Bạn đang xem bài viết 8 Cuốn Sách Về Tư Duy Phản Biện Hay Nhất Mà Bạn Nên Tìm Đọc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu – David McRaney (2011)Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống. Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được – cờ vua, Street Fighter1, bài poker – không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.
Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây – những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”
Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.
Phá Tan Sự Ngụy Biện (Asking the right questions) – M. Neil Browne, Stuart M. Keeley (2023)Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu – David McRaney (2011)
Đa phần nội dung của cuốn sách là những thông tin, những lời dạy vô cùng quý giá. Nó giúp ta hiểu sâu những giả định và quy trình ngầm ẩn sau những ý kiến, tư tưởng mà ta phải tương tác. Từ đó có thể thấu suốt sự bí ẩn của ngôn từ, những giả định, ngụy biện và đưa ra những lập luận chặt chẽ.
Hai tác giả M. Neil Browne và Stuart M. Keeley định nghĩa tư duy phản biện là: hiểu rõ một tập hợp các câu hỏi phản biện, khả năng đặt ra và trả lời các câu hỏi phản biện đúng lúc và ý hướng chủ động sử dụng các câu hỏi phản biện. Thật vậy, tư duy phản biện là một thái độ chủ động, tích cực chứ không phải là sự thụ động chấp nhận mọi thứ ta nghe biết.
Đó là hỏi, đánh giá và đưa ra những nhận định, tìm ra sự liên kết và phân loại thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là ta phải có cái nhìn khai phóng, không mù quáng trong những giả định không được kiểm chứng.
Phá Tan Sự Ngụy Biện (Asking the right questions) – M. Neil Browne, Stuart M. Keeley (2023)
Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch (The art of thinking clearly) – Rolf Dobell (2011)Phá Tan Sự Ngụy Biện (Asking the right questions) – M. Neil Browne, Stuart M. Keeley (2023)
Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng có những lỗi có thể sửa chữa được trong khi một số sai lầm vĩnh viễn để lại nỗi đau. Bạn sẽ tránh khỏi 99 lỗi sai cơ bản nhất mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống nhờ cách tư duy khác đi đã được tác giả Rolf Dobelli chỉ điểm trong cuốn sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch.
Toàn bộ cuốn sách được gói trong 99 chương sách, mỗi chương đều mở – triển khai – kết thúc vấn đề một cách nhanh gọn, súc tích nhưng rất toàn diện. Một chương sách là 1 sai lầm cụ thể, tác giả sẽ phân tích lỗi tư duy nào dẫn đến sai lầm này và có ví dụ minh họa thực tiễn để người đọc dễ hiểu.
Trong cuộc sống, mọi người đều có những lúc mắc sai lầm. Việc quyết định sai lầm đều bắt nguồn từ các lỗi tư duy tưởng như đơn giản, nhưng dần dà chúng tích tụ thành những thành kiến khó bỏ. Hiếm khi, ta dám nhìn nhận điều đó nên dễ có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
Chính vì vậy rất nhiều lúc chúng ta cảm thấy hối hận với những quyết định không đúng. Bạn theo đuổi mãi một công việc rất buồn tẻ, không có niềm đam mê và cũng biết rằng nó không đem lại lợi lộc gì to tát. Sau cùng, khi cuộc đời bạn không có chút thành tựu gì, bạn quy cho mình là kẻ thất bại và bắt đầu đổ lỗi do hoàn cảnh, do gia đình, do người B kẻ B chứ tuyệt nhiên không thừa nhận đó là lỗi lầm của chính bản thân bạn.
Sự thuyết phục của cuốn sách đến từ việc sử dụng những nghiên cứu tâm lý để giải thích về nguyên nhân của các lỗi lầm đồng thời tác giả Dobelli cũng dẫn chứng ví dụ từ cuộc sống thường nhật. Vì vậy, sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch giúp bạn dũng cảm đương đầu với những lỗi lầm đã từng xảy ra và tư duy đúng với nó để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tư Duy Nhanh Và Chậm (Thinking, Fast and Slow) – Daniel Kahneman (2023)Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch (The art of thinking clearly) – Rolf Dobell (2011)
Thinking fast and slow – Tư duy nhanh và chậm – cuốn sách được Tạp chí Tài chính Mỹ đặc biệt đánh giá là “một kiệt tác” trong việc nói về tính hợp lý, phi lý của con người trong tư duy, trong việc đánh giá và ra quyết định.
Trong cuộc sống, dù bạn có cẩn trọng đến mức nào thì vẫn có những lúc bạn đưa ra những quyết định dựa trên cảm tình chủ quan của mình. Thinking fast and slow, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy bản thân. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Thinking fast and slow đã giành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. Cuốn sách được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản vào Quý I năm nay. Thinking fast and slow dù là cuốn sách có tính hàn lâm cao nhưng được truyền tải một cách vui nhộn và dễ hiểu, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích.
Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!
Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người!
Phi Lý Trí (Predictably Irrational) – Dan Ariely (2023)Tư Duy Nhanh Và Chậm (Thinking, Fast and Slow) – Daniel Kahneman (2023)
Là một trong những cuốn sách của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn.
Đây là một trong những cuốn sách theo kiểu “cầm lên là đọc liền một mạch cho đến hết” của tôi. Nói như thế là để mô tả cho độ hút của cuốn sách này. Tôi thật sự rất ấn tượng về nội dung của cuốn sách, và có lẽ phải xếp nó vào loại sách “Tâm lý” thì sẽ chính xác hơn, theo tôi:). Tôi định viết một bài cảm nhận thật dài cho cuốn sách này nhưng để tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng giới thiệu đầy đủ, trọn vẹn đến bạn đọc hơn, tôi xin trích một bài viết về cuốn sách này mà tôi thấy rất hay, rất chính xác về những thông điệp từ cuốn sách. Mong bạn đọc sẽ thích thú khi đọc cuốn sách này.
Tại sao chúng ta luôn tự hứa là sẽ ăn kiêng để rồi ý nghĩ ấy vụt biến ngay khi chiếc xe chở đồ tráng miệng đi qua? Tại sao đôi khi chúng ta hào hứng mua sắm những thứ không thật sự cần đến? Tại sao chúng ta vẫn cảm thấy đau đầu sau khi dùng loại aspirin có giá 1 xu nhưng cơn đau đầu ấy lại biến mất nếu thuốc đó đắt gấp 50 lần? Tại sao những tín đồ được yêu cầu nhớ lại Mười điều răn của Chúa có xu hướng thành thật (ít nhất là ngay sau đó) hơn những người không được yêu cầu làm vậy? Hoặc tại sao các quy tắc danh dự lại làm tăng mức độ gian lận nơi công sở? Khi đọc tới những trang cuối của cuốn sách này, bạn sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác ‒ những câu hỏi có ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống, công việc kinh doanh và thế giới quan của bạn.
Phi Lý Trí (Predictably Irrational) – Dan Ariely (2023)
Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Của Người Nhật – Kanagawa Akinori (2023)Phi Lý Trí (Predictably Irrational) – Dan Ariely (2023)
Tác giả Kanagawa Akinori là người đã sáng tác quyển sách Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Của Người Nhật giúp bạn có cái nhìn mới lạ trong tư duy. Bạn luôn có nghi ngờ về những gì mình trình bày không biết là đúng hay sai. Nhưng thông qua cuốn sách này sẽ giúp bạn học tập thêm những kỹ năng, tư duy phản biện tốt của người Nhật.
Thông thường khi bắt tay vào làm một việc bất kì, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Tìm hiểu, lên kế hoạch kỹ càng trước hay hành động trước rồi trong quá trình làm thì bổ sung kiến thức sau?
Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật cung cấp cho bạn một phương pháp tư duy mới lạ. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghi ngờ những gì được đề cập tới, nhưng bằng kinh nghiệm của chính mình, tác giả Kanagawa Akinori sẽ giúp bạn:
Đưa ra kết quả nhanh nhất với “suy nghĩ tinh ngược”
Mở rộng khả năng tiếp nhận kiến thức vô hạn bằng suy nghĩ phép nhân
Tạo thói quen đặt câu hỏi và có được tầm nhìn khách quan.
Thay đổi quá trình tư duy của bản thân, từ đó tạo nên thành công đột phá trong công việc và cuộc sống.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện (Neuroscience and critical thinking) – Albert Rutherford (2023)Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Của Người Nhật – Kanagawa Akinori (2023)
Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!
Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện (Neuroscience and critical thinking) – Albert Rutherford (2023)
Tư duy phản biện (The Unlimited Mind: Master Critical Thinking) – Zoe McKey (2023)Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện (Neuroscience and critical thinking) – Albert Rutherford (2023)
Tư duy phản biện là chìa khóa để bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn một cách sáng tạo và hiệu quả hơn. Cuốn sách “Tư duy phản biện” được viết bởi chuyên gia đào tạo Zoe McKey sẽ giúp bạn khai phá được sức mạnh trí óc của mình. Tác phẩm chứa đựng những bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành công nhất, giúp người đọc có thể:
Khám phá chiều sâu tư duy
Đánh thức trí sáng tạo
Nắm bắt được cơ hội
Không ngại mơ ước
Vượt qua sự lo lắng
Quản lí thời gian hiệu quả
Đọc xong tác phẩm, trực giác của bạn sẽ được mài sắc một cách rõ rệt, nhờ vậy khả năng đánh giá và đưa ra quyết định cũng được cải thiện, giúp bạn tự tin hơn trong mọi hành động.
Nếu đủ động lực để thực hành các phương pháp trong “Tư duy phản biện”, bạn sẽ học được một lối tư duy có định hướng, tập trung, kỉ luật và tự chủ. Bạn sẽ biết cách phân tích các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, không vội vàng đưa ra những kết luận sai lầm và chủ quan, có cái nhìn đúng đắn hơn với các hiện tượng trong cuộc sống, và không còn phải hối tiếc với các quyết định và hành xử của mình.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Yên
Từ khoá: 8 cuốn sách về Tư duy phản biện hay nhất mà bạn nên tìm đọc
Top 10 Cuốn Sách Hay Về Kinh Doanh Bạn Nên Đọc Nhất 2023
“Nghĩ giàu và làm giàu” là một trong những tựa sách được các bạn trẻ đón nhận, và săn đón nhiều nhẩt. Cuốn sách này không chỉ cung cấp những kiến thức mang tính chuyên môn về kinh doanh mà còn gửi đến bạn những thông điệp về sống tích cực trong cuộc sống.
Nội dung cuốn sách rấthấp dẫn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bạn đọc. Cuốn sách sẽ không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về bí quyết thành công của những tên tuổi nổi tiếng như nhà phát minh lỗi lạc Edison, mà còn cả quãng thời gian một mình ngồi ghế nhà trường … hay chỉ vọn vẹn 3 tháng như Henry Ford, người bị coi là vô học, nhưng đã trở thành một ông trùm ngành ô tô với khối tài sản khổng lồ … mà còn bởi nhiều nhân tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những người làm lại từ đầu hay xuất phát từ hai bàn tay trắng.
Những bài học trong Nghĩ Giàu, Làm Giàu là vô giá đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng với những đổi thay mang tính cách mạng của thời đại mở cửa hiện nay, tất cả các bạn trẻ đều cần trang bị cho mình những tính toán tỉ mỉ đã được thực hiện bởi Napoleon Hill. Cuốn sách quả thực là ngọn đèn soi đường đời, dẫn lối cho mỗi bạn trẻ, khi cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thách thức.
Cuốn sách là cuốn sách được viết bởi Robert T. Mutter, người luôn quan tâm đến sự trưởng thành của các con mình bởi anh mong muốn tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh, những người trẻ sống trong xã hội hiện đại này có cái nhìn trọn vẹn về đồng tiền mà hai người dồn hết tâm huyết để mang đến cho độc giả một cuốn sách giá trị: Cha Giàu Cha Nghèo.
