Bạn đang xem bài viết 3 Cách Làm Gỏi Sứa Hoa Chuối Ngon Giòn Sần Sật Đơn Giản được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nộm sứa tươi hoa chuối Nguyên liệu làm món sứa tươi hóa chuối
500g sứa tươi
1 búp hoa chuối
1 củ cà rốt
1 trái xoài xanh
20g mè
1 quả chanh
Tỏi, ớt, rau thơm các loại
Nước mắm, đường, muối, giấm
Cách làm món sứa tươi hóa chuốiBước 1 Sơ chế nguyên liệu
– Rửa sứa nhiều lần cho hết mặn. Cho sứa chần qua nước sôi khoảng 5 phút, vớt ra để ráo.
Mẹo sơ chế sứa: Bạn cần phải rửa sạch sứa với nước sau đó mổ sứa để loại bỏ hết chất độc bên trong. Tiếp theo, bạn cắt sứa thành những miếng nhỏ và ngâm với nước muối phèn pha loãng rồi rửa sạch, bạn lặp đi lặp lại các bước ngâm, rửa khoảng 4-5 lần là xong. Cách sơ chế sứa đơn giản này giúp làm giảm thủy ngân trong sứa và làm sứa ngon hơn, không bị teo tóp.
– Mè rang cho chín vàng.
– Cà rốt và xoài gọt vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi nhỏ.
– Tỏi và ớt băm nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt.
– Hoa chuối thái sợi nhỏ và mỏng, ngâm vào nước muối và chút giấm cho hoa chuối được trắng. Sau đó rửa sạch lại với nước, vắt khô.
Bước 2 Trộn gỏi
– Cho 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, nước cốt chanh vào chén, khuấy đều cho đường tan hết.
– Cho hoa chuối, cà rốt, xoài bào sợi, sứa vào tô lớn cùng với tỏi băm và ớt băm. Đổ chén nước mắm đã pha sẵn vào, trộn đều là được. Nêm nếm nếu chưa đậm đà thì có thể cho thêm gia vị vào.
Bước 3 Thành phẩm
Bày gỏi sứa ra đĩa, rắc mè rang lên, trang trí thêm rau thơm và bắt đầu thưởng thức.
Nộm sứa ăn liền hoa chuối Nguyên liệu làm món nộm sứa ăn liền hoa chuối
400 gr sứa (đóng gói, ăn liền)
500 gr bắp chuối
100 gr đậu phộng rang
1 quả khế
1 ít rau thơm
1 thìa ớt băm, 1 thìa tỏi băm
1 quả chanh
1 thìa cà phê đường
Bạn có thể tìm mua sứa ăn liền tại các chợ, siêu thị, các trang thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee…Lưu ý kiểm tra bao bì đóng gói, ngày sản xuất, hạn sử dụng và chọn mua tại những địa chỉ uy tín để không mua trúng hàng giả kém chất lượng.
Cách làm món nộm sứa ăn liền hoa chuốiBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch bắp chuối, thái mỏng, ngâm nước muối loãng cho hết nhựa và hết chát. Ngâm sứa với nước ấm, bóp nhẹ. Thay nước khoảng 4 – 5 lần, sau mỗi 15 phút để sứa bớt mặn. Sau đó vớt sứa ra, để ráo.
Ớt thái nhỏ. Khế cắt bỏ khía ngoài rồi thái lát theo chiều ngang. Rau thơm rửa sạch, ngắt nhỏ vừa ăn. Chà sạch vỏ đậu phộng rồi giã sơ.
Bước 2 Chần sứa qua nước sôi
Chần sơ sứa qua nước sôi có bỏ vài hạt muối, vớt nhanh, để ráo.
Bước 3 Pha nước mắm trộn
Vắt 1 quả chanh, gạn hột, lấy phần nước cốt. Pha ½ chén nước mắm với ớt băm, tỏi băm, nước cốt chanh, khuấy đều cho tan hết.
Bước 4 Trộn gỏi
Cho bắp chuối, sứa, rau thơm và khế vào tô lớn, chan nước mắm trộn và đảo đều cho thấm gia vị. Gạn bớt nước để gỏi giòn và ngon hơn.
Bước 5 Thành phẩm
Bày gỏi lên đĩa, rắc đậu phộng và trang trí để món ăn thêm đẹp mắt. Món gỏi sứa bắp chuối nên ăn liền để sứa không bị mềm và nhũn.
Gỏi sứa dưa leo chua ngọt Nguyên liệu làm món gỏi sứa dưa leo chua ngọt
350gr sứa cắt sợi
2 trái dưa leo
1 trái khế chua
1 củ cà rốt
Rau thơm
1 trái chanh, ớt băm, tỏi băm
Gia vị: Mắm, đường
Cách làm món gỏi sứa dưa leo chua ngọtBước 1 Sơ chế sứa biển
Sứa khi mua về bạn cắt sứa ra, rửa sạch rồi đem ngâm trong nước muối pha phèn chua để giữ nước trong thân sứa. Bạn thay nước khoảng 2 lần, đợi cho thịt sứa chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt, rồi ngâm lại qua nước lạnh cho nhạt bớt muối. Bạn để sứa ra rổ cho ráo nước.
