủ vào trong lòng bàn tay vo tròn lại là được hạt trân châu kích thước khoảng 0.5 – 1 cm rồi để hạt trân châu vào 1 bát tô khác, công việc đó bạn tiếp làm cho đến khi bột làm trân châu trắng trong âu đựng đã hết.
Để cho các hạt trân châu trong bát tô không dính vào nhau bạn phủ 1 lớp bột năng lên. Tiếp theo, để bạn lọc bỏ bột năng còn dư thừa đã phủ lên các hạt trân châu qua rây lọc để giữ lại các hạt trân châu sống.
– Bước 3: Luộc trân châu trắng
Bật bếp gas lên và đun sôi nồi nước 1l. Khi nước đã sôi bạn bật đun ở nhiệt độ vừa sau đó đổ các hạt trân châu sống vào nồi, dùng muôi khuấy đều để cho bột không dính dưới đáy nồi là được. Đun cho đến khi bạn nhìn thấy những hạt trân châu chuyển sang màu trong và nổi trên bề mặt nước sôi thì bạn tắt bếp đi. Đậy nắp lại tầm 5’ để hạt trân châu nở đều.
Bạn chuẩn bị 1 bát nước đá lạnh, rồi dùng rây lọc vớt những hạt trân châu trong nồi ra ngâm vào bát nước lạnh tầm 5’. Tiếp tục, dùng rây lọc vớt trân châu ra cho vào một nồi sạch khác.
– Bước 4: Nấu hạt trân châu trắng với đường, mật ong
Tiếp theo, lấy nồi đã đựng trân châu chín làm ở bước 4 cho thêm 40 gr đường vàng và 50 ml mật ong, đặt lên bếp gas.
Bật bếp gas đun ở nhiệt độ lửa nhỏ dùng muối khuấy đều liên tục và đun trong khoảng 20’. Sau đó, bạn tắt bếp gas đi lúc đó trân châu có màu vàng nâu đẹp mắt và trân châu ngấm vị mật ong.
2. Chi tiết cách làm trà sữa đào cozy tại nhàNguyên liệu chuẩn bị làm trà sữa đào cozy:
– 2 gói trà túi lọc cozy hương vị đào.
– 3 lần thìa đong 15 ml sữa đặc
– Nước lọc.
Cách pha trà sữa đào tại nhà đơn giản theo đúng công thức tỷ lệ ngoài quán.
Chia sẻ công thức cách làm trà sữa từ trà cozy thơm ngon, ai cũng làm được.
– Đá viên.
– Ca đong thủy tinh 500 ml, thìa đong 15 ml, ly thủy tinh, muôi, ….
Cách pha trà sữa đào cozy theo tỷ lệ:
– Bước 1: Ủ trà và lọc trà cozy hương vị đào
Đun nước sôi bằng ấm siêu tốc.
Khi nước đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C, bạn cho 2 gói trà túi lọc cozy hương vị đào vào ca đong thủy tinh 500 ml và đổ thêm 150 ml nước nóng.
Rồi sau đó bạn đậy nắp và ủ trà cozy hương vị đào trong thời gian 5 – 10’. Khi trà đã ủ đủ thời gian, bạn loại bỏ 2 cozy gói trà túi lọc cozy hương vị đào và để lại nước trà cozy hương vị đào đựng trong ca đong thủy tinh 500 ml.
– Bước 2: Tỷ lệ pha trà sữa đào cozy
– Bước 3: Thành phẩm và thưởng thức
Vậy là chúng tôi đã hoàn thành xong cách làm trà sữa đào cozy đơn giản tại nhà. Hy vọng các bạn sẽ thực hiện làm trà sữa đào cozy trong những ngày ói ức. Cảm ơn các bạn theo dõi.
Đăng bởi: Thắng Thắng Võ
Từ khoá: Chia sẻ cách làm trà sữa đào cozy tại nhà thơm ngon, đơn giản
Bí Quyết Làm Cà Ri Dê Thơm Béo Không Hôi Tại Nhà
Nguyên liệu làm món cà ri dê thơm béo không hôi
1kg thịt dê
1 trái dừa (hoặc nước dừa đóng hộp)
2 cây sả
1 củ hành tây
1 gói bột cà ri
2 củ khoai lang
1 củ khoai môn
2 củ tỏi
3 củ hành tím
2 trái ớt
10g tiêu xanh
1 lon nước cốt dừa
1 củ gừng
Rượu trắng, bột bắp, dầu màu điều
Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, sa tế, đường
Để chọn mua khoai lang thì bạn nên chọn mua củ khoai lang còn lành lặn, cầm lên thấy nặng tay, cứng, không bị sứt, bị dập. Không nên chọn mua củ khoai quá to vì dễ bị xơ, không chọn củ bị rỗ.