“Rich Dad, Poor Dad” là một cuốn sách về làm giàu. Tựa đề của cuốn sách này là về những ký ức thời thơ ấu của Robert Kiyosaki khi lớn lên cùng hai người cha của mình. Một người là cha ruột, là một giáo viên, người luôn coi trọng học vấn trên tiền bạc, nhưng lại luôn đấu tranh với tiền bạc (“poor dad”). Người cha thứ hai là cha của một người bạn tốt, học vấn thấp nhưng kinh doanh rất giỏi và giàu có, có cái nhìn đặc biệt về tiền bạc (“rich dad”). Lớn lên trong sự đồng hành của hai người cha với xuất phát điểm khác nhau và quan niệm đối lập về giáo dục và tiền bạc, Robert buộc phải lựa chọn học tập và noi theo người cha nào. Cuối cùng, anh đã chọn đi theo “Rich Dad” – quyết định này là cơ sở để viết cuốn sách này.
Cuốn sách cũng gợi ý rằng với một ngôi nhà riêng của một gia đình, nhưng nếu bạn là chủ sở hữu bất động sản, bạn đang mua và cho đi, tức là tài sản. . Căn nhà cũng vậy, bạn mua cả đời, phải bỏ tiền ra sửa hàng năm, không mang tiền về mà còn bị mất tiền đi, đó gọi là tiêu sản.
Nếu bạn đã sở hữu hoặc khao khát trở thành một chủ doanh nghiệp nhỏ, đây là cuốn sách dành cho bạn. Một hiện tượng nổi bật trên thị trường sách, EMyth: Để Xây dựng Doanh Nghiệp Hiệu quả vừa xóa sổ các ngộ nhận huyền thoại về các công ty. Sau nhiều năm kinh nghiệm làm tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ, Michael E. Gerber, tác giả cuốn sách, chỉ cho bạn cách điều hành một công ty thành công.
Cuốn sách mang đến cho bạn 4 nhận định sâ sắc, giúp bạn vận hành công ty có hiệu quả, tạo dựng thương hiệu bền vững. Và nếu bạn bỏ qua nó, bạn sẽ giống như hàng ngàn người bỏ công sức, tiền bạc và cả cuộc đời để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại hoặc chỉ loay hoay mãi vẫn không thể duy trì hoạt động kinh doanh trong một thời gian dài.
Trong cuốn sách, Gerber chỉ ra, hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất thân từ các chuyên gia: kỹ sư, lập trình viên, kế toán… họ rất tích cực trong công việc và kinh nghiệm, họ tin rằng khi bắt đầu kinh doanh, họ có cơ hội giải phóng công việc mình yêu thích và kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng khi chính thức bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, các chuyên gia thường có xu hướng tiếp tục làm những gì họ thông minh và bỏ qua các thành phần cần thiết khác của việc bán hàng. Việc thiếu mục tiêu dẫn đến choáng ngợp, kiệt sức và cuối cùng là phá sản; thay vì sở hữu công ty, họ làm chủ công việc.
Marketing đã trở thành một khái niệm không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là tại các công ty lớn nhỏ luôn chú trọng phát triển cạnh tranh. Cuốn sách 22 Quy luật bất biến của Marketing sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn đang làm trong lĩnh vực này.
Cuốn 22 Quy luật bất biến của Marketing là tập hợp tâm huyết nghiên cứu nhiều năm của tác giả. Al Ries là một tác giả và nhà tiếp thị người Mỹ. Ông cũng là đồng sáng lập và chủ tịch của công ty Ries. Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả này có thể kể đến là Focus or Die, The Art of War in Marketing. Cùng với Jack Trout, Al Ries đã viết nhiều cuốn sách marketing nổi bật mang bản sắc riêng và có mục đích làm sống lại ý tưởng “định vị” trong lĩnh vực tiếp thị.
22 Quy luật Bất biến trong Marketing của Al Ries và Jack Trout là cuốn sách cung cấp những kiến thức vô cùng thiết thực và hữu ích cho những ai trong ngành marketing. Trong môi trường kinh tế thị trường, thương trường cạnh tranh cao, người làm marketing luôn muốn đổi mới và phát triển sản phẩm của mình để cạnh tranh trên thương trường, nhưng dù làm gì bạn cũng cần biết 22 quy luật bất di bất dịch, là những quy tắc nền tảng giúp đưa ra quyết định thành công hay thất bại của một hệ thống sản phẩm hoặc một công ty.
Cuốn sách này cũng quan trọng đối với thời đại kỹ thuật số ngày nay như khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936. Có rất nhiều điều rút ra từ những tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của Carnegie, nhưng điều quan trọng nhất là bạn không thể sai khi mỉm cười, trở thành một người biết lắng nghe và tất nhiên, khiến người khác cảm thấy được đánh giá cao.
Nói đến đây, có thể đối với một số người không tích cực về sách, hoặc không thích đọc sách thì việc đọc một cuốn sách dài gần trăm trang là một điều gì đó rất tệ. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là Đấc Nhân Tâm không phải là một cuốn sách có nội dung quá khó hay nhàm chán nếu quá chú trọng vào kiến thức.
Cùng một đề tài nhưng được viết dưới dạng truyện gối đầu giường với nội dung tinh tế, tỉ mỉ, dễ hiểu nhưng lại để lại dấu ấn trong lòng người đọc.Nói là thế, nhưng ai biết rằng những câu chữ trong một cuốn sách tuy dày nhưng lại có khả năng thay đổi cả thế giới của bạn?
Cuốn sách Đắc Nhân Tâm không chỉ dạy chúng ta kỹ năng giao tiếp và bí quyết thành công mà còn giúp chúng ta tránh và giải quyết những vấn đề, hiểu lầm từ nhỏ đến nghiêm trọng một cách chuyên nghiệp và nhạy bén trong mọi tình huống, mọi trường hợp. Vì những bài học này đúng trong hầu hết các trường hợp, nên tác giả có rất nhiều điều cần nhấn mạnh.
Khi xảy ra vấn đề, nên giải quyết và xử lý mọi tình huống bằng thiện chí và sự chân thành từ bên trong mỗi chúng ta. Kinh nghiệm này đã được tác giả nhắc đến cách đây hàng chục năm nhưng cho đến nay vẫn rất chính xác và có giá trị.
Chúng ta thường nghe và đọc nhiều về những tấm gương thành công và những con người vĩ đại. Chúng ta thường không thích nói về thất bại như thể chúng ta đã được “lập trình” để tránh thất bại… Làm sao mà “thất bại” lại đáng giá được cơ chứ ? Cuốn sách này nói về một khía cạnh khác của câu chuyện thành công- một lĩnh vực mà chúng ta cần học hỏi. Đối với những người đã thử và thất bại, cuốn sách này đứng về phía bạn. Dám thất bại, bạn sẽ dễ dàng thành công sau này …
Nội dungcuốn sách dành cho những ai đang trên con đường thành công nhưng lại gặp thất bại và không có ai đứng về phía mình. Đừng lo lắng vì có hàng ngàn người giống như bạn, chúng tôi không thích nói chuyện về thất bại vì chúng ta sợ, không dám nhận. Nhưng sau khi đọc cuốn sách này bạn sẽ nghĩ khác, bạn càng thất bại thì bạn càng thành công. Cuốn sách sẽ chỉ ra một giá trị khác của thành công khi thất bại gấp nhiều lần chúng ta nên bạn phải dám thất bại.
Bìa sách thiết kế đơngiản, màu sắc ít sặcsỡ,trang trí vô cùng rõ ràng và tinh tế. Sách khá mỏng, chỉ 200 trang, bìa màu xanh nhạt với chữ FAIL nổi bật giữa trang bìa,bằng tiếng Anh.Tên cuốn sách này là “Dám thất bại của ông Billi P. Lim, giám đốc chương trình hội thảo nổi tiếng “Sinh ra để tự do” có tầm ảnh hưởng lớn tại Châu Á.
Cuốn sách là một câu chuyện ngụ ngôn ẩn chứa bí quyết thành công và tài sản được kết tinh qua nhiều thập kỷ. Nó chứa những lời khuyên hữu ích không chỉ giúp chúng ta quản lý tiền bạc mà còn cung cấp những lời khuyên giúp bạn kiếm tiền. Tác giả lồng ghép lịch sử thời kỳ Babylon để chúng ta hình dung rõ hơn về các phương pháp này và áp dụng tốt hơn trong cuộc sống.
Đây là cuốn sách làm giàu hiệu quả nhất mọi thời đại của tác giả George S. Cloon. Cuốn sách dành cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh phát triển tài chính, nhưng tôi tin vào nó cũng rất hữu ích cho thế hệ trẻ, những bạn trẻ đang còn đi học hoặc chuẩn bị xây dựng tương lai luôn mong muốn làm giàu, vì đây là cuốn sách rất thiết thực về cách làm giàu và đơn giản, đáng tin cậy mà không quá cao cả.
Like A Virgin được viết bởi Richard Branson, một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh và là một biểu tượng của tinh thần kinh doanh. Anh bỏ học năm 16 tuổi và bắt đầu Tạp chí Sinh viên cùng với một nhóm bạn., thành lập Virgin Records và Virgin Group.
Branson sau đó đã bổ sung lần lượt Virgin Atlantic, Virgin Mobile và Virgin Trains. Hiện ông có giá trị 5 tỷ USD và là người giàu thứ tám ở Anh theo Forbes. Đế chế kinh doanh của Virginia trải dài khắp thế giới với hàng trăm công ty và hàng tỷ đô la doanh thu hàng năm.
Like A Virgin chứa đựng những lời khuyên tốt nhất của Branson, đúc kết từ những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc đã khiến ông trở thành một trong những doanh nhân và tỷ phú được ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh nhưng chưa biết phải làm gì, cuốn sách sẽ là cẩm nang tuyệt vời truyền cho chúng ta mang đến nguồn cảm hứng bất tận giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trên con đường khởi nghiệp.
Đây thực sự là một cuốn sách mang đậm chất riêng của Branson. Bằng giọng văn hài hước, phóng khoáng và vui vẻ, nhưng chứa đựng những suy nghĩ sâu sắc trong đó, Branson đã cho chúng ta thấy nhiều thành quả mà anh ấy đúc kết được từ những ý tưởng hay sự đột phá bất chấp các quy tắc và được thực hiện chẳng giống ai.
Lời khuyên như một trò đùa, nhưng hơn hết, nó thúc giục chúng ta suy nghĩ tích cực hơn: đổi mới – làm điều gì đó khác biệt. Vui vẻ là một công cụ kinh doanh nghiêm túc. Những quan niệm và suy nghĩ kinh doanh này giống như bản chất con người của một tỷ phú: giản dị nhưng gần gũi.
The Four – là tác phẩm mô tả rõ ràng các yếu tố của chiến lược kinh doanh và cách thức định hình công ty để giúp “ông trùm” công nghệ đạt đến đỉnh cao của thành công. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh những góc tối đầy rẫy những điều không chân thực, kết quả của những giao dịch cho người dùng. Chúng ta có thể tôn trọng họ vì thành tích của họ, nhưng cũng không nên quá cuồng tín, mặc dù biết rằng những người có bản năng săn bắn hái lượm rất khó ăn.
Khi các chuyên gia xây dựng thương hiệu đánh giá, họ thường đề cập đến các chiến lược, chiến dịch xây dựng thương hiệu và tiếp thị, ý tưởng và định vị sản phẩm.. Nhưng nếu, với tư cách là một nhà tiếp thị có đầu óc kinh doanh, bạn có thể cung cấp cho bạn một góc nhìn mới.
Cuốn sách tóm tắt ngắn gọn sự thật về 4 cỗ máy “khổng lồ”. Và khi đọc review Twister, tôi thấy rất lạ khi ở chiều thứ tư của phim khoa học viễn tưởng ở dạng “xem lại sau khi xem lại”. đầy thử thách nhưng may mắn là Twister đã hoàn thành tốt. Cuốn sách được chia thành 2 phần chính :
Đúc kết kinh nghiệm bản thân và đưa ra lời khuyên cho độc giả.
Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo là những người xuất thân nghèo khó trong xã hội Nhật Bản. Với ý chí và khát vọng vươn lên, họ đã vượt qua những trở ngại để xây dựng 3 công ty thành công tại Nhật Bản là Tập đoàn Matsushita, Tập đoàn Honda và Kyocera.
Cuốn sách sẽ cho chúng ta thấy rằng quan niệm “vĩ nhân trở thành doanh nhân vĩ đại” là một sai lầm, rằng một cái cây không thể mọc non, nó không thể chỉ phụ thuộc vào tài năng của một cá nhân. Chính nhờ sức mạnh đoàn kết, cộng với tài năng lãnh đạo, nhanh nhạy nắm bắt mọi biến động, xoay vần của thời cuộc, họ đã tạo nên những “đế chế” kinh tế vang dội như ngày nay.