Bước 2 Sơ chế dưa leo, cà rốt, khế chua
Dưa leo rửa sạch, bỏ ruột cắt xéo. Cà rốt rửa sạch, bào sợi. Khế chua rửa sạch, cắt sợi. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3 Rang lạc
Cho lạc vào chảo với lửa nhỏ, đảo đều cho đến khi có mùi thơm và chín. Sau đó mang ra để nguội rồi xát vỏ giã sơ sơ.
Bước 4 Làm nước trộn
Cho 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1 ít tỏi băm, 1 ít ớt băm và khuấy đều cho đến khi đường tan hết.
Bước 5 Trộn sứa
Cho dưa leo, cà rốt và khế chua vào cái bát lớn. Rồi rưới từ từ nước trộn vào bát, cho sứa đảo đều. Sau đó thêm rau thơm và rắc lạc vừa rang lên trên. Thế là đã xong rồi đấy!
Bước 6 Thành phẩm
Sứa giòn ngon và mát lạnh kết hợp với dưa leo, cà rốt thanh mát, khế chua chua, hoà quyện với hương vị rau thơm, lạc rang và nước mắm tỏi ớt chua cay mặn ngọt vô cùng ngon miệng.
Những lưu ý trong quá trình chế biến và ăn món gỏi sứa Mẹo sơ chế hoa chuối
Nếu hoa chuối bạn hái từ trên cây xuống thì không nên thái ngay mà thay vào đó hãy để ở ngoài khoảng vài giờ đồng hồ. Trước khi thái, bạn nên dùng tay tước bỏ phần bẹ già phía ngoài, gỡ từng lớp khi tới phần non khó gỡ của hoa chuối thì ngừng.
Dùng dao thái mỏng sợi hoa chuối theo chiều ngang, khi thái tới đâu ngâm ngay tới đó, tránh để ở ngoài quá lâu sẽ làm hoa chuối bị thâm đen nhìn không ngon. Thực hiện thao tác này cho đến khi thái hết hoa chuối.
Advertisement
Tráng dùng quá nhiều muối khi pha nước ngâm, sẽ dễ làm hoa chuối bị mặn và không ngon.
Mẹo thực hiện thành công các món gỏi sứa
Bạn có thể bổ sung thêm một vài loại nguyên liệu như tôm tươi, tai heo, khế, chuối chát, xoài… vào gỏi sứa, để tăng thêm nhiều hương vị cho món ăn.
Nên chọn thịt sứa tươi có màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, để làm gỏi sứa.
Tùy vào khẩu vị của mọi người mà chủ động điều chỉnh gia vị sao cho phù hợp, đặc biệt là ớt.
Cách bảo quản và thời gian sử dụng gỏi sứaGỏi sứa không dùng hết bạn có thể bỏ vào hợp đựng bằng thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 – 2 ngày là tốt nhất.
Tổng Hợp 5 Cách Nấu Chè Củ Năng Giòn Sần Sật, Ngọt Thanh, Mát Lạnh
1. Cách nấu chè hạt sen củ năng thanh mát
Hạt sen thơm bùi kết hợp cùng củ năng giòn sần sật sẽ tạo nên món chè vô cùng hấp dẫn. Mời bạn cùng theo dõi cách nấu ngay sau đây.
1.1. Nguyên liệu nấu chè củ năng với hạt sen thanh mát– 300 gam củ năng
– 200 gam hạt sen
– 500 gam đường phèn (có thể điều chỉnh tùy vào sở thích)
1.2. Cách nấu nấu chè hạt sen củ năng thanh mátBước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Củ năng đem rửa sạch, gọt vỏ rồi rửa sạch với nước. Thái củ năng thành miếng nhỏ vừa ăn. Cho củ năng ngâm vào thau nước lạnh để giữ được màu trắng đẹp.
– Hạt sen khô đem rửa sạch, ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng. Nếu sử dụng hạt sen tươi thì có thể bỏ qua bước ngâm hạt sen.
Bước 2: Nấu chè củ năng
– Cho hạt sen vào nồi nấu cho tới khi chín bở. Lưu ý, không nấu quá lâu vì hạt sen sẽ nát và làm nước chè bị đục, hạt sen chín bở là tắt bếp ngay.
– Vớt hạt sen ra một cái tô lớn, thêm đường phèn vào ướp, thi thoảng đảo nhẹ tay để đường ngấm vào hạt sen.
– Khi đường tan hết bạn trút toàn bộ hỗn hợp vào nồi nước luộc hạt sen lúc nãy rồi bật bếp, đun sôi trở lại, sau đó cho phần củ năng vào nấu cùng.
– Khi hạt sen chín tới, tắt bếp ngay và nêm nếm lại đường cho vừa ăn.