Còn đối với cách chọn mua khoai môn ngon thì bạn nên chọn củ tròn, trên thân củ có nhiều lỗ lõm xuống, củ khoai này sẽ bùi, có vị ngon còn củ ít lỗ lõm xuống thì sẽ không ngon bằng. Còn nếu như bạn mua khoai người ta đã sơ chế sẵn thì chọn củ có nhiều vân tím và màu đỏ đậm củ khoai như vậy sẽ mềm ngon hơn.
Cách làm món cà ri dê thơm béo không hôi Bước 1 Sơ chế nguyên liệuThịt dê bạn đem bỏ vào tô, sau đó thêm vào 2 muỗng canh rượu trắng, gừng đập dập dùng tay bóp đều để ngâm trong khoảng 5 phút sau đó rửa lại với nước sạch và cắt miếng vừa ăn. Với cách sơ chế như vậy sẽ giúp khử mùi hôi của thịt dê.
Bạn lấy 1 nửa chỗ sả đem cắt nhỏ, còn 1 nửa thì bạn cắt khúc; hành tím, tỏi, ớt bạn cắt nhỏ; hành tây cắt múi cau.
Bạn đổ 200ml nước cốt dừa vào 1 chiếc ca sau đó thêm vào 1 muỗng canh bột bắp khuấy đều.
Khoai lang và khoai môn bạn đem gọt bỏ vỏ sau đó cắt miếng vừa ăn và bỏ vào chậu nước muối pha loãng ngâm khoảng 5 phút để khoai không bị thâm và sạch nhựa. Tiếp đến đem khoai rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 2 Ướp thịt dêBạn bỏ phần thịt dê đã thái vào 1 chiếc tô sau đó nêm nếm thêm gia vị gồm: 1 muỗng canh bột cà ri, 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng canh nước mắm, ⅓ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh sa tế, 1 muỗng canh dầu ăn, ½ chỗ tỏi, ớt, sả cắt nhỏ sau đó dùng muỗng trộn đều để thịt thấm đều gia vị.
Bạn sẽ ướp thịt trong khoảng 1 tiếng là thịt dê thấm vị.
Bước 3 Chiên khoai lang và khoai mônBạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi sau đó cho ⅔ chỗ khoai lang và khoai môn vào chiên trong khoảng 2-3 phút là phần khoai lang và khoai môn chín vàng, bạn vớt ra để ráo dầu.
Bước 4 Xào thịt dêBạn bắc nồi lên bếp, sau đó cho vào nồi 1 muỗng canh dầu ăn đun cho dầu ăn nóng lên rồi bạn bỏ phần tỏi, ớt, sả còn lại vào phi cho thơm.
Tiếp đến bạn cho thịt dê vào xào khoảng 3-4 phút cho thịt dê săn lại.
Bước 5 Hầm thịt dêTiếp theo bạn đổ nước của 1 trái dừa vào nồi thịt dê, đồng thời thêm vào 100ml nước lọc, đun cho nồi thịt sôi lên rồi bạn vặn nhỏ lửa.
Bạn bỏ ⅓ chỗ khoai lang và khoai môn còn lại vào nồi, hầm trong khoảng 30-45 phút là thịt dê chín mềm, lúc này phần khoai lang và khoai môn cũng chín mềm, tan trong nước sẽ tạo được độ béo và độ sánh cho món cà ri.
Bước 6 Nấu cà ri dêAdvertisement
Sau khi phần thịt dê đã được hầm mềm thì bạn cho phần khoai môn và khoai lang chiên vào và nêm thêm gia vị gồm: ½ muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê muối và thêm 1 muỗng cà phê bột cà ri vào đảo đều và ninh thêm khoảng 5 phút nữa.
Tiếp theo bạn đổ phần nước cốt dừa hòa chung với bột bắp đã chuẩn bị trước đó vào nồi và khuấy đều, đồng thời thêm vào 1 muỗng canh màu dầu điều, hành tây, hạt tiêu xanh nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì bạn tắt bếp. Vậy là món cà ri dê đã hoàn thành.
Bước 7 Thành phẩm Thưởng thứcMón cà ri dê với phần thịt dê mềm, ngọt quyện cùng vị nước sốt cà ri đậm đà thơm ngon đặc biệt vị nước cốt dừa dừa béo béo, kích thích vị giác. Phần khoai lang và khoai môn chín mềm ăn bùi bùi cực kỳ hấp dẫn.