Với cách kể chuyện hấp dẫn và những bài học mới sau mỗi chương, cuốn sách sẽ giúp độc giả nhớ lại hành trình trải qua cuộc đời của các doanh nhân nổi tiếng thế giới Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo. Bài học về triết lý và kinh doanh Nhật Bản từ cuộc đời và thành tựu của ba doanh nhân này sẽ giúp bạn có cái nhìn mới mẻ về bước đệm của xuất thân, hoàn cảnh, môi trường.
Top 6 Đoạn Văn Về Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Ở Mỗi Người Hay Nhất
Đoạn văn nghị luận số 6
Tư duy phản biện là một kĩ năng rất quan trọng của mỗi con người để có được sự thành công. Nhưng không phải ai cũng có được cho mình tư duy phản biện tốt. Vậy phải làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe để đánh giá và hoàn thiện. Bạn chỉ có thể phản biện được nếu bạn hiểu được bản chất của vấn đề. Không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước quan trọng để hình thành được tư duy phản biện. Ta cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực và cố gắng. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng tốt.
Đoạn văn nghị luận số 2Đoạn văn nghị luận số 6
Làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe, nhưng không phải để soi mói hay chỉ trích, mà là để đánh giá và hoàn thiện. Khi lắng nghe những quan điểm xung quanh, ta không chỉ thể hiện được sự tôn trọng và thái độ cầu thị mà thông qua quá trình này, ta sẽ hiểu được góc nhìn của những người khác, sẽ bổ sung cho vốn kiến thức và tầm nhìn của chính mình. Sau quá trình lắng nghe, cần rèn cả khả năng tái trình bày ý kiến của người khác. Đây không phải hành động mang tính quy phục, mà cao hơn, kĩ năng này bộc lộ sự khách quan và tôn trọng đối với người cùng tranh luận. Việc tái trình bày cần diễn ra với tâm thế của người ngoài cuộc, nghĩa là càng công tâm, càng rõ ràng và toàn diện trong cách trình bày càng tốt. Bởi lẽ, khi ta nhắc lại lời người khác bằng cách nói thuyết phục, ta đã chuẩn bị cho cả ta và người cùng đối thoại một nền tảng lập luận mang tính cơ sở, một tâm thế an tâm rằng sẽ không có vấn đề hiểu thiếu hoặc sai. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực hơn là gay gắt, nóng nảy. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng diễn ra thuận lợi.
Đoạn văn nghị luận số 2
Đoạn văn nghị luận số 1Đoạn văn nghị luận số 2
Rèn luyện tư duy phản biện thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Tư duy phản biện không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kĩ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung và khi nào ta đang tranh cãi vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.
Đoạn văn nghị luận số 3Đoạn văn nghị luận số 1
Rèn luyện tư duy phản biện mới nghe thì ai cũng nghĩ nó sẽ vô cùng phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện khả năng này. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Nó không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kỹ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung hay vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.
Đoạn văn nghị luận số 5Đoạn văn nghị luận số 3
Đôi khi sự lựa chọn không hề dễ dàng chút nào, nó khiến bạn phải căng não suy nghĩ. Nhưng thật may mắn! Có một kỹ thuật tư duy đặc biệt có thể giúp bạn thay đổi điều này. Đó chính là tư duy phản biện. Là cách mà bạn trải qua các bước tổng hợp và đưa ra các giả thuyết, dùng sự phân tích logic, so sánh và lập luận nhằm khẳng định giả thuyết đó là đúng hay sai, bạn chọn giải pháp nào, cách khắc phục ra sao. Tất nhiên, một người tranh cãi giỏi chưa hẳn là một người phản biện tốt. Có được tư duy phản biện không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong cuộc đời của bạn. Song nó cho thấy bạn là một người có chính kiến, biết bảo vệ quan điểm của mình, bạn không hề ngây thơ và dễ bị lừa lọc. Vậy tư duy phản biện có quan trọng không? Có cần thiết không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ! Vậy thì làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Việc đầu tiên bạn cần làm chính là thu thập thông tin, vì đây là tiền đề quan trọng cho những lập luận của bạn sau này. Tiếp theo là sử dụng tư duy logic để sắp xếp, phân loại và xâu chuỗi chúng thành một mạch có liên kết rõ ràng. Sau đó là tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong các thông tin nhận được. Và mỗi sự vật sự việc nào cũng chứa đựng nhiều mặt khác nhau nên việc cuối cùng bạn cần lưu ý là điều chỉnh góc nhìn của bạn bằng việc so sánh với quan điểm của người khác. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người là một trong những cách thức giải quyết vấn đề toàn diện nhất. Đó là những gì mà chúng ta cần để trả lời câu hỏi làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Đặc biệt đây là kỹ năng mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh tuy ít được hướng dẫn nhưng lại cần phải có trong hành trang vào đời.
Đoạn văn nghị luận số 5
Đoạn văn nghị luận số 4Đoạn văn nghị luận số 5
Làm thế nào để rèn luyện được tư duy phản biện vẫn còn là một câu hỏi lớn. Trước hết, mỗi người cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi. Nghĩa là đối với những việc đã làm, ta cần biết thắc mắc – đồng nghĩa với việc nghĩ sâu hơn, dự đoán và chuẩn bị cho mình trước những tình huống hay bất trắc có thể xảy ra. Nhưng để trả lời cho những câu hỏi mình tự mình đặt ra thì cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Trước những vấn đề, con người có xu hướng đánh giá, nhìn nhận theo qua lăng kính chủ quan mà khó lòng nhìn nhận góc nhìn, ý kiến của người khác. Không nên vội vàng đưa ra quyết định, hãy suy nghĩ để biến quyết định của bản thân thành những quyết định sáng suốt nhất. Hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến cùng lập luận để bảo vệ chính kiến của mình. “Mọi thứ đều khó trước khi dễ” (Goethe), mọi thứ mới mẻ đều là khó khăn, nhưng phải biết chấp nhận nó như một thử thách thú vị nhất!
Đăng bởi: Quỳnh Mạnh
Từ khoá: Top 6 Đoạn văn về cách rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người hay nhất
10 Cuốn Sách Nên Đọc Trước Khi Bạn Kết Hôn
“Tôi không biết hôn nhân là câu chuyện như thế nào, nhưng chắc chắn đó không phải là một thế giới của cổ tích thần tiên”. Trước khi kết hôn bạn là một cô gái độc lập, nhưng khi đã quyết định lập gia đình bạn đã trở thành người mà trách nhiệm luôn phải đặt lên hàng đầu. Không có một giáo trình nào dạy cho bạn cách thích nghi với cuộc sống gia đình, dạy cho bạn làm mẹ hay làm vợ. Chỉ có kinh nghiệm và cuộc đời là giảng đường tốt nhất cho điều đó. Hiểu được trăn trở của những người phụ nữ trước khi kết hôn, trong bài viết ngày hôm nay chúng mình xin gửi đến cho bạn đọc những cuốn sách tinh hoa bạn nên đọc trước khi quyết định có gia đình.
Hôn Nhân – Chuyện Thêm Và BớtỞ thời điểm hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm một cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình, hoặc những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì có lẽ không phải mất quá nhiều công sức; nhưng sẽ không hề đơn giản nếu tìm một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý Phật pháp. Trên tinh thần chia sẻ quan điểm, cái nhìn của Phật giáo về đời sống hôn nhân.
“Hôn nhân – Chuyện thêm và bớt” ra đời với mục đích đồng hành cùng quý vị trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình ngay chính từ những giá trị cơ bản nhất, cốt lõi nhất và từ những câu chuyện thực tế, để tự thân mỗi người có thể tìm thấy chính mình và rút ra được giá trị thật của hạnh phúc trong hôn nhân; từ đấy biết cách dung hòa, gìn giữ và nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình.
Đàn Ông Hay Hứa Phụ Nữ Hay TinHôn Nhân – Chuyện Thêm Và Bớt
Vẫn lối viết gần gũi, mộc mạc và rất chân thật với những chuyện dời đổi của thế gian, có những tổn thương, có những hiểu lầm, và cả những lúc hạnh phúc đến bật khóc… Độc giả có thể tìm thấy sự đồng cảm trong tình yêu của mình qua sách Đàn ông hay hứa, phụ nữ hay tin?
Đàn Ông Hay Hứa Phụ Nữ Hay Tin
Vợ, Chồng Và Người Thứ Ba – Ngoại Tình, Việc Quái Gì Cũng Có Thể Xảy Ra Tại Sao Đàn Ông Thích Tình Dục Và Phụ Nữ Cần Tình YêuVợ, Chồng Và Người Thứ Ba – Ngoại Tình, Việc Quái Gì Cũng Có Thể Xảy Ra
Tại Sao Đàn Ông Thích Tình Dục Và Phụ Nữ Cần Tình Yêu là một quyển sách thiết thực, hài hước và dễ đọc. Trong quyển sách này, Allan cùng Barbara Pease đã tiết lộ một sự thật về hai phái, đồng thời bằng tài năng của mình, họ đã làm cho các kiến thức khoa học trở nên thú vị, lôi cuốn, qua đó hướng dẫn chúng ta cách vận dụng những kiến thức đó.
Quyển sách có thể giúp những người độc thân tìm kiếm tình yêu hay giúp độc giả giải quyết các rắc rối trong chuyện tình cảm. Ngoài ra, sách cũng hướng dẫn bạn cách mang lại hạnh phúc cho người bạn đời để chính bạn cũng hạnh phúc hơn về sau. Những ai muốn nhận được nhiều nhất từ mối quan hệ của mình nên đọc quyển sách này bởi nó giải đáp mọi vấn đề mà cả hai phái đều khát khao tìm hiểu.
CƯỚI ĐI ĐỢI CHI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HÔN NHÂN BỀN VỮNG, TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY NHỮNG CUỘC LY HÔN?CƯỚI ĐI ĐỢI CHI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HÔN NHÂN BỀN VỮNG, TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY NHỮNG CUỘC LY HÔN?
Bản hòa tấu hôn nhânCƯỚI ĐI ĐỢI CHI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HÔN NHÂN BỀN VỮNG, TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY NHỮNG CUỘC LY HÔN?
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc thường được bắt nguồn từ tình yêu, nhưng Kiều Dĩ Thần và Đinh Mông thì ngược lại, họ cưới rồi mới yêu. Anh và cô từng là bạn cùng bàn, cô học giỏi ngoan ngoãn còn anh kém cỏi, cá biệt. Tình cờ nhiều năm sau hai người gặp lại nhau trong một tình huống dở khóc dở cười khi cả hai đều bị giục cưới. Rồi run rủi thế nào họ quyết định ký với nhau một hợp đồng hôn nhân.
Nhạy Cảm Trong Tình Yêu – Thăng Hoa Hay Bi Kịch?Cuốn sách là những đúc kết nghiên cứu suốt nhiều năm của tiến sĩ tâm lý học ELAINE N. ARON. “Nhạy cảm trong tình yêu – thăng hoa hay bi kịch?” với tên gốc là Highly Sensitive Person In Love được tiêu thụ hàng triệu bản trên toàn thế giới và mang về những giải thưởng danh giá, những thành tựu vang dội cho tác giả.
Nhạy Cảm Trong Tình Yêu – Thăng Hoa Hay Bi Kịch?
Đàn Ông Sao Hỏa Đàn Bà Sao KimNhạy Cảm Trong Tình Yêu – Thăng Hoa Hay Bi Kịch?
“Đàn Ông Sao Hỏa Đàn Bà Sao Kim” của tác giả John Gray là câu chuyện tâm tình là lời hướng dẫn cơ bản của tác giả để bạn có thể hiểu rõ về người bạn khác giới của mình.
Đọc cuốn sách để bạn nhận ra một điều cơ bản rằng, đàn ông và phụ nữ khác nhau về cách thức giao tiếp, cách thể hiện tình cảm cũng như tư duy cảm xúc và lòng vị tha. Phụ nữ yêu bằng tai nhưng đàn ông lại yêu bằng mắt, chúng ta phải luôn giả sử người bạn đời của mình đến từ một hành tinh khác thì mới có thể vị tha và thấu hiểu cho nhau.