2. Cách nấu chè từ củ năng lá dứa 2.1. Nguyên liệu nấu chè từ củ năng lá dứa– 300 gam củ năng
– 3 muỗng canh bột năng
– 100ml nước cốt dừa
– 5 lá dứa
– 2 muỗng canh nước lá dứa
– 5 gam vừng trắng
– 5 gam đậu phộng
– 2 thìa cà phê muối
– 150 gam đường phèn
– 1 muỗng đường cát
2.2. Cách nấu chè là dứa củ năng thơm mát, béo ngậyBước 1: Sơ chế củ năng
– Củ năng mua về, bạn mang ra sửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ngâm trong chậu nước có pha 1 thìa cà phê muối. Sau khoảng 10 phút, bạn rửa củ năng lại với nước sạch rồi cắt hạt lựu.
– Tiếp đến, bạn chia củ năng thành 2 phần đều nhau để làm một phần màu trắng và 1 phần màu xanh.
Bước 2: Sên củ năng
– Bạn cho 1 phần củ năng vào chảo chống dính cùng với 1 muỗng đường cát rồi cho thêm 2 muỗng canh nước lọc vào. Vừa đun bạn vừa đảo đều tay tới khi đường khô thì tắt bếp.
– Để tiếp tục cách nấu chè củ năng lá dứa, phần củ năng còn lại, bạn cũng cho lên chảo rồi cho thêm 1 muỗng canh đường cát, 2 muỗng canh nước lá dứa và sên với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn thì bạn tắt bếp.
Bước 3: Áo bột cho củ năng
– Bạn cho từng phần củ năng vừa sên vào bát, rồi cho 2 muỗng canh bột năng vào và đảo đều. Sau đó, bạn cho củ năng vừa áo bột vào rây lọc để loại bỏ lớp bột dư.
Bước 4: Luộc củ năng
– Bạn đun một nồi nước, khi nước sôi, bạn cho phần củ năng màu xanh vào luộc. Khi nào thấy củ năng nổi trên mặt nước thì bạn vớt ra và cho vào bát nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau.
– Sau đó, bạn làm tượng tự với phần củ năng màu trắng.
Bước 5: Nấu chè củ năng nước cốt dừa
– Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp rồi cho 400ml nước, 100 gam đường phèn vào đun sôi. Trong khi đợi nước sôi, bạn cho 1 muỗng canh bột năng vào 1 lít nước lọc khuấy lên cho tan.
– Đợi đường phèn trong nồi tan hết, bạn cho 1/2 chỗ nước bột năng vừa pha vào nồi. Tiếp đến, bạn đợi cho nồi nước sôi lại thì cho hết phần củ năng luộc ở bước trên vào và nấu trong khoảng 5 phút nữa là được.
Bước 6: Nấu nước cốt dừa
– Bạn cho 100ml nước cốt dừa, 100ml nước lọc vào 1 chiếc nồi khác, khuấy đều tay và đun trên lửa vừa. Sau đó, bạn cho 50 gam đường phèn vào khuấy cho tan.
– Tiếp đến để nấu chè củ năng lá dứa, bạn cho 1/2 thìa cà phê muối và lá dứa đã rửa sạch vào.
– Bạn cho 1/2 phần nước bột năng còn lại vào khuấy đều để tạo độ sệt cho nước cốt dừa, đun thêm khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Đến đây bạn đã hoàn thành cách nấu chè lá dứa củ năng rồi. Để thưởng thức bạn múc chè từ củ năng ra bát, cho thêm 1 muỗng nước cốt dừa rồi rắc vừng rang, đậu phộng lên trên là có thể ăn cùng gia đình và bạn bè rồi.
3. Cách nấu chè củ năng nhãn nhụcVới hương vị ngọt thanh, giàu dưỡng chất, món chè từ củ năng và nhãn nhục cực thích hợp để sử dụng vào những ngày hè oi nóng. Mời bạn theo dõi các bước làm sau đây.
3.1. Nguyên liệu nấu chè nhãn nhục củ năng– 200 gam củ năng
– 200 gam hạt sen
– 100 gam nhãn nhục
– 300 gam đường phèn
3.2. Cách nấu chè nhãn nhục củ năngBước 1: Bạn rửa sạch hạt sen rồi cho vào nồi áp suất hầm với 1 lít nước.
Bước 2: Để tiếp tục cách nấu chè củ năng nhãn nhục, bạn rửa sạch củ năng và nhãn nhục rồi thái thành miếng vừa ăn.
Bước 3: Khi hạt sen chín mềm, bạn cho tiếp củ năng, nhãn nhục vào đun cùng rồi chờ cho sôi lại thì cho tiếp đường phèn vào.
Bước 4: Sau đó, bạn vặn lửa thật nhỏ và đun tiếp khoảng 5 phút nữa cho hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.
Bước 5: Múc chè ra bát, chờ chè nguội và cho thêm đá bào hoặc cho vào tủ lạnh cho mát là có thể thưởng thức được rồi đó.