Bí Quyết Nướng Sườn Bằng Lò Nướng Thơm Ngon, Đậm Đà
1. Nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị cách làm sườn nướng bằng lò nướng – Nguyên liệu:
+ Sườn non còn nguyên miếng: 500 gram.
+ Gừng, hành, tỏi, sả, 5 quả ớt, dưa leo.
+ Mật ong nguyên chất: 4 thìa cà phê (có thể thay thế mật ong bằng mạch nha).
+ Xì dầu hoặc nước tương: 2 thìa.
+ Dầu vừng, rượu, muối: 1 thìa cà phê nhỏ.
+ Ngũ vị hương: ½ thìa.
+ Nếu thích ăn cay, anh chị có thể cho thêm một chút ớt bột.
+ Vừng rang.
– Dụng cụ:+ Khay nướng hình chữ nhật và lò nướng.
2. Cách nướng sườn bằng lò nướng thơm ngon, đậm đàSử dụng lò nướng để chế biến sườn nướng là công thức còn mới, tuy nhiên nhờ có dụng cụ này mà người nấu có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị của món ăn.
Để làm sườn nướng bằng lò nướng, trước tiên bạn cần:
2.1. Sơ chế nguyên liệu làm sườn nướng mật ong– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành sơ chế sườn non trước bằng cách rửa sạch với muối trắng rồi chần qua nước sôi.
– Tiếp đến để sườn ráo rồi thái nhỏ thành miếng khoảng 5cm.
– Chanh tươi bạn vắt lấy nước, tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Bạn băm nhỏ 4 trái ớt, tỉa hoa 1 trái để trang trí cho đĩa sườn thêm hấp dẫn..Gừng, sả, hành nhặt sạch và để vào rổ cho ráo nước. Dưa leo bạn có thể cắt thành lát tròn bày xung quanh viền đĩa để trang trí.
2.2. Tiến hành nướng sườn bằng lò nướng– Cho sườn vào tô lớn, ướp sườn với các gia vị đã chuẩn bị bên trên: ớt,tỏi, 3 thìa mật ong, hạt nêm 1 thìa, nước mắm 1 thìa, bột ngọt, nước cốt chanh, dầu ăn 2 thìa. Bạn nên ướp sườn trong vòng 30 phút để gia vị ngấm đều, sườn khi ăn sẽ thơm và đậm đà hơn. Ngoài ra, bạn có thể để tô sườn đã ướp gia vị vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng để tăng thêm vị hấp dẫn khi ăn.
– Đổ một ít nước sôi vào khay hình chữ nhật và lót giấy nướng vào một khay nướng khác. Tiếp đến, bạn xếp sườn vào khay. Giữ lại nước ở bát vừa ướp để quét lên sườn khi nướng.
– Sau đó, bạn đặt khay nướng có nước vào lò trước, rồi đặt khay sườn lên trên. Hơi nước của khay bên dưới bốc lên sẽ làm sườn chín đều, mềm và thơm ngon hơn. Trong quá trình nướng sườn bằng lò nướng, bạn lưu ý phết nước ướp thịt lên trên bề mặt để món ăn có màu sắc hấp dẫn.
– Điều chỉnh lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 45 – 60 phút để sườn chín đều, ngọt thịt và thơm.
– Thịt khi chín, bạn lấy ra khỏi lò, xếp vào đĩa đã bày sẵn dưa leo và thưởng thức. Nếu gia đình không có trẻ nhỏ, bạn có thể bày ớt tỉa hoa lên trên để tăng thêm phần hấp dẫn.
3. Bí quyết giúp làm sườn nướng bằng lò nướng ngonĐể cách nướng sườn bằng lò nướng lên chuẩn hương vị và màu sắc, có những bí quyết nhỏ nhưng hữu ích cần được quan tâm. Theo đó, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
– Ướp sườn kỹ: Đối với món sườn nướng nói riêng và các món nướng nói chung, giai đoạn ướp thịt vô cùng quan trọng. Vì thế, trước khi đưa sườn nào nướng, bạn cần ướp sườn ít nhất 30 phút với đầy đủ gia vị, nguyên liệu như trên. Có như vậy, sườn khi chế biến xong mới thơm ngon và màu sắc đẹp.
– Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Sườn nếu nướng quá lâu với nhiệt độ cao sẽ khiến chúng bị khô, cứng và khó ăn. Vì thế, bạn cần điều chỉnh lò nướng với nhiệt độ và thời gian phù hợp.
Đăng bởi: Ánh Sáng Hồng
Từ khoá: Bí quyết nướng sườn bằng lò nướng thơm ngon, đậm đà
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Làm Trà Đào Tươi Thơm Ngon Uống Hoài Không Chán trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!