Đàn ông và đàn bà có những sự khác biệt rất đặc trưng mà chỉ khi bắt đầu một cuộc hôn nhân bạn mới nhận ra điều đó. Xuyên suốt 234 trang sách của John Gray ông hi vọng những cặp vợ chồng có thể ở bên nhau mãi mãi, đừng vì bất cứ lý do gì mà chia tay khi rõ ràng chúng ta có thể cùng nhau hợp tác. Nếu bạn có đang gặp hững bă khoan trước cuộc sống hôn nhân hãy bắt đầu với “Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” để có thể sẵn sàng cho mối quan hệ của mình.
Từ Bạn Đời Đến Bạn Đạo: Yêu Trong Tỉnh Thức, Kiến Tạo Gia Đình Hạnh PhúcĐàn Ông Sao Hỏa Đàn Bà Sao Kim
Đừng đọc quyển sách này nếu bạn đang muốn thay đổi một ai đó trong tình yêu, hôn nhân vì người bạn cần thay đổi đầu tiên là chính bạn. Đây không phải là một cuốn sách để bạn đọc ngấu nghiến từ đầu cho đến cuối rồi bỏ xó, hãy sống với nó, hãy coi nó là một người bạn, hãy vừa đọc vừa cảm nhận một cách tự nhiên, đôi khi chỉ cần đọc vài trang rồi đóng sách lại thở, tĩnh lặng và suy nghĩ.
Đó là sự thật và sẽ luôn là sự thật đặc biệt trong tình yêu, hôn nhân. Đừng tìm đến tình yêu khi ta còn đang yếu đuối và cần được dựa dẫm vào ai đó, hãy tìm đến tình yêu khi ta đã có đầy đủ yêu thương với chính mình và sẵn sàng để trao đi yêu thương đó. Cho dù bạn là ai, đang làm gì và ở đâu, có một điều chắc chắn rằng bạn luôn rất có giá trị và bạn có thể bắt đầu bước đi trên con đường tình yêu tràn ngập ánh sáng, niềm vui, chỉ cần bạn chọn luôn tỉnh thức và nỗ lực đến cùng.
Bí Mật Đàn ÔngTừ Bạn Đời Đến Bạn Đạo: Yêu Trong Tỉnh Thức, Kiến Tạo Gia Đình Hạnh Phúc
Tình cảm của đàn ông trước tiên là sex, sau đó là sự tò mò xuất phát từ sex và tính tò mò cùng tác động, thôi thúc đàn ông đi tới chiếm hữu.
“Đàn ông hưởng thụ quá trình chinh phục, giống như đàn bà hưởng thụ quá trình bị chinh phục.Chiếm hữu là giai điệu hạ màn của tình yêu, song không phải giai điệu kết thúc.Sự tò mò là khúc dạo đầu của tình yêu, song không nhất thiết là điểm khởi đầu.”
Đó chính là lý do mà “Bí Mật Đàn Ông” đã trở thành cuốn sách dành riêng cho chị em chuẩn bị bước vào hôn nhân, đọc sách để hiểu được cách giữ lấy trái tim đàn ông như thế nào.
Bí Mật Đàn Ông
Cuộc sống hôn nhân là sự pha trộn của rất nhiều những cung bậc cảm xúc rất khác nhau mà không phải bất kì ai cũng có thể dễ dàng vượt qua được. Bên cạnh những hạnh phúc đơn sơ giản dị là những giây phút của hờn ghen mệt mỏi. Thành công của hôn nhân không phải là cố gắng để không mắc phải sai lầm, mà sau tất cả những sai lầm chúng ta vẫn dũng cảm để bước tiếp cùng nhau. Những cuốn sách trên như một món quà dành tặng cho những độc giả yêu quý của mình mong các bạn sẽ có những chuẩn bị vững vàng nhất để có thể vượt qua hết những khó khăn trong cuộc sống vợ chồng.
Đăng bởi: Bích Vân
Từ khoá: 10 cuốn sách nên đọc trước khi bạn kết hôn
Tư Duy Biện Luận Là Gì? Phát Triển Tư Duy Biện Luận Thế Nào?
1. Tư duy biện luận là gì?
Tư duy biện luận là gì? Câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về tư duy biện luận. Tư duy biện luận còn được gọi là tư duy phản biện, chính là kỹ năng biện luận của trẻ về một vấn đề nào đó. Lúc này sẽ trẻ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của mình để giải quyết vấn đề đó, cụ thể trẻ sẽ làm những việc như sau:
So sánh và đối chiếu các vấn đề.
Đưa ra những lời giải thích lý do tại sao sự việc đó xảy ra.
Đánh giá các ý tưởng và hình thành các chủ kiến của bản thân mình.
Hiểu được quan điểm của người khác.
Đưa ra những dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai.
Nghĩ ra những giải pháp sáng tạo
2. Tại sao tư duy biện luận quan trọng?
Tư duy phản biện được cho là kỹ năng cơ bản cho cả ngôn ngữ hiểu, diễn đạt. Chính vì thế mà tư duy biện luận rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cụ thể:
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ và tư duy biện luận sẽ song hành cùng nhau phát triển và nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển tốt nhất. Khi trẻ thực hành tư duy biện luận, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được mở rộng. Bởi thông qua kỹ năng tư duy biện luận trẻ sẽ được khuyến khích hoặc phải phát triển và sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn với những từ như: tại vì, nếu – thì và các động từng tại từng thời điểm khác nhau. Và ngược lại nếu ngôn ngữ của trẻ tiến triển, thì khả năng tư duy biện luận cũng được nâng lên một cách tốt nhất.
Hỗ trợ năng lực đọc – viết: Để trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của một cuốn sách thì trẻ phải có khả năng làm nhiều hơn, đồng thời nhận ra và phát âm được các cụm từ trong cuốn sách đó. Ngoài ra, trẻ cũng phải tìm hiểu và nắm rõ những ý nghĩa khác ngoài những gì có trong sách. Để có thể làm được điều này, trẻ phải có kỹ năng tư duy biện luận để có thể giải quyết nhanh các vấn đề, dự đoán và giải thích chính xác các vấn đề đó. Việc phát triển tư duy biện luận từ sớm sẽ là cách giúp trẻ hiểu thêm về các cuốn sách mà trẻ sẽ đọc sau này.
3. Làm thế nào để phát triển tư duy biện luận cho trẻ một cách tốt nhất?Vậy làm thế nào để phát triển tư duy biện luận ở trẻ một cách tốt nhất? Vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ bắt đầu có những suy nghĩ nghiêm túc ở một độ tuổi nhất định. Những kỹ năng này được phát triển thông qua sự rèn luyện từ các cuộc đối đáp qua lại tự nhiên với người lớn trong cuộc sống.
Để giúp trẻ phát triển tư duy biện luận một cách tốt nhất, thì thời gian thích hợp là lúc trẻ có thể nói thành những câu hoàn chỉnh. Lúc này trẻ đã có sự sẵn sàng cho chính mình, đây cũng là thời điểm thích hợp để cha mẹ, giáo viên có thể hỗ trợ và giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy biện luận của mình. Đây sẽ là kỹ năng cần thiết giúp trẻ học tập tốt hơn khi đến trường.
4. Một số gợi ý để xây dựng tư duy biện luận
Explain (Giải thích): Hãy giải thích cho con của mình biết được tại sao sự việc lại diễn ra và khuyến khích trẻ vận dụng sự hiểu biết cũng như kỹ năng tư duy biện luận của mình để đưa ra những giải thích rõ ràng cũng như những lý do chính đáng cho vấn đề đó.
Advertisement
Evaluate – Đánh giá: Khuyến khích trẻ đưa ra những đánh giá của bản thân mình.
Project – Suy tưởng: Khuyến khích trẻ suy nghĩ hoặc đặt chúng vào vị trí của người khác rồi hỏi con những câu hỏi kiểu như “Nếu con là bạn ấy thì con sẽ cảm thấy như thế nào?”
Problem-solve – Giải quyết vấn đề: Hãy tận dụng cơ hội mỗi ngày để giúp trẻ giải quyết vấn đề của chính mình. Đặc biệt giúp trẻ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm có sẵn để trẻ nghĩ về các giải pháp có thể thay thế và đưa ra quyết định chính xác nhất cho lựa chọn của mình.
Phân Tích Bàn Về Đọc Sách ❤️️10 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Phân Tích Bàn Về Đọc Sách ❤️️ 10 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Bài Viết Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 9.
1.Mở bài phân tích Bàn về đọc sách:
Giới thiệu vài nét cơ bản về Chu Quang Tiềm, một tác giả nổi tiếng của Trung Quốc trên lĩnh vực mĩ học và lí luận văn học
Giới thiệu nội dung cần phân tích – Bàn về đọc sách là một tác phẩm nghị luận xuất sắc của Chu Quang Tiềm đề cập đến một vấn đề thiết yếu và quan trọng để phát triển con người: Đọc sách.
2.Thân bài phân tích Bàn về đọc sách:
a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại. Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật. Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ
Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm
Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc. Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.
b. Những khó khăn trong việc đọc sách
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh”
Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”
Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng, sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”.
-Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:
Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”
Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm chọn sai lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí chọn phải sách độc hại.
c. Phương pháp đọc sách hiệu quả
-Cách chọn sách:
Chọn cho tinh
Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình
-Cách đọc sách:
Đọc cho kĩ
Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ.
Không đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ, liên hệ.
Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người.
3.Kết bài phân tích Bàn về đọc sách:
Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của Bàn về đọc sách
Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn.
Gợi ý cho bạn 🌳 Tóm Tắt Bàn Về Đọc Sách 🌳 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Cuộc sống của chúng ta như một đại dương mênh mông vô tận, là sa mạc rộng lớn trải dài mà mỗi con người chỉ là một giọt nước hòa trong ngàn giọt nước biển cả, một hạt cát vô danh trong hàng triệu con người. Để sống và tỏa sáng như một ngôi sao thực thụ, bạn phải thực sự khác biệt. Và điều làm cho mỗi người nổi bật, để bước tới thành công và hạnh phúc chính là sách. Những lợi ích của việc đọc sách đã được Chu Quang Tiềm khẳng định trong bài “Bàn về đọc sách”.
Sách là nơi lưu trữ kiến thức, nguồn tri thức vô tận của con người và được truyền lại cho thế hệ khác qua những kí tự được viết trên trang giấy. Đọc sách chính là hành động tiếp thu những kiến thức ấy vào mình qua cách cảm nhận và thực hành. Qua bài “Bàn về đọc sách”, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đọc.
Ông khẳng định rằng, sách là kho tàng quý báu, cất giữ những giá trị của lịch sử nhân loại, là cột mốc tiến hóa của cả nhân loại. Sách là sự chuẩn bị trên con đường trường chinh vạn dặm trên con đường tri thức … Đó là những lí do trên lí thuyết: đọc sách để tích lũy tri thức, tăng thêm hiểu biết. Nhưng để làm gì? Cuộc sống ngày nay là những guồng quay với sự đào thải bất kì ai không có năng lực. Bạn cần phải đọc sách vì đó mới là con đường thay đổi cuộc đời bạn, không phải tri thức bạn.
Thứ nhất, sách là con đường đơn giản nhất để bạn trở nên khác biệt trong thế giới mà con người đang ngày càng hòa lẫn vào nhau như những hạt cát vô danh. Giới trẻ vẫn thường nói: “Ngoại hình và đầu óc, ít nhất phải có một cái chứ”. Bạn không thể quyết định mình trở nên xinh đẹp nhưng bạn có thể khiến mình nổi bật nhờ “cái đầu” của mình. Khoa học đã chứng minh, đọc sách rèn cho con người tư duy và khả năng suy luận nhạy bén hơn.
Nếu không, bạn cũng có thể phát huy được trí tưởng tượng phong phú của mình. Sách mang đến cho bạn thứ còn quan trọng hơn cả kiến thức, đó là trí tưởng tượng: Kiến thức thì duy trì thế giới nhưng trí tưởng tượng mới là thứ tạo nên thế giới và thay đổi thế giới. Kiến thức thì có giới hạn còn trí tưởng tượng thì không. Có những nơi đôi mắt không thể đến được, đôi chân không thể tới được, nhưng con chữ thì có thể.