4. Cách nấu chè từ củ năng với trái dừa 4.1. Nguyên liệu làm chè từ củ năng trái dừa– 500gr củ năng
– 100gr bột năng
– 1 củ dền
– 1 gói thạch rau câu con cá dẻo
– 1 lon nước cốt dừa
– 1 quả dừa xiêm
– Lá dứa, đường
4.2. Cách nấu chè từ củ năng trái dừaBước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu vừa ăn.
– Củ dền gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã qua rây, được bát nước màu đỏ.
– Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước được mát nước cốt màu xanh.
Bước 2: Hướng dẫn nấu chè củ năng
– Cho nước củ dền vào nồi, đun sôi với đường, sau đó đổ 1/2 chỗ củ năng thái hạt lựu vào đun cùng khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, đổ ra rổ cho ráo nước. Cho củ năng vào bát, trộn với 1-2 thìa bột năng để bột năng bám đều.
– Cho nước lá dứa vào nồi, thêm đường và đun sôi, sau đó đổ nốt 1/2 phần củ năng còn lại vào đun cùng tới khi củ năng chuyển màu xanh thì vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ củ năng ra bát trộn với bột năng tương tự như trên.
– Cho củ năng màu đỏ vào nồi nước sôi, tới khi lớp vỏ bên ngoài củ năng chuyển màu trong thì vớt ra 1 bát nước lạnh. Làm tương tự với củ năng màu xanh.
Bước 3: Nấu nước chè củ năng
– Đổ 300ml nước dừa vào nồi, đun sôi với ít đường, sau đó đổ từ từ 3gr bột rau câu vào nồi và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào ¼ quả dừa, chờ cho thạch đông lại.
– Đổ 200ml nước vào nồi, thêm đường, sau đó đổ từ từ 2gr bột thạch rau câu cùng 10ml nước cốt dừa vào và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào trong quả dừa, đầy ½ quả.
– Đổ nước cốt dừa vào nồi, nêm đường vừa ăn, hòa tan 1 thìa bột năng với 200ml nước, sau đó đổ vào nồi nước cốt dừa, vừa đun vừa khuấy đều tới khi sôi thì tắt bếp.
Đến đây bạn đã làm xong chè củ năng dừa trái rồi. Để thưởng thức bạn chỉ cần múc củ năng lên trên lớp thạch cốt dừa, rưới nước cốt dừa lên trên thôi.
5. Cách nấu chè hạt sen củ năng táo đỏ 5.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị– 300 gam củ năng
– 100 gam nhãn nhục
– 100 gam táo đỏ
– 50 gam đường phèn
– 1 nắm lá dứa
5.2. Cách nấu chè hạt sen củ năng táo đỏBước 2: Bạn cho 1,5 lít nước lọc vào nồi rồi cho thêm bó lá dứa đã được rửa sạch cùng đường phèn vào.
Bước 3: Khi đường phèn tan, bạn cho thêm nhãn nhục vào nấu cùng.
Bước 4: Khi nhãn nhục nở, bạn cho thêm táo đỏ vào.
Bước 5: Cuối cùng, bạn cho tất cả phần củ năng đã sơ chế vào nấu thêm vài phút nữa thì tắt bếp. Lưu ý không nên nấu lâu để củ năng vẫn giữ được độ giòn đặc trưng.
Bước 6: Bạn múc chè củ năng hạt sen táo đỏ ra bát rồi chờ chè nguội và thưởng thức thôi.
*** Lưu ý khi nấu chè từ củ năng hạt sen
– Bạn có thể dùng hạt sen khô hay hạt sen tươi đều được nhưng dùng hạt sen tươi sẽ ngon hơn nhiều, vì hạt sen tươi nấu nhanh hơn, cho vị ngọt bùi nhiều hơn so với hạt sen khô.
– Chú ý không nấu hạt sen quá chín vì nước bị đục. Không đun củ năng quá lâu vì sẽ mất độ ngọt, giòn tự nhiên.
Đăng bởi: Phát Nguyễn
Từ khoá: Tổng hợp 5 cách nấu chè củ năng giòn sần sật, ngọt thanh, mát lạnh
6 Cách Làm Mứt Gừng Dẻo, Giòn Ngon, Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu làm mứt gừng đỏ
1kg gừng
2 trái chanh
200g củ dền
500g đường cát
1 muỗng cà phê muối
Cách làm mứt gừng đỏ
Bước 1 Sơ chế gừng
Gừng mua về rửa sơ với nước lạnh cho sạch đất bẩn. Mang toàn bộ gừng đi cắt lát rồi cho vào ngâm với 1 muỗng cà phê muối và nước cốt 1 trái chanh để gừng được trắng hơn.
Bước 2 Luộc gừng
Nấu 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thì phần nước cốt từ 1 trái chanh và cho phần gừng đã cắt lát vào. Luộc gừng trong khoảng 10 phút.