Đọc sách hẳn là việc đơn giản, dễ thực hiện nhất… trong tất cả những việc nên làm. Thử so sánh với việc tập thể thao, nuôi động vật, nấu ăn, chơi nhạc cụ, từ bỏ chất gây nghiện… mà xem. Để đọc sách, đơn giản, bạn chỉ cần biết chữ!
Nói chuyện với một người, bạn có thể gây ấn tượng với người đối diện bởi sự hài hước nhờ bạn đọc một quyển truyện cười nào đó, sự uyên bác bởi những điều bạn đọc được từ một cuốn sách khoa học. Để tương lai, thay vì mệt mỏi nói về nào những cơm, áo, gạo tiền, dầu, muối, xăng, xe với người yêu, bạn còn có thể nói về cầm, kì, thi, họa, phong, hoa. Và bạn trở nên khác biệt hoàn toàn với những người khác!
Số trang sách ngày hôm nay tôi lật, chính là số tiền mà ngày mai tôi được đếm. Mười năm sau, hai mươi năm sau có họp lớp, tôi không muốn gặp phải xấu hổ trước mặt bất cứ ai. Khi mua đồ, không cần phải cân nhắc rồi hạ đồ xuống khi nghĩ đến ví tiền. Khi cha mẹ già đi, tôi không muốn vì mình từng lười biếng mà họ không thể giúp họ tuổi già an nhàn.
Thứ ba, khi bạn đã có sẵn những khác biệt là tố chất rồi, sách chính là con đường nhanh nhất để có được thành công. Con đường nhanh nhất để đi đến với thành công là không cần phải bắt đầu từ vạch xuất phát, đi lên những dấu chân mà lịch sử đã đi qua mà là bước tiếp những bước chân mà những người xưa đang dừng lại, là khai phá ra những nơi không có dấu chân người.
Ta không nhất thiết phải vấp ngã tại những nơi người khác đã ngã, thất bại ở những nơi không cần thiết. Và làm được điều đó cũng chỉ có sách. Edison có phải lần mò từ đầu để sáng chế ra đèn điện? Không, ông biết đọc sách để tiếp thu những gì người đi trước để lại, để ông tạo ra thứ tốt hơn đèn dầu lúc bấy giờ.
Marie Curie có thể là người phụ nữ duy nhất trên thế giới nhận 2 giải Nobel nếu không dành hầu hết tuổi thơ mình để đọc sách? Rất nhiều những cuốn sách đã thay đổi cuộc đời người khác và nhất định sẽ có một cuốn sách thay đổi cuộc đời bạn!
Và sách chính là từ khóa duy nhất dù bạn có gõ google bao nhiêu lần đi nữa cũng không thể tìm được kết quả nào cho từ khóa “hối hận vì đọc sách”. Không bao giờ phải hối hận khi cầm một cuốn sách trên tay cả. Nếu cuốn sách ấy không hay, đó là do bạn không biết chọn sách, ngoài kia vẫn còn nhiều cuốn sách hay cơ mà. Bạn không cần phải phí thời gian vào quyển sách không xứng đáng.
Bây giờ trên tay bạn có cuốn sách nào không. Nếu muốn cuộc đời mình phải hối hận, hãy cứ ngồi đó. Sách không kì thị bất kì ai, chỉ có những người không nhận ra giá trị thực của nó mà thôi.
Mời bạn tham khảo 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Bàn Về Đọc Sách 🍃 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sách là nguồn tri thức về xã hội và tự nhiên vô cùng lớn. Để làm nên những cuốn sách hay là cả một sự lao động vất vả của những nhà nghiên cứu. M.Gorki từng nhận định rằng: “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên…tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất…”. Điều đó cho thấy được vai trò của sách đối với cuộc sống của chúng ta. Cũng nói về điều này, Chu Quang Tiềm đã trình bày những suy ngẫm của mình về sách trong tác phẩm Bàn về đọc sách.
Thứ nhất, tác giả đề cập đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách. Theo đó, sách không chỉ ghi chép lưu giữ những tri thức, thành tựu mà sách còn ghi dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật. Chính vì thế sách có tầm quan trọng trong việc lưu giữ những di sản tinh thần của nhân loại.
Từ tầm quan trọng ấy, sách có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người. Thứ nhất, sách là phương tiện quan trọng trên con đường quan trọng để phát triển học vấn. Thứ hai, sách là cuộc trường chinh phát hiện thế giới mới. Vì thế đọc sách chính là thừa hưởng những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Thứ hai, tác giả trình bày vấn đề khó khăn và những thiên hướng sai lệch trong đọc sách. Điều thứ nhất dễ mắc phải khi ta đọc sách là đọc không chuyên sâu. Khi đọc lướt qua như kiểu ăn tươi nuốt sống, đọc rất nhiều sách nhưng đọng lại ít thì chẳng làm được gì. Thứ hai là đọc bị lạc hướng, khi chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu đọc nhiều thứ, tham nhiều mà không vụ thực chất thì cũng không có hiệu quả. Kết quả là chúng ta chỉ lãng phí thời gian và sức lực chứ không thu lại được lợi ích gì. Thậm chí còn dễ sa vào thói hư danh nông cạn.
Đồng thời khi đọc những cuốn sách tài liệu chuyên sâu cũng cần phải đọc những cuốn thường thức. Về cách đọc sách, tác giả cho rằng không nên đọc lướt qua mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ nhất là những cuốn sách có giá trị; không nên đọc một cách tràn lan, theo hứng thú mà phải đọc có kế hoạch và có hệ thống; đọc sách không chỉ chuyện học trí thức mà còn là học nhân cách con người, học chuyện làm người.
Tóm lại qua tác phẩm Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm ta thấy được tầm quan trọng và vai trò ý nghĩa của sách đối với cuộc sống của chúng ta. Để phát huy được vai trò đó thì chúng ta cần phải biết cách đọc sách hiệu quả, chọn sách phù hợp để không bị sa những điều vô bổ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Từ xưa đến nay, sách luôn được đánh giá là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Đó là nơi lưu trữ lại những tinh hoa và trí tuệ của lớp người đi trước đến hậu thế. Tất cả các nhà khoa học, nhà văn nhà thơ, các tỷ phú đề nói về chuyện cần thiết của việc đọc sách. Thế nhưng bàn về đọc sách một cách nhẹ nhàng, xác đáng, lập luận chặt chẽ thì nhất định phải kể đến tác phẩm “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm.
Tác phẩm Bàn về đọc sách được in trong tập Danh nhân Trung Quốc bàn về việc đọc sách. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu ra lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách hiệu quả. Chu Quang Tiềm đưa vào tác phẩm những lí lẽ xác đáng, nhiều kinh nghiệm thực tế, trình bày bố cục, nêu luận điểm mạch lạc.
Sau khi nói về chuyện học vấn, tác giả khẳng định ngay tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách. Sau đó là các khó khăn dễ gặp phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Và cuối cùng là tác giả trình bày về các phương pháp đọc sách đúng đắn và hiệu quả. Bằng những phân tích ngắn gọn, ví dụ cụ thể, dễ hiểu, tác giả đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách với sự phát triển của nhân loại.
Ngay từ đầu đoạn trích, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách: Học vấn không chỉ có chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn hiểu biết tích lũy được qua quá trình lâu dài, có rất nhiều con đường để có được học vấn, và Chu Quang Tiềm khẳng định một trong những con đường quan trọng đó không gì khác ngoài “đọc sách”.
Thế nhưng sách là gì? Sách được tác giả định nghĩa như “kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại” đã được “ghi chép mà lưu truyền lại” được tác giả so sánh như “cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật”. Có thể thấy, nhờ có sách mà con người ta có thể hiểu được con người, xã hội trước.
Chẳng phải từ Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ta hiểu và thêm yêu quý, trân trọng những số phận đau khổ của xã hội cũ hay sao? Những phát minh tiến hóa từ nhỏ đến vĩ đại của loài người ta đều có thể tìm đến được qua sách. Từ việc chế tạo chiếc bóng đèn đến đưa con người lên mặt trăng… sách đều có thể cung cấp cho ta tri thức. Đây đúng là “con đường quan trọng nhất” để nâng cao học vấn như tác giả đã khẳng định.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, kho tàng sách vở được tích lũy ngày càng phong phú, trên thị trường càng ngày càng có nhiều loại sách, những điều này đã dẫn người đọc đến hai cái khó, mà sau đó tác giả đã chỉ ra rất cụ thể. Một là sách ngày một nhiều khiến người đọc không thể chuyên sâu. Tác giả có so sánh việc đọc sách ngày nay với việc đọc sách của các học giả Trung Hoa thờ cổ đại để thấy rõ việc đọc sách nên trọng về chất lượng chứ không trọng về số lượng.
Chỉ cần một quyển sách mà có thể dùng cả đời cũng không hết. Để cho sâu sắc và dễ nhớ hơn, Chu Quang Tiềm còn so sánh việc đọc sách với việc “ăn uống” các thứ không có lợi càng tích nhiều càng dễ “sinh bệnh”. Bên cạnh đó ông còn châm biếm các học giả trẻ đọc sách một cách “liếc qua” tuy nhiều mà “lưu tâm” thì rất ít, “hư danh nông cạn”.
Khó khăn thứ hai được tác giả chỉ ra cho việc đọc sách ở thời điểm hiện tại là việc trước thư viện hàng biển sách, núi sách. Việc nhiều sách như vậy dễ làm người đọc hoang mang, mất thời gian và đọc một cách thiếu định hướng. Tác giả còn so sánh việc đọc sách giống như đánh trận để thấy được đây là một việc vô cùng khó khăn và phải có những quyết định, phương pháp đúng đắn.
Chu Quang Tiềm khuyên độc giả phải “đánh vào thành trì kiên cố, chiếm cứ mặt trận xung yếu”. Tức là việc đọc sách cũng phải có mục tiêu, xác định được thứ mình muốn và những quyển sách thực sự cần, tránh “tự tiêu hao lực lượng”.
Từ hai khó khăn bên trên, tác giả có dẫn người đọc đến hai phương pháp đọc để đem lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là việc “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, tức là “đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Có đọc lướt qua 10 lần 1 quyển cũng không bằng đọc kĩ một quyển sách 10 lần, đọc và ngẫm đi ngẫm lại giống như cách bậc hiền nhân đời trước: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán / Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay”.
Đọc nhiều chưa hẳn đã vinh, đọc ít chưa hẳn đã xấu hổ. Tác giả còn đem so sánh việc đọc sách chỉ lấy nhiều, khoe mẽ với việc “cưỡi ngựa đi qua chợ…”, “kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ đọc mà không ngẫm nghĩ, chỉ lấy thành tích và số lượng.
Ngoài ra, tác giả còn khuyên người đọc sách nên chia sách thành hai loại là sách để thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách để thưởng thức, theo tác giả là những sách gần gũi hàng ngày, ai cũng cần phải biết, đó là các bài học ở trung học và năm đầu đại học, ai cũng phải mỗi môn “chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ”.
Chu Quang Tiềm đặc biệt đề cao việc có những kiến thức thường thức. Ông cho rằng nó “không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại” mà đối với các nhà học giả chuyên môn “cũng không thể thiếu được”. Bởi theo ông, các bộ môn, cách ngành khoa học đều có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời.
Bàn về đọc sách không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên dưới sự thể hiện của tác giả Chu Quang Tiềm thì lại đem đến cho người đọc những cảm xúc, cách nhìn nhận mới và độc đáo hơn. Bởi, trong tác phẩm, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều được trình bày thấu lí đạt tình. Các nhận định, ý kiến của Chu Quang Tiềm đưa ra đều xác đáng, hợp lẽ. Giọng điệu sử dụng trong tác phẩm vừa như chuyện trò, tâm tình thân ái, kết hợp với việc so sánh, ví dụ một cách mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm ra đời cách đây khá lâu, nhưng ta có thể thấy những lí lẽ và lời khuyên răn trong đó vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi mà việc đọc sách ngày càng trở nên cần thiết hơn.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới ☀️ 10 Mẫu Hay Nhất
Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Câu nói của ông như một lí thuyết một chiều trong toán học: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách.
Vậy học vấn là gì? Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập và rèn luyện. Chúng ta có thể tiếp nhận được kiến thức qua những lời dạy của thầy cô trong trường lớp, qua bạn bè hoặc qua những kinh nghiệm mà chính mình đã từng trải. Do đó, “học vấn không chỉ là việc đọc sách”, ta vẫn có thể tích lũy, nâng cao học vấn, tiếp nhận tinh hoa của nhân loại bằng những cách khác, qua nhiều nguồn khác, kể cả việc đọc sách.
Tuy nhiên “đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”, Bởi sách là kho tàng tri thức quí báu được tìm hiểu, ghi chép, cô đúc, lưu truyền qua những thăng trầm lịch sử, là “di sản tinh thần của nhân loại”.
Sách vô cùng có ích cho tất cả mọi người, trong đó có học sinh, sinh viên nói riêng và các tầng lớp tri thức nói chung. Sách dạy ta những điều hay ý đẹp, dạy ta những bài học làm người, ca ngợi những con người khuyết tật vượt khó; những người lính Cách mạng dũng cảm, bất khuất; những anh hùng liệt sĩ xả thân mình vì quê hương đất nước.
Sách còn giúp ta tiếp cận những nền văn minh của các quốc gia mà ta chưa hề đặt chân đến; cảm nhận từng câu chữ, lời văn mang những cung bậc cảm xúc khác nhau trong các tác phẩm văn học nước ngoài… Dù bất cứ lợi ích gì, sách đều giúp con người trưởng thành về nhận thức, sâu sắc về tư tưởng, chín chắn về suy nghĩ.
Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại.
Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học và nâng cao, chuyên sâu vào chúng. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kĩ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu.
Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kì đã qua.
Đọc sách là một nhu cầu quan trọng trong cuộc sống của con người, do đó ta phải biết phương pháp đọc sách sao cho đúng, có ích cho học vấn. Trước hết, ta phải biết chọn sách mà đọc sao cho phù hợp với yêu cầu học tập của chúng ta, tránh lãng phí thời gian và sức lực của chính mình. Khi đọc sách, ta nên đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần để từng câu chữ trong sách ngấm dần vào suy nghĩ của ta, ăn sâu vào xương cốt, ắt ta sẽ hiểu và nhớ lâu.
Đọc ít mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhanh, lướt qua hay học thuộc như một chiếc máy thì chẳng khác như “Nước đổ lá môn”, hoặc hiểu sơ lược được ngày một ngày hai là quên hết. Không chỉ vậy, ta cần phải tích cực tư duy suy nghĩ khi đọc sách sẽ giúp ta hiểu được vấn đề sâu sắc, tích lũy ngày càng nhiều kiến thức khó có thể quên trên con đường học vấn. Ngoài ra, mỗi con người chúng ta cần có thói quen ghi chép lại những điều quan trọng cơ bản một cách tóm gọn, đơn giản, dễ học, dễ hiểu để sau này khi cần thiết ta có thể xem lại.
Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề.
Sách vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân loại mà không gì có thể thay thế được. Tuy nhiên, bên cạnh những người chuyên tâm vào công việc chọn đọc những cuốn sách hay và bổ ích, lại có một số người, phần lớn là giới trẻ học sinh ngày nay, vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách để làm giàu vốn tri thức của mình, hay chưa biết phương pháp đọc sách làm tốn thời gian, sức lực dẫn đến không chuyên sâu, lâu hiểu, nhanh quên.
Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, vô thưởng vô phạt, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng ta cần chỉ ra phương pháp đọc sách đúng đắn, chứng minh cho họ thấy tầm quan trọng lớn lao của sách trong quá trình học vấn và phải biết chọn đúng loại sách.
Tóm lại, qua câu nói “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy đọc sách là nhu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Mặc dù có nhiều cách để học mà không bao gồm việc đọc sách, nhưng nó vẫn là con đường quan trọng nhất giúp ta thành công trên con đường học tập. Chính Đại thi hào Nga Pu-skin cũng khuyên dạy chúng ta rằng “Đọc sách là cách học tốt nhất”, từ đó càng khẳng định rõ vai trò của sách trong đời sống hiện đại.
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Tiếng Nói Của Văn Nghệ 🌳 6 Bài Văn Mẫu Hay
Làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Đối với tuổi trẻ chúng ta, học tập là nhiệm vụ hàng đầu, có tầm quan trọng đặc biệt. Có học tập chăm chỉ, thường xuyên, mới có học vấn, có kiến thức, từ đó mà rèn luyện trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để tiến bộ.
Để có học vấn, chúng ta cắp sách tới trường, tiếp thu lời thầy cô giảng dạy, trao đổi với bạn bè. Để có học vấn, chúng ta lắng nghe và suy ngẫm những điều cha mẹ, ông bà, anh, chị em trong gia đình dạy bảo, góp ý. Và chúng ta cũng có thể tích lũy vốn kiến thức trong quá trình giao tiếp xã hội. Trước mặt chúng ta, bao nhiêu con đường mở ra, đưa chúng ta tới kho tàng trí tuệ, giúp chúng ta nâng cao học vấn. Trong những con đường ấy, có một con đường…
Nó im lặng, vắng vẻ, âm thầm, không bóng người, không tiếng nói, nhưng nó lại chứa đầy ánh sáng, ngân vang những âm thanh để soi sáng cho ta, giục giã, dẫn dắt chúng ta. Con đường đó là… đọc sách. Đối với con người nói chung, tuổi trẻ nói riêng, việc đọc sách có một ý nghĩa, tác dụng đặc biệt. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. Muốn hiểu thấu công việc mang tính trí tuệ – văn hoá này, chúng ta hãy tìm đọc và suy ngẫm những ý kiến của nhà mĩ học Trung Hoa Chu Quang Tiềm trong bài chính luận đặc sắc Bàn về đọc sách.
Bài viết khá dài, bao gồm bảy đoạn với những lí lẽ phong phú, sâu sắc, kết hợp những hình ảnh so sánh, liên tưởng sinh động hấp dẫn, dễ hiểu. Ta có thể chia văn bản ấy thành ba phần: Phần 1 (từ đầu đến “…bàn chưa hết”): Tác giả nêu vấn đề mình sẽ “kiến giải” – bàn về việc đọc sách. Phần 2 (từ “Học vấn….” đến “… phát hiện thế giới mới”): Tác giả phân tích ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách. Phần 3 (từ “Lịch sử càng tiến lên…” đến hết): Tác giả hướng dẫn vài cách đọc sách.
Xem xét bố cục, nội dung và cách thể hiện, ta thấy đây là một văn bản chính luận – nghị luận về một vấn đề xã hội – khá sáng tỏ, mạch lạc, chặt chẽ. Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2, 3 giải quyết vấn để, không có phần kết thúc vấn đề, do đây là bài trích, chứ không phải một văn bản trọn vẹn. Đọc văn bản này, chúng ta hiểu và suy ngẫm thú vị nhất là hai phần cuối của đoạn trích.
Sách là kho tàng quý báu, di sản tinh thần, những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại:
Về giá trị của sách và ý nghĩa, tác dụng trong việc đọc sách, nhà mĩ học viết như thế. Và ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát”.
Điều đó nghĩa là việc đọc sách giúp chúng ta khám phá và sử dụng kho tàng tinh thần của nhân loại, từ những thành tựu – những hiểu biết, những việc làm và cách làm để thúc đẩy cuộc sống tiến lên – chúng ta “xuất phát”, chúng ta đi tiếp con đường nhân loại đã đi, đã đạt tới từng “cột mốc”, từng chặng, từng chặng, ngắn, dài khác nhau. Chu tiên sinh còn nhấn mạnh thêm: “Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ…”.
Điều đó nghĩa là thế nào? Phải chăng mỗi quyển sách, trăm ngàn quyển sách thuộc các môn khoa học, văn học, nghệ thuật đã tích tụ kinh nghiệm và tư tưởng của cha ông hàng nghìn năm để tặng lại cho chúng ta – những người thuộc thế hệ sau – biết bao điều quý báu, bao lời dạy thiết thực?
Đọc sách, lắng nghe và làm theo những lời dạy đó, thế hệ trẻ ngày nay sẽ làm vừa lòng thế hệ đi trước, đáp lại thịnh tình của cha ông, giải tỏa giúp cha ông những trăn trở, những khao khát thể hiện trong sách. Đọc sách, làm theo lời dạy, rút kinh nghiệm theo những điều nhân loại đã đúc kết để nối tiếp con đường nhân loại đang đi chính là cách mà những người được hưởng thụ di sản tinh thần nhân loại đền ơn, đáp nghĩa thế hệ đi trước.
Cũng có thể nói đó là “trả món nợ” cho quá khứ. Tóm lại, đọc sách có ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn. Đó là cách chuẩn bị thiết thực, chủ động, hiệu quả để mỗi chúng ta “làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”.
Chu Quang Tiềm sơ kết về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách bằng một hình ảnh ví ngầm “làm được cuộc trường chinh vạn dặm” thật thú vị. Việc đọc sách nhằm nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động,… để lớn lên về tinh thần, trưởng thành trong cuộc sống của mỗi người chúng ta vốn là một ý niệm trừu tượng, trở nên cụ thể, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn biết bao!
Theo Chu Quang Tiềm, muốn đọc sách đạt hiệu quả cao, chúng ta cần:
Tránh “hai cái hại”: Một là đọc không sâu, đọc “liếc qua” thì rất nhiều, nhưng lưu tâm thì rất ít. Học sinh Trung học cơ sở thường hay đọc sách kiểu” cưỡi ngựa xem hoa”. Cầm cuốn truyện, hay tập sách về khoa học, nhiều bạn đưa mắt, lướt qua trang này, trang khác, hình vẽ này tiếp hình vẽ khác, xem nhân vật này ra sao, xấu đẹp thế nào, gặp ai, “đánh đấm” hay trêu chọc, tán tỉnh ai, nhằm thỏa trí tò mò, chứ không chú ý tới lời văn, câu thơ, sự việc, hình ảnh… nhất là ý nghĩa sâu xa, ý tưởng thâm thuý của câu chuyện, của tập sách.
Có một số bạn lại chỉ háo hức, ham mê xem loại “tranh truyện”, khoái chí với các pha “đùng đoàng”, những hình vẽ kì quặc, lạ mắt. Các bạn ấy, một ngày ngốn hàng chục cuốn sách, đến mức mắt hoa, óc mệt, chẳng thu lượm được điều gì bổ ích. Khi đọc sách giáo khoa, xem vào bài tập thì… trí tuệ mịt mờ, chẳng hiểu gì. Kiểu đọc sách ấy là kiểu “ăn không tiêu”, dễ sinh “đau dạ dày”, đúng như Chu Quang Tiềm cảnh báo.
Thứ hai, tác giả cảnh báo: đó là bệnh “đọc lạc hướng”, thiếu lựa chọn sách, gặp sách nào đọc sách ấy mà không tìm những cuốn sách bổ sung, phụ trợ và nâng cao học vấn mình đang cần tiếp nhận, trao đổi. Cách đọc sách ấy, ông Chu ví như người chiến sĩ đánh trận không tìm đúng mục tiêu, “chỉ đá bên đông, đấm bên tây”, hậu quả là “tự tiêu hao lực lượng”.
Rất nhiều bạn học sinh chúng ta – nhất là các học sinh ở thành phố – đã bị cuốn vào lối đọc này. Nào truyện tranh, báo cười, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, lại cả thơ tình yêu, cả những hỏi đáp về chuyện nọ, chuyện kia và… thậm chí có bạn tìm đọc một số sách bói toán nữa,…
Đọc sách kiểu ấy thì không chỉ tự tiêu hao lực lượng mà có khi lại bị những quyển sách có nội dung xấu, nội dung không phù hợp… đánh gục. Người xưa từng nói: “Đa thư loạn mục” (đọc nhiều sách thì rối mắt). Lời cảnh báo của ông Chu tuy chỉ là một cách so sánh nhẹ nhàng đủ gợi cho chúng ta liên hệ tới biết bao thực tế nặng nề, khiến chúng ta giật mình, lo sợ.
Theo “hai điều lợi”: Ở phần cuối văn bản, ông Chu gợi ý và hướng dẫn chúng ta nên theo một vài cách đọc sách hữu ích. Một là “đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Với học sinh, có lẽ chúng ta nên lựa chọn những sách nào – bao gồm cả sách văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, tin học, ngoại ngữ, y học, đời sống – sát hợp lứa tuổi, trình độ và yêu cầu học vấn của từng lớp, từng cấp học.