Bước 3 Làm màu củ dền
Củ dền mua về rửa sạch, gọt bỏ vỏ và bào sợi nhuyễn. Sau đó cho 100ml nước sôi vào phần củ dền đã bào sợi để củ dền ra nước cốt.
Bước 4 Ngào mứt gừng đỏ
Bạn cho gừng, nước màu củ dền và toàn bộ đường vào tô, trộn đều cho từng lát gừng đều được thấm màu và ngấm đường.
Sau đó bạn đổ toàn bộ hỗn hợp này lên chảo, đảo đều cho đến khi phần mứt săn đường là được.
Thành phẩm
Củ dền mua về bạn bào sợi dài nhuyễn. Sau đó cho vào nước sôi lọc lấy phần nước củ dền rồi cho vào tô gừng đã vớt ra lúc nãy.
Dùng tay trộn cho gừng thấm đều màu, rồi cho đường trộn đều cho thấm. Sau khi trộn đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc tô gừng lại rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm, qua hôm sau là có thể dùng được.
Nguyên liệu làm mứt gừng mật ong
500g gừng
250g đường phèn
Chanh, vani, 5 thìa mật ong
Các bước làm mứt gừng mật ong
Bước 1 Sơ chế gừng
Gừng mua về rửa sạch, sau đó cạo hoặc gọt sạch lớp vỏ bên ngoài. Mang gừng đi cắt lát mỏng.
Nấu 1 nồi nước sôi, khi nước sôi bùng thì cho gừng vào. Luộc gừng lần 1 trong khoảng 5-10 phút thì vớt ra. Nấu nước sôi lần 2, cho nước cốt của 1 trái chanh vào và cho gừng vào luộc tiếp trong 5-10 phút, sau đó cho vào thau nước đá lạnh.
Bước 2 Sên gừng thành mứt
Sau khi gừng hoàn toàn rút nước, cho gừng vào thau, thêm đường, vani và mật ong vào trộn đều. Tiếp đến cho toàn bộ phần mứt vào chảo, đảo đều đến khi mứt khô lại hoàn toàn.
Thành phẩm
Nguyên liệu làm mứt gừng viên lăn dừa mật ong
1kg gừng tươi
1 trái thơm khoảng 500g
150g đường cát trắng
2 muỗng canh mật ong
1 trái chanh
Dừa khô vụn
Cách làm mứt gừng viên lăn dừa mật ong
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Bạn gọt vỏ thơm, bỏ phần lõi, sau đó mang đi băm nhuyễn hoặc xay nhỏ, kế đến bạn vắt bỏ phần nước đi.
Với gừng, bạn gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi mỏng, chần sơ qua nước sôi 3 phút và vớt ra, để ráo.
Bước 2 Sên mứt
Cho thơm, gừng sợi, nước cốt chanh vào nồi sên với lửa vừa trong 10 phút, sau đó hạ lửa thấp để sên tiếp. Khi nước bắt đầu sánh lại thì cho mạch nha vào, tiếp tục đảo đều để tạo độ dẻo, đến khi hỗn hợp tạo thành 1 khối dẻo là hoàn thành.
Đợi hỗn hợp nguội thì bạn vo viên và lăn qua dừa khô là hoàn tất.
Thành phẩm
Mứt gừng viên có vị cay nồng thơm nức, dừa khô thì béo béo ăn rất ngon.
Mứt gừng lát hay còn gọi là mứt gừng Huế là một loại mứt thường được dùng vào dịp Tết với hương vị cay nồng khá dễ ăn ngoài ra nó còn giúp bạn ấm bụng. Cách làm khá đơn giản với các nguyên liệu như gừng, đường, chanh là ta đã có thể tiến hành làm ngay món mứt gừng.
Đầu tiên bạn cần cắt gừng thành từng lát mỏng, sau đó đem gừng đi luộc để gừng được trắng hơn trong lúc luộc ta vắt 1 quả chanh vào. Tiếp theo ta đem gừng đi ướp với đường khoảng 6-8 tiếng cho gừng thấm gia vị.
Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp cho gừng đã ướp vào sên với lửa vừa, đảo đều đến khi nước hơi ráo thì giảm lửa nhỏ, tiếp tục đảo liên tục đến khi thấy gừng khô đều, có lớp đường trắng kết tinh ở ngoài là hoàn tất.
Tham khảo: Cách làm mứt gừng lát ngọt cay, ấm áp cho mùa Tết
Mứt gừng dẻo với đu đủ cũng là một trong những loại mứt được ưa chuộng vào ngày tết. Nguyên liệu cần có bao gồm gừng, đu đủ, đường, dứa, chanh, đậu phộng…Đầu tiên đu đủ non, gừng bạn đem cắt sợi và ngâm nước. Dứa thì băm nhuyễn và chắt lấy nước, còn chanh cắt nhỏ và cũng vắt lấy nước cốt. Đậu phộng mang đi rang vàng.
Bạn cho hết phần gừng và đu đủ trần sơ. Tiếp đến ướp với cùng đường và một ít muối và cho hết phần nước cốt dứa vào chung. Sau đó, trộn đều nguyên liệu và ướp khoảng 5 tiếng để thấm vị.
Tiếp đến bạn đem mứt đi sên khoảng 5 phút thì bạn cho hết phần nước cốt chanh vào. Bạn tiếp tục sên phần mứt khoảng 30 phút đến khi cạn nước và có màu vàng đẹp thì đạt chuẩn. Cuối cùng, bạn cho đậu phộng rang vào chảo, đảo đều rồi tắt bếp.
Tham khảo: Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ dẻo ngọt, cay the
Nếu bạn đã chán với cách làm truyền thống thì mứt gừng dẻo sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Cách làm cũng vô cùng đơn giản ta chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như gừng, dứa, đường, chanh
Advertisement
ngâm gừng trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó thái sợi, rồi ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo dứa thì cắt hạt lựu.
. Cách làm đầu tiên bạn cầnsau đó thái sợi, rồirồi vớt ra để ráo dứa thì cắt hạt lựu.
Sau đó ta cho gừng vào luộc trong khoảng 3-4 phút rồi vớt ra thay nước mới rồi cho nước vào luộc gừng một lần nữa. Sau khi luộc xong cho gừng, dứa và đường vào tô trộn đều và ướp gừng trong khoảng 2 tiếng, thỉnh thoảng đảo đều cho gừng thấm đường.
Tham khảo: Cách làm mứt gừng dẻo sợi với thơm đẹp mắt
4 Cách Làm Dưa Leo Muối Mặn Giòn Ngon, Đơn Giản Tại Nhà
Món ăn đặc trưng của người Việt thì có rất nhiều nhưng không ai là không biết đến món dưa leo muối bởi nó có hương vị chua ngọt đặc trưng, ăn kèm với các món chiên, kho mặn thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Nguyên liệu làm dưa leo muối nguyên trái
2kg dưa leo non
100gr muối hạt
100g đường
1,8 lít nước vo gạo
200 ml nước lọc
1 Chiếc lọ thủy tinh
Cách làm dưa leo muối nguyên tráiBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Dưa leo đem rửa qua nhiều nước cho sạch, sau đó đem ra ngoài trời phơi ngoài trời khoảng 2-3 giờ.
Lọ thủy tinh rửa sạch, phơi khô.
Bước 2 Nấu nước muối đường
Bắc nồi lên bếp, đổ vào nồi nước lọc cộng thêm nước vo gạo, tiếp đến cho muối và đường vào. Bật bếp vừa đun vừa khuấy đều tay để muối và đường tan hết khi thấy nước sôi thì tắt bếp. Để nước nguội hẳn rồi mới muối dưa.
Bước 3 Muối dưa leo
Xếp dưa leo vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước muối đường đã để nguội lên. Dùng chiếc chén nhỏ nén xuống hoặc túi nilon nước lên trên để dưa không bị nổi lên và đậy nắp lại. Để ở chỗ râm mát trong thời gian khoảng 3 ngày thì dưa sẽ chua.
Bước 4 Thành phẩm
Sau 3 ngày bạn mở lọ dưa muối ra và lấy dưa ra ăn bạn sẽ thấy mùi thơm nhẹ, vị giòn ngọt.
Trong trường hợp món dưa leo muối của bạn để lâu quá thì khi ăn để bớt chua bạn nên lấy ra rửa sơ với nước sạch, cắt lát mỏng trộn thêm chút tỏi, ớt, đường, nước mắm rồi thưởng thức đảm bảo nồi cơm nhà bạn sẽ hết veo chỉ trong “tích tắc”.
Nguyên liệu làm dưa leo muối xổi
3 trái dưa chuột
1/2 củ cà rốt
200g chanh, ớt, tỏi
200g rau thơm
Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, nước mắm
Cách làm dưa leo muối xổiBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt đem rửa sạch, cạo vỏ rồi tỉa hoa, sau đó thì thái mỏng, tỏi thì băm nhuyễn, ớt thái nhỏ. Dưa chuột rửa sạch, sau đó đem dưa chuột ngâm với nước muối loãng rồi thái miếng mỏng.
Rau thơm thì lặt chỗ rau đi rồi rửa sạch với nước rửa rau củ hoặc nước muối. Chanh vắt lấy nước cốt.
Bước 2 Trộn nguyên liệu
Cho dưa chuột vào tô lớn, thêm một ít nước mắm cùng với bột canh hoặc muối vào ướp khoảng 5 – 6 phút cho ngấm. Sau đó cho cà rốt vào và tiếp tục trộn cho đều.
Cho tất cả nguyên liệu gồm nước cốt chanh, tỏi nhuyễn cùng ớt băm vào tô ướp nguyên liệu. Rồi dùng đũa xóc nhẹ cho các gia vị thấm đều với nhau.
Bước 3 Thành phẩm
Sau khi các gia vị thấm đều với nhau khoảng 2 – 3 phút, không quá mặn hoặc là quá nhạt. Cuối cùng, món ăn đạt yêu cầu khi có độ giòn từ dưa chuột và cà rốt.