Trong quá trình đọc mỗi cuốn sách, ta biết “Đọc – Hiểu – Suy ngẫm” ở từng bài, từng chương, thậm chí ở từng từ ngữ, câu, từng sự việc, hình ảnh. Có vậy mới thu lượm được phần tinh túy, cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của người viết sách gửi cho ta.
Ông Chu đã tóm tắt lợi ích của việc đọc sách đúng đắn – đọc kĩ, đọc sâu – bằng hai câu thơ thú vị. Đúng là “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”. Đọc ít, đọc kĩ có tác dụng lớn lao như vậy. Còn biết bao cách đọc ít, đọc kĩ với biết bao tác dụng khác nữa mà mỗi người đọc sách có ý thức, chủ động, nhằm một mục đích đúng đắn có thể tự tìm ra được.
Với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, sách “chuyên sâu” chính là những cuốn sách giáo khoa của các bộ môn khoa học tự nhiên (sách Toán, Lý, Hoá, Sinh, Kĩ thuật), bộ môn khoa học xã hội nhân văn (sách Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và một vài tác phẩm tham khảo, ngoại khóa phục vụ cho nội khoá.
Còn loại “sách thường thức”, đối với học sinh chúng ta là những cuốn bàn về cuộc sống, những tờ báo, tạp chí thông tin và hướng dẫn chúng ta về thời trang, về cách ứng xử và biết bao điều khác trong cuộc sống ở gia đình, trong nhà trường, ngoài xã hội,…
Bàn về việc đọc sách là điều thật thú vị. Biết bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu danh nhân cổ kim, trong nước, trên thế giới từng có nhiều lời vàng ngọc khuyên dạy chúng ta. Cụ Nguyễn Trãi đã từng nói: “Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách” và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết:
Đọc bài Bàn về đọc sách của ông Chu Quang Tiềm, chúng ta hiểu rằng: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa loại sách thường thức và loại sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, chứ không thể tùy hứng và phải vừa đọc, vừa nghiền ngẫm kĩ.
Tác giả đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy bằng bài viết có lí lẽ chặt chẽ, có dẫn chứng và những ví von, so sánh rất sinh động. Trong thời đại văn hóa, các phương tiện nghe nhìn đang bùng nổ hiện nay, việc đọc sách đối với học sinh là biểu hiện của một phong cách văn hóa kiên định, bản lĩnh, vô cùng bổ ích mà mỗi chúng ta không thể thờ ơ, không thể coi thường.
Tiếp tục tham khảo 🌠 Phân Tích Bài Cố Hương 🌠 12 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – sách là kho tàng quí báu, di sản tinh thần nhân loại đem lại cho ta nhiều điều bổ ích lí thú. Nhưng vấn đề đặt ra đối với mỗi chúng ta là đọc sách như thế nào cho có hiệu quả. Chính vì vậy mà nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã đem đến cho người đọc những kinh nghiệm quí báu, những lời bàn tâm huyết về việc đọc sách. Bài Bàn về đọc sách của ông được in trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
Bài viết nên lên ba luận điểm cơ bản: “Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách”, “Cái khó của việc đọc sách”, “Phương pháp đọc sách”. Tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc đọc sách được nói đến ở hai đoạn đầu của văn bản: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.
Học vấn là vốn tri thức tích lũy được từ trong sách, bởi sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành quả mà loài người đã dày công tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể coi là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người đã thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm mà có được. Chính vì vậy mà học giả Chu Quang Tiềm đã khẳng định: “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát”.
Không biết đọc sách chẳng những “xóa bỏ hết” những thành tựu mà nhân loại đã đạt được mà còn đi lùi xa “điểm xuất phát” để làm kẻ lạc hậu. Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao tri thức. Đọc sách chính là sự chuẩn bị chia mỗi chúng ta để “có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”.
“Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai được học giả Chu Quang Tiềm nói đến ở đoạn văn thứ ba. Trong điều kiện lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại ngày càng phong phú, sách vở ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà người đọc sách đứng trước hai cái khó mà Chu Quang Tiềm cho là hai cái hại thường gặp.
“Một là, sách khiến người ta không chuyên sâu”. Để minh chứng cho điều này, học giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra một bằng chứng rất thực tế – vào thời cố đại do sách hiếm, có người suốt đời mới đọc hết một quyển kinh, nhưng với cách “miệng đọc, tâm ghi” mà tiêu hóa được kiến thức, thấm vào xương tủy “biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”.
Chu Quang Tiềm lên tiếng phê phán có người đã từng khoe khoang là đọc nhiều, đọc đến hàng vạn cuốn sách nhưng chỉ “liếc qua”, cuối cùng chẳng “đọng lại được bao nhiêu, bị sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm “hư danh nông cạn”.
“Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Trong điều kiện hiện nay sách vở chất đầy thư viện, nhưng với những tác phẩm cơ bản, đích thực cũng chỉ có mấy nghìn quyển thậm chí chỉ mấy quyền cần phải đọc. Có nhiều người mới học “tham nhiều mà không vụ thực chất” đã vung phí thời gian vào việc đọc những cuốn sách “vô thưởng vô phạt” đã làm mất đi cơ hội đọc được những quyển sách cần thiết, có ích.
Tác giả có cách lập luận thật thú vị: “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phái đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”. Thế ta mới thấy rõ được ý nghĩa của việc đọc sách!
“Phương pháp đọc sách” là luận điểm thứ ba được nêu ra ở ba đoạn văn cuối bài. Để làm sáng tỏ ý kiến này, trước hết tác giả khẳng định: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Nếu ta bỏ thời gian vào việc đọc mười quyển sách không quan trọng và chỉ đọc “lướt qua” thì không bằng ta đọc một quyển thật sự có giá trị. Cổ nhân đã từng khẳng định: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay”. Hai câu thơ là lời văn cho mỗi người chúng ta trong việc đọc sách.
Đọc sách vốn có ích riêng cho mỗi người, nhưng không thể coi việc đọc nhiều là “vinh dự”, đọc ít là “xấu hổ”. Đọc ít mà nghiền ngẫm, tạo thành nếp “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”. Tác giả phê phán những ai đọc nhiều mà “không chịu nghĩ sâu” giống như “cưỡi ngựa qua chợ…” hoặc như “kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quí”. Tác giả khẳng định: đối với việc học tập mà theo cách đó thì chỉ là “lừa mình dối người” thể hiện “phẩm chất tầm thường, thấp kém”.
Tác giả còn chỉ rõ: sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có “kiến thức phổ thông” (thường thiếu) và một loại sách đọc để “trau dồi học vấn chuyên môn” (chuyên sâu) sách thưởng thức là loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình hay nói đúng hơn là rất cần thiết cho mọi người.
Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu người học cốt để đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì. Chỉ cần chọn từ ba đến năm quyển cho mỗi môn và xem cho kỹ thì có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết. Theo tác giả, đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng.
Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc sách thưởng thức, bởi đây là hai mặt của một vấn đề mà các học giả chuyên môn cần phải tiếp cận và khai thác triệt để. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng đắn rằng: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”.
Nếu chỉ biết chính trị học thôi thì “càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”. Tác giả còn vạch rõ: “không biết học rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Phải “biết rộng”, rồi sau đó mới “nắm chắc”, đó là trình tự của bất cứ học vấn nào. Đúng theo ý kiến của tác giả: trong lịch sử học thuật, người có thành thực lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác. Như vậy việc đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Bàn về đọc sách là vấn đề đã được nhiều người quan tâm. Nhưng đối với Chu Quang Tiềm là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài nên khi bàn về vấn đề này, tác giả đã có những ý kiến, nhận xét thật xác đáng, hệ thống lập luận chặt chẽ, và đặc biệt ở cách viết giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể, tạo được tính thuyết phục cao cả văn bản.
Đó là nét riêng độc đáo trong phong cách nghị luận của tác giả. Văn bản trích này sẽ giúp người đọc rút ra được bài học qúi giá về việc đọc sách cũng như cách chọn sách và phương pháp đọc sách như thế nào cho có hiệu quả nhằm hướng tới sự hoàn thiện về tri thức và nhân cách của mỗi con người, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; đồng thời biết lưu giữ và phát huy một cách hiệu quả di sản tinh thần nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Chiếc Lược Ngà 🔥 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Bài viết “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích, cái khó và phương pháp đọc sách.
Tại sao chúng ta phải đọc sách? Sách là nguồn tài liệu vô cùng phong phú. Nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức vô cùng quý giá. Con người muốn thành công thì phải đọc nhiều sách, để có thêm nhiều tri thức, mở mang đầu óc, tiếp thu nguồn khoa học kỹ thuật vận dụng vào cuộc sống.
Những ai không đọc sách là xóa bỏ hết những thành tựu của một nền văn hóa, sẽ trở thành người lạc hậu, bị nhân loại bỏ lại phía sau. Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại cô đọng thành những con chữ lưu giữ cho người đời sau kế thừa, phát huy. Đọc sách chính là việc chúng ta hưởng thụ những thành quả tri thức mà lớp người đi trước đã để lại cho con cháu.
Những cái khó khăn của việc đọc sách là gì? Hiện nay sách càng ngày càng trở nên phong phú, rất nhiều loại, nhiều tác giả, nhiều nguồn. Nên cái khó khăn đầu tiên của việc đọc sách là việc lựa chọn sách phù hợp. Việc lựa chọn sách là một việc vô cùng khó. Bởi biển người mênh mông nguồn tri thức từ sách vở mang lại là vô cùng lớn, nhưng việc lựa chọn được một cuốn sách hay, phù hợp hữu ích lại vô cùng khó. Đọc làm sao để hiểu biết, hiểu thấu đáo những gì mà người viết muốn truyền tải tới người đọc là điều không dễ chút nào.
Tác giả Chu Quang Tiềm đã lấy ví dụ và mỉa mai một học giả ít tuổi khoe khoang rằng mình đọc sách, chỉ cần liếc qua nhưng đã biết nội dung bên trong nói gì. Cách đọc liếc qua không phải là đọc, đọc nhiều cuốn sách, nhiều về số lượng nhưng chẳng đọng lại gì trong tâm trí, thì chỉ là cách đọc ăn xổi ở thì.
Và khi đọc nhiều sách, khiến người đọc khó tìm ra phương hướng. Bể học là vô biên, sách được xuất bản ngày càng nhiều, nếu chúng ta cứ tham lam, muốn đọc thật nhiều để tỏ ra uyên bác mà không hiểu thực chất thì không thể nào phân biệt được những tác phẩm đích thực với những cuốn sách chỉ mang tính giải trí, vô thưởng vô phạt. Tri thức tích lũy được không nhiều mà lại lãng phí sức lực, thời gian. Những vấn đề mà tác giả nêu lên cho ta thấy rõ rằng việc đọc sách không phải dễ dàng.
Làm thế nào để có phương pháp đọc sách tốt? Theo tác giả Chu Quang Tiềm thì chúng ta không cần đọc quá nhiều sách mà nên đọc kỹ, vừa đọc, vừa ngẫm nghĩ để hiểu được rõ ràng người viết muốn nói gì trong cuốn sách. “Đọc lướt qua 10 quyển không bằng đọc 10 lần một quyển” đọc thật kỹ nghiền ngẫm tư duy một quyển sách hay, đó chính là phương pháp đọc tốt nhất.
Theo tác giả thì đọc nhiều chưa hẳn là tốt, là vinh dự đáng tự hào, đọc ít cũng không có gì là xấu hổ, mà phải đọc kỹ, đọc và suy nghĩ, tập thành nếp, suy nghĩ phân tích những gì mình đã đọc, đang đọc.
Văn hóa đọc không còn là đề tài gì mới lạ, nhưng cách viết của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục với người đọc người nghe, bởi lý luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng cụ thể, vạch ra những luận điểm rõ ràng, khiến cho người nghe dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những lời khuyên chân thành của ông về văn hóa đọc cũng hoàn toàn thấu tình đạt lý, khiến người ta dễ dàng tiếp nhận vấn đề.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà 🌹 14 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất
Chu Quang Tiềm là nhà lí luận và nhà mĩ học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã có một tác phẩm rất hay về vấn đề đọc sách, đó chính là tác phẩm “Bàn về đọc sách”. Tác phẩm này được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách”.