Dưa leo muối chua ngọt là một món ăn kèm được nhiều người yêu thích trong các bữa cơm của gia đình Việt. Dưa leo sau khi muối có độ giòn, có chút mặn mặn, ngọt ngọt, chua chua, cay cay ăn rất thích.
Món dưa leo muối Sprite cũng tương tự với món dưa leo ngâm với đường và giấm ở Việt Nam, nhưng có thêm Sprite vào dưa leo để ngâm khiến cho món ăn trong thật lạ mắt và hấp dẫn.
Dưa leo có vị cay cay vừa ngọt vừa chua nhẹ đặc biệt là rất mát lạnh, khi ăn rất là vui miệng.
Với cách làm rất nhanh và nguyên liệu dễ kiếm bạn đã có ngay hũ dưa leo muối giòn, ngọt, kích thích giác đảm bảo cả gia đình ai cũng thích.
Cách Làm Nộm Gà Xé Phay Thơm Ngon, Giòn Ngọt Đơn Giản Tại Nhà
Món nộm gà dễ làm, không chỉ có trong bữa ăn hàng ngày, những buổi tụ tập bạn bè mà còn đặc biệt xuất hiện trong mâm cỗ người Việt Nam. Đây chính là một sự pha trộn các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn thanh mát vô cùng.
600g đùi gà
½ quả xoài
50g hành tím khô
1 củ hành tây
30g rau mùi
1 quả cà rốt
1 quả chanh
1 quả ớt nhỏ
3-5 tép tỏi
100g đậu phộng rang
Sả, gừng
Gia vị: nước mắm, đường, muối
Cách chọn đùi gà ngon:
– Khi chạm tay vào đùi gà, thịt có độ đàn hồi, săn chắc, không bị nhão. Đùi có phần thịt và da tách rời nhau là phần đùi không ngon.
– Bạn nên chọn phần đùi gà cần phải giữ được màu tự nhiên, không bị trắng bạch. Phần thịt này khi ngửi sẽ không thấy mùi hắc của thuốc tẩy rửa, càng không được có mùi hôi và chua.
Bước 1 Luộc gàBạn sơ chế 600g đùi gà với nước trắng cho sạch rồi bỏ vào nồi luộc trong vòng 20 phút, cho thêm 1 cây sả và 1 lát gừng cho thơm hơn. Khi nào thịt gà chín bạn kiểm tra thịt không còn đỏ thì bạn lấy ra sau đó ngâm vào tô nước mát cho phần da được giòn.
Để khử mùi hôi thịt gà, bạn có thể đập dập 1 củ gừng, sau đó dùng gừng và rượu trắng rửa sạch gà trước khi nấu.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệuTrong lúc đợi thịt gà chín bạn bào cà rốt với xoài thành những miếng nhỏ dài rồi ngâm xoài, cà rốt vào 2 chén nước để cho cứng giòn hơn.
Đập dập 3-5 tép tỏi và bằm cùng với 1 trái ớt, bào 50g hành tím khô thành từng lát nhỏ.
Chuẩn bị thêm 1 bát nước có chút muối để ngâm 1 củ hành tây đã thái nhỏ (múi cau) xong bỏ vô, rồi để tủ lạnh ngăn mát 20 phút. Việc ngâm nước muối có tác dụng giúp giảm bớt mùi hăng của hành.
Bước 3 Phi hành (làm hành phi)Bạn cho dầu vào nồi, đợi dầu nóng lên đổ 1 lượng vừa hành đã thái vào. Khi nào hành đã vàng chín thì vớt ra cho ráo dầu.
Bỏ hành đã phi thấm đầy giấy thấm dầu thì hành sẽ giữ được độ giòn khá lâu.
Bước 4 Lọc thịt gàĐợi cho phần thịt gà đã luộc nguội và khô hẳn, bạn bắt đầu lọc phần thịt gà
Trước tiên, bạn đặt phần thịt ở trên, phần xương ở mặt dưới rồi bắt đầu từ từ lách dao dưới xương và tách thịt ra khỏi xương.
Sau khi lọc xong bạn xé thành từng miếng nhỏ sau đó bỏ vào chén.
Bước 5 Trộn nộm gàBạn pha nước mắm theo tỉ lệ 2 muỗng nước mắm, ½ muỗng đường, phần tỏi ớt đã băm nhỏ vào. Có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị gia đình.
Bạn đổ hết phần rau đã sơ chế và phần thịt gà đã lọc vào 1 cái tô to, bắt đầu bóp cho đều tay và ngấm gia vị. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món ăn này rồi đó.
Bước 6 Thành phẩmMột món ăn đầy chất dinh dưỡng trộn lẫn giữa vị thịt gà mềm thơm cùng rau củ thanh mát lại còn dễ làm đã hoàn thành
Thịt gà luộc vừa tới nên thịt sẽ mềm, lại ngọt nước, khi trộn cùng rau thơm, và hành tây giòn và nước sốt mắm thơm nức. Nên ăn cùng bánh tráng nướng và bánh phồng để xúc ăn cùng thì sẽ dậy vị hơn đấy.
Advertisement
Để làm món nộm gà xé phay ngon, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn phần thịt lườn gà, đây là phần thịt phù hợp nhất và thịt sau khi luộc không bị khô.
Thịt gà không nên luộc quá kĩ sẽ bị khô.
Trong khi luộc gà, bạn có thể thêm 1 thìa bột canh để phần thịt được đậm đà hơn.
Chỉ trong 5 bước, bạn đã có món gỏi nộm gà siêu hấp dẫn với đầy đủ hương vị trộn lẫn với nhau thật khó cưỡng lại. Bạn còn chần chờ gì nữa, cùng chúng tôi đem món ngon này cho bữa cơm gia đình thêm mới lạ thôi nào.
Cách Làm Nộm Hoa Chuối Gà Xé Cực Ngon Cho Cả Nhà
CГЎch lГ m nб»™m hoa chuб»‘i gГ
Nguyên liệu dùng để làm nộm hoa chuối gà xé
Thịt gà – 150g (nên chọn phần lườn gà để có nhiều thịt và ngon)
Cà rốt – 1 củ
Hoa chuối – 300g
Chanh – 1 quả
Đậu phộng (lạc) – 100g
Hành tây, lá chanh, rau răm, ớt, tỏi, rau mùi, rau thơm
Nguyên liệu dùng để làm nước mắm trộn nộm hoa chuốiLàm nước mắm trộn nộm hoa chuối
Giấm – 2 thìa canh
Đường – 3 thìa canh
Muối – 1 thìa cà phê
Mắm – 3 thìa cà phê
Cách làm nộm hoa chuối gà xé cực ngon Bước 1: Sơ chế thịt gàThịt gà sau khi mua về, bạn rửa sạch lại với nước. Rồi bắc một nồi nước đầy lên bếp và cho gà vào luộc chín.
SЖЎ chбєї thб»‹t gГ
Sau đó, bạn vớt gà ra để nguội. Rồi dùng tay xé thịt gà ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn và cho vào một cái chén riêng. Tiếp đến, bạn cho thêm chút muối tiêu vào bóp cho thịt gà thấm gia vị đậm đà rồi để riêng ra.
Bước 2: Sơ chế hoa chuốiSơ chế hoa chuối
Ngâm tầm khoảng 10 phút thì có thể vớt lên để ráo nước. Việc ngâm hoa chuối vào nước chanh hay nước muối pha loãng như vậy sẽ giúp hoa chuối trắng hơn và không bị thâm sau khi để lâu.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lạiSau khi đã sơ chế xong các nguyên liệu chính cho món nộm hoa chuối gà xé (hoa chuối, gà xé), chúng ta tiếp tục sơ chế tiếp các phần nguyên liệu còn lại nào.
Tiếp đến, cà rốt bạn đem đi rửa sạch rồi dùng dao gọt bỏ vỏ. Sau đó, bạn thái cà rốt ra thành từng sợi nhỏ khoảng 1cm và ngắn khoảng 5cm rồi cho vào một cái bát riêng. Hành tây bạn bóc bỏ vỏ rồi xắt làm 6 hoặc làm 8 rồi cho ra chén riêng. Các loại rau thơm, lá chanh bạn đem đi nhặt rồi rửa sạch và cắt nhỏ. Tỏi bóc bỏ vỏ rồi băm nhuyễn. Ớt trái rửa sạch, ngắt bỏ cuống ớt rồi cắt làm đôi theo chiều dọc. Sau đó, bạn dùng mũi dao khưi hột ớt ra bỏ đi. Rồi thái nhỏ.
Bước 4: Cách pha nước mắm trộn nộm hoa chuối gà xé Bước 5: Cách làm nộm hoa chuối gà xéSau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ các nguyên liệu và cả nước mắm để trộn nộm, bây giờ chúng ta bắt đầu làm bước trộn nộm hoa chuối gà xé thôi.
Trang trí nộm hoa chuối hấp dẫn
Bạn chuẩn bị một vật đựng (thau hoặc tô) rộng rãi để dễ trộn nộm. Sau đó, bạn cho hoa chuối, cà rốt, hành tây, lá chanh, rau răm, rau mùi, rau thơm vào.
Cuối cùng, bạn cho thịt gà xé và 2 thìa nước cốt chanh nữa vào trộn đều thêm vài lần nữa cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau và thấm đều gia vị. Sau đó bạn chắt bớt nước mắm thừa bỏ đi, rồi cho nộm hoa chuối gà xé ra đĩa, rắc thêm đậu phộng lên nữa là có thể thưởng thức được rồi.
Đăng bởi: Phạm Cảnh
Từ khoá: Cách làm nộm hoa chuối gà xé cực ngon cho cả nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Làm Gỏi Sứa Hoa Chuối Ngon Giòn Sần Sật Đơn Giản trên website Zrll.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!