Trong bài viết tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra ba luận điểm rõ ràng đó chính là: Tầm quan trọng của việc đọc sách; những thiên hướng sai lệch, khó khăn dễ mắc phải trong việc đọc sách hiện nay; và luận điểm thứ ba đó chính là bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu và làm sáng tỏ từng luận điểm của tác giả.
Luận điểm đầu tiên mà tác giả Chu Quang Tiềm muốn làm rõ chính là tầm quan trọng của việc đọc sách. Trước khi tìm hiểu sách có tầm quan trọng gì, tác giả đã đưa ra lí giải về khái niệm sách. Sách là một sản phẩm đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người đã tìm ra, tích lũy qua từng thời đại. Sách chính là kho tàng quý báu, là sản phẩm tinh thần mà con người đã thu lượm lại, suy ngẫm và tìm tòi suốt mấy ngàn năm.
Những cuốn sách có giá trị và độc đáo được coi là cột mốc trên con đường phát triển và học tập, tích lũy tri thức của loài người. Tiếp sau đó, tác giả mới nêu ra ý nghĩa của việc đọc sách hay chính là tầm quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn và tri thức. Là con đường tích lũy và nâng cao tri thức của con người. Đọc sách giúp con người phát hiện một thế giới mới, con người mới. Như vậy, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc đọc sách.
Tác giả đã chỉ cho người đọc cách chọn sách và phương pháp đọc sách. Đầu tiên là cách chọn sách. Chúng ta phải chọn sách cho tinh, không cốt là lấy nhiều. Đọc nhiều không thể coi là vinh dự nếu nhiều mà bị rối. Đọc ít không phải là điều xấu hổ nếu đọc ít mà kĩ là một điều tốt. Chúng ta nên chọn những cuốn sách có giá trị và thật sự hữu ích cho bản thân, chọn sách phải có định hướng và mục đích rõ ràng. Để đọc sách tốt chúng ta cần có phương pháp, vậy phương pháp đọc sách là gì?
Tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra phương pháp đọc sách, đọc sách cho kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần. Đọc với sự say mê, nghiền ngẫm sâu xa, trầm ngâm tích lũy kiến thức và mục đích của bản thân phải kiên định. Chúng ta không thể đọc sách một cách tràn lan mà phải có kế hoạch đọc mục đích đọc rõ ràng. Đọc sách không chỉ là tích lũy tri thức mà còn rèn luyện tư cách, học cách làm người, rèn luyện sự kiên trì nhẫn nại.
Đón đọc tuyển tập 🌼 Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà 🌼 15 Mẫu Đặc Sắc Nhất
Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm được in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.
Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: “Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định “đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.
Sách là gì? Sách là “kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại” đã được “ghi chép mù lưu truyền lại”. Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật”. Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v…
Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã “độc thư phá vạn quyển”-, ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu “thập tải độc thư bần đáo cốt”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời “mắt không rời trung sách, tay không rời trang sách,mắt không ngơi cuốn sách”,… Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để “làm điểm xuất phát” để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật.
Không biết đọc sách có nghĩa là “xóa bỏ hết” thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào “đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để “trả món nợ chung” là để “ôn lại” những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để “thu nhận” và “hưởng thụ” những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể “làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới”.
Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).
“Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã “miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Chu Quang Tiềm châm biếm một “học giả trẻ” khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc “liếc qua” tuy nhiều mà “lưu tâm” thì rất ít, “hư danh nông cạn” khác nào “ăn sống nuốt tươi”…
“Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì “tham nhiều mà không vụ thực chất”, không phân biệt được “những tác phẩm ai bàn đích thực” với những “cuốn sách vô thưởng vô phạt”, học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ “lãng phí thời gian và sức lực”.
Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “đá bên đông, đấm bên tây”, “tự tiêu hao lực lượng”, mà không biết “đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu”. Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.
Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. “Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Chỉ đọc “lướt qua” 10 quyển sách thì không bằng “đọc mười lần” một quyển sách. Đọc 10 quyển sách “không quan trọng” thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách thật sự có giá trị”. Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:
Đọc nhiều chưa hẳn là “vinh dự”, đọc ít cũng không phải là “xấu hổ”. Phải “đọc kĩ”, tập thành nếp “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất!. Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh “cưỡi ngựa đi qua chợ…”, “kẻ triệu phú khoe của” để châm biếm những kẻ “đọc nhiều mù không chịu nghĩ sâu”, thể hiện “phẩm chất tầm thường, thấp kém”.
Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các hài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập “thì cũng đủ dùng”. Đọc thuộc giáo trình “chúng có lợi gì “, mỗi môn cần phải “chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ”. Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ “không thu nhận được lợi ích thực sự”.
Sách thường thức “không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại” mà đối với các nhà học giả chuyên môn “cũng không thể thiếu được”. Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tập, nghiên cứu “không thể tách rời”. Các bộ môn, các chuyên ngành như: Văn, Sử, Triết, Ngoại giao, Quân sự, Chính trị… đều có “quan hệ” đến nhau.
Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ… nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc.
Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Lặng Lẽ Sa Pa 🌹 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” (Go-rơ-ki). Sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống và đọc sách là một nét văn hóa tốt đẹp của con người. Bàn về vấn đề này, Chu Quang Tiềm đã thể hiện những quan điểm của mình qua bài viết “Bàn về đọc sách”.
Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) được biết đến là một nhà lí luận văn học, nhà mĩ học nổi tiếng và tài năng của Trung Quốc. Đoạn trích “Bàn về đọc sách” nằm trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”. Tác giả đã đưa ra những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng về sự cần thiết của việc đọc sách vô cùng thuyết phục.
Ông đã chỉ ra tầm quan trọng, ý nghĩa vai trò của việc đọc sách bằng những luận điểm rõ ràng. Mở đầu đoạn trích là lời khẳng định mang đầy tính triết lí: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.
Để chứng minh cho luận điểm này, Chu Quang Tiềm đã dùng những lí lẽ xác thực như: “Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại”; “Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có”; “Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại”,…
Quả đúng là như vậy, học vấn là những hiểu biết mà con người tiếp thu, tích lũy được trong quá trình học tập. Để thu thập được những kiến thức bổ ích có rất nhiều cách khác nhau như tìm hiểu qua các kênh thông tin đại chúng, thực hành, vận dụng vào thực tế chứ không nhất thiết chỉ là “chuyện đọc sách”.
Đọc sách không phải là con đường duy nhất để con người chiếm lĩnh tri thức nhưng lại là một con đường quan trọng. Sách là nơi ghi chép, lưu truyền những tri thức quý giá, bổ ích từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được xem là cột mốc trên con đường tiến hóa hệ thống kiến thức khoa học của nhân loại vì tất cả những tinh hoa đều được ghi chép lại trong sách để mọi người có thể tìm hiểu.
Một trong những kho tàng quý báu của con người không gì khác đó chính là sách. Nhờ có sách mà con người được mở rộng tầm hiểu biết về thế giới bên ngoài, về những thành quả mà con người đã đạt được trong quá khứ. Đọc sách giúp con người kế thừa thành tựu bởi nếu xóa bỏ chúng thì “chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước”, “dù có tiến lên cũng chỉ là kẻ đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”.
Những tri thức thu nhận được từ sách sẽ là một sự chuẩn bị kĩ càng để con người “có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”, phát hiện ra những điều mới lạ, thú vị, bổ ích đối với cuộc sống của con người. Hình ảnh so sánh ngầm “cuộc trường chinh vạn dặm” đã khiến chúng ta nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Đọc sách giúp ta có một tâm thế tốt để có thể phấn đấu, cố gắng lâu dài trên con đường chinh phục tri thức.
Nhưng để thực hiện được điều ấy không phải là điều dễ dàng bởi trong tình hình hiện nay con người dễ bị mắc phải những thiên hướng sai lệch. Sách rất đa dạng về thể loại, chuyên ngành nhưng để chọn và đọc sách làm sao cho đúng lại là một khó khăn đối với người đọc. Theo Chu Quang Tiềm, có hai trở ngại lớn. Thứ nhất là “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”.
Để minh chứng cho luận điểm này, ông đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng như: “Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến đầu bạc mới đọc hết một quyển kinh”; “giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang độc hàng vạn cuốn sách. Liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít”.
Các học giả ngày xưa đọc được ít nhưng họ đọc kĩ, “miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào tận xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn” còn thế hệ ngày nay tuy đọc rất nhiều cuốn sách nhưng chỉ đọc một cách qua loa, đọc giải trí nên những gì đọng lại là rất ít vì họ đọc không chuyên sâu, không có sự nghiền ngẫm.
Thứ hai là “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Tác giả đã so sánh “chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đáh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trậ xung yếu” còn việc chỉ “đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng”. Đời sống phát triển, nhu cầu đọc của con người cũng tăng lên, các loại sách được xuất bản tràn lan trên thị trường nhưng không phải loại sách nào cũng đi đúng trọng tâm của vấn đề mà con người muốn tìm hiểu.
Do không lựa chọn kĩ càng nên người đọc đã bỏ lỡ những cuốn sách cơ bản, quan trọng, cần thiết mà lại tốn thời gian và sức lực dành cho những cuốn sách “vô thưởng vô phạt” không có tác hại đối với họ nhưng cũng không giúp ích gì được cho họ. Tác giả đã phân tích, làm rõ tác hại của những thiên hướng sai lệch bằng những lí luận sắc bén. Con người sẽ rơi vào trường hợp “tự mình hại mình” khi không lựa chọn kĩ càng những cuốn sách cần đọc, đọc tràn lan, đọc không chuyên sâu và lạc hướng.
Điều quan trọng là chúng ta phải “chọn cho tinh, đọc cho kĩ” vì đọc mười quyển sách không quan trọng không bằng đọc một quyển có giá trị, đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua không bằng đọc một quyển sách mười lần. Đọc kĩ giúp con người “tập thành nếp nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy”, đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì cũng giống như “cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý lọa, tay không mà về”.
Để giúp người đọc đọc đúng, đọc sâu, đọc kĩ, tác giả đã đưa ra hai cách chọn sách. Đó là sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc phục vụ mục đích trau dồi chuyên môn. Tùy vào mục đích mà con người có sự lựa chọn loại sách cho phù hợp. Sách đọc phổ thông là loại sách cần thiết đối với tất cả mọi người. Các học giả muốn có kiến thức chuyên môn sâu rộng thì phải có kiến thức nền tảng, kiến thức phổ thông bởi trên thực tế không có học vấn nào là cô lập, tách rời khỏi các học vấn khác.
Muốn làm được điều đó phải có phương pháp đọc đúng đắn. Với mỗi cuốn sách, ta cần đọc kĩ, đọc sâu để nắm được cái cốt lõi, nội dung chính của sách. Đồng thời xây dựng cho mình một kế hoạch đọc hợp lí, có mục đích nhất định. Như vậy mới tích lũy được kiến thức mà không hao công tốn sức vào việc đọc tràn lan, hời hợt. Bằng những luận điểm xác đáng, dẫn chứng, lí lẽ sinh động và cách lập luận chặt chẽ, Chu Quang Tiềm đã đưa ra những quan điểm, phương pháp của mình về việc đọc sách vô cùng thuyết phục.
Có thể nói, đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, là một trong những cách thức để con người thu thập thông tin, mở rộng hiểu biết. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay thì văn hóa đọc phần nào bị mai một.
Con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng thường đắm mình trong thế giới ảo của các mạng xã hội, các trò chơi điện tử hay các câu chuyện ngôn tình mà quên đi việc tự trau dồi vốn tri thức cho bản thân, từ bỏ thói quen đọc sách. “Bàn về đọc sách” đã khẳng định vai trò, sự quan trọng của việc đọc sách và chỉ ra phương pháp chọn sách, đọc sách hiệu quả nhất giúp con người chinh phục kho tàng tri thức nhân loại một cách dễ dàng hơn.
Khám phá thêm 💕 Phân Tích Nhân Vật Anh Thanh Niên 💕 14 Bài Văn Hay Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Cuốn Sách Về Tư Duy Phản Biện Hay Nhất Mà Bạn Nên Tìm Đọc trